Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018

Tập đọc – kể chuyện

Ôn tập giữa học kì I (Tiết 2)

I. Mục tiêu

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ,trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài văn đó.

- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì? Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học.

- Giáo dục HS chăm học.

II. Đồ dùng – phương tiện dạy học

- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu).

III. Các hoạt động dạy học:

1/ Bài cũ: Gọi HS nêu tên các bài tập đọc đã học

- Nhận xét.

2/ Bài mới: Giới thiệu, ghi bảng.

H Đ 1: Ôn tập đọc.

- Cho HS bốc thăm tên bài để đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

H Đ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm dưới đây:

a/ Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.

b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập .

- GV theo dõi sửa sai

Bài tập 3: Kể lại một đoạn hoặc cả câu chuyện mà em đã học trong 8 tuần đầu.

- Gọi HS kể tên các truyện đã học, GV ghi bảng.

- GV gợi ý cho HS chọn 1 chuyện đọc tên chuyện và chọn kế 1 đoạn hoặc cả chuyện theo lời một nhân vật hoặc cùng kể với các bạn theo vui.

- GV cùng cả lớp nhận xét chọn bạn kể hay, đúng

- Nhận xét, tuyên dương.

3/ Củng cố, dặn dò:

- Ôn câu Ai là gì ?

- Nhận xét tiết học.

 - 2 HS nêu: Cậu bé thông minh; Ai có lỗi; Cô giáo tí hon; Chiếc áo lan; Người mẹ; Ông ngoại; Người lính dũng cảm,

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- HS đọc yêu cầu

- 2 HS làm miệng .Sau đó làm vào vở

a/ Ai là hội viên câu lạc bộ thiếu nhi phường ?

b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?

- HS kể tên các truyện đã học.

+ Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Chiếc áo len, Người mẹ, người lính dũng cảm, Bài tập làm văn. Trận bóng dưới lòng đường. Các em nhỏ và cụ già. Dại gì mà đổi. Không nỡ nhìn

- HS thi nhau kể cá nhân

- Cả lớp nhận xét.

 

