Giáo án các môn lớp 1 - Nguyễn Thị Út - Tuần 1

I. MỤC TIÊU:

 - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. (Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt).

 - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.

 - Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp. (Biết tự giới thiệu về bản than một cách mạnh dạn).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Vở bài tập đạo đức

 - Các điều 7, 28 trong công ước quốc tế

 - Các bài hát: Trường em, Đi học, Em yêu trường em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 17 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Nguyễn Thị Út - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt)
2- Dạy nội dung lớp học.
- GV đọc nội quy lớp học (2 lần)
- Khi đi học em cần phải tuân theo những quy định gì?
- GV chốt ý và tuyên dương.
- Cho học sinh múa hát tập thể
3- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ 
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh
- Chia lớp thành các tổ
- Đọc tên từng học sinh của mỗi tổ 
 + Những em nào ở tổ 1 giơ tay?
 + Những em còn lại ở tổ nào?
- Chốt lại nội dung
4- Bầu ban cán sự lớp:
- GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng
- Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong ban cán sự lớp.
- Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn và chỉnh sửa
5- Củng cố tiết học:
- Khi đi học em cần tuân theo những nội quy gì?
- Lớp trưởng báo cáo
- Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn TV cho GV kiểm tra
- HS chú ý nghe
- 1 số HS phát biểu 
- Đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
- Lớp trưởng điều khiển
- HS ngồi theo vị trí quy định của giáo viên
- Nghe để nhớ xem mình ở tổ nào 
- HS giơ tay
- ở tổ 2..
- HS nghe và lấy biểu quyết
- HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của mình.
- Lần lượt từng cá nhân trong ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình.
- 2 học sinh nêu
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ:
- Khi đến lớp; lớp trưởng, lớp phó, quản ca, cần làm những việc gì ?
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
II. Dạy, học bài mới:
1- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh
- Yêu cầu để toàn bộ đồ dùng, sách vở lên mặt bàn.
- GV kiểm tra và thống kê số sách vở và đồ dùng còn thiếu của học sinh (nếu có) và yêu cầu các em mua bổ xung cho đủ.
- Khen ngợi những HS có đủ sách vở và đồ dùng học tập.
2- Hướng dẫn cách học, dán và bảo quản.
- GV dùng giấy bọc và sách vở đã chuẩn bị sẵn và làm thao tác mẫu vừa làm vừa hướng dẫn.
- GV theo dõi và HD những HS còn lúng túng
3- Giới thiệu một số ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên trong giờ học.
- GV viết ký hiệu và nêu 
+ Khoanh tay, nhìn lên bảng
B lấy bảng
V lấy vở
S lấy sách
C lấy hộp đồ dùng
N hoạt động nhóm 
- GV chỉ vào từng ký hiệu có trên bảng và yêu cầu HS thực hành.
+ Nêu một số hiệu lệnh cơ bản
- Gõ hai tiếng thước: giơ bảng
- Gõ hai tiếng tiếp: xoay bảng
- Gõ một tiếng tiếp: hạ bảng
4- Củng cố - dặn dò:
* Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
- GV nêu luật chơi và cách chơi 
- Chia lớp thành hai nhóm. Cử một người làm quản trò để nêu hiệu lệnh, các nhóm thực hiện theo hiệu lệnh. Mỗi lần đúng sẽ được 1 điểm sẽ thắng cuộc.
* Chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết sau
- HS nêu; lớp trưởng điều khiển chung cả lớp, quản ca cho các bạn hát trước khi ra vào lớp.
- HS thực hiện theo Y/c
- HS theo dõi và thực hành
- HS theo dõi
- HS thực hành.
- HS nghe và thực hành theo hiệu lệnh
- HS chơi theo sự đk của quản trò
- HS thực hiện theo lời dặn.
Thứ ba, ngày 18 tháng 08 năm 2008
HỌC VẦN 
CÁC NÉT CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU:
 - HS làm quen và nhận biết được các nét ngang ( ), nét sổ ( ), nét xiên trái ( \ ), nét xiên phải ( / ), nét móc xuôi ( ), nét móc ngược ( ), nét móc hai đầu ( ), nét cong hở phải ( C ), nét cong hở trái ( ), nét cong kín (O), nét khuyết lên ( ), nét khuyết dưới ( ) nét thắt ( ).
 - HS viết được các nét đúng thành thạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giấy tô ki có kẻ sẵn ô li
 - Sợi dây để minh hoạ các nét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra phấn, bảng con. Vở tập viết, bài tập Tiếng Việt
2. Bài mới.
a- Giới thiệu bài
b- Dạy các nét cơ bản.
+ Giới thiệu từng nét ở tấm bìa đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
- GV nêu lên từng nét
- HD và viết mẫu (kết hợp giải thích)
- Nét ngang: (đưa từ trái sang phải)
- Nét thẳng đứng (đưa từ trên xuống)
- Nét xiên phải (đưa từ trên xuống)
- Nét xiên trái (đưa từ trên xuống) 
- GV cho HS luyện đọc viết vào bảng con. 
- GV và HS nhận xét chữa lỗi 
* Giới thiệu: , , , ,
- GV viết các nét lên bảng và đọc tên
 + Nét móc xuôi ( ) .
 + Nét móc ngược ( ).
 + Nét móc hai đầu ( ).
 + Nét cong hở phải ( ).
 + Nét cong hở trái ( ).
 - GV cho HS đọc lần lượt đọc các nét 
 * GV viết mẫu hướng dẫn qui trình viết.
 * Giới thiệu : O , , , .
- GV viết các nét và đọc tên.
+ Nét cong kín O.
+ Nét khuyết trên .
+ Nét khuyết dưới .
+ Nét thắt 
* GV viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết
3. Củng cố - dặn dò 
- GV cho HS nêu tên các nét rồi viết vào bảng con
- Cho HS về nhà viết lại.
- Chuẩn bị bài hôm sau.
- Bày lên bàn.
- HS theo dõi
- HS đọc lần lượt các nét (nhiều em)
 - HS thực hành viết vào bảng con
- HS lần lượt đọc (cá nhân, nhiều em)
- HS viết vào bảng con, rồi tên các nét đang viết
- HS lần lượt nhiều em đứng tại chỗ đọc tên các nét.
- HS viết vào bảng con.
- HS nêu và viết lại vào bảng con.
- HS thực hiện.
TOÁN
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán.
- Các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sách toán 1.
- Bộ đồ dùng học toán lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ồn định:
- Kiểm tra chuẩn bị của HS. 
2. Bài mới
 a. Hướng dẫn HS sử dụng sách toán:
- GV cho HS xem sách toán 1
- Giới thiệu về sách toán
- GV cho học sinh biết :
 + Sau mỗi tiết học có một phiếu bài tập
 + Mỗi phiếu thường có bài học, bài tập thực hành.
 + Mỗi phiếu thường có nhiều bài tâp.
- GV : cho HS thực hành :Gấp sách, mở sách và hướng dẫn HS giữ gìn.
 b. Hướng dẫn HS làm quen một số hoạt động học tập toán lớp 1:
- Hướng dẫn HS quan sát từng tranh.
- GV:Cho HS nhận biết và sử dụng những dụng cụ học tập nào trong tiết học toán.
- GV tổng kết từng tranh.
 c. Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt: 
- HS phải đếm, đọc, viết số, so sánh làm tính cộng, trừ,nhìn tranh vẽ nêu được bài toán,rồi nêu phép tính ,giải bài toán
 + Biết giải bài toán.
 + Biết đo độ dài.
 + Biết xem lịch.
 + Biết nêu suy nghĩ bằng lời.
 d. Giới thiệu đồ dùng học toán của HS
- GV cho HS lấy,mở hộp đồ dùng học toán
- GV giơ lên từng đồ dùng rồi nêu tên gọi của mỗi lọại đồ dùng
- GV nêu đồ dùng đó thường để làm gì?
 Chẳng hạn:
 + Que tính thường để học đếm, hình vuông hình CN dùng để nhận biết hình.
3 .Củng cố :
- GV cho HS mở hộp theo yêu cầu ,cho HS cất đồ dùng đúng chỗ qui định
4 .Dặn dò :
- Chuẩn bị tiết sau 
- HS: mở sách từ tờ bìa .Tiết học đầu tiên.
- HS: lần lượt thực hành gấp sách, mở sách.
- Tranh 1:Cô giáo giới thiệu sách toán.
- Tranh 2: Bạn học số (sử dụng que tính).
- Tranh 3:Tập đo độ dài (sử dụng thước).
- Tranh 4: Cả lớp trong giờ học toán.
- Tranh 5: Các dụng cụ đồ dùng học toán 1: thước có vạch đo cm, que tính, các hình (hình tam giác, hình vuông), các chữ số, bàn cài, đồng hồ,các bó que tính.
- Tranh 6:Các bạn đang học nhóm
- HS :mở hộp đồ dung học toán.
- HS: nêu tên các loại đồ dùng
- HS thực hành
- Nhiều hơn ,ít hơn.
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI
CƠ THỂ CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
- Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các hình trong bài 1 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 Giờ học hôm nay các em sẽ học bài “Cơ thể chúng ta”.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh. Nêu được tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
 - MT: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể .
 B1: Cho HS quan sát tranh theo cặp.
 - Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể 
 B 2: Cho cả lớp hoạt động.
 - GV gợi ý để HS trình bày. Động viên các em thi nhau nói(càng cụ thể càng tốt) .
 - Nếu HS nêu được GV không cần nêu lại
 * Hoạt động 2: QS tranh
 MT: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu , mình , và tay, chân.
 B1: Làm việc theo nhóm nhỏ
 - Các bạn trong từng tranh đang làm gì?
 - GV cho HS tự nói với nhau xem cơ thể của ta gồm mấy phần?
 B2: Cho HS hoạt động chung cả lớp
 - GV yêu cầu HS biểu diễn từng hoạt động của đầu, mình, chân, tay như các bạn trong tranh.
 KL: Cơ thể của chúng ta gồm có 3 phần : Đầu, mình, và tay, chân .
* Hoạt động 3: Tập thể dục.
 MT: Gây hứng thú rèn luyện than thể. 
B1: GV cho cả lớp học bài hát
 “Cúi mãi mõi lưng
 Viết mãi mõi tay
 Thể dục thế này là hết mệt mỏi”.
B2: Gọi HS thự hiện
- GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vùa hát.
B3: GV gọi một HS lên trước lớp làm mẫu để cả lớp nhìn theo và cùng làm
KL :Muốn có cơ thể phát triển tốt cần tâp thể dục hàng ngày.
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV nêu câu hỏi:
 + Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
 + Muốn có cơ thể khỏe mạnh em cần làm gì?
- Chuẩn bị bài hôm sau 
- HS lắng nghe.
- HS: Từng cặp QS tranh 1 lần lượt nêu theo sự hiểu biết của các em.
- Đầu, tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lỗ tai, cổ, tay, ngực, bụng, rốn, chân.
- HS thi nhau trình bày
HS từng nhóm 4 em quan sát
- Đang ngữa cổ, cúi đầu, xoay đầu, bế bé, ăn, đá bóng, cởi xe đạp.
- HS tự nói: Cơ thể của ta gồm có đầu, mình, và tay, chân 
- HS tự biểu diễn 
- HS theo dõi
- HS làm theo.
- HS thực hiện, cả lớp theo dõi làm theo
- Đầu, mình,tay và chân
- Muốn có cơ thể khỏe mạnh các em cần tập thể dục thường xuyên hàng ngày
- Chúng ta đang lớn.
e
Thứ tư, ngày 19 tháng 08 năm 2008
HỌC VẦN
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được chữ và âm e.
- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK (HS khá giỏi luyện nói xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy ô li có viết chữ e (phóng to), mẫu chữ viết trong trường Tiểu học.
- Tranh ảnh minh họa.
- Sách Tiếng Việt 1, vở Tập viết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học HS nêu lại các nét cơ bản
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu: Cho hs thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Các tranh vẽ ai vẽ gì?
- GV: bé, mẹ, xe, ve
- Là các tiếng đều giống nhau ở chỗ đều có âm e.
- GV: Hôm nay các em học âm (e) trong bài. Cho hs phát âm (e)
b. Dạy âm và chữ ghi âm
- GV viết trên bảng chữ e
- Cho HS nhận diện chữ e (chữ e gồm 1 nét thắt)
- GV tô chữ e
+ Cho hs thảo luận và trả lời chữ e giống hình gì?
+ GV dùng thao tác cho HS xem
- Nhận diện và phát âm e
 GV phát âm mẫu
- GV chỉ cho hs tập phát âm.
- Cho hs tìm từ có âm e vừa học
- Hướng dẫn hs viết chữ e
+ GV viết mẫu lên bảng
 GV vừa viết vừa hướng dẫn qui trình
+ GV cho hs viết chữ e trên không
- Gv hướng dẫn sữ dụng bảng, cách cầm phấn
- GV cho hs nhận xét
- Nét (ngang, sổ thẳng,xiên trái, xiên phải, móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu, cong hở phải, cong hở trái, cong kín, khuyết xuôi, khuyết ngược, nét thắt)
- Vẽ ( bé, mẹ, xe, ve)
- HS phát âm lần lượt
- Hình sợi dây vắt chéo
- HS theo dõi
- HS phát âm lần lượt
- e
- Me, tre, chim sẻ, quả me
- HS dùng ngón tay trỏ viết trên không
- HS viết vào bảng con
- HS tự nhận xét chữ viết
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3. Luyện tập
- Luyện đọc e
+ GV cho hs phát âm e
- GV cho hs nhận xét chữa lỗi
- Luyện viết chữ e
- GV cho hs tập viết chữ e trong vở tập viết
4. Luyện nói
- GV cho hs quan sát lần lượt các bức tranh nêu
+ Xung quanh em ai có lớp học?
 Vậy các em đến lớp trước hết là học chữ và Tiếng Việt
+ Quan sát ranh các em thấy những gì? 
+ Mỗi bức tranh nói về loài nào? 
+ Các bạn nhỏ đang làm gì?
 Các bức tranh có gì chung?
- GV: Học là rất cần thiết nhưng rất vui, ai cũng phải họcvà hành chăm chỉ.
- Các em có thích học không?
5. Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bản cho hs đọc.
- Cho hs tìm chữ vừa học trong các tiếng mới.
- Chuẩn bị bài hôm sau.
- HS nhìn chữ e phát âm theo: nhóm, bàn, cá nhân
- HS nhìn chữ e( phát âm theo) tô lại chữ e trong vỡ tập viết
- Chim đang bay
- Mấy chú dế mèn học đàn
- Bác Gấu đang dạy học
- Mấy chú ết học bài.
- Các bạn nhỏ đều học
- HS tự trả lời.
- HS thi nhau tìm nhanh: xe, me, ve, tre
TOÁN
NHIỀU HƠN - ÍT HƠN
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật
- Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách toán 1.
- Sử dụng tranh của toán 1 và một nhóm đồ vật cụ thể ( hình vuông , hình tròn)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2. Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Nhiều hơn , ít hơn.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 * Hướng dẫn HS quan sát trên bàn cốc và thìa.
 - GV để 5 cái cốc và 4 cái thìa.
 - GV đặt 1 thìa vào 1 cốc. Khi đặt thìa vào cốc thì còn thừa 1 cốc.
 GV hỏi: “Còn cốc nào chưa có thìa”. 
- GV hướng dẫn HS nêu tóm tắt kết luận: 
 Số cốc nhiều hơn số thìa. Vậy khi đặt mỗi cốc 1 cài thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. 
 Ta nói: “Số cốc nhiều hơn số thìa”
 - Gọi 1 số HS nhắc lại 
* GV hướng dẫn và nêu : 
 - Khi đặt thìa vào mỗi cốc thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại.
 Ta nói: “Số thìa ít hơn số cốc”
 - Gọi 1 số HS nhắc lại
* Hướng dẫn HS quan sát từng hình vẽ so sánh nhiều hơn ít hơn .
- GV cho HS nối ly với thìa và nêu: 
- Cho HS nối chai với nút và nêu :
- GV cho HS nối thỏ với cà rốt, phít điện với ổ cắm.
3. Thực hành :
- GV cho HS chơi trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn
 4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Cho HS nêu các nhóm đồ vật ít hơn, nhiều hơn.
- Về nhà chuẩn bị bài học sau
- HS trình bày những dụng cụ học tập môn toán lên bàn
 - Còn 1 cốc chưa có thìa
 - HS nhắc lại cá nhân nhiều em
 Số cốc nhều hơn số thìa
 - HS nhắc lại cá nhân nhiều em 
 Số thìa it hơn số cốc
 - Số thìa ít hơn số ly.
 Số ly nhiều hơn số thìa
 - Số chai ít hơn số nút.
 Số nút nhiều hơn số chai.
HS lần lượt nêu nhiều em. 
 - HS tự làm và nêu.
- HS thi nhau nêu hai nhóm đồ vật khác nhau hoặc nhóm bạn trai và nhóm bạn gái trong lớp.
 VD: - Số bàn nhiều hơn số ghế hoặc số ghế ít hơn số bàn.
 - Số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ.
 - Số bạn nữ ít hơn số bạn nam.
- 2 quyển vở ít hơn ba quyển sách
- Hình vuông, hình tròn.
b
Thứ năm, ngày 20 tháng 08 năm 2009
HỌC VẦN
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được chữ và âm b.
- Đọc được: be
- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy ô li có viết chữ b (phóng to), bộ chữ học vần.
- Tranh ảnh minh họa các tiếng: bé, bê, bóng, bà.	
- Tranh ảnh minh họa phần luyện nói: chim non, gấu, voi, em bé đang học, hai bạn gái chơi xếp đồ chơi. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc chữ e trong các tiếng me, bé, xe.
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài :
- GV cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi
 + Các tranh này vẽ ai ? Vẽ gì ?
 + Các tiếng bé, bê, bà, bóng đều là những tiếng giống nhau ở chổ đều có âm b.
- GV ghi b lên bảng
 b. Dạy chữ ghi âm b:
- GV ghi chữ b và nói: đây là chữ b phát âm bờ.
- Nhận diện chữ b
 + GV tô lại chữ b và nói: Chữ b gồm hai nét, nét sổ thẳng và nét cong hở trái.
 + Cho hs thảo luận so sánh chữ b với chữ e
- GV giới thiệu minh họa chữ b
 c. Ghép chữ phát âm
- Âm e chúng ta đã học, vậy chữ b đi với chữ e cho ta tiếng be
- GV viết lên bảng chữ be 
- GV hướng dẵn ghép be như sách
- Vị trí của b và e trng tiếng be
- GV phát âm mẫu tiếng be.
- GV cho học sinh tìm trong thực tế tiếng có âm b
d. Hướng dẫn viết b, be
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết
- GV và hs nhận xét phần bảng con 
- HS đọc chữ e và chỉ ra
- Vẽ ( bé, bê, bà, bóng )
- HS phát âm
- Chữ b khác chữ e nét thắt
- HS tự ghép
- Chữ b đứng trước chữ e đứng sau
- HS phát âm lần lượt.
- HS phát âm lần lượt nêu bò, bập be.
- HS viết vào bảng con. 
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3. Luyện tập
- GV đọc b, be
- GV cho hs phát âm
- Luyện viết.
+ Gv cho hs tập tô b, be trong vỡ tập viết
- Luyện nói:
+ GV cho hs lần lượt xem tranh và tự diễn đạt thành câu nói.
+ GV gợi ý các bạn trong tranh làm gì?
+ Các bức tranh này có gì 
 Giống nhau?
 Khác nhau?
- GV nêu: Để học tốt (giỏi) chúng ta cần phải cố gắng học tập chăm chỉ.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV cho học sinh nhắc lại tên âm chữ vừa học hôm nay.
- Chuẩn bị bài học hôm sau. 
- HS tự nói.
+ Chim đang học bài.
+ Gấu viết bài
+ Voi đang học bài.
+ Bé đang viết.
- Ai cũng tập trung vào việc học
- Các loài khác nhau.
- Âm b, ( bờ )
- Chữ bê, ( bê ).
- Bài 3 ( / ) 
TOÁN
HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách toán 1.
- Một số hình vuông, hình tròn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS lên so sánh và nêu được khi so sánh.
 + 4 cái ca và 5 cái thìa
+ 3 hình tròn màu đen với 4 hình tròn màu trắng
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài: Hình vuông, hình tròn
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 * Giới thiệu hình vuông
- GV cho HS quan sát hình vuông và nói: Đây là hình vuông
- Cho HS lấy hình vuông trong bộ đồ dùng
- Cho HS tìm hình vuông trong thực tế
 * Giới thiệu hình tròn
- Hướng dẫn tương tự hình vuông
- GV cho HS quan sát hình tròn và nói: Đây là hình tròn.
- Cho HS tìm hình tròn trong bộ đồ dùng
- Cho hs tìm hình tròn trong thực tế
 c. Thực hành
- GV cho hs nêu tên các đồ vật có dạng hình vuông hình tròn trong nhà 
- GV cho hs tự vẽ hình tròn, hình vuông
d. Bài tập
 Bài tâp1
- GV cho hs dùng bút chì tô các hình vuông
 Bài tập 2:
- GV cho hs dùng bút chì màu để tô màu khác nhau (các hình có dạng giống nhau). Hình vuông, hình tròn
 Bài tập 3:
- GV cho hs dùng bút chì màu để tô hình tròn
 Bài tập 4:
- GV cho hs kẻ thêm các đường kẻ (các dạng hình) để có nhiều hình vuông
3. Củng cố - dặn dò:
- Hình vuông có mấy cạnh và mấy góc vuông.
- Cho hs thi nhau tìm các dạng đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn
- Cho hs về nhà vẽ lại hình vuông, hình tròn
- Chuẩn bị bài sau: Hình tam giác
- HS1: Số ca ít hơn số thìa
 Số thìa nhiều hơn số ca
- HS2: Số hình tròn màu đen ít hơn số hình tròn màu trắng
 Số hình tròn màu trắng nhiều hơn số hình tròn màu đen. 
- HS nhìn và nhắc lại hình vuông
- HS tự tìm lấy hình vuông.
- HS tìm lần lượt nêu: Viên gạch hoa, khăn mùi xoa
- HS nhắc lại nhiều em
- HS tự lấy hình tròn
- HS tìm và nêu:
- HS tự nêu: 
+ Hình vuông: viên gạch hoa, khăn mùi xoa,
+ Hình tròn: miệng chén, miệng bát, vành xe đạp,.
- HS tự tô màu vào hình vuông.
- HS tự tô màu vào hình có dạng giống nhau
- HS tự làm bài 
- Hình vuông có 4 cạnh và 4 góc vuông.
- HS thi nhau tìm và nêu
THỦ CÔNG
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA 
VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.
- Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh, lá cây.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV chuẩn bị các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học thủ công như: ( hồ dán, kéo, thước kẻ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động:
vHoạt động 1 : Giới thiệu giấy, bìa.
MT : Giúp học sinh nhận biết giấy,bìa.
- GV để tất cả các loại giấy màu, bìa trên bàn để học sinh quan sát.
- Quan sát. 
- GV giới thiệu giấy bìa làm từ bột của nhiều loại cây (tre, nứa, bồ đề).
- Quan sát và lắng nghe rồi nhắc lại đặc điểm của từng mặt giấy màu.
- GV đính 2 tờ giấy màu lên bảng hỏi : 
+ Giấy màu gồm có mấy mặt ?
- Có 2 mặt.
+ Các mặt đó như thế nào ?
- Một mặt có màu và một mặt không có màu.
- GV: giấy màu để học thủ công có 2 mặt: 1 mặt màu,1 mặt kẻ ô.
vHoạt động 2 : Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
MT : HS biết và sử dụng được một số dụng cụ : thước, kéo, bút chì, hồ dán..
* Thước kẻ : 
- Giáo viên cho học sinh xem thước kẻ và hỏi: 
 “Thước được làm bằng gì?”
 “Thước dùng để làm gì?”
- Giáo viên nói thêm: Trên mặt thước có chia vạch và đánh số. 
- Học sinh quan sát lắng nghe và trả lời.
* Bút chì :
- Cho HS cầm bút chì lên và hỏi “ Bút chì dùng để làm gì?” à Để kẻ đường thẳng ta thường dùng loại bút chì cứng.
- Học sinh quan sát lắng nghe và trả lời.
 * Kéo :
 - Cho học sinh cầm kéo hỏi:
 “Kéo dùng để làm gì ?”
 *Lưu ý : Khi sử dụng kéo cần chú ý tránh gây đứt tay.
- Học sinh quan sát lắng nghe và trả lời.
* Hồ dán :
- Giới thiệu hồ dán :
 + Được chế biến từ bột sắn và đựng trong hộp nhựa.
 + Hỏi công dụng của hồ dán.
- Học sinh quan sát lắng nghe và trả lời.
3. Củng cố – Dặn dò :
 - Gọi học sinh nhắc lại tên các đồ dùng để học thủ công.
- HS nhắc lại.
- Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán cho bài xé dán đầu tiên cho tuần 2.
 - Nhận xét lớp.
΄
Thứ sáu, ngày 26 tháng 08 năm 2009
HỌC VẦN
 I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
- Đọc được: bé.
- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li.
- Các vật tựa như hình dấu /.
- Tranh ảnh minh họa (hoặc các vật mẫu) các tiếng : bé, cá, (lá) chuối, chó, khế.	
- Tranh ảnh minh họa phần luyện nói: một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc cho HS viết chữ be lên bảng con.
- Gọi 2 HS lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng bé, bê, bống, bà.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu thanh ( / ) :
- Cho hs thảo luận trả lời câu hỏi.
- Tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- Vậy: cá, lá chuối đều giống nhau có thanh sắc ( / )
- GV nói tên Dấu (/ ). Đọc dấu sắc.
b. Dạy dấu thanh sắc (/ ).
- GV viết tô lại dấu, cho HS hiểu dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải.
- Cho hs nhận dạng dấu giống cái gì?
c. Ghép chữ và phát âm(bé).
- Bài trước đã học e, b, và tiếng be. Khi thêm dấu sắc vào be, ta được tiếng bé
- GV viết lên bảng chữ bé và hướng dẫn hs ghép
- Vị trí đấu sắc đặt ở đâu trong tiếng bé?
- Cho hs thảo luận tìm ra câu nói cho từng tranh đã quan sát.
d. Viết dấu thanh trên bảng
- GV viết mẫu thánh sắc trên bảng lớp.
- HS cả lớp viết vào bảng con be
- HS1: lên chỉ béự, bê.
- HS2: bống, bà.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1(14).doc