I/. Yêu cầu: Đọc đúng:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: lầu, lẩm nhẩm, chè lam, đốn củi, vỏ trứng, triều đình,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín.
Nắm được cốt truyện: Ca ngợi lòng ham học, trí thông minh, giàu trí sáng tạo của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.
Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói: Biết đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện, kể
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II/Chuẩn bị:
GV:Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ .
HS: SGK, vở ghi.
ét vải cửa hàng còn lại là: 4238 – 1635 = 2648 (m) Đáp số: 2648 m -1 hs đọc yêu cầu BT. -HS tự làm bài tập và trả lời theo yêu cầu của GV. -Lắng nghe và ghi nhận. RÚT KINH NGHIỆM:. TUẦN21: Soạn:28-1-2008 Giảng:4-30-1-2008 TẬP ĐỌC BÀN TAY CÔ GIÁO I/ Mục tiêu: Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào, Ngắt, nghỉ hơi đúng các nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài với giọng tha thiết, tình cảm. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: phô. Hiểu: Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo đã tạo ra biết bao điều kì lạ. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị: Tranh MH bài TĐ, bảng phụ ghi bài thơ. Ghi khổ thơ cần luyện đọc. III/ Lên lớp: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 14’ 10’ 7’ 3’ I/ Ổn định: II/ KTBC: - YC HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Ông tổ nghề thêu. - Nhận xét ghi điểm. III/ Bài mới: 1/ GTB:. Ghi tựa. 2/ Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tha thiết, tình cảm. HD HS cách đọc. - Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó. - Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. - YC 4 HS nối tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS. - YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. YC HS đặt câu với từ: phô. - YC 4 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ. - YC HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - YC HS đọc đồng thanh bài thơ. 3/ HD tìm hiểu bài: - GV gọi 1 HS đọc cả bài. + Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã làm ra gì? +Từ tờ giấy đỏ, cô giáo đã làm ra những gì? +Thêm tờ giấy xanh, cô giáo đã làm ra những gì? +Với giấy trắng, xanh, đỏ cô đã tạo ra được cảnh gì? +Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì? GV chốt:Bàn tay cô giáo thật khéo léo, mềm mại. Đôi bàn tay ấy như có phép nhiệm màu. Chính đôi bàn tay cô đã đem đến cho HS biết bao niềm vui và bao điều kì lạ. 4/ Học thuộc lòng bài thơ: - Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng. - Xoá dần bài thơ. -YC HS đọc thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi HS đọc trước lớp. Tổ chức thi đọc theo hình thức hái hoa. - Nhận xét cho điểm. IV./ Củng cố – Dặn dò: -Bài thơ ca ngợi điều gì? - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị cho bài sau: Người trí thức yêu nước. - 3 HS lên bảng thực hiện YC. -HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài. -Theo dõi GV đọc. -HS đọc đúng các từ khó.(Mục tiêu) -Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV. -4 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ. VD: Một tờ giấy trắng / Cô gấp cong cong / Thoắt cái đã xong // Chiếc thuyền xinh quá !// - 1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. 2 HS đặt câu. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ. - 2 nhóm thi đọc nối tiếp. - Cả lớp đọc ĐT. - 1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK +Cô đã gấp được chiếc thuyền xinh xắn. +Cô đã làm ra được ông mặt trời với nhiều tia nắng toả +Cô đã tạo ra được mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh con thuyền. +Cô đã tạo ra được trước mặt HS cảnh biển vào buổi bình minh. +Cô giáo có đôi bàn tay thật khéo léo. Đôi bàn tay cô giáo như có phép nhiệm màu. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân. - 2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp. -Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo đã tạo ra biết bao điều kì lạ. - Lắng nghe ghi nhận. RÚT KINH NGHIỆM:.................................................................................................... TUẦN 21: Soạn:27-01-2008 Giảng:31-01-2008 TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA: O, Ô, Ơ. I/ Mục tiêu: Củng cố cách viết hoa chữ O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Lãn Ông và câu ứng dụng: Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. YC viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. II/ Đồ dùng: Mẫu chữ viết hoa: O, Ô, Ơ.Tên riêng và câu ứng dụng. Vở tập viết 3/1. III/ Lên lớp: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 32’ 3’ I/ Ổn định: II/ KTBC: -Thu chấm 1 số vở của HS. - Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. - HS viết bảng từ: Nguyễn Văn Trỗi - Nhận xét – ghi điểm. III/ Bài mới: 1/ GTB: Ghi tựa. 2/ HD viết chữ hoa: * Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - HS nhắc lại qui trình viết các chữ O, Ô, Ơ, Q, T. - YC HS viết vào bảng con. 3/ HD viết từ ứng dụng: -HS đọc từ ứng dụng. -Em biết Lãn Ông là ai không? - Giải thích: Đó là Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác (1720 – 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay, một. Hiện nay một phố cỗ của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông. -QS và nhận xét từ ứng dụng: -Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? -Viết bảng con, GV chỉnh sửa. Lãn Ông 4/ HD viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng. -Giải thích: Quảng Bá, Hồ Tây, Hàng Đào là những địa danh ở thủ đô Hà Nội. -Nhận xét cỡ chữ. -HS viết bảng con. 5/ HD viết vào vở tập viết: - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/1. Sau đó YC HS viết vào vở. - Thu chấm 10 bài. Nhận xét . IV/ Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học chữ viết của HS. -Về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng. - HS nộp vở. - 1 HS đọc: Nguyễn Văn Trỗi Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con. -HS lắng nghe. - Có các chữ hoa: L, Ô, Q, B, H , T, Đ. - 2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn) -3 HS lên bảng viết, HS lớp viết bảng con: O, Ô, Ơ, Q,. -2 HS đọc Lãn Ông. -HS nói theo hiểu biết của mình. - HS lắng nghe. -Chữ L, Ô, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách bằng 1 con chữ o. - 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con: -3 HS đọc. -Chữ ô, q, g, b, h, đ, l, y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Riêng chữ t cao 2 li. - 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con. -HS viết vào vở tập viết theo HD của GV. -1 dòng chữ Ô cỡ nhỏ. -1 dòng chữ L và Q cỡ nhỏ. -2 dòng Lãn Ông cỡ nhỏ. -4 dòng câu ứng dụng. RÚT KINH NGHIÊM:. TUẦN 21: Soạn:26-01-2008 Giảng:2-28-01-2008 TỰ NHIÊN XÃ HỘI: THÂN CÂY I/. Yêu cầu: Giúp HS: Biết thân cây là một bộ phận chính của cây, biết các cách mọc của thân cây (thân mọc đứng, thân bò, thân leo) và câu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo). Phân biệt được một số cây cối theo cách mọc của thân và loại thân. Giáo dục HS ý thức bảo vệ cây. II/. Chuẩn bị: Các ảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 78, 79 SGK.Bảng phụ: cây su hào thật. HS cả lớp mỗi em mang đi 2 cây thật. III/. Lên lớp: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 26’ 3’ I/ Ổn định: II/ Kiểm tra bài cũ: -Gọi học sinh lên bảng trả lời kiến thức tiết trước. Kể tên các bộ phận thường có của thân cây? -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. -Nhận xét chung. III/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Một trong những bộ phận rất quan trọng của cây là thân cây. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bộ phận này. 2.Hướng dẫn: Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại thân cây. -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: +Yêu cầu HS chia nhóm. +Yêu cầu các nhóm quan sát ảnh trang 78, 79 SGK và cho biết: Hình chụp cây gì? Cây này có thân mọc thế nào? (thân mọc đứng, thân leo hay thân bò)? Thân cây to khoẻ, cứng chắc hay nhỏ, mềm, yếu? -GV tổ chức làm việc cả lớp. +Sau 3 phút yêu cầu các nhóm đại diện báo cáo kết quả thảo luận.. GV ghi lại kết quả thảo luận vào bảng phụ. Sau đó hỏi: -Thân cây có mấy cách mọc? Đó là những cách nào? Cho ví dụ mỗi loại. +GV giảng: Những thân cây to khoẻ, cứng chắc được gọi là thân gỗ, những thân cây nhỏ, yếu, mềm gọi là thân thảo. +Hãy cho biết: Thân cây lúa mọc như thế nào, là thân gỗ hay thân thảo. +Thân cây su hào mọc như thế nào? Thân này có gì đặc biệt? +Khẳng định: Củ su hào chính là thân cây. Thân cây su hào là một loại thân biến dạng thành củ, gọi là thân củ. +Kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Thân cây có loại là thân gỗ, có loại thân thảo. Cây su hào có thân phình to thành củ, gọi là thân củ. Hoạt động 2: Trò chơi: Em làm chuyên gia nông nghiệp. -GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. -GV: Hãy quan sát các cây đã sưu tầm và hoàn thành bảng sau: -Làm việc cả lớp: +Sau 5 phút, GV YC đại diện các nhóm báo cáo: Nhóm có những loại cây nào, cách mọc và loại thân của từng cây là gì? +Yêu cầu HS nhận xét. +Nhận xét đưa kết luận, tuyên dương các nhóm phân loại đúng thân cây. +Yêu cầu HS nêu lại: Thân cây có mấy cách mọc? Có mấy loại thân? Thân củ su hào là loại thân gì? IV/ Củng cố – dặn dò: -GV kết luận và giáo dục tư tưởng cho HS về thân cây. -Nhận xét tiết học. -Yêu cầu mỗi HS về nhà tiếp tục sưu tầm hai cây để giờ sau học. - HS Trả Lời 1 Số Câu Hỏi. -Các Bộ Phận: Rễ, Thân, Lá, Hoa Và Quả. -HS Báo Cáo. -Lắng Nghe. +HS Chia Nhóm, Mỗi Nhóm Gồm 4 HS. +Phân Công Các Nhóm Quan Sát Tranh Như Sau: Nhóm 1 Và 2: Tranh 1 Và 2. Nhóm 3 Và 4: Tranh 3 Và 4. Nhóm 5 Và 6: Tranh 5,6 Và 7. +Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung, nhận xét, câu trả lời đúng là: Tranh 1: Cây nhãn có thân mọc đứng, thân to khoẻ, cứng chắc. Tranh 2: Cây bí đỏ có thân bò, thân nhỏ, mềm yếu. Tranh 3: Cây dưa chuột có thân leo, thân nhỏ, mềm yếu. Tranh 4: Cây rau muống có thân bò, thân nhỏ, mềm yếu. Tranh 5: Cây lúa có thân mọc đứng, nhỏ, mềm yếu. Tranh 6: Cây su hào, thân mọc đứng, thân mềm. Tranh 7: Cây gỗ trong rừng có thân mọc đứng, thân to khoẻ, cứng chắc. -1 - 2 HS trả lời: Thân cây có 3 cách mọc. Đó là thân mọc đứng như cây nhãn, cây lúa, cây gỗ; thân leo như: cây dưa chuột; thân bò như cây bí ngô, cây rau muống. +HS nghe GV giảng, sau đó trả lại câu hỏi: -Thân cây lúa mọc đứng, là thân thảo. -Thân cây su hào mọc đứng và phình to thành củ. -Lắng nghe. -1 - 2 HS nhắc lại. -Chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS. Phiếu quan sát nhóm: Tên cây Cách mọc Loại thân Đứng Bò Leo Gỗ Thảo Củ 1.Đậu . x x +Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng báo cáo. +Các nhóm nhận xét nhóm bạn. +Lắng nghe. +2 đến 3 HS trả lời. -Lắng nghe và ghi nhận để chuẩn bị cho tiết sau. RÚT KINH NGHIỆM:... TUẦN 21: Soạn:28-01-2008 Giảng:5-31-01-2008 LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HOÁ ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU? I/. Yêu cầu: HS nắm được 3 cách nhân hoá Luyện tập về cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu? Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. II/. Chuẩn bị: GV:Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.3 tờ giấy khổ to. HS:VBT III/. Lên lớp: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 31’ 3’ I/ Ổn định: II/ Kiểm tra bài cũ: +Xếp các từ sau nay vào các nhóm thích hợp: Đất nước, dựng xây, nước nhà,giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn. -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung III/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục được học về phép nhân hoá. Nắm vững phép nhân hoá, các em sẽ viết văn có hình ảnh hơn, hay hơn. Tiết LTVC hôm nay còn giúp các em tiếp tục ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu? - Ghi tựa. 2.HD làm bài tập: Bài tập 1: -GV đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa. -GV