docx 25 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm, Bài tập làm văn. Trận bóng dưới lòng đường. Các em nhỏ và cụ già. Dại gì mà đổi. Không nỡ nhìn 
- HS thi nhau kể cá nhân 
- Cả lớp nhận xét.
 Đạo đức
Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn , giúp cho tình bạn thêm gắn bó, thân thiết.
- Thực hiện những hành vi, cử chỉ chia sẻ vui buồn cùng bạn trong các tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học:
III . Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
 - Gọi HS nhắc lại bài học hôm trước 
- GV nhận xét 
2. GV giới thiệu bài học
a ,Xử lý tình huống
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung :
+ Đưa ra cách giải quyết và lời giải thích hợp lý
- GV nhận xét và đưa ra kết luận
b , Thảo luận đóng vai 
- GV nêu tình huống trong 
- GV giao nhiệm vụ. 
- GV gọi HS các nhóm lên bảng trình bày.
- GV nhận xét và kết luận lại
c, Bày tỏ ý kiến
- GV nêu các ý kiến để HS lựa chọn tán thành hay không tán thành và giải thích gì sao ?
a) Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó.
b) Niềm vui nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai..
c) Niềm vui sẻ được nhân lên, nỗi buồn sẻ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ..
-GV nhận xét từng câu trả lời của HS
*Em có bao giờ chia sẻ buồn vui với bạn chưa ?
3. Củng cố, dặn dò:
- Bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn, an ủi, động viên, 
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thảo luậntrình bày kết quả thảo luận
+ Em vận động các bạn góp tiền giúp đỡ bạn mua thuốc cho mẹ
+ Phân công các bạn chép bài tiếp bạn
+ Phân công các bạn đến nhà chăm sóc mẹ bạn Ân tiếp bạn.
- HS chú ý lắng nghe 
- HS thảo luận và đóng vai :
- Đại diện nhóm trình bày đóng vai. Các nhóm khác nhận, bổ sung 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
a) Tán thành. 
b) không tán thành. 
c) Tán thành. Vì 
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
Toán(T)
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố về các phép tính nhân ,chia ,các phép tính nhân số có 2 chữ số ,các phép tính chia hết và chia có dư ,giải toán , ôn tập hình học . 
- HS làm nhanh các dạng bài tập
- Chủ động làm bài
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
III/ Hoạt động dạy học :
a/ Luyện tập:
Nhóm 1 làm bài 1 ,2
Bài 1 : 
Đặt tính rồi tính 
23 x 3 69 : 3 
37 x 5 84 : 4 
63 x 7 79 : 7
: 4 68 : 6
-Củng cố lại cách đặt tính và tính phép nhân ,chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số 
Bài 2: 
Làm bài 1 tuần 9 trong vở ôn luyện toán
-Củng cố lại tên đỉnh ,cạnh của các góc trong mỗi hình 
 Nhóm 2 làm bài 3,4
Bài 3: Làm bài tập 2 tuần 9 trong vở ôn luyện 
-Củng cố về góc vuông ,góc không vuông 
Bài 4 : Đúng ghi Đ ,sai ghi S 
Đoạn thẳng AM dài 66cm , đoạn thẳng BC dài bằng 1/3 đoạn thẳng AM .Đoạn thẳng BC dài là : 
a , 22cm b , 33cm 
-Củng cố cách tìm một phần mấy của 1 số 
Nhóm 3 làm bài 9 trang 44 và bài 2 trang 46 trong vở ôn luyện 
C/ Củng cố dặn dò
- NX tiết học
-Yêu cầu học sinh tự giác làm bài 
- Gv hướng dẫn và kiểm tra bài làm của học sinh
-Yêu cầu học sinh tự giác làm bài 
- Gv hướng dẫn và kiểm tra bài làm của học sinh
-Yêu cầu học sinh tự giác làm bài 
- Gv hướng dẫn và kiểm tra bài làm của học sinh
-Yêu cầu học sinh tự giác làm bài 
- Gv hướng dẫn và kiểm tra bài làm của học sinh
Bài 5 : Đa : 81
 _____________________________
Tiếng Việt(T)
Mở rộng vốn từ cộng động . Dấu chấm , dấu phẩy 
I- Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về cộng đồng .
- Biết điền đúng dấu chấm , dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn
- Có hứng thú, tự tin trong giờ học.
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Giới thiệu bài.
B. Luyện tập.
Bài 1 : Những thành ngữ nào là cách gọi người Việt Nam ta ?
a, Con Rồng cháu Tiên c, Con vua cháu chúa 
b, Con cháu Lạc Hồng d, Con cháu vua Hùng 
Bài 2 : Trong từ “ đồng bào ” , “ đồng ” có nghĩa là cùng . Trong những từ sau , từ nào có tiếng “ đồng ” mang nghĩa là cùng ?
a , đồng chí d, đồng lòng 
b ,đồng tâm e , đồng bạc 
c ,đồng ruộng g, đồng hương 
h , đồng quê 
Bài 3 .Những từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu “ Đồng bào Việt Nam ta phải coi nhau như ” để tạo so sánh đúng ?
 a , ruột thịt c, tay với chân 
b , anh em một nhà d, măng ấp bẹ 
Bài 4 . Tách đoạn văn sau thành 4 câu , sử dụng dấu chấm ,dấu phẩy và viết lại đoạn chính tả cho đúng 
 Thảo rất yêu quê hương mình nơi đó có biết bao kỉ niệm đẹp của Thảo với người thân với bạn bè đó là những buổi đi chăn trâu thả diều xem đom đóm bay Thảo luôn mong đến kì nghỉ hè để được về quê .
C .Củng cố , dặn dò 
- Mở rộng vốn từ cộng đồng , ôn dấu chấm ,phẩy 
- Nhận xét tiết học 
-Hs tự giác làm bài 
- Đa : a ,b, d 
-Hs tự giác làm bài
a , b , d, g 
-Hs tự giác làm bài 
Đa : a ,b 
Thảo rất yêu quê hương mình. Nơi đó có biết bao kỉ niệm đẹp của Thảo với người thân, với bạn bè .Đó là những buổi đi chăn trâu, thả diều ,xem đom đóm bay .Thảo luôn mong đến kì nghỉ hè để được về quê .
Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017
Toán 
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke
I. Mục tiêu: 
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông.
- Vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
- Giáo dục HS nhớ để vận dụng khi cần thiết.
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
III. Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ: Gọi HS chữa bài tập 4/42.
Nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hướng dẫn HS thực hành
Bài 1/43: Dùng ê ke vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước.
- Hướng dẫn cách vẽ góc vuông đỉnh O
GV hướng dẫn HS thực hành vẽ góc vuông đỉnh O: Đặt đỉnh góc vuông của thước ê ke trùng với O và một cạnh góc vuông của thước ê ke trùng với cạnh đã cho. Vẽ cạnh còn lại của góc vuông ê ke ta được góc vuông đỉnh O.
- Gọi HS lên bảng vẽ
- chữa bài
- Củng cố cách dùng ê ke để vẽ góc vuông.
Bài 2/43 :Dùng ê ke để kiểm tra trong mỗi hình có mấy góc vuông.
- Cho HS lấy ê ke để kiểm tra góc vuông.
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, kiểm tra, chốt câu kết quả đúng.
- Củng cố cách dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.
Bài 3/43: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tưởng tượng xem mỗi hình A, B được ghép từ các hình nào ? Sau đó quan sát miếng bìa GV đã chuẩn bị.
- Yêu cầu HS lên ghép 2 miếng bìa để tạo thành hình A, hình B như SGK.
Nhận xét, chốt kết quả đúng.
3/ Củng cố:
* Vẽ ở bảng con hình tứ giác có 1 góc vuông
- HS nhớ cách vẽ và cách kiểm tra góc vuông bằng e -kê
- Nhận xét tiết học.
-1 HS lên bảng làm, lớp theo dõi.
- Nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-3 HS lên bảng vẽ, lớp làm vào vở.
 H 
0 G
- HS dùng ê ke để kiểm tra.
+ Hình thứ nhất có 4 góc vuông.
+ Hình thứ hai có 2 góc vuông.
- HS quan sát hình vẽ, sau đó quan sát 4 miếng bìa.
- 2 HS lên bảng ghép, lớp nhận xét.
+ Miếng bìa 1 và 4 tạo thành hình A.
+ Miếng bìa 2 và 3 tạo thành hình B
Chính tả (Tiết 17)
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 3)
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài văn đó. 
- Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai là gì? Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường( xã, quận, huyện) theo mẫu.
- Giáo dục HS nhớ cách viết đơn để vận dụng khi cần thiết.
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
 - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc(8 tuần đầu).
III. Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ: Gọi HS đặt câu hỏi theo mẫu Ai là gì?
- Nhận xét.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
H Đ 1: Ôn tập và kiểm tra đọc 1 số HS
- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.
- Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
H Đ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Viết 3 câu theo mẫu Ai là gì ? 
- HD đặt câu trong câu nói về ai, người đó là gì? 
VD: Bố mẹ em là công nhân nhà máy điện 
- GV theo dõi sửa sai 
Bài tập 3: Gọi HS đọc mẫu đơn.
- Hướng dẫn các em làm bài miệng 
- GV theo dõi hướng dẫn 
Gọi HS đọc lại phần đơn của mình.
- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố: 
 Gọi HS nhắc lại các bước viết đơn 
- Giáo dục HS ghi nhớ mấy mẫu đơn viết để viết một lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết .
Nhận xét tiết học.
- 2 HS đặt, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lên bốc thăm, chuẩn bị 2 phút. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS đọc yêu cầu bài tập 
HS suy nghĩ làm bài vào vở
+ Chúng em là những học trò chăm ngoan 
+ Mẹ em là bác sĩ 
- HS đọc yêu cầu của bài và mẫu đơn 
-Lần lượt từng HS trả lời miệng từng dòng 
- Sau đó HS làm bài vào vở bài tập 
+ Điền vào mẫu đơn có sẵn 
- HS đọc lại bài làm, cả lớp nhận xét . 
- 2 HS nhắc lại.
________________________________
Tập đọc 
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài văn đó. 
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì?(BT2). Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (BT3).
- Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn chữ viết.
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu).
III. Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
H Đ 1: Ôn tập và kiểm tra đọc 1 số HS.
- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.
- Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá
H Đ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm : 
a. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát, múa. 
b. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ. 
H Đ 3: Nghe viết đoạn văn Gió heo may.
- GV giải thích : Gió heo may là gió nhẹ, hơi lạnh và khô, gió thổi vào mùa thu. 
- GV đọc để HS luyện viết bảng con
- GV đọc chậm từng câu, mỗi câu 3 lần . 
- GV đọc lại 
- GV đọc chậm một số bài, nhận xét . 
3/ Củng cố ,dặn dò:
 Bài tập đọc hôm nay muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Ôn lại mẫu câu Ai làm gì ?
- Nhận xét tiết học . 
- HS lắng nghe.
- HS lên bốc thăm, chuẩn bị 2 phút. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi 
2 HS lên bảng giải cả lớp giải vào vở
a. Ở câu lạc bộ chúng em làm gì ? 
b. Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ ? 
- HS lắng nghe.
- HS viết bảng con: quả bưởi, mặc nắng gắt, dìu dịu, dễ chịu, trưa
- HS nghe và viết bài vào vở
- HS soát lỗi.
________________________________
Thủ công 
Ôn tập chương I : Phối hợp cắt dán hình 
I. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức kỹ năng của HS qua phần gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán hình đã học.
- Rèn kỹ năng gấp, cắt, dán hình.
- HS biết yêu quý sản phẩm do mình làm ra.
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5.
 Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ: Cho HS nêu các bài đã học.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
H Đ 1:
- Cho học sinh xem lại các mẫu đã học ở bài trước 
- Hướng dẫn HS ôn tập phối hợp gấp, cắt, dán một trong các hình đã học.
- GV nhận xét, nhắc lại cách gấp tàu thủy hai ống khói; gấp con ếch; cắt lá cờ đỏ sao vàng; bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
H Đ 2: Thực hành.
- Gấp, cắt, dán một trong các sản phẩm đã học.
H Đ 3: Trưng bày sản phẩm.
- GV gợi ý cho HS nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
- HS nêu, lớp nhận xét.
- HS nhắc lại các bài đã học.
- HS theo dõi.
- HS thực hành làm bài các nhân,
- HS trang trí, trưng bày sản phẩm.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Chủ điểm tháng 10 : Vòng tay bè bạn 
 Hoạt động 4: trò chơi “Kết thân ”
I . Mục tiêu hoạt động:
- HS biết giới thiệu tên và tính cách các bạn trong lớp, tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở trong lớp học
- GD: Học sinh tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm đến bạn bè.
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
- Khoảng không gian đủ rộng để cho lớpchơi ngoài sân.
III. Các bước tiến hành
1. ÔĐTC
2. Bài mới:
- Bước 1 : Chuẩn bị
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi:
* Cách chơi: 
- Tất cả đứng thành vòng tròn, quản trò đứng ở giữa vòng tròn
- quản trò chỉ vào một người bất kì và hô: “ Kết bạn, Kết bạn !“ 
- Cả lớp hỏi thân ai, thân ai ?
- Quản trò chỉ vào một người nào đó và hô: chẳng hạn tên là Hà và hô: “Thân Hà, Thân Hà !”
- Cả lớp hô: Vì sao,vì sao ?
- Quản trò : “Bạn hiền,Bạn hiền” ‘ hoặc Bạn tốt,bạn tốt- hoặc giỏi- vui tính- chăm ngoan,”. 
- Người vừa giơ chỉ chạy lên bắt tay quản trò và đứng vào giữa vòng tròn tiếp tục hô:” Kết thân, kết thân “ Cứ như thế trò chơi tiếp tục cho đến hết thời gian chơi.
* Luật chơi:
- Người chơi chỉ định một bạn đã lên chơi rồi là phạm luật, phải nhảy lò cò về vị trí. Quản trò được quyền chỉ bạn khác lên chơi.
-Sau khi nghe cả lớp hô: “ Thân ai, thân ai ?“ người chơi phải nêu nhanh tên bạn, nếu đếm đến 5 mà chưa nói được là phạm luật, phải nhảy lò cò về vị trí.
 - Bước 2 : Tiến hành chơi
Tổ chức cho cả lớp chơi thử 1-3 lần.
HS chơi thật.
Bước 3 : Nhật xét – đánh giá
GV khen ngợi cả lớp đã tham gia trò chơi “ Kết thân” vui và bổ ích. Trò chơi đã giúp các em hiểu biết và thân với nhau hơn. Rất mong các em phát huy hơn nữa những mặt mạnh tốt, xứng đáng với tình cảm mà các bạn đã dành cho mình.
Tuyên bố kết thúc cuộc chơi. 
- HS hát.
- HS theo dõi.
- HS chơi thử.
- HS chơi thật.
- HS lắng nghe.
Luyện chữ
Bài 9: L,S .Lên thác xuống ghềnh
I.Mục tiêu:
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng viết chữ hoa L ,S cỡ nhỏ rõ ràng, tương đối đúng kĩ thuật
- Viết đúng cỡ chữ ,mẫu chữ .
- Giáo dục học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
Mẫu chữ
III. Hoạt động dạy - học:
1. Nêu nội dung giờ học
2. Nội dung: a) HD viết nháp:
- Đưa chữ mẫu L, S hướng dẫn
HD – H.s nhận xét chữ M,N? 
- Chữ hoa L có độ cao mấy ly?
- Cấu tạo gồm mấy nét?
- Chữ hoa S có độ cao mấy ly?
- Cấu tạo gồm mấy nét?
- Hai chữ giống nhau ở nét nào?
-G.v nhận xét 
G.v viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết
G.v yêu cầu h/s viết bảng con
Kèm rèn H.s viết chưa đẹp, nhận xét, sửa lỗi H.s hay mắc sai.
- Đọc các câu ứng dụng
- G.v giải nghĩa các câu ứng dụng
- Trong câu ứng dụng có từ nào phải viết hoa?
- Vì sao chữ đó phải viết hoa?
- G.v nhận xét
HD các nét nối từ chữ viết hoa sang chữ viết thường trong các tiếng đầu câu
- Lưu ý H.s cách viết câu ứng dụng: chữ hoa, độ cao, kĩ thuật, dấu thanh, khoảng cách các chữ
b) HD viết vở: 
Nhắc nhở H.s tư thế ngồi viết, cách cầm bút
c) Nhận xét 1 số bài rút kinh nghiệm.
Tuyên dương H.s viết chữ đẹp
3. Củng cố ,dặn dò 
- Gọi h.s nhắc lại độ cao và cấu tạo của chữ L ,S
- Nhận xét tiết học.
- Theo dõi
- Quan sát, nêu tên chữ, độ cao, cấu tạo
- Chữ L cao 2,5 ly
- Gồm 1 nét
Chữ S cao 2,5 ly
- Gồm 1 nét
- h.s trả lời
- Viết bảng con, 2H.s lên bảng
- Đọc các câu ứng dụng
“Lên thác xuống ghềnh
Sản xuất là khóa, văn hóa là chìa.
Lá lành đùm lá rách”
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
- H.s lắng nghe
- Viết bài vào vở luyện chữ đẹp
- H.s lắng nghe
Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017
Toán
Đề -ca-mét. Héc- tô - mét
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi và kí hiệu của đề-ca-mét ( dam ) và héc-tô-mét ( hm ). 
- Biết được mối quan hệ giữa dam và hm .Biết chuyển đổi đơn vị dam, hm ra mét.
- Yêu thích môn học 
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Kiểm tra
- GV gọi HS lên bảng nêu lại tên độ dài đã học
2. GV giới thiệu bài học
a , Đề-ca-mét và Hec-tô-mét
- Giới thiệu Đề-ca-mét và Héc-tô-mét :
- Đề-ca-mét là một đơn vị đo độ dài. Đề-ca-mét được kí hiệu : dam
+ Độ dài của 1dam bằng độ dài của 10 mét.
- Héc-tô-mét cũng là đơn vị đo độ dài. Héc-tô-mét kí hiệu là ( hm )
+ Độ dài của 1hm bằng độ dài của 100m và bằng độ dài của 10dam
b , Thực hành
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài 
- GV viết lên bảng 4dam = ? m, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số thích hợp điền vào chổ chấm và giải thích.
- GV hỏi : 1dam bằng bao nhiêu mét ?
- 4dam gấp mấy lần so với 1dam ?
- Vậy muốn tìm 4dam bằng bao nhiêu mét ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài còn lại.
- GV nhận xét 
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đọc phần mẫu và tự làm bài.
- GV nhận xét 
* 6hm = .m
10hm= dam
2.Củng cố, dặn dò: 
- Nắm được quan hệ giữa đề -ca- mét và héc –tô- méc 1hm = 10 dam 
- Củng cố lại các đơn vị đo đã học 
- GV nhận xét tiết học 
- HS lên bảng nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc : Đề-ca-mét ( dam )
+ HS đọc : 1dam bằng 10m
- HS đọc : Héc-tô-mét ( hm )
+ HS đọc 
- 1HS đọc SGK 
- HS cả lớp làm vào vở:
1hm = 100 m 1m = 10 dm
1dam = 10 m 1m = 100 cm
1hm = 10 dam 1cm = 10 mm
1km = 1000 m 1m = 1000mm
- 1 HS đọc SGK
- HS suy gnhĩ và làm bài
- HS nêu : 1dam = 10m
- Gấp 4 lấn 1dam
- Lấy 10m x 4 = 40m
- HS làm vào vở:
4dam = 40 m 8 hm = 800 m
7dam = 70 m 7 hm = 700 cm
9dam = 90 m 9 hm = 900 m
6dam = 60 m 5 hm = 500 m
- 1 HS đọc SGK	
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
2 dam + 3 dam = 5 dam
25 dam + 50 dam = 75dam
Tập đọc 
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 5)
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn, bài. 
- Ôn luyện củng cố vốn từ: Lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật .Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì ?
- Yêu thích môn học 
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
- Phiếu ghi tên bài học thuộc lòng.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Kiểm tra
- GV giới thiệu bài
- GV gọi HS bốc thăm chọn bài đọc.
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét 
2. Thực hành
 Bài 2 :
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Em chọn từ nào? Vì sao ?
 Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS từ làm bài .
- GV nhận xét 
- Yêu cầu HS đọc lại các câu văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố mẫu câu Ai làm gì ?
- GV nhận xét tiết học 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1HS đọc SGK.
- HS tự làm bài.
- Em chọn từ: xinh xắn vì hoa cỏ may không nhiều màu nên không chọn từ lộng lẫy.
- Chọn từ: tinh xảo vì bàn tay khéo léo chứ không thể tinh khôn.
- Chọn từ tinh tế vì hoa cỏ may nhỏ bé không thể dùng từ to lớn.
- 1HS đọc SGK.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 
+ Bạn Ngân đang học bài.
+ Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
+ Các bạn nhỏ đang tập bơi.
- 3 HS đọc lại.
______________________________
Luyện từ và câu 
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Củng cố vốn từ: chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ sự vật, ôn luyện về dấu phẩy.
- Làm nhanh và đúng các bài tập 
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng .
III. Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
H Đ 1: Kiểm tra học thuộc lòng.
- Gọi HS lên bảng đọc bài theo yêu cầu.
- GV nhận xét, .
H Đ 2: Làm bài tập.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giải thích các câu văn.
- GV cho HS xem (hoa thật hoặc tranh, ảnh) huệ trắng, cúc vàng, hồng đỏ, vi – ô – lét tím nhạt.
- Gọi 1 số em đọc bài làm của mình.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu đọc kết quả bài làm.
- GV cùng HS nhận xét, kết luận
3/ Củng cố, dặn dò:
- Mở rộng các vốn từ ngữ ,ôn luyện về dấu phẩy.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bốc thăm, chuẩn bị trong 2 phút.
- HS đọc bài.
- HS đọc, lớp theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS xem và đọc lại đoạn văn. Làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- HS đọc đoạn văn đã điền.
+ Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi – ô – lét tím nhạt mảnh mai.
Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
- HS làm bài.
- 1 số em đọc bài làm của mình.
+ Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
+ Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
+ Đúng 8 giờ, trong tiếng quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
________________________________
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017
Toán 
Bảng đơn vị đo độ dài 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng ( km và m và mm).Biết làm các phép tính nhân, chia với các số đo độ dài.
- Yêu thích môn học 
II. Đồ dùng – phương tiện dạy học
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Kiểm tra
- Gọi HS lên bảng nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học
- GV nhận xét 
2. GV giới thiệu bài học 
a , Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài 
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- GV hướng dẫn điền vào bảng như SGK.
- Cho HS nêu đơn vị đo cơ bản.
- Cho HS nêu đơn vị nhỏ hơn mét.
- Cho HS nêu đơn vị lớn hơn mét.
- GV nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề đã học.
- GV giới thiệu thêm:
1 km = 10 hm.
1 km = 1000 m
- GV yêu cầu HS tự học thuộc lòng bảng đơn vị đo độ dài.
b , Thực hành 
 Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn lại mẫu 
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố lại các đơn vị đo độ dài đã học 
- Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát và nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp điền vào bảng.
+ Đơn vị đo cơ bản: (m).
+ dm; cm; mm.
+ dam; hm; km.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc SGK
- HS làm vào vở :
1km = 10 hm 1m = 10 dm
1km = 1000 m 1m = 100 cm
1hm = 10 dam 1m = 1000 mm
- 1HS đọc SGK
- HS làm vào vở:
8hm = 800 m 8 m = 80 dm
9 hm = 900 m 6 m = 600 cm
- 1HS đọc SGK
- HS theo dõi.
- HS làm vào vở:
25 m x 2 = 50 m 36 hm : 3 = 12 hm
15 km x 4 = 60 km 70 km : 7 = 10 km
34 cm x 6 = 204 cm 55 dm : 5 = 11 dm
Chính tả 
Kiểm tra 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nghe – viết đúng bài chính tả theo yêu cầu và làm tập làm văn theo đề đã cho.
- Rèn kĩ năng viết chính tả và tập làm văn.
- Giáo dục HS ý thức làm bài nghiêm túc.
II.Hoạt động dạy học :
Đề :Bài luyện tập tiết 8 ( trang 73 _ SGK Tiếng Việt 3)
A – Đọc thầm : Đọc đoạn văn bài ( Mùa hoa sấu ) 
B – Dựa theo nội dung bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_Tuan_9_Lop_3.docx