Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 7 (Bản đẹp) - Năm học 2016-2017

NGÀY MÔN BÀI DẠY

Thứ 2

 Đạo đức

Tập đọc

Toán

Lịch sử Nhớ ơn tổ tiên

Những người bạn tốt

Luyện tập chung

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

 Thứ 3

2/10 Toán

Chính tả

L.Từ- Câu

Khoa học Khái niệm số thập phân

NV : Dòng kinh quê hương

Từ nhiều nghĩa

Phòng bệnh sốt xuất huyết

Thứ 4

3/10 Toán

Địa lí

Kể chuyện

Tập đọc Khái niệm số thập phân ( tt )

Ôn tập

Cây cỏ nước Nam

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Thứ 5

4/10 T. Làm văn

Toán

L.Từ- Câu

Kĩ thuật Luyện tập tả cảnh

Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân.

Luyện tập về từ nhiều nghĩa.

Nấu cơm

Thứ 6

5/10

 Toán

Làm văn

Khoa học

SHTT

 Luyện tập

Luyện tập tả cảnh

Phòng bệnh viêm gan

Kiểm điểm công việc tuần qua

 

doc 37 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 7 (Bản đẹp) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 2: 
-Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Giáo viên yêu cầu HS làm bài 
- Học sinh làm vở 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa miệng. 
- Mỗi bạn đọc 1 bài - Học sinh tự mời bạn. 
- GV nhận xét.
 - HS nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu câu hỏi về số thập phân
- Chuẩn bị: Xem bài trước ở nhà 
- Nhận xét tiết học 
CHÍNH TẢ:( Nghe -Viết ) DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu :
- Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ ( BT2 ); thực hiện được 2 trong 3 ý ( a, b., c ) của BT3
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Bảng phụ ghi bài 3
- 	Trò: Bảng con 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng lớp tiếng chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ. 
- 2 học sinh viết bảng lớp 
- Lớp viết nháp 
Ÿ Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 1: HDHS nghe - viết
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn viết chính tả. 
- Học sinh đọc. 
- HS tìm hiểu nội dung.
- Học sinh đọc thầm.
- HD HS viết từ khó
- HS viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho học sinh viết. 
- Học sinh viết bài 
- Giáo viên đọc lại toàn bài 
- Học sinh soát lỗi 
- Giáo viên chấm vở 
- Từng cặp học sinh đổi tập dò lỗi 
- Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết cho học sinh
* Hoạt động 2: HDSH làm luyện tập
- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm đôi 
Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh sửa bài - lớp nhận xét 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3
- 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm 
- GV treo bảng phụ.
- Học sinh làm bài tiếp sức.
- Lớp nhận xét
Ÿ GV nhận xét - Tuyên dương
4 Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 	
TỪ NHIỀU NGHĨA 
I. Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( ND Ghi nhớ )
- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa ( BT1, mục III ); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật ( BT2 ). 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh ảnh các sự vật , hiện tuông, hoạt độngcác nghĩa củ từ nhiều nghĩa.
- 	Trò : SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” 
- Học sinh nêu 1 ví dụ có cặp từ đồng âm và đặt câu để phân biệt nghĩa 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: 
“Tiết học hôm nay sẽ giúp em tìm hiểu về các nét nghĩa của từ”
* Hoạt động 1: Thế nào là từ nhiều nghĩa? 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc bài 1, 
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh trả lời
- Trong quá trình sử dụng, các từ này còn được gọi tên cho nhiều sự vật khác và mang thêm những nét nghĩa mới ® nghĩa chuyển 
- Cả lớp nhận xét
Ÿ Bài 2:
- Học sinh Khá giỏi
Þ Nghĩa đã chuyển: từ mang những nét nghĩa mới ...
Ÿ Bài 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- Từng cặp học sinh bàn bạc - Lần lượt nêu giống: 
Răng: chỉ vật nhọn, sắc
Mũi: chỉ bộ phận đầu nhọn 
Tai: chỉ bộ phận ở bên chìa ra
Ÿ Giáo viên chốt lại bài 2, 3 giúp cho ta thấy mối quan hệ của từ nhiều nghĩa vừa khác, vừa giống - Phân biệt với từ đồng âm
Ÿ Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh thảo luận nhóm rút ra ghi nhớ 
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- 2, 3 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
* Hoạt động 2: Ví dụ về nghĩa chuyển của 1 số từ 
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Học sinh đọc bài 1
- Lưu ý học sinh:
- Học sinh làm bài
+ Nghĩa gốc 1 gạch 
- Học sinh sửa bài - lên bảng sửa
+ Nghĩa gốc chuyển 2 gạch
- Học sinh nhận xét
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm việc
- Tổ chức nhóm - Dùng tranh minh họa cho nghĩa gốc và nghĩa chuyển 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Đại diện lên trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển 
- Nghe giáo viên chốt ý 
4. Củng cố - dặn dò: 
- Chuẩn bị:“Luyện tập về từ nhiều nghĩa”
- Nhận xét tiết học
KHOA HỌC: 	
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 
I. Mục tiêu:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
* GD KNS:
 + Xử lí và tổng hợp thơng tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết 
 + Tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh mơi trường xung quanh nơi ở 
 II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK 
- 	Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: HS hát
- Hát 
2. Bài cũ: Phòng bệnh sốt rét 
- Khi nào muỗi A-nô-phen bay ra đốt người?
- Vào buổi tối hay ban đêm.
- Bạn làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành? 
- Phun thuốc diệt muỗi, cắt cỏ, phát quang bụi rậm,...
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ 
3. Giới thiệu bài mới: Phòng bệnh sốt xuất huyết 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Hoạt động nhóm, lớp
Ÿ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trong SGK
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 
Ÿ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên. 
Ÿ Bước 3: Làm việc cả lớp
a) Do một loại vi rút gây ra
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
b) Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành 
c) Sống trong nhà, ẩn nấp ở xó nhà, gầm giường, nơi treo quần áo..., đẻ trứng vào nơi chứa nước trong...
d) Đốt người vào ban ngày và có khi cả ban đêm ® cần nằm màn ngủ.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
- Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị.
® Giáo viên kết luận:
- Do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh
- Có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
* Hoạt động 2: Quan sát 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Ÿ Bước 1: Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 3, 4, 5 trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 
- Hình 3: Bể nước mưa có nắp đậy. Một người đang khơi thông rãnh nước, một người đang quét sàn (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- Hình 4: Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- Hình 5: Em bé ngủ có màn (ngăn không cho muỗi đốt)
Ÿ Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi chứa nước...)
 ® Giáo viên kết luận:
Cách tốt nhất để dập dịch sốt xuất huyết là tập trung xử lí các nơi chứa nước có bọ gậy, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh theo đúng quy định dịch tế.
- Ở nhà bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
-GDKNS: Trình bày ý kiến
4. Củng cố dặn dò:
- Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
- Do 1 loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh 
- Cách phòng bệnh tốt nhất?
- Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, chống muỗi đốt...
- Dặn dò: Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Phòng bệnh viêm não
- Nhận xét tiết học 
 Thứ tư, ngày 5 tháng 10 năm 2016
TOÁN: 	 
KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN ( TT )
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc, biết viết các số thập phân dạng (đơn giản thường gặp).
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2.
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
- 	Trò: Bảng con - SGK - Vở bài tập 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 3
Ÿ Giáo viên nhận xét . 
3. Giới thiệu bài mới: Khái niệm số thập phân ( Tiếp theo )
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (ở dạng thường gặp và cấu tạo của số thập phân) 
- Hoạt động cá nhân 
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân:
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào bảng con
- 2m7dm gồm ? m và mấy phần của mét? (ghi bảng)
- 2m7dm = 2m và m thành m
- m có thể viết thành dạng nào? 2,7m: đọc là hai phẩy bảy mét
- ...2,7m
- Lần lượt học sinh đọc
- Tiến hành tương tự với 8,56m và 0,195m
- Giáo viên viết 8,56
+ Mỗi số thập phân gồm mấy phần? Kể ra?
- Học sinh nhắc lại 
- Giáo viên chốt lại phần nguyên là 8, phần thập phân là gồm các chữ số 5 và 6 ở bên phải dấu phẩy.
- Học sinh viết:
	8	, 56
 Phần nguyên Phần thập phân
8 56
 Phần nguyên Phần thập phân	
- VD 2: 90,638
- 1 em lên bảng xác định phần nguyên, phần thập phân
- HS tự xác định như VD 1.
* Hoạt động 2: Giúp học sinh biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản 
- Hoạt động cá nhân, lớp
Ÿ Bài 1: 
- Đọc số thập phân sau:
9,4 ; 7,98 ; 25,477 ; 206,075 ; 0,307
HS đọc theo yêu cầu, lần lượt. 
Ÿ Bài 2: 
- Viết các hỗn số: 5, 82, 810
- Học sinh đọc hỗn số.
- HS thi đua lên viết, HS nhận xét
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu câu hỏi củng cố.
- Chuẩn bị: Hàng của số TP.Đọc viết các số TP
- Nhận xét tiết học 
ĐỊA LÍ: 	 
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu 
- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ .
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên Việt nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất , rừng(không y/c hệ thống hóa, chỉ cần nêu một số đặc điểm.chính về địa lí tự nhiênVN:địa hình ,khí hậu, sông ngòi, đất, rừng).
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
- 	Trò: SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
- Hát 
2. Bài cũ: “ Đất & Rừng” 
- Học sinh trả lời 
Ÿ Giáo viên đánh giá
3. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập” 
* Hoạt động 1: Thực hành
- Quan sát lược đồ trong khu vực Đông Nam Á
-Chỉ trên lược đồ và miêu tả.
+ Vị trí giới hạn nước ta.
+ Vùng biển.
+ Một số đảo và quần đảo. 
- HS dựa vào lược đồ để tìm.
Ÿ Giáo viên chốt. 
Để biết xem sự phân bố các loại đất chính của nước ta như thế nào? 
Ÿ Đất pheralít ® tô màu cam 
Ÿ Đất phù sa ® tô màu nâu (màu dưa cải) 
- Học sinh các nhóm thực hành 
- Giáo viên cho học sinh nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt: Nước ta có 2 nhóm đất chính: đất pheralít màu đỏ hoặc vàng ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. 
- Học sinh nhắc lại 
® Giáo viên ghi vắn tắt lên bảng 
* Hoạt động 2: Ôn tập sông ngòi địa hình Việt Nam 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Tìm tên sông, đồng bằng lớn ở nước ta?
- Thảo luận nhóm đôi theo nội dung
- Tìm dãy núi ở nước ta?
1/ Con sông gì nước đỏ phù sa, tên sông là một loài hoa tuyệt vời? 
2/ Sông gì tên họ giống nhau bởi từ một nhánh tách thành 2 sông? 
3/ Sông gì tên gọi giống hệt anh hai?
4/ Sông gì mà ở Bắc kia nghe tên sao thấy lặng yên quá chừng? 
5/ Sông nào bồi đắp phù sa nên miền hào khí quê ta lẫy lừng?
6/ Trải dài từ Bắc vào Trung giúp ta đứng dậy đánh tan quân thù? (Dãy núi nào? 
7/ Dãy núi nào có đỉnh núi cao nhất Việt Nam? 
8/ Kẻ ở Bắc, người ở Nam làm nên vựa lúa vàng ong sắc trời? (Đồng bằng nào?) 
- Thi đua 2 dãy trả lời nhanh 
- Sông Hồng 
- Sông Tiền, sông Hậu 
- Sông Cả 
