Thứ 2
31.10 Tập đọc
Tốn
Đạo đức
Lịch sử Ci gì quý nhất
Luyện tập
Tình bạn (tiết 1)
Cch mạng ma thu
Thứ 3
01.11 L.từ v cu
Tốn
Khoa học Mở rộng vốn từ thin nhin
Viết cc số đo khối lượng dưới dạng STP
Thi độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Trẻ em tham gia phịng chống AIDS.
Thứ 4
02.11 Tập đọc
Tốn
Lm văn
Địa lí Vườn quả c lao sơng
Viết cc số đo diện tích dưới dạng STP
Luyện tập thuyết trình , tranh luận
Cc dn tộc, sự phn bố dn cư
Thứ 5
03.11 Chính tả
Tốn
Kể chuyện
Phn biệt m đầu l – n m cuối n – ng
Luyện tập chung
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ 6
04.11 L.từ v cu
Tốn
Khoa học
Lm văn Đại từ
Luyện tập chung
Phịng trnh HIV/AIDS
Luyện tập thuyết trình , tranh luận
+ Tổ chức cho học sinh học tập cá nhân + Đọc các thành ngữ, tục ngữ + Nêu yêu cầu của bài ® Gạch dưới bằng bút chì mờ những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có trong các thành ngữ, tục ngữ: a) Lên thác xuống ghềnh b) Góp gió thành bão c) Qua sông phải lụy đò d) Khoai đất lạ, mạ đất quen + Lớp làm bằng bút chì vào SGK + 1 em lên làm trên bảng phụ + Lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Tìm hiểu nghĩa: - Nghĩa của thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”? - Chỉ người gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống. - Câu thành ngữ “Góp gió thành bão” khuyên ta điều gì? - Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn, sức mạnh lớn ® Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh. - Khi nào dùng đến tục ngữ “Qua sông phải lụy đò”? - Muốn được việc phải nhờ vả người có khả năng giải quyết. - Em hiểu gì về tục ngữ “Khoai đất lạ, mạ đất quen”? - Khoai trồng ở nơi đất mới, đất lạ thì tốt, mạ trồng ở nơi đất quen thì tốt. Giáo viên chốt: “Bằng việc dùng những từ chỉ sự vật, hiện tượng của thiên nhiên để xây dựng nên các tục ngữ, thành ngữ trên, ông cha ta đã đúc kết nên những tri thức, kinh nghiệm, đạo đức rất quý báu”. + Đọc nối tiếp các thành ngữ, tục ngữ trên và nêu từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong ấy (cho đến khi thuộc lòng). 12’ * Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ ngữ miêu tả thiên nhiên - Hoạt động nhóm Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, thực hành + Chia 7 nhóm ngẫu nhiên + Di chuyển về nhóm + Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm + Bầu nhóm trưởng, thư ký + Tiến hành thảo luận + Quy định thời gian thảo luận (5 phút) + Trình bày (kết hợp tranh ảnh đã tìm được) Nhóm 1: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều rộng. - Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận, khôn cùng... Nhóm 2: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều dài (xa). - (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát ... - (dài) dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài thượt, dài nguêu, dài loằng ngoằng, dài ngoẵng ... Nhóm 3: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều cao. - cao vút, cao chót vót, cao ngất, chất ngất, cao vời vợi... Nhóm 4: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều sâu. - hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm ... Nhóm 5: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả tiếng sóng. - ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì cạp, càm cạp, lao xao, thì thầm ... Nhóm 6: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả làn sóng nhẹ. - lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên ... Nhóm 7: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả đợt sóng mạnh. - cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, điên khùng, khổng lồ, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp ... + Giáo viên theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của 7 nhóm. + Từng nhóm dán kết quả tìm từ lên bảng và nối tiếp đặt câu. + Nhóm khác nhận xét, bổ sung 5’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Thi đua, hỏi đáp + Chia lớp theo 2 dãy + Tổ chức cho 2 dãy thi tìm những thành ngữ, tục ngữ khác mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội. + Thi theo cá nhân 1 em dãy A ® 1 em dãy B ... + Dãy nào không tìm được trước thì thua cuộc. + Theo dõi, đánh giá kết quả thi đua và giáo dục học sinh bảo vệ thiên nhiên. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Dặn dò: + Tìm thêm từ ngữ về “Thiên nhiên” + Làm vào vở bài tập 3, 4 + Chuẩn bị: “Luyện tập về từ nhiều nghĩa” - Nhận xét tiết học *** Thứ ngày tháng năm 20 TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về so sánh số thập phân theo thứ tự đã xác định - Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của số thập phân. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày khoa học. II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu - Bảng phụ thẻ đúng - sai. - Trò: Vở toán, SGK III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: “So sánh hai số thập phân” - Bốc thăm số hiệu bất kì lên trả lời 1/ Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào? Cho VD (học sinh so sánh). - Học sinh trả lời 2/ Nếu so sánh hai số thập phân mà phần nguyên bằng nhau ta làm như thế nào? 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Để nắm và củng cố thêm những kiến thức về so sánh hai số thập phân. Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết Luyện tập. - Ghi tựa bài 33’ 4. Phát triển các hoạt động: 8’ * Hoạt động 1: Ôn tập củng cố kiến thức về so sánh hai số thập phân, xếp thứ tự đã xác định. - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não - Yêu cầu học sinh mở SGK/46 - Đọc yêu cầu bài 1 Bài 1: - Bài này có liên quan đến kiến thức nào? - So sánh 2 số thập phân - Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc so sánh. - Học sinh nhắc lại - Cho học sinh làm bài 1 vào vở - Học sinh sửa bài, giải thích tại sao Sửa bài: Sửa trên bảng lớp bằng trò chơi “hãy chọn dấu đúng”. - Điền đúng, lớp cho tràng pháo tay 10’ * Hoạt động 2: Ôn tập củng cố về xếp thứ tự. - Hoạt động nhóm (4 em) Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não - Đọc yêu cầu bài 2 - Để làm được bài toán này, ta phải nắm kiến thức nào? - Hiểu rõ lệnh đề - So sánh phần nguyên của tất cả các số. - Học sinh thảo luận (5 phút) - Phần nguyên bằng nhau ta so sánh tiếp phần thập phân cho đến hết các số. Sửa bài: Bằng trò chơi đưa số về đúng vị trí(viết số vào bảng, 2 dãy thi đua tiếp sức đưa số về đúng thứ tự. - Xếp theo yêu cầu đề bài - Học sinh giải thích cách làm GV nhận xét chốt kiến thức - Ghi bảng nội dung luyện tập 2 10’ * Hoạt động 3: Tìm số đúng - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, thực hành Bài 3: Tìm chữ số x - Giáo viên gợi mở để HS trả lời - Nhận xét xem x đứng hàng nào trong số 9,7 x 8? - Đứng hàng phần trăm - Vậy x tương ứng với số nào của số 9,718? - Tương ứng số 1 - Vậy để 9,7 x 8 < 9,718 x phải như thế nào? - x phải nhỏ hơn 1 - x là giá trị nào? Để tương ứng? - x = 0 - Sửa bài “Hãy chọn số đúng” - Học sinh làm bài Giáo viên nhận xét Bài 4: Tìm số tự nhiên x - Thảo luận nhóm đôi a. 0,9 < x < 1,2 - x nhận những giá trị nào? - x nhận giá trị là số tự nhiên bé hơn 1,2 và lớn hơn 0,9. - Ta có thể căn cứ vào đâu để tìm x? - Căn cứ vào 2 phần nguyên để tìm x sao cho 0,9 < x < 1,2. - Vậy x nhận giá trị nào? - x = 1 b. Tương tự - Học sinh làm bài - Sửa bài Giáo viên nhận xét 5’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, thực hành, động não - Nhắc lại nội dung luyện tập - Học sinh nhắc lại - Thi đua 2 dãy: - Thi đua tiếp sức Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 42,518 ; ; 45,5 ; 42,358 ; 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Luyện tập chung “ - Nhận xét tiết học Thứ ngày tháng năm 20 KHOA HỌC Phòng bệnh viêm gan a I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A 2. Kĩ năng: Hoc sinh nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A. Học sinh nêu được cách phòng bệnh viêm gan A 3. Thái độ: Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A . II. Chuẩn bị: - Thầy: Tranh phóng to, thông tin số liệu. - Trò : HS sưu tầm thông tin III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chọn quả - 3 học sinh - Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não? - Bệnh viêm não là do 1 loại vi rút gây ra. - Bệnh viêm não được lây truyền như thế nào? - Muỗi cu-lex hút các vi rút có trong máu các gia súc và các động vật hoang dã rồi truyền sang cho người lành. - Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? - Bệnh dễ gây tử vong, nếu sống có thể cũng bị di chứng lâu dài như bại liệt, mất trí nhớ ... - Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não? - Tiêm vắc-xin phòng bệnh - Cần có thói quen ngũ màn kể cả ban ngày - Chuồng gia xúc để xa nhà - Làm vệ sinh môi trường xung quanh Giáo viên nhận xét, cho điểm 1’ 3. Giới thiệu bài mới: Hiện nay ở nước ta bệnh viêm gan đang có chiều hướng gia tăng, bệnh viêm gan ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đến sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu cặn kẽ hơn căn bệnh này hôm nay cả lớp chúng ta cùng tìm hiểu bệnh viêm gan qua bài “Phòng bệnh viêm gan A” ® Giáo viên ghi bảng. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: 15’ * Hoạt động 1: Nêu được nguyên nhân cách lây truyền bệnh viêm gan A . Nhận được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải - Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm (hoặc nhóm bàn) - Giáo viên phát câu hỏi thảo luận - Giáo viên yêu cầu đọc nội dung thảo luận - Nhóm 1, 3, 5 (Hoặc nhóm bàn). Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát trang 32 . Đọc lời thoại các nhân vật kết hợp thông tin thu thập được. + Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? + Do vi rút viêm gan A + Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? + Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? + Bệnh lây qua đường tiêu hóa Giáo viên chốt - Nhóm trưởng báo cáo nội dung nhóm mình thảo luận (Giáo viên kẻ khung như SGK, nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên dán băng giấy nội dung bài học vào bảng lớp) - Nhóm 2, 4, 6 12’ * Hoạt động 2: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức thực hiện phòng bệnh viêm gan A . - Hoạt động nhóm đôi, cá nhân Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại * Bước 1 : _GV yêu cầu HS quan sát hình và TLCH : +Chỉ và nói về nội dung của từng hình +Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A _HS trình bày : +H 2: Uống nước đun sôi để nguội +H 3: Ăn thức ăn đã nấu chín +H 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn +H 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện * Bước 2 : - Lớp nhận xét _GV nêu câu hỏi : +Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A +Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ? +Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ? _GV kết luận : (SGV Tr 69) - Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin. Không ăn mỡ, không uống rượu. 3’ * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. - 1 học sinh đọc câu hỏi - Học sinh trả lời - Giáo viên điền từ và bảng phụ (giấy bìa lớn). 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: -NXGH - Xem lại bài - Chuẩn bị: Phòng tránh HIV/AIDS - Nhận xét tiết học Thứ ngày tháng năm20 TẬP ĐỌC Trước cổng trời I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp của thơ - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh cuộc sống vùng cao. 2. Kĩ năng: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng với những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, có những hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên. II. Chuẩn bị: - Thầy: Tranh “Trước cổng trời” - Bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyện đọc, cảm thụ. - Trò : Sưu tầm tranh ảnh về khung cảnh thiên nhiên vùng cao. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Kì diệu rừng xanh 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Giáo viên giới thiệu bài thơ: “Trước cổng trời” - Học sinh lắng nghe 34’ 4. Phát triển các hoạt động: 8’ * Hoạt động 1: HDHS luyện đọc - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải - Thầy mời 1 bạn đọc lại toàn bài - Học sinh đọc - Để đọc tốt bài thơ này, thầy lưu ý các em cần đọc đúng các từ ngữ: khoảng trời, ngút ngát, sắc màu, vạt nương, Giáy, thấp thoáng. - Học sinh phát âm từ khó - Học sinh đọc từ khó có trong câu thơ. - Thầy mời 3 bạn xung phong đọc nối tiếp theo từng khổ. - 3 học sinh đọc nối tiếp nhau theo từng khổ + mời bạn nhận xét. - 3 bạn đã đọc xong, 3 bạn có quyền mời 3 bạn khác đọc nối tiếp lại. - 3 học sinh khác đọc nối tiếp lại + mời bạn nhận xét. - Thầy mời 1 bạn đọc lại toàn bài thơ. - 1 học sinh đọc toàn bài thơ - Để giúp các em nắm nghĩa một số từ ngữ, thầy mời 1 bạn đọc phần chú giải. - Học sinh giải nghĩa ở phần chú giải. - Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm). Dự kiến: - cổng trời (cổng lên trời, cổng của bầu trời). - áo chàm (áo nhuộm màu lá chàm, màu xanh đen mà đồng bào miền núi thường mặc). -nhạc ngựa (chuông con, trong có hạt, khi rung kêu thành tiếng, đeo ở cổ ngựa). - Để giúp các em nắm rõ hơn nội dung bài thơ, thầy sẽ đọc lại toàn bài. - Học sinh lắng nghe 12’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên: + Trên tay thầy có 5 loại hoa khác nhau, thầy sẽ phát cho mỗi bạn 1 loại hoa bất kì. - Học sinh nhận hoa + Thầy mời các bạn nêu tên loại hoa mà mình có. - Học sinh nêu 5 loại hoa hồng, hướng dương, mai, đào, phượng. + Thầy mời các bạn có cùng loại hoa trở về vị trí nhóm của mình. - Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí. - Giao việc + Thầy mời đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. - Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. - Nhóm 1,2: Đọc khổ thơ 1 - Nhóm 3,4: Đọc khổ thơ 2 và 3 - Nhóm 5,6: Đọc toàn bài thơ - Nhóm 7,8: Đọc toàn bài thơ - Yêu cầu học sinh thảo luận - Học sinh thảo luận - Giáo viên treo tranh “Cổng trời” cho học sinh quan sát. - Học sinh quan sát tranh ® Giáo viên chốt - Học sinh trả lời + kết luận tranh - Như vậy, các em đã vừa tìm hiểu xong nội dung mà tác giả Nguyễn Đình Ảnh muốn thông qua bài thơ gửi đến người đọc. Mời 1 bạn cho biết nội dung chính của bài? - Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng với những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương. 10’ * Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân, nhóm Phương pháp: Thực hành, t.luận - Đây là văn bản thơ. Để đọc tốt, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào? Thầy mời các bạn thảo luận nhóm đôi trong 2 phút. - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Mời bạn... nêu giọng đọc? - giọng sâu lắng, ngân nga thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của một vùng núi cao. - Giáo viên đưa bảng phụ có ghi sẵn khổ thơ. - 3 học sinh thể hiện cách nhấn giọng, ngắt giọng. - Thầy mời các bạn đọc nối tiếp theo bàn. - Học sinh đọc + mời bạn nhấn xét Giáo viên nhận xét, tuyên dương 4’ * Hoạt động 4: Củng cố - Thi đua: Đọc diễn cảm (thuộc lòng khổ thơ 2 hoặc 3) (2 dãy) - Học sinh thi đua Giáo viên nhận xét, tuyên dương 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị: “Cái gì quý nhất?” - Nhận xét tiết học Thứ ngày tháng năm 20 TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân - Củng cố về tính nhanh giá trị của biểu thức. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh đọc, viết, so sánh số thập phân, tính nhanh giá trị của biểu thức. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, trình bày khoa học, cẩn thận, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu - Bảng phụ - Trò: Vở nháp - SGK - Bảng con III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Luyện tập - Nêu cách so sánh số thập phân? Vận dụng so sánh 102,3... 102,45 - 1 học sinh - Vận dụng xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. 12,53; 21,35; 42,83; 34,38 - 1 học sinh Giáo viên nhận xét - ghi điểm - Lớp nhận xét 1’ 3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung 30’ 4. Phát triển các hoạt động: 15’ * Hoạt động 1: Ôn tập đọc, viết, so sánh số thập phân - Hoạt động cá nhân, nhóm Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1 - 1 học sinh nêu - Tổ chức cho học sinh tự đặt câu hỏi để học sinh khác trả lời. - Hỏi và trả lời - Học sinh sửa miệng bài 1 - Nhận xét, đánh giá - Lớp nhận xét, bổ sung Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc - Tổ chức cho học sinh hỏi và học sinh khác trả lời. - Hỏi và trả lời - Học sinh sửa bài bảng - Nhận xét, đánh giá - Lớp nhận xét, bổ sung Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 - 1 học sinh đọc - Giáo viên cho học sinh thi đua ghép các số vào giấy bìa đã chuẩn bị sẵn. - Học sinh làm theo nhóm - Học sinh dán bảng lớp - Học sinh các nhóm nhận xét - Nhóm nào làm nhanh lên dán ở bảng lớp. Giáo viên nhận xét, đánh giá 10’ * Hoạt động 2: Ôn tập chính nhanh - Hoạt động cá nhân, nhóm bàn Phương pháp: Thực hành, động não Bài 4 : - 1 học sinh đọc đề - Giáo viên cho học sinh thi đua làm theo nhóm. - Học sinh thảo luận làm theo nhóm - Nhóm nào có cách làm nhanh nhất sẽ trình bày ở bảng. - Cử đại diện làm Giáo viên nhận xét, đánh giá - Lớp nhận xét, bổ sung 5’ * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp Phương pháp: Đàm thoại, trò chơi - Nêu nội dung vừa ôn - Học sinh nêu - Giáo viên cho bài toán ở bảng phụ, giải thích luật chơi: “Bác đưa thư” - - Học sinh làm. Chọn đáp số đúng Nhận xét, tuyên dương 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Ôn lại các quy tắc đã học - Chuẩn bị: “Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân” - Nhận xét tiết học Thứ ngày tháng năm 20 ĐỊA LÍ Dân số nước ta I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Nắm đặc điểm số dân và tăng dân số của Việt Nam. + Hiểu: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh và nắm hậu quả do dân số tăng nhanh. 2. Kĩ năng: + Sử dụng lược đồ, bảng số liệu để nhận biết đặc điểm số dân và sự tăng dân số của nước ta. + Nêu những hiệu quả do dân số tăng nhanh. 3. Thái độ: Ýù thức về sự cần thiết của việc sinh ít con trong 1 gia đình. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng số liệu về dân số các nước ĐNÁ năm 2004. Biểu đồ tăng dân số. + HS: Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của tăng dân số nhanh. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 30’ 8’ 8’ 8’ 6’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Ôn tập”. Nhận xét đánh giá. 3. Giới thiệu bài mới: “Tiết địa lí hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về dân số nước ta”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Dân số Phương pháp: Quan sát, Đàm thoại. + Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004và trả lời: Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu? Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐNÁ? ® Kết luận: Nước ta có diện tích trung bình nhưng lại thuộc hàng đông dân trên thế giới. v Hoạt động 2: Gia tăng dân số Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi, quan sát, bút đàm. - Cho biết số dân trong từng năm của nước ta. Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta? ® Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người . v Hoạt động 3: Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại. Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào? Þ Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. v Hoạt động 4: Củng cố. Phương pháp: Thi đua, thảo luận nh
Tài liệu đính kèm: