Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 3 - Trường TH Lương Thế Vinh

I. Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh nắm được:

 -Biết thế nào là có trách nhiệm với việc làm của mình.

 -Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.

 -Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

II. Chuẩn bị:

-GV: Nội dung bài ; Câu hỏi thảo luận chép vào bảng phụ. Các nhóm chuẩn bị trò chơi “Phân vai”

 -HS: Đọc, tìm hiểu truyện.

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

 1.Ổn định:

 2. Bài cũ: Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi – Sau đó GV nhận đánh giá.

 H: Là học sinh lớp 5 em cần làm gì?

 H: Là HS lớp 5 em còn điển nào chưa xứng đáng?

 3.Bài mới:

 - GV giới thiệu bài ghi đề lên bảng.

 

doc 39 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 3 - Trường TH Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nên dùng một số chất đọc hại như rượu, thuốc lá, cà phê,
Hình 4: Người phụ nữ có thai không nên gánh vác nặng tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,
-Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 12.
HĐ 2: Tìm hiểu về trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai:
MT: HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
-GV nhận xét và chốt lại nội dung từng hình:
 H5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ.
 H6: Người phụ nữ có thai làm những công việc nhẹ như đang cho gà ăn; người chồng gánh việc nặng.
 H7: Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10.
-Yêu cầu cả lớp cùng trả lời câu hỏi: 
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? 
-GV nhận xét và chốt lại như mục bạn cần biết trang 13 và yêu HS đọc .
HĐ3: Trò chơi: Đóng vai:
MT: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
-Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai và diễn trong nhóm. Gợi ý HS đóng vai theo chủ đề: “Giúp đỡ phụ nữ có thai”.
 Tình huống 1: Em đang trên đường đến trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô Hoa hàng xóm đi cùng đường. Cô Hoa đang mang thai lại phải xách nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì khi đó? 
Tình huống 2: Ô tô chật quá, bỗng một phụ nữ có thai bước lên xe. Chi đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ làm gì khi đó? 
-Yêu cầu các nhóm trình diễn trước lớp.
-GV nhận xét, khen ngợi các nhóm diễn tốt, có việc làm thiết thực với phụ nữ có thai.
Kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai
-HS hoạt động theo nhóm 2 em quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGk trả lời nội dung GV yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-2 em đọc mục bạn cần biết SGK trang 12.
-HS làm việc cá nhân quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
-HS đọc lại mục bạn cần biết trang 13.
-Nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai và diễn trong nhóm.
-Nhóm lên trình diễn.
	4. Củng cố – Dặn dò:
-Gọi 1 em đọc mục: Bạn cần biết.
-Dặn HS đọc nội dung Bạn cần biết, xem trước bài 6 và sưu tầm ảnh chụp của mình hoặc trẻ em ở các giai đoạn khác nhau.
 -Chuẩn bị: “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì”.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài.
 __________________________________________.
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 17 tháng 9 năm 2008.
LỊCH SỬ:
Cuộc phản công kinh thành Huế
I. Mục tiêu:
	- HS nắm được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công kinh thành Huế.
- HS có kĩ năng kể lại được các ý chính trọng tâm về nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công kinh thành Huế
	-Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
	 - GV: Nội dung bài ; Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
	 - HS: Nội dung bài. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	1.Ổn định: 
2. Bài cũ: Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
H: Nêu những đề nghị canh tân đất nước Nguyễn Trường Tộ? 
H: Những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn thực hiện không? Vì sao? 
H: Nêu ghi nhớ?
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Giới thiệu bài: : GV giới thiệu bối cảnh đất nước ta thời bấy giờ (phần đầu ở SGk). GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ 1: Tìm hiểu: Nguyên nhân xảy ra cuộc phản công:
+ Yêu cầu HS đọc thầm phần đầu và trả lời cá nhân câu hỏi:
H: Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế? 
 (Biết tin Tôn Thất Thuyết lãnh đạo nghiã quân luyện tập chống Pháp: Pháp ra lệnh mới ông sang để bắt cóc ® Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.)
HĐ 3 : Tìm hiểu :Diễn biến –ý nghĩa cuộc phản công:
- Yêu cầu HS đọc thầm phần 2 theo nhóm bàn thảo luận trả lời các nội dung sau:
H: Cuộc phản công diễn ra khi nào? Do ai lãnh đạo? 
H:Tôn Thất Thuyết làm gì chuẩn bị chống Pháp ?