nhận xét. Bài tập 2: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhắc lại YC: BT yêu cầu tìm những sự vật được nhân hoá trong bài thơ và chỉ rõ chúng được nhân hoá bằng những cách nào? -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày bài trên bảng phụ hoặc trên các giấy to đã chuẩn bị trước. -Nhận xét và chốt lời giải đúng. -HS chép vào vở BT. -Hỏi: Qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật. Bài tập 3: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhắc lại YC: BT cho ba câu a, b, c. Nhiệm vụ của các em là: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”. -Cho HS làm bài (1 – 3 HS lên làm bài trên bảng phụ). -Nhận xét và chốt lời giải đúng. -HS chép bài vào VBT. Bài tập 4: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhắc lại YC. -HS trả lời câu hỏi. Hỏi: Câu chuyện trong bài diễn ra khi nào và ở đâu? Hỏi: Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu? Hỏi: Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu? -GV nhận xét và chốt lời giải đúng. IV/ Củng cố, dặn dò: -Có mấy cách nhân hoá? Đó là cách nào? -Nhận xét tiết học. Biểu dương những em học tốt. -GV yêu cầu HS về học bài và chuẩn bị cho bài sau. -2 học sinh nêu, lớp theo dõi nhận xét. +Câu a: Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc là: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn. +Câu b: Những từ cùng nghĩa với bảo vệ là: giữ gìn, gìn giữ. +Câu c: Những từ cùng nghĩa với xây dựng là: dựng xây, kiến thiết. -Nghe giáo viên giới thiệu bài. -2 HS đọc lại. -1 HS đọc yêu cầu của bài. -Lắng nghe. -HS làm bài cá nhân hoặc làm bài theo cặp. -Các nhóm lên bảng thi theo hình thức tiếp sức. Bài giải: Trong bài thơ trên có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm. -Các sự vật được gọi bằng ông, chị (chị mây, ông mặt trời, ông sấm). -Các sự vật được tả bằng những từ ngữ: bật lửa (ông trời bật lửa), kéo đến (chỉ mây kéo đến), trốn (trăng sao trốn), nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước (đất nóng lòng), xuống (mưa xuống) vỗ tay cười. -Tác giả nói với mưa thân mật như nói với một người bạn “Xuống đi nào, mưa ơi!”. -Có 3 cách nhân hoá. +Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: Ông, chị. +Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng, +Nói với sự vật thân mật như nói với con người: gọi mưa như gọi bạn. -1 HS đọc yêu cầu BT 3. -Lắng nghe. -HS phát biểu nhiều ý kiến. Câu a: Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Câu b: Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. Câu c: Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông. -1 HS đọc yêu cầu BT 4. -Lắng nghe. -Câu chuyện diễn ra ở chiến khu vào thời kì kháng chiến chống Pháp. -Các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong lán. -Trung đoàn trưởng khuyên họ về sống với gia đình. -Có 3 cách nhân hoá. +Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người. +Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người. +Nói với sự vật thân mật như nói với con người. RÚT KINH NGHIỆM:. TUẦN 21: Soạn:27-01-2008 Giảng:30-01-2008 TOÁN : LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp HS: Biết trừ nhẫm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số Củng cố về thực hiện phép trừ các số có bốn chữ số. Củng cố về giải toán có lời văn bằng 2 phép tính. II. Chuẩn bị: Bảng phụ – phiếu bài tập.. III/ Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 31’ 3’ I. Ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra bài tiết trước: - Nhận xét-ghi điểm: III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng. 2. Luyện tập: Bài 1: -GV viết lên bảng phép tính: 8000 – 5000 =? -Yêu cầu hs nhẩm, gv hỏi cách nhẩm như thế nào? -Yêu cầu hs tự làm bài. Bài 2: -HD HS làm bài tương tự như BT 1. Bài 3:-Gọi 1 HS đọc YC. -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện tính trừ các số có đến 4 chữ số. -Yêu cầu HS tự làm tiếp bài. -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nhận xét cả cách đặt tình và kết quả tính. -Chữa bài và cho điểm. Bài 4: -Goi 1 hs đđọc yêu cầu BT. -Trong kho có bao nhiêu kg muối? -Người ta chuyển đi mấy lần? Mỗi lần bao nhiêu kg? -Bài toán hỏi gì? -Yêu cầu hs tóm tắt BT: Có: 4720kg Chuyển lần 1: 2000kg Chuyển lần 2: 1700kg Còn lại: kg? -Yêu cầu hs làm bài. -Chấm bài và ghi điểm cho HS. -GV HD HS làm cách 2. IV/ Củng cố – Dặn dò: -YC HS về nhà luyện tập thêm về các phép tính đã học. -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm BT. -Nghe giới thiệu. -HS nhẩm và báo cáo kết quả: = 3000. -Trả lời theo yêu cầu của gv. -Tự làm và một hs giải miệng trước lớp. -Một số HS lên trình bày trước lớp. -1 HS nêu YC bài tập. -Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính. -1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. -4 HS làm bài tập trên bảng. HS cả lớp làm vào VBT. 7284 9061 6473 4492 3528 4503 5645 833 3756 4558 828 3659 -1 hs đọc yêu cầu . -Trong kho có 4720kg muối. -Người ta chuyển đi 2 lần: lần 1 chuyển 2000kg; lần 2 chuyển 1700kg. -trong kho còn lại bao nhiêu kg muối? -1 hs làm bài lớp làm BVBT. Bài giải: (Cách 1) Số muối cả hai lần chuyển được là: 2000 + 1700 = 3700 (kg) Số muối còn lại trong kho là: 4720 – 3700 = 1020 (kg) Đáp số: 1020 kg -HS tự giải cách 2. -Lắng nghe và ghi nhận. RÚT KINH NGHIỆM: TẬP ĐỌC NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC I/ Mục tiêu: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nấm pê-ni-xi-lin, hoành hành, tận tuỵ, Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục thương tiếc bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Hiểu các từ ngữ chú giải và một số từ khác trong bài. Hiểu nội dung bài: ca ngợi bác sĩ Đặng Văn Ngữ. II/ Chuẩn bị: Tranh minh hoa bài tập đọcï. Bảng phụ viết sẵn câu văn cần HD luyện đọc. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.KTBC: -HS đọc thuộc lòng bài Bàn tay cô giáo. +Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã làm ra gì? +Từ tờ giấy đỏ, cô giáo đã làm ra những gì? +Thêm tờ giấy xanh, cô giáo đã làm ra những gì? -Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: a.GTB: Trong tiết tập đọc hôm nay, thầy sẽ giới thiệu với các em về một trí thức yêu nước. Ông đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho khoa học và sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Ông là ai? Để biết được điều đó, chúng ta đi vào tìm hiểu bài Người trí thức yêu nước. Ghi tựa. b.Luyện đọc: -GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Hướng dẫn đọc với giọng nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng. - Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó. -HD phát âm từ khó. - HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. -HD HS chia bài thành 4 đoạn. -Gọi 4 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS. -Giải nghĩa các từ khó. -Yêu cầu HS đặt câu với từ khổ công. -YC 4 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. -YC HS đọc bài theo nhóm. -Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -Đọc đồng thanh cả bài. (giọng vừa phải) c. HD tìm hiểu bài: -HS đọc cả bài trước lớp. - 1 HS lại đoạn 1 của bài. -Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ. -GV: Chỉ những người có lòng yêu nước tha thiết mới bỏ cuộc sống giàu sang ở nước ngoài trở về đất nước đang có chiến tranh, mới tình nguyện ra chiến trường đánh Mĩ. -Chi tiết nào cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm? -Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến? -Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã hi sinh trong hoàn cảnh nào? -Em hiểu điều gì qua câu chuyện? d. Luyện đọc lại: -Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó. -Gọi 3 đến 4 HS đọc. -Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà tập đọc lại bài và chuẩn bị cho bài chính tả tiết sau. -Soạn các bài tập có liên quan đến bài viết. -3 HS lên bảng thực hiện. -HS đọc thuộc lòng bài thơ. +Cô đã gấp được chiếc thuyền xinh xắn. +Cô đã làm ra được ông mặt trời với n
Tài liệu đính kèm: