Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 6

Thứ 2

10.10 Tập đọc

Toán

Đạo đức

Lịch sử Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai

Luyện tập

Có chí thì nên (tiết 2)

Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Thứ 3

11.10 L.từ và câu

Toán

Khoa học Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác

Héc-ta

Dùng thuốc an toàn

Thứ 4

12.10 Tập đọc

Toán

Làm văn

Địa lí Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít

Luyện tập

Luyện tập làm đơn

Đất và rừng

Thứ 5

13.10 Chính tả

Toán

Kể chuyện Luyện tập đánh dấu thanh

Luyện tập chung

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Thứ 6

14.10 L.từ và câu

Toán

Khoa học

Làm văn Dùng từ đồng âm để chơi chữ

Luyện tập chung

Phòng bệnh sốt rét

Luyện tập tả cảnh

 

doc 51 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghị, sự hợp tác giữa người với người, giữa các quốc gia, dân tộc là những điều rất tốt đẹp mà mỗi chúng ta đều có trách nhiệm vun đắp cho tình hữu nghị, sự hợp tác ấy ngày càng bền chặt. Vậy, em có thể dùng những việc làm cụ thể nào để góp phần xây dựng tình hữu nghị, sự hợp tác đáng quý đó? 
® Đặt câu.
- Tìm thêm thành ngữ, tục ngữ khác cùng nói về tình hữu nghị, sự hợp tác. 
- Nêu: Tôn trọng, giúp đỡ khách du lịch (Dự kiến) ® nước ngoài. 
® Giáo dục: “Đó đều là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa để góp phần vun đắp tình hữu nghị, sự hợp tác giữa mọi người, giữa các dân tộc, các quốc gia...” 
- Giúp đỡ thiếu nhi và đồng bào các nước gặp thiên tai. 
- Biết ơn, kính trọng những người nước ngoài đã giúp Việt Nam như về dầu khí, xây dựng các công trình, đào tạo chuyên viên cho Việt Nam...
- Hợp tác với bạn bè thật tốt trong học tập, lao động (học nhóm, làm vệ sinh lớp cùng tổ, bàn...) 
5’ 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải 
- Đính tranh ảnh lên bảng. 
+ Ảnh lăng Bác Hồ 
+ Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình 
+ Ảnh cầu Mĩ Thuận 
+ Tranh... 
- Giải thích sơ nét các tranh, ảnh trên. 
- Quan sát tranh ảnh 
- Suy nghĩ và đặt tên cho ảnh, tranh bằng từ ngữ, thành ngữ hoặc câu ngắn gọn thể hiện rõ ý nghĩa tranh ảnh. 
VD: Tình hữu nghị ; Cây cầu hữu nghị... 
- Nêu 
- Lớp nhận xét, sửa 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm lại bài vào vở: 1, 2, 3, 4
- Chuẩn bị: Ôn lại từ đồng âm và xem trước bài: “Dùng từ đồng âm để chơi chữ”
- Nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
Đất và rừng
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: -Nắm một số đặc điểm của đất phe-re-lít và đất phù sa ; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .
 - Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người .
2. Kĩ năng: 	Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố những loại đất chính ở nước ta - Trình bày đặc điểm của những loại đất chính và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất. 
3. Thái độ: 	Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam - Phiếu học tập. 
- 	Trò: Sưu tầm tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: “Vùng biển nước ta” 
- Biển nước ta thuộc vùng biển nào?
- Học sinh chỉ bản đồ 
- Nêu đặc điểm vùng biển nước ta?
- Học sinh trả lời 
- Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? 
Ÿ Giáo viên nhận xét. Đánh giá
- Lớp nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: “Đất và rừng” 
- Học sinh nghe 
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
1. Các loại đất chính ở nước ta 
* Hoạt động 1: (làm việc theo cặp)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành, trực quan 
+ Bước 1:
- Giáo viên: Để biết được nước ta có những loại đất nào ® cả lớp quan sát lược đồ. 
® Giáo viên treo lược đồ 
- Học sinh quan sát 
- Yêu cầu đọc tên lược đồ và khí hậu. 
- Lược đồ phân bố các loại đất chính ở nước ta. 
- Học sinh đọc kí hiệu trên lược đồ 
+ Bước 2: 
- Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. 
- Học sinh lên bảng trình bày + chỉ lược đồ. 
* Đất phe ra lít: 
- Phân bố ở miền núi
- Có màu đỏ hoặc vàng thường nghèo mùn, nhiều sét. 
- Thích hợp trồng cây lâu năm
- Học sinh trình bày xong giáo viên sửa chữa đến loại đất nào giáo viên đính băng giấy ghi sẵn vào bảng phân bố (kẻ sẵn ở giấy A0). 
* Đất phù sa: 
- Phân bố ở đồng bằng 
- Được hình thành do phù sa ở sông và biển hội tụ. Đất phù sa nhìn chung tơi xốp, ít chua, giàu mùn. 
- Thích hợp với nhiều cây lương thực, hoa màu, rau quả. 
- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng loại đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ)
- Học sinh đọc 
- Sau đó giáo viên chốt ý 
- Học sinh lặp lại 
10’
+ Bước 3: 
- Hoạt động nhóm bàn 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, giảng giải 
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời: 
1) Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí?
- Dựa vào vốn hiểu biết, SGK, quan sát tranh ảnh thảo luận trả lời. 
- Vì đất là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng nó chỉ có hạn. 
2) Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất? 
1. Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
2. Trồng luân canh, trồng các loại cây họ đậu làm phân xanh.
3. Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn đối với những vùng đất có độ dốc. 
4. Thau chua, rửa mặn cho đất với những vùng đất chua mặn. 
- Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện câu hỏi 
- Học sinh lắng nghe 
® Chốt đưa ra kết luận ® ghi bảng
- Học sinh theo dõi 
9’
3. Rừng ở nước ta
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, trực quan 
+ Bước 1: 
+Chỉ vùng phânbố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ 
_HS quan sát H 1, 2 , 3 à đọc SGK
+Hoàn thành BT
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt đới
Rừng ngập mặn
+ Bước 2: 
_Đại diện nhóm trình bày kết quả
_GV sửa chữa – và rút ra kết luận
4’
4. Vai trò của rừng
* Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động cá nhân, lớp 
_GV nêu câu hỏi :
+Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì ?
+Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng ?
_HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật , động vật của rừng VN
* Hoạt động 5: Củng cố 
Trò chơi “Ai nhanh hơn” 
- Giải thích trò chơi
- Chơi tiếp sức hoàn thành nội dung kiến thức vừa xây dựng. 
- Tổng kết khen thưởng 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc lại 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Rừng” - Sưu tầm tranh ảnh về rừng 
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2007
TẬP ĐỌC
Tác phẩm của sin-le và tên phát xít 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm: Sin-le, Hít-le, Vin-hem-ten, Met-xi-na, Oóc-lê-ăng - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể tự nhiên, đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: ông giá điềm đạm, thông minh, tên phát xít hống hách, dốt nát.
2. Kĩ năng: 	Nhận ra tiếng cười ngụ ý trong truyện: phát xít hống hách bị một cụ già cho bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẽ mặt. 
3. Thái độ:	Thông qua truyện vui, các em ngưỡng mộ tài năng của nhà văn Đức căm ghét những tên phát xít xâm lược. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh minh họa SGK/67 - Một số tác phẩm của Sin-le (nếu có)
- 	Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai”
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ quaphần kiểm tra bài cũ
- Học sinh lắng nghe 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít”
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải 
- Thầy mời 1 bạn đọc toàn bài 
- 1 học sinh đọc toàn bài 
- Trước khi luyện đọc bài, thầy lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ sau: Sin-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem-ten, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng (GV dán từ vào cột luyện đọc). 
- Học sinh đọc đồng thanh cả lớp 
- Thầy có câu văn dài sau, thầy mời các bạn thảo luận nhóm đôi tìm ra cách ngắt nghỉ hơi trong 1 phút (GV dán câu văn vào cột luyện đọc) 
- Học sinh thảo luận 
- Mời 1 bạn đọc câu văn có thể hiện cách ngắt nghỉ hơi. 
- Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ/ tay cầm cuốn sách/ ngẩng đầu lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp:/ Chào ngài // - 1 học sinh ngắt nghỉ câu trên bảng. 
- Bài văn này được chia thành mấy đoạn? 
- 3 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu đến chào ngài 
Đoạn 2: Tiếp theo... điềm đạm trả lời
Đoạn 3: Còn lại 
- Thầy mời 3 bản xung phong đọc nối tiếp theo từng đoạn. Sau khi đọc xong, 3 bạn có quyền mời 3 bạn khác đọc nối tiếp lại. Thầy mời bàn..., bạn..., bạn...
- 3 học sinh đọc nối tiếp + mời 3 bạn khác đọc. 
- Thầy mời 1 bạn đọc lại toàn bài
- 1 học sinh đọc 
- Để giúp các bạn nắm nghĩa của một số từ ngữ, thầy mời 1 bạn đọc phần chú giải ® GV ghi bảng vào cột tìm hiểu bài. 
- Học sinh đọc giải nghĩa ở phần chú giải. 
- Thầy giải thích từ khó (nếu HS nêu thêm). 
- Học sinh nêu các từ khó khác 
- Để giúp học sinh nắm rõ hơn, thầy sẽ đọc lại toàn bài, các em chú ý lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe 
10’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, giảng giải
- Để đọc diễn cảm văn bản này, ngoài việc đọc to, rõ, các em còn cần phải nắm vững nội dung. 
- Bạn nào cho thầy biết câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít đã nói gì khi gặp những người trên tàu? 
- Truyện xảy ra trên 1 chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: “Hít-le muôn năm”
- Giáo viên chia nhóm nhẫu nhiên. Các em sẽ đếm từ 1 đến 4, bắt đầu là bạn... 
- Học sinh đếm số, nhớ số của mình. 
- Thầy mời các bạn có cùng số trở về vị trí nhóm của mình. 
- Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận 
- Học sinh thảo luận 
Ÿ Giáo viên nhận xét
9’
* Hoạt động 3: Luyện đọc 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, thực hành 
- Để đọc diễn cảm, ngoài việc đọc đúng, nắm nội dung, chúng ta còn cần đọc từng đoạn với giọng như thế nào? Thầy mời các bạn thảo luận nhóm đôi trong 2 phút. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi 
- Mời bạn nêu giọng đọc? 
- Học sinh nêu, các bạn khác bổ sung: 
Đoạn 1: nhấn mạnh lời chào của viên sĩ quan.
Đoạn 2: đọc những từ ngữ tả thái độ hống hách của sĩ quan. Sự điềm tĩnh, lạnh lùng của ông già. 
Đoạn 3: nhấn giọng lời nói dốt của tên sĩ quan và lời nói sâu cay của cụ. 
- Mời 1 bạn đọc lại toàn bài 
- 1 học sinh đọc lại 
- Thầy sẽ chọn mỗi dãy 3 bạn, đọc tiếp sức từng đoạn (2 vòng). 
- Học sinh đọc + mời bạn nhận xét
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
4’
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn? (2 dãy) 
- Mỗi dãy cử 1 bạn chọn đọc diễn cảm 1 đoạn mà mình thích nhất?
- Học sinh 2 dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giáo viên giới thiệu thêm một vài tác phẩm của Sin-le (nếu có). 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Những người bạn tốt” 
- Nhận xét tiết học 
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập làm đơn 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Nhớ được cách trình bày một lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn . 
2. Kĩ năng: 	Biết cách viết một lá đơn, biết trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng trong đơn. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lời lẽ mang tính thuyết phục. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Mẫu đơn cỡ lớn (A2) làm mẫu - cỡ nhỏ (A4) đủ số HS trong lớp 
- 	Trò: Một số mẫu đơn đã học ở lớp ba để tham khảo.
	+ Đơn xin gia nhập đội
	+ Đơn xin phép nghỉ học
	+ Đơn xin cấp thẻ đọc sách 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Chấm vở 2, 3 học sinh về nhà đã hoàn chỉnh hoặc viết lại bài
- Học sinh viết lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ.
Ÿ Giáo viên nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: Ở lớp 3, 4 chúng ta đã được làm quen với việc viết đơn. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện cách trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng bằng những lời lẽ thuyết phục qua bài: “Luyện tập làm đơn”
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
14’
* Hoạt động 1: Xây dựng mẫu đơn 
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Đàm thoại
- 1 học sinh đọc bài tham khảo “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng”
- Giáo viên giới thiệu tranh , ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ , .
- Dựa vào các mẫu đơn đã học (STV 3/ tập 1) nêu cách trình bày 1 lá đơn ® Giáo viên theo mẫu đơn
- Học sinh nêu
- Lưu ý: Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng của lá đơn cần viết gọn, rõ,thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân.
14’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập viết đơn 
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Thực hành
_ Học sinh đọc lại yêu cầu BT2
_ HS viết đơn và đọc nối tiếp
- Lưu ý: Phần lí do viết đơn là phần trọng tâm, cũng là phần khó viết nhất ® cần nêu rõ:
- Lớp đọc thầm
+ Bản thân em đồng tình với nội dung hoạt động của Đội Tình Nguyện, xem đó là những hoạt động nhân đạo rất cần thiết.
+ Bày tỏ nguyện vọng của em muốn tham gia vào tổ chức này để được góp phần giúp đỡ các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam.
- Phát mẫu đơn
- Học sinh điền vào
- Học sinh nối tiếp nhau đọc
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét
- Lớp nhận xét theo các điểm giáo viên gợi ý 
- Lí do, nguyện vọng có đúng và giàu sức thuyết phục không?
- Chấm 1 số bài ® Nhận xét kỹ năng viết đơn.
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Trưng bày những lá đơn viết đúng, giàu sức thuyết phục.
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Lớp nhận xét, phân tích cái hay
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét chung về tih thần làm việc của lớp, khen thưởng học sinh viết đúng yêu cầu 
- Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2007
THỂ DỤC
Bài :Đội hình đội ngũ – Trò chơi: Lăn bóng bằng tay
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh chóng, động tác thành thạo, đều, đẹp đúng khẩu lệnh.
-Trò chơi: "Lăn bóng bằng tay” Yêu cầu HS chơi đúng luật, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật. hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
-Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 – 200 m rồi đi thường hít thở sâu, xoay các khớp theo yêu cầu.
B.Phần cơ bản.
1)Đội hình đội ngũ.
-Quay phải quay trái, đi đều: Điều khiển cả lớp tập 1-2 lần 
-Chia tổ tập luyện – gv quan sát sửa chữa sai sót của các tổ và cá nhân.
2)Trò chơi vận động:
Trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
 Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
-Yêu cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử.
Cả lớp thi đua chơi.
-Nhận xét – đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc.
C.Phần kết thúc.
Hát và vỗ tay theo nhịp.
-Cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.
1-2’
2-3’
10-12’
3-4’
7-8’
6-8’
2-3lần
1-2’
1-2’
1-2’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Nắm rõ nội dung câu chuyện cần kể và ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	Biết chọn một câu chuyện các em đã tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện (cốt chuyện, nhân vật). Kể lại câu chuyện bằng lời nói của mình. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh biết trân trọng và vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bằng những việc làm cụ thể.
II. Chuẩn bị: 
-	Thầy: Một số cốt truyện để gợi ý nếu học sinh không xác định được nội dung cần kể.
- 	Trò : Học sinh sưu tầm một số tranh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước như gợi ý học sinh tìm câu chuyện của mình.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về chủ điểm hòa bình.
- 2 học sinh kể 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- Nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Các em đã từng tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Hôm nay, các em hãy kể lại câu chuyện đó qua tiết “Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia”.
-HS lắng nghe
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài 
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Đàm thoại 
- Ghi đề lên bảng
- 1 học sinh đọc đề
Gạch dưới những từ quan trọng trong đề 
- Học sinh phân tích đề
+Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến ,hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”.
+ Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh ,
- Đọc gợi ý đề 1 và đề 2 / SGK 57
- Tìm câu chuyện của mình.
® nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Lập dàn ý ra nháp ® trình bày dàn ý (2 HS)
10’
* Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện trong nhóm
- Hoạt động nhóm (nhóm 4) 
Phương pháp: Kể chuyện
- Học sinh nhìn vào dàn ý đã lập ® kể câu chuyện của mình trong nhóm, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên giúp đỡ, uốn nắn
9’
* Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện trước lớp
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại 
- Khuyến khích học sinh kể chuyện kèm tranh (nếu có)
- 1 học sinh khá, giỏi kể câu chuyện của mình trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện kể (bắt thăm chọn nhóm)
Ÿ Giáo viên nhận xét - tuyên dương
- Lớp nhận xét
- Giáo dục thông qua ý nghĩa 
- Nêu ý nghĩa
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Đàm thoại
- Tuyên dương
- Lớp giơ tay bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- Em thích câu chuyện nào? Vì sao?
- Học sinh nêu
® Giáo dục
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương tổ hoạt động tốt, học sinh kể hay
- Tập kể câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Cây cỏ nước Nam 
- Nhận xét tiết học 
TOÁN
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Các đơn vị đo diện tích đã học. 
	- Cách tính diện tích các hình đã học.
	- Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh tính diện tích các hình đã học, giải các bài toán liên quan đến diện tích nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi kiến thức về tính diện tích. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tình huống - Hệ thống câu hỏi - Phấn màu - Bảng phụ - Hình vẽ 
- 	Trò: Chuẩn bị câu hỏi, câu trả lời, công thức, quy tắc tính diện tích các hình đã học.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Khi viết số đo diện tích mỗi hàng đơn vị đo ứng mấy chữ số: vận dụng đổi
3m2 8dm2 = ...................dm2
- 1 học sinh
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập chung
TGB: Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các sự vật có hình chữ nhật và hình vuông ® Vậy để tính được diện tích các sự vật có hình vuông, hình chữ nhật như thế nào? Cách tính ra sao? Thầy trò chúng ta cùng nhau ôn lại công thức, cách tính S hình chữ nhật, S hình vuông qua tiết “Luyện tập chung”
- Học sinh ghi bảng 
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: Ôn công thức, quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não 
- Muốn tìm diện tích hình vuông ta làm sao?
- Nêu công thức tính diện tích hình vuông?
S = a x a
- Muốn tìm diện tích hình chữ nhật ta làm sao?
- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật?
S = a x b
- Muốn tìm diện tích hình chữ nhật ta cần biết gì?
- Học sinh hỏi
- Học sinh trả lời
- Lưu ý HS nêu sai giáo viên sửa
7’
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động nhóm (6)
- Giáo viên dặn HS tìm hiểu trước các bà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan06.doc