H: Cuộc phản công diễn ra như thế nào?
H: Ý nghĩa của cuộc phản công kinh thành Huế.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày - GV Lắng nghe, chốt ý:
 *Tôn Thất Thuyết: Lập căn cứ ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tâp, sẵn sàng đánh Pháp
 *Cuộc phản công do Tôn Thất Thuyết chỉ huy diễn ra lúc 1 giờ sáng ngày 5-7-1885, quân ta nổ tiếng súng đại bác rầm trời, lửa cháy rừng rực, các đạo quân tấn công đồn Mang Cá và toà khâm sứ. Bị đánh bất ngơ,ø Pháp bối rối nhưng nhờ có ưu thế vũ khí Pháp cố thủ đến sáng phản công lại 
 *Ý nghĩa: Điều này thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
+ Yêu cầu HS đọc thầm phần cuối và trả lời cá nhân câu hỏi:
H: Sau cuộc phản công thất bại Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì mới? ( Đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên Quảng Trị. Tại đây Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua đánh Pháp.)
H: Chiếu Cần Vương có tác dụng gì ?
(Từ đó phong trào chống Pháp nổ lên mạnh mẽ khắp cả nước kéo dài đến cuối thế kỉ XIX tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương khê.)
HĐ 3: Rút ra bài học. 
-GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài học - rút ra ghi nhớ (như phần in đậm trong SGK). 
-HS nghe và nhắc lại đề bài.
-HS đọc thầm phần đầu và trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
-Nhận phiếu ghi câu hỏi thảo luận, đọc thầm nội dung SGK và thảo luận theo nhóm bàn trả lời nội dung GV y/c.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS đọc thầm phần cuối và trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
-HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
-HS đọc phần bài học SGK.
	4. Củng cố - Dặn dò:
 - GV cho HS nêu bài học.
 -Về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”.
 - Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC:
 Lòng dân ( tiếp)
 I.Mục đích yêu cầu: 
 -Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:
	 +Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
 +Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Bết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
 -Hiểu được:
	+Nghĩa các từ: tía, chỉ, nè.
	+Nội dung bài: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng, tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ với cách mạng.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Tranh minh họa SGK.
 HS: Đọc, tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: “Lòng dân” và trả lời câu hỏi.(3 phút)
 H: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
	 H: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
	 -GV nhận xét ghi điểm.
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
- Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Luyện đọc (11 phút).
-Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp.
-Y/cầu HS đọc thành tiếng vở kịch (có thể chia làm 2 đoạn: đoạn đầu: Từ đầu đến để chị này đi lấy ; đoạn 2 còn lại)
* Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp nêu cách hiểu nghĩa các từ: tía, chỉ, nè
* Cho HS đọc theo tốp (5em) trước lớp (lặp lại 2 lượt).
-GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:(12 phút).
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 – GV nhận xét chốt lại.
H: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
(An đã trả lời lấp lửng: “Cháu kêu bằng ba chứ không phải tía”)
-GV yêu cầu HS rút ý đoạn 1 – GV nhận xét chốt lại:
Ý 1: Giặc thất bại trong việc hăm dọa, dỗ dành An.
-Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2–GV nhận xét chốt lại.
H: Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
(Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ ở đâu, rồi dì nói tên, tuổi của chồng, tên của bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo.)
-GV yêu cầu HS rút ý đoạn 2 – GV nhận xét chốt lại:
Ý 2: Giặc thất bại trong việc xét giấy tờ chồng dì Năm..
H: Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
(Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.)
-GV tổ chức HS thảo luận nêu ý nghĩa đoạn kịch, GV chốt lại:
Ý nghĩa: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:(11 phút).
-GV h/dẫn cho 1 tốp đọc phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu.
 Chú ý: Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối.
Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc.
-Tổ chức HS từng tốp 6 em đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất.
-1 HS giỏi đọc bài trước lớp, lớp đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt).
-HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em).
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1, HS khác bổ sung.
-HS nêu ý đoạn 1.
-HS đọc lướt đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2. 
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS thảo luận nêu đại ý của bài.
-HS đọc ý nghĩa.
- Cứ 6 HS đọc theo vai, HS khác n/xét xem bạn đọc đã thể hiện phù hợp giọng nhân vật chưa.
-HS n/xét, bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất.
	4. Củng cố: 	- Nêu ý nghĩa đoạn, GV kết hợp giáo dục HS.
	5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị: “Những con sếu bằng giấy”.
 - Nhận xét tiết học,
____________________________________________________
TOÁN:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
	- Ôn tập củng cố phép cộng, phép trừ các phân số, chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị viết dưới dạng hỗn số, giải bài toán tìm một số khi biết giá trị một phân số của nó.
	-HS thực hiện thành thạo phép cộng, phép trừ các phân số, chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị viết dưới dạng hỗn số, giải bài toán tìm một số khi biết giá trị một phân số của nó.
	- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài.
 HS: Tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp:
	a) Rút gọn rồi tính: b) Tính: 1 
	-GV nhận xét ghi điểm.
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập và làm bài.
-Yêu cầu HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4, SGK, nêu yêu cầu của bài và làm bài.
-GV theo dõi HS làm bài và nhắc nhở HS còn lúng túng.
HĐ 2: Sửa bài – chấm điểm.
-Yêu cầu HS thứ tự nhận xét bài trên bảng – GV nhận xét chốt lại cách làm.
Bài 1: Tính : 
a. +==; b. +=+=
c. ++=++==
-Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng phân số khác mẫu số.
Bài 2: Tính :
a. -=-=; b. 1-=-=-=
c. +-=+-==
-Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ phân số khác mẫu số.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
 + = ? c. 
Bài 4: Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
9m 5dm = 9m +m = 9m 7m 3dm = 7m +m =7m
8dm 9cm = 8dm +dm =8dm
12cm 5mm = 12cm +cm = 12cm
Bài 5: Bài giải:
Quãng đường AB dài là: 12 : 3 x 10 = 40 (km)
 Đáp số : 40 km
-HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4, sgk, nêu yêu cầu của bài và làm bài cá nhân vào vở, thứ tự HS khác lên bảng làm.
-HS thứ tự nhận xét bài trên bảng.
	4. Củng cố: -Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ phân số khác mẫu số
	5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
 Nhận xét tiết học.
 __________________________________________________
 _________ TẬP LÀM VĂN:
Luyện tập tả cảnh
I.Mục đích, yêu cầu:
	-Giúp HS hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
-Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình.
	-HS mạnh dạn trình bày dàn ý trước lớp rõ ràng, tự nhiên. 
II.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết nội trả lời BT1 ; Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
	 HS: Ghi chép những điều quan sát được về một cơn mưa.
III.Các hoạt động dạy – học:
	 1.Ổn định:
 2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trình bày kết quả thống kê bài tập 2 của tiết trước. 
	3.Bài mới. 
 Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: 
-Gọi HS đọc toàn bộ bài tập 1.
-Tổ chức cho HS đọc thầm bài 1, làm việc các nhân trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
-Gọi HS trình bày lần lượt từng nội dung.
 Nếu HS còn lúng túng GV có thể hướng dẫn: 
Câu a: Đọc đoạn mở đầu rồi tìm từ ngữ chỉ dấu hiệu cho biết cơn mưa sắp đến (mây, mưa).
Câu b: Đọc còn lại và tìm từ ngữ tả âm thanh của mưa rồi ghi lại (hoặc dùng bút chì gạch dưới); 
Câu c: Ghi lại hoặc gạch dưới từ ngữ tả cây cối, con vật bầu trời trong và sau cơn mưa; 
Câu d: Dựa vào từ ngữ miêu tả âm thanh, hình ảnh của cơn mưa để xác định sự cảm nhận của các giác quan.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải:
-HS đọc toàn bộ bài tập 1.
-HS đọc thầm bài 1, làm việc các nhân trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
-HS trình bày lần lượt từng nội dung, HS khác bổ sung.
a. Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến: 
-Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời; tan ra, san đều trên một nền đen xám xịt.
-Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước; khi mưa xuống, gió càng mạnh, mặc sức điên đảo.
b. Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thức cơn mưa:
- Tiếng mưa: Lúc đầu: lẹt đẹt lẹt đẹt, lách tách. Về sau: mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối; tiếng giọt tranh đổ ồ ồ.
- Hạt mưa: những giọt nước lăn xuống mái phên nứa rồi tuôn rào rào; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây; hạt mưa giọt ngã, giọt bay, toả bụi nước trắng xoá.
c. Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
- Trong mưa: lá đào, lá na, lá sói vẫn vẫy tay run rẩy; con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú; cuối cơn mưa, vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa.
- Sau trận mưa: Trời rạng dần; chim chào mào hót râm ran; phía đông một mảng trời trong vắt; mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan:
- Thị giác: thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa; thấy mưa rơi; những đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt.
- Thính giác: nghe thấy tiếng gió thổi; sự biến đổi của tiếng mưa; tiếng sấm, tiếng hót của chào mào.
- Xúc giác: cảm thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước mát lạnh trước cơn mưa.
- Khứu giác: biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
-GV chốt: Tác giả đã quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi và cảm thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưa Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết một bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân thực, thú vị.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: 
-Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài.
-Kiểm tra HS ghi chép những điều quan sát được về một cơn mưa.
-Tổ chức cho HS lập dàn ý vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Gọi HS tiếp nối nhau trình bày dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm cho dàn ý tốt theo tiêu chí:
+ Dàn ý có rõ bố cục 3 phần không?
+ Thứ tự cách tả ở thân bài có theo yêu cầu của kiểu bài tả cảnh không?
+ Có chọn đưa vào dàn ý được các chi tiết, đặc điểm tiêu biểu của cảnh hay không?
+ Dàn ý trình bày có ngắn gọn, rõ ý lớn, ý nhỏ không?
-Yêu cầu HS tự sửa bài và hoàn thiện dàn ý theo các tiêu chí trên.
-1 HS đọc BT 2, lớp đọc thầm.
-HS kiểm tra chéo việc ghi chép những điều q/sát được về một cơn mưa và báo cho GV.
-HS lập dàn ý vào vở, 1 em lên bảng làm.
-HS tiếp nối nhau trình bày dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. Cả lớp nhận xét.
-HS tự sửa bài và hoàn thiện dàn ý của mình.
4.Củng cố- Dặn dò: 
- Dặn về nhà hoàn chỉnh dàn ý tả cơn mưa vào vở. Dựa trên dàn ý đã lập, em hãy chọn một phần để viết một đoạn văn tả cơn mưa.
 - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh”
- Nhận xét tiết học.
________________________________________________
Bài 3 : Oân tập bài hát: Reo Vang Bình Minh.
Tập đọc nhạc: TĐN số 1
I. Mục tiêu: 
	-HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng của bài: Reo vang bình minh.
	-HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc, trình bày bài hát theo nhóm cá nhân.
	-HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 1
II. Chuẩn bị:
	-Nhạc cụ quen dùng.
	-Tập hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm: Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm hai âm sắc.
	-Tập hát bài Reo vang bình minh kết hợp vận động theo nhạc.
	-Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 1.
III:-Các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1: Oån định :
2:-Bài cũ:
3:-Bài mới:
-Nội dung 1:
-Oân tập bài hát: Reo Vang Bình Minh.
-GV ghi nội dung:
-GV đệm đàn hát bài Reo vang Bình minh Kếp hợp gõ
Đệm: đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với hai âm sắc, sửa lại những chổ hát sai thể hiện tình cảm hồn nhiên trong sáng của bài hát.
-GV hướng dẫn:- Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm:
+Lĩnh xướng: Reo vang reo  ngập hồn ta.
+Đồng ca:Líu lo líu lo  Muôn năm
-GV chỉ định trình bày theo nhóm.
-GV hướng dẫn: -Trình bày bài hát bằng cách hát có đối đáp đồng ca kết hợp gõ đệm.
	+Nhóm 1: Reo vang reo  vang đồng.
	+Nhóm 2: La bao La  hoa lá.
	+Nhóm 1: Cây rung cây  .hương nồng.
	+Nhóm 2: gió đón gió  hồn ta.
	+Đồng ca: Líu lo líu lo  muôn năm.
-Trình bày theo nhóm.
-GV chỉ định: -HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
-GV hướng dẫn: HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo.
-Cả lớp tập hát kết hợp vận động.
-GV chỉ định: Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
GV ghi nội dung.
Nội dung 2
-Tập đọc nhạc: TĐN số 1- Cùng vui chơi.
1 -Giới thiệu bài TĐN.
-GV treo bài TĐN số 1 lên bảng.
-GV giới thiệu các em sẽ học bài TĐN số 1 mang tên cùng vui chơi.
-GV hỏi: Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? 
-Bài TĐN viết theo nhịp hai bốn gồm có 8 nhịp.
-GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu,mỗi câu có 4 nhịp.
2 -Tập nói tên nốt nhạc.
-GV chỉ định: HS nói tên ở khuôn thứ nhất.
-GV chỉ từng nốt. GV chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
3 -Luyện tập cao độ.
-GV chỉ định: HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao( Đồ Rê Mi Son).
-GV viết lên bảng, khuôn nhạc có 4 nốt. Đồ Rê Mi Son.
-GV hướng dẫn và dàn cao độ.
-GV qui định đọc các nốt Đô Rê Mi Rê Đô, rồi đàn để HS đọc hoà theo.
-GV qui định đọc các nốt. Đô Rê Mi Son, rồi đàn để HS đọc hoà theo
-GV qui định đọc các nốt. Son Mi Rê Đô, rồi đàn để HS đọc hoà theo.
4: Luyện tập tiết tấu.
-GV viết lên bảng:
-GV làm mẫu, GV gõ tiết tấu làm mẫu.
-GV chỉ định: HS xung phong go

Tài liệu đính kèm:

  • doctron bo lop5 theo tuan(1).doc