- Sông Thái Bình 
- Sông Đồng Nai
- Dãy núi Trường Sơn 
- Hoàng Liên Sơn 
- Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. 
Ÿ Giáo viên chốt ý
* Hoạt động 3: Đặc điểm tự nhiên Việt Nam. 
- Giáo viên nhận xét chốt ý điền vào bảng đã kẻ sẵn (mẫu SGK/ từng đặc điểm như:
Ÿ Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 
Ÿ Sông ngòi: Nước ta có mạng lưới sông dày đặc nhưng ít sông lớn. 
Ÿ Đất: Nước ta có 2 nhóm đất chính: đất pheralít và đất phù sa. 
Ÿ Rừng: Đất nước ta có nhiều loại rừng với sự đa dạng phong phú của thực vật và động vật. 
* Nội dung: 
1/ Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu 
2/ Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi 
3/ Tìm hiểu đặc điểm đất 
4/ Tìm hiểu đặc điểm của rừng 
- Các nhóm khác bổ sung 
4.Củng cố- dặn dò:
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Em nhận biết gì về những đặc điểm ấy? 
- Học sinh nêu 
- Nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì? 
- Học sinh nêu 
- Chuẩn bị: “Dân số nước ta” 
- Nhận xét tiết học 
KỂ CHUYỆN:	 
CÂY CỎ NƯỚC NAM 
I. Mục tiêu : 
- Dựa vào tranh minh họa ( SGK ) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
-	Thầy: Bộ tranh phóng to trong SGK, một số cây thuốc nam: tía tô, ngải cứu, cỏ mực.
- 	Trò : SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
- 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia. 
- 2 học sinh kể 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Cây cỏ nước Nam”. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy những cây cỏ của nước Nam ta quý giá như thế nào.
-HS lắng nghe
* Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện dựa vào bộ tranh. 
- Hoạt động lớp
- Giáo viên kể chuyện lần 1 
- Học sinh theo dõi 
- Học sinh quan sát tranh ứng với đoạn truyện. 
- Cả lớp lắng nghe 
- Giáo viên kể chuyện lần 2 - Minh họa, giới thiệu tranh và giải nghĩa từ. 
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào bộ tranh. 
- Hoạt động nhóm 
- Giáo viên cho học sinh kể từng đoạn. 
- Nhóm trưởng phân công trao đổi với các bạn kể từng đoạn của câu chuyện. 
- Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện kể dưới hình thức thi đua. 
- Học sinh thi đua kể từng đoạn 
- Đại diện nhóm thi đua kể toàn bộ câu chuyện. 
- Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? 
- Thảo luận nhóm
- Ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý những cây cỏ trên đất nước, hiểu giá trị của chúng, biết dùng chúng để chữa bệnh. 
- Em hãy nêu tên những loại cây nào dùng để làm thuốc? 
- Dự kiến: 
+ ăn cháo hành giải cảm 
+ lá tía tô giải cảm 
+ nghệ trị đau bao tử 
- Bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
4. Củng cố – dặn dò:
- Về nhà tập kể lại chuyện 
- Nhận xét tiết học 
 TẬP ĐỌC TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
 ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 2 khổ thơ )
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy - Viết sẵn câu thơ, đoạn thơ hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Những người bạn tốt 
- Học sinh đọc bài theo đoạn
- Học sinh đặt câu hỏi - Học sinh khác trả lời
Ÿ Giáo viên nhận xét .
3. Giới thiệu bài mới: 
Bài thơ “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” sẽ giúp các em hiểu sự kỳ vĩ của công trình, niềm tự hào của những người chinh phục dòng sông.
- Học sinh lắng nghe
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Luyện đọc
- Rèn đọc: Ba-la-lai-ca, sông Đà
- 1, 2 học sinh 
- Học sinh đọc đồng thanh
- Mỗi học sinh đọc từng khổ thơ
- Học sinh lần lượt đọc từng khổ thơ 
- Lớp nhận xét
- Giáo viên rút ra từ khó
- Dự kiến: trăng, chơi vơi, cao nguyên
Ÿ Trăng chơi vơi: trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nứơc bao la.
Ÿ Cao nguyên: vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc...
Ÿ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
- Học sinh đọc lại từng từ, câu thơ 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc 2 khổ thơ đầu 
- 1 học sinh đọc bài 
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh đêm trăng tĩnh mịch?
- Dự kiến: cả công trường ngủ say cạnh dòng sông, những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng cai nhau nằm nghỉ, đêm trăng chơi vơi 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa
- Học sinh giải nghĩa: đêm trăng chơi vơi là trăng một mình sáng tỏ giữa trời nước bao la
+ Những chi tiết nào gợi lên hình ảnh đêm trăng tĩnh mịch nhưng rất sinh động?
- Dự kiến: có tiếng đàn của cô gái Nga có ánh trăng, có người thưởng thức ánh trăng và tiếng đàn Ba-la-lai-ca
Ÿ Giáo viên chốt: trăng đã phân hóa ngẫm nghĩ
- Câu hỏi 2: Tìm 1 hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ 
- Học sinh đọc khổ 2 và 3
- 1 học sinh trả lời
- Dự kiến: Con người tiếng đàn ngân nga với dòng trăng lấp loáng sông Đà 
Ÿ Giáo kết luận: Bằng bàn tay khối óc, con người mang đến cho thiên nhiên gương mặt mới. Thiên nhiên mang lại cho con người nguồn tài nguyên quý giá.
- Sự gắn bó thiên nhiên với con người 
- Chiếc đập nối hiếm hoi khối núi - biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên. Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
- Câu 3: Hình ảnh “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh của con người như thế nào? Từ bỡ ngỡ có ý gì hay?
- Dự kiến: sức mạnh “dời non lấp biển” của con người
- “Bỡ ngỡ”: nhân cách hóa biển có tâm trạng như con người 
- Giáo viên giải thích tranh nhà máy thuỷ điện Hòa Bình
Ÿ Giáo viên chốt lại: hình ảnh thơ thêm sinh động 
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- 1 học sinh khá giỏi đọc thuộc cả bài
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ
- Học sinh bàn bạc theo nhóm
- Lần lượt nêu
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Dự kiến vẻ đẹp của công trường. Sức mạnh của con người. Sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên 
* Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt thi đọc diễn cảm
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4.Củng cố dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Kỳ diệu rừng xanh” 
- Nhận xét tiết học 
 Thứ năm, ngày 6 tháng 10 năm 2016
LÀM VĂN: 	 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu :
- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn ( BT1) ; hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3).
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy : Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long 
- 	Trò: Sưu tầm hinh ảnh minh họa cảnh sông nước - Những ghi chép của học sinh khi quan sát cảnh sông nước 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát cảnh sông nước và chọn lọc chi tiết tả cảnh sông nước 
- Hoạt động nhóm đôi
Ÿ Bài 1:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt
- Giáo viên hỏi câu 1a: Xác định các phần MB, TB, KB
- Học sinh trao đổi ý theo nhóm đôi, viết ý vào nháp 
- Học sinh trả lời 
- Dự kiến:
Ÿ Mở bài: Câu Vịnh Hạ Long...... có một không hai
Ÿ Thân bài: 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của mình 
Ÿ Kết bài: Núi non .....giữ gìn 
- Giáo viên hỏi câu 1b: Các đoạn của TB và đặc điểm mỗi đoạn 
- Học sinh lần lượt đọc yêu cầu 
- Học sinh trả lời câu hỏi theo cặp 
- Dự kiến: gồm 3 đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm. Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn 
+ Đoạn 1: tả sự kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long - Với sự phân bố đặc biệt của hàng nghìn hòn đảo 
+ Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long, tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời
+ Đoạn 3: Những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa 
- Cả lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Học sinh trao đổi nhóm 2 bạn
- Gia

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc