Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 7 đến 10 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Tuaàn 8 tieát 8

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nghe- viết và trình bày bài CT sạch sẽ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT(2) a , BT(3) a.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a.

- Bảng lớp viết nội dung BT3a , một số mẫu giấy gắn lên bảng để học sinh thi tìm từ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS viết các từ :

phong trào, trợ giúp, học tập, khai trương, sương gió, thịnh vượng,

- Gọi HS nhận xét bạn viết các từ trên bảng.

- Nhận xét từng HS.

3.Bài mới :

* Giới thiệu bài : Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ được nghe – viết một đoạn trong bài Trung thu độc lập. Sáu đó chúng ta sẽ làm bài tập chính tả .

- Ghi tên bài lên bảng.

*Hướng dẫn HS nghe viết.

a.Hướng dẫn chính tả:

- Đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trung thu độc lập.

- Cho HS đọc thầm lại đoạn chính tả.

+ Anh chiến sĩ tưởng tượng dất nước trong những đêm trăng tương lại ra sao ? ( Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn ; ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi )

- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con : mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn.

b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:

- Nhắc cách trình bày bài.

- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.

- Đọc lại toàn bài chính tả một lượt.

*Chấm và chữa bài.

- Thu tại lớp 7 đến 10 bài.

- Nhận xét chung.

* HS làm bài tập chính tả

Bài tập 2 : Lựa chọn :

a)Chọn những tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi điền vào ô trống.

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Giao việc : BT2 cho một truyện vui Đánh dấu mạn thuyền. Truyện có để trống một số chỗ. Nhiệm vụ của các em là chọn những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.

- Phát phiếu cho 3, HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :

Đánh dấu mạn thuyền

 Xưa có một người đi thuyền, kiếm giắt bên hông, chẳng may làm kiếm rơi xuống nước. Anh ta liền đánh dấu vào mạn thuyền chỗ kiếm rơi. Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi :

 - Bác làm gì lạ thế ?

 - Tôi đánh dấu chỗ kiếm rơi. Khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh dấu mà mò, thể nào cũng tìm thấy kiếm.

+ Câu chuyện đánh dấu mạn thuyền nói về điều gì ? ( Truyện nói về anh chàng ngốc đánh rơi kiếm xuống sông, tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên viếc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì ).

b) Tìm những tiếng có vần iên, yên hay iêng :

- Tiến hành tương tự như câu a. Lời giải :

Bài tập 3 : Lựa chọn :

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Viết lên bảng các nghĩa của từ.

- Giao việc : BT cho trước một số nghĩa của từ. Các em có nhiệm vụ tìm các tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi đúng với nghĩa đã cho.

- Phát mỗi em 3 mẩu giấy để ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng :

- Có giá thấp hơn mức bình thường. - rẻ

- Người nổi tiếng. - danh nhân

- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm. - giường

- Câu b tiến hành tương tự như câu a. Lời giải :

4.Củng cố :

- Cho HS nhắc lại tên bài.

- Cho HS viết lại những từ sai nhiều ở bài chính tả.

- Cho HS đọc lại các đoạn văn ở BT2, 3.

 

docx 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 7 đến 10 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù ba ngaøy 05 thaùng 10 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Chính taû (nhôù viết)
Tuaàn 7 tieát 7
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhớ - viết đúng bài CT, trình bày đúng các dòng thơ lục bát,không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT ( 2 ) a BT(3) a 
II. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a 
- Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3a.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS viết : 
+ HS1 : viết 2 từ láy có tiếng chứa âm s, 
2 từ láy có tiếng chứa âm x.
+ HS2 : Viết 2 từ láy có thanh hỏi, 2từ láy có thanh ngã.
- Gọi HS nhận xét bạn viết các từ trên bảng.
- Nhận xét từng HS.
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết lại bài Gà Trống và Cáo. 
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS nghe viết.
a.Hướng dẫn chính tả:
- Nêu yêu cầu của bài : Các em cần nhớ và viết lại đúng bài chính tả Gà Trống và Cáo.
- Đọc lại đoạn thơ 1 lần. 
- Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS đọc thầm lại bài thơ. 
+ Ý nghĩa của bài thơ là gì ? ( Khuyên người ta hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con : chó săn, hồn, khoái chí, gian dối. 
b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc HS cách trình bày bài thơ lục bát.
+ Dòng 6 lùi vào 2 ô li. 
+ Dòng 8 viết sát lề. 
+ Chữ đầu dòng phải viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng của hai nhân vật trong bài thơ là Gà Trống và Cáo.
+ Lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép.
- Cho HS tự nhớ viết lại bài chính tả. 
* Chấm và chữa bài.
- Thu tại lớp 7 đến 10 bài. 
- Nhận xét chung. 
*HS làm bài tập chính tả :
Bài tập 2 : Lựa chọn. 
a) Tìm những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng tr hoặc ch :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT. 
- Giao việc : Bài văn cho một đoạn văn nhưng một số chỗ còn để trống. Nhiệm vụ của các em là phải tìm những chữ bắt đầu bằng tr hoặc ch để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
- Dán lên bảng 3, tờ phiếu, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm của nhóm mình. 
+ Hãy nêu ý nghĩa của đoạn văn ? ( Ca ngợi con người là tinh hoa của trái đất ).
- Nhận xét ( về chính tả / phát âm / chữ viết / hiểu nội dung ) kết luận nhóm thắng cuộc và chốt lại lời giải đúng :
 Con người là sinh vật có trí tuệ vượt lên mọi loài, có phẩm chất kì diệu là biết ước mơ. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chế ngự được đại dương, chinh phục được khoảng kông vũ trụ bao la. Họ là những chủ nhân xứng đáng của thế giới này.
b) Dành HS khá giỏi 
Bài tập 3 : câu a 
- Cho HS đọc yêu cầu của BTa.
- Viết hai nghĩa lên bảng lớp.
- Giao việc : BT đã cho trước nghĩa của từ. Nhiệm vụ của các em là phải tìm từ chứa tiếng chí hoặc trí có nghĩa như đã cho.
- Phát cho mỗi HS 2 băng giấy.
- Cho HS lật ngược băng giấy lại xem kết quả.
- Nhận xét , chốt lại lời giải :
- Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp.
ý chí
- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết.
trí tuệ
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS viết lại các từ viết sai nhiều trong bài.
- Cho HS đọc lại các đoạn văn, câu văn ở BT2, 3.
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
- Chuẩn bị bài sau : Trung thu độc lập.
- Hát vui.
- 2HS lần lượt viết theo yêu cầu.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thàm theo.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ, ghi nhớ nội dung, chú ý những từ ngữ dễ viết sai. 
+ HS trả lời.
- 2HS viết trên bảng, cả lớp lần lượt viết vào bảng con.
- HS lắng nghe để viết và trình bày đúng.
- HS gấp SGK viết đoạn thơ theo trí nhớ, sau đó tự soát lại bài. 
- HS đổi vở để soát lỗi lẫn nhau và ghi lỗi ra ngoài lề trang vở.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3, nhóm HS thi tiếp sức – mỗi HS trong nhóm truyền bút cho nhau điền nhanh tiếng tìm được.
- Đại diện nhóm lần lượt đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ các tiếng còn thiếu.
+ HS nêu.
 - HS dưới lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
- (Câu b dành HS khá, giỏi)
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe để hiểu và tìm đúng từ.
- HS ghi vào mỗi băng giấy một từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho. Sau đó từng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng 
( mặt chữ quay vào trong để đảm bảo bí mật ).
- HS nhận xét.
- HS ghi lời giải đúng vào vở.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- HS viết vào vở.
- 2 HS lần lượt đọc lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 07 thaùng 10 naêm 2014
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Chính taû (nghe viết)
Tuaàn 8 tieát 8
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe- viết và trình bày bài CT sạch sẽ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT(2) a , BT(3) a.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a. 
- Bảng lớp viết nội dung BT3a , một số mẫu giấy gắn lên bảng để học sinh thi tìm từ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS viết các từ :
phong trào, trợ giúp, học tập, khai trương, sương gió, thịnh vượng,
- Gọi HS nhận xét bạn viết các từ trên bảng.
- Nhận xét từng HS.
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ được nghe – viết một đoạn trong bài Trung thu độc lập. Sáu đó chúng ta sẽ làm bài tập chính tả .
- Ghi tên bài lên bảng.
*Hướng dẫn HS nghe viết.
a.Hướng dẫn chính tả: 
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trung thu độc lập.
- Cho HS đọc thầm lại đoạn chính tả.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng dất nước trong những đêm trăng tương lại ra sao ? ( Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn ; ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi )
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con : mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn.
b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài.
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. 
- Đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
*Chấm và chữa bài.
- Thu tại lớp 7 đến 10 bài. 
- Nhận xét chung. 
* HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 : Lựa chọn :
a)Chọn những tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi điền vào ô trống.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc : BT2 cho một truyện vui Đánh dấu mạn thuyền. Truyện có để trống một số chỗ. Nhiệm vụ của các em là chọn những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
- Phát phiếu cho 3, HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Đánh dấu mạn thuyền
 Xưa có một người đi thuyền, kiếm giắt bên hông, chẳng may làm kiếm rơi xuống nước. Anh ta liền đánh dấu vào mạn thuyền chỗ kiếm rơi. Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi :
 - Bác làm gì lạ thế ?
 - Tôi đánh dấu chỗ kiếm rơi. Khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh dấu mà mò, thể nào cũng tìm thấy kiếm.
+ Câu chuyện đánh dấu mạn thuyền nói về điều gì ? ( Truyện nói về anh chàng ngốc đánh rơi kiếm xuống sông, tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên viếc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì ).
b) Tìm những tiếng có vần iên, yên hay iêng :
- Tiến hành tương tự như câu a. Lời giải :
Bài tập 3 : Lựa chọn :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Viết lên bảng các nghĩa của từ.
- Giao việc : BT cho trước một số nghĩa của từ. Các em có nhiệm vụ tìm các tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi đúng với nghĩa đã cho.
- Phát mỗi em 3 mẩu giấy để ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng. 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng :
- Có giá thấp hơn mức bình thường.
- rẻ
- Người nổi tiếng.
- danh nhân
- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm.
- giường
- Câu b tiến hành tương tự như câu a. Lời giải :
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS viết lại những từ sai nhiều ở bài chính tả.
- Cho HS đọc lại các đoạn văn ở BT2, 3.
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về xem lại các bài tập. Ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã luyện tập.
- Chuẩn bị bài sau : Thợ rèn.
- Hát vui.
- 2HS lên bảng, còn lại viết bảng con.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi trong SGK. 
- HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
+ HS trả lời.
 - 2HS lên bảng, còn lại viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS nghe viết chính tả. 
- HS soát lại bài. 
- HS đổi vở để soát lỗi cho nhau và ghi lỗi ra ngoài lề trang vở.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3, HS làm bài vào phiếu, cả lớp làm vào vở.
- HS làm trên phiếu lần lượt trình bày kết quả bài làm.
- HS dưới lớp nhận xét. 
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
+ HS trả lời.
- ( Dành HS khá giỏi )
- HS ghi lời giải đúng vào vở.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS dán lên bảng, HS khác sẽ lật băng giấy lên, tính điểm theo tiêu chuẩn : lời giải đúng / sai, viết chính tả đúng / sai, giải nhanh / chậm.
- HS dưới lớp nhận xét. 
- HS ghi lời giải đúng vào vở.
- ( Dành HS khá giỏi )
- HS ghi lời giải đúng vào vở.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- HS viết các từ vào vở.
- 2HS lần lượt đọc lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 14 thaùng 10 naêm 2014
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Chính taû (nghe viết)
Tuaàn 9 tieát 9
THỢ RÈN
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Nghe- viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ, mắc không quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS viết trên bảng lớp : đắt rẻ, dấu hiệu, chế diễu, điện thoại, yên ổn, khiêng vác,
- Nhận xét.
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Nghề rèn có gì hầp dẫn mà bạn Cương lại ước muốn tha thiết như vậy. Để giúp các em biết được cái hay, cái đẹp của nghề rèn, hôm nay chúng ta sẽ viết chính tả bài Thợ rèn.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS nghe viết.
- Đọc một lượt bài thơ Thợ rèn.
+ Bài thợ rèn cho các em biết những gì về nghề thợ rèn ? ( Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn )
- Đọc cho HS viết một số từ ngữ dễ viết sai : thợ rèn, quệt, bụi, quai,
- Đọc từng câu hoặt cụm từ ( 3lượt ).
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. 
- Thu chữa 5 -7 bài .
- Nhận xét chung.
*Làm BT 2a
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 2a.
- Giao việc : BT cho đoạn thơ của Nguyễn Khuyến trong đoạn thơ còn để trống vị trí âm đầu. Nhiệm vụ của các em là chọn l hoặc n để điền vào chỗ trống sao cho đúng. 
- Phát 3 tờ giấy khổ to, cho HS làm bài
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Năm gian nhà nhỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt.
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
 Nguyễn khuyến.
- Câu b tiến hành tương tự câu a. Lời giải đúng :
4. Củng cố:
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai nhiều trong bài chính tả.
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết ôn tập giữa học kì I.
- Hát vui.
- 2 HS viết trên bảng, lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe và đọc thầm.
- HS trả lời : 
- Viết vào vở nháp hoặc bảng con.
- Nghe- viết chính tả vào vở.
- Soát lại bài.
- Đổi vở soát lỗi cho nhau và ghi ra ngoài trang vở.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3 em làm vào giấy, lớp làm vở.
- 3 em dán lên bảng.
- Nhận xét.
- Chép lời giải đúng vào vở.
- ( Dành HS khá giỏi )
- 1HS nhắc lại tên bài.
- HS viết vào vở nháp.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 21 thaùng 10 naêm 2014
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Chính taû (nghe viết)
Tuaàn 10 tieát 10
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 
( Tiết 2 )
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút),không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng lbài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.
- Nắm được qui tắc viết hoa tên riêng(Việt Nam và nước ngoài ); bước đầu biết sửa lỗi CT trong bài viết.
- Hs khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT(tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút); hiểu nội dung của bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2.
- 4,5 tờ giấy kẻ bảng ở BT2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
3.Dạy học bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong tiết ôn tập thứ hai, các em sẽ nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một truyện ngắn kể về phẩm chất đáng quý ( tự trọng, biết giữ lời hứa ) của một cậu bé. Sau đó các em sẽ ôn lại cách viết hoa tên riêng.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dận nghe – viết chính tả:
- Đọc cả bài một lượt.
- Cho HS đọc thầm.
- Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai : bỗng, bụi, ngẩng đầu, giao.
- Nhắc lại : Cách trình bày, cách viết các lời thoại : Viết tên bài vào giữa dòng. Khi viết lời thoại xuống dòng lùi vào và gạch ngang.
* Đọc cho HS viết chính tả.
- Đọc từng câu hoặc cum từ cho HS viết. Mỗi câu ( hoặc bộ phận câu ) đọc 3 lượt cho HS viết theo tốc độ quy định.
- Đọc toàn bài chính tả một lượt.
* Chấm chữa bài :
- Thu 5 – 7 bài.
- Nêu nhận xét chung.
* Làm BT2 : Dựa vào bài chính tả 
“ Lời hứa” trả lời câu hỏi :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Giao việc : Để làm được bài tập này các em phải đọc- hiểu bài Lời hứa và phải trả lời được 4 câu hỏi a, b, c, d trong SGK.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
a/ Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
b/ Trời tối rồi mà em vẫn không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
c/ Các dâu ngoặc kép trong câu dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d/ Không đưa được những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
- Vì những lời trong ngoặc kép là lời thoại của em bé với các bạn chơi đánh trận giả mà em bé đã thuật lại với người khách chứ không phải là lời thoại trực tiếp.
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Giao việc : Các em đọc lại phần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7 trang 68, tuần 8 trang 79. Khi làm bài phần quy tắc, các em cần ghi vắn tắt.
- Phát 3 tờ giấy, cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
- Hát vui.
- Vở chính tả, VBT.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Theo dõi bài ở SGK.
- Lớp đọc thầm bài Lời hứa.
- Luyện viết các từ ngữ vào bảng con .
- Lắng nghe.
- Viết chính tả.
- Rà soát lại bài.
- Những vở của HS không nộp bài đổi tập cho nhau để kiểm tra lỗi – ghi ra lề trang vở.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Trao đổi theo cặp.
- Đại diện cặp HS trình bày.
- Nhận xét.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3 HS làm vào giấy, lớp làm vào vở
- 3 HS dán lên bảng và lần lượt đọc.
- Nhận xét.
Các loại tên riêng
Quy tắc viết
Ví dụ
1.Tên người, tên địa lí Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Lê văn Tám.
- Điện Biên Phủ.
2ø.Tên người, tên địa lí nước ngoài
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nêu bộ phận tạo thành tên gôm nhiều tiếng thì ở giữa các tiếng có dấu gạch nối.
- Những tên riêng được phiên âm theo Hán –Việt, viết như cách viết tên riêng Viết Nam.
- Lu-i Pax-tơ
- Xanh Pê-téc-bua
- Bạch Cư Dị
- Luân Đôn
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Hỏi lại các nội dung vừa ôn tập.
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- dẵn HS xem lại bài vừa ôn tập.
- Chuẩn bị bài sau : Nêu chúng mình có phép lạ ( Nhớ – viết ).
- 1HS nhắc lại tên bài.
- HS lần lượt nêu theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxCHINH TA.docx