Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 14 năm học 2009

I.MỤC TIÊU:

1.HS đọc và viết được: eng , iêng , lưỡi xẻng , trống ,chiêng

2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao , hồ , giếng (Từ 2 đến 4 câu )

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.

2.Bộ mô hình Tiếng Việt

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 30 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 14 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS làm bài vào vở (Lưu ý HS làm bài theo từng cột)
HS đổi vở chữa bài.
- HS nx các phép tính ở cột 1
Bài 3: Tính ( Cột 1)
 8 - 4 = 
8 - 1 - 3 = 
8 - 2 - 2 = 
 Gv cho HS nhận xét kết quả .
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS làm bài vào vở. 
- HS chữa bài và nêu cách thực hiện từng dãy tính: Lấy 8 trừ 1 được 7, lấy 7 trừ 3 được 4, ghi 4 vào kết quả.
Long có 8 quả bóng, Long cho bạn 4 quả bóng. Hỏi Long còn lại mấy quả bóng?
 GV nhận xét.
IV. Củng cố – Dặn dò.
Về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 8.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đặt đề toán.
- HS nêu phép tính ứng với các đề toán
__________________________
Học vần
Bài 56: uông - ương
I.Mục tiêu: 
1.HS đọc và viết được: uông ,ương , quả chuông , con đường
2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng:Nắng đã lên . Lúa trên nương chín vàng . Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: đồng ruộng ( Từ 2 đến 4 câu theo chủ đề ).
II.Đồ dùng dạy học:
1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.
2.Bộ mô hình Tiếng Việt
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
I. ổn định tổ chức
II.Bài cũ:
- HS đọc bài trong SGK 
- HS viết bảng: cái kẻng , xà beng , củ riềng , trống chiêng
- GV nhận xét , đánh giá.
Cả lớp hát một bài.
- 4 HS đọc bài trong SGK
- Cả lớp viết bảng con ( mỗi tổ viết một từ)
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy các con hai vần : uông , ương
2. Dạy vần
2. 1. uông
a. Phát âm, nhận diện :
-Phát âm: uông
-Nhận diện:
-Phân tích vần uông
+Vần uông có âm đôi uô đứng trước, âm ng đứng sau.
b. Đánh vần, ghép vần
- Đánh vần: uô- ng - uông
- Ghép vần : uông
-HS phát âm ( cá nhân , tổ)
-HS phân tích vần.
-HS đánh vần ( cá nhân ).
-HS ghép vần uông trên bộ thực hành.
-HS đọc trơn (cá nhân, đồng thanh)
c. Ghép, luyện đọc, phân tích tiếng.
- Ghép tiếng :chuông
+Có vần uông, muốn ghép tiếng chuông ta làm như thế nào? 
(Thêm âm ch trước vần uông , )
-HS ghép chuông trên bộ thực hành.
- Luỵện đọc: chuông
-HS đọc cá nhân ,đọc đồng thanh.
d.Ghép từ, luyện đọc, phân tích từ.
quả chuông
- HS quan sát tranh để gợi từ khoá: quả chuông
-HS ghép từ: quả chuông
-1HS gài từ quả chuôngtrên bộ thực hành biểu diễn.
-Luyện đọc: quả chuông
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- GV nhận xét 
-Phân tích : 
+Từ quả chuôngcó tiếng quả đứng trước , tiếng chuông đứng sau
-HS phân tích từ quả chuông
e. Luyện đọc trơn
uông - chuông - quả chuông
-HS đọc bài trên bảng lớp.( cá nhân , đồng thanh)
2. 2. ương
-Phân tích:
+Vần ương có âm đôi ưo đứng trước, âm ng đứng sau.
Tiếng mới: đường
Từ mới : con đường
- Khi dạy vần ương ,các bước thực hiện tương tự vần uông
-So sánh vần uông và vần ương
+Giống nhau : âm ng cuối vần.
+Khác nhau : vần uông có âm đôi uô đứng trước, vần ương có âm đôi ươ đứng trước.
-HS so sánh hai vần vừa học.
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
 uông - chuông - quả chuông
ương - đường - con đường
 GV nhận xét , đánh giá.
-HS đọc(cá nhân, đồng thanh)
Nghỉ 2' : Cất mô hình
3. Đọc từ ứng dụng :
rau muống nhà trường
luống cày nương rẫy
-Tiếng có vần mới: muống , luống , trường , nương
-Tiếng muống có trong từ nào?( rau muống)
-Phân tích từ nương rẫy( Từ nương rẫy có tiếng nương đứng trước , tiếng rẫy đứng sau )
-GV giải nghĩa từ.
+ rau muống: một loại rau ăn thường trồng ở ao, sông hoặc ruộng
+ luống cày: Khí cày đất lật lên tạo thành những đường , rãnh gọi là luống cày.
+ nhà trường: Trường học.
+nương rẫy: Đất trồng trọt trên đồi núi của đồng bào miền núi.
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng chứa vần mới
-Luyện đọc, phân tích từ.
4. Viết bảng con GV hướng dẫn HS viết bảng 
Lưu ý HS điểm đặt bút , dừng bút , độ cao , độ rộng của các chữ.
uông , ương
quả chuông , con đường
-Cấu tạo:
+ uông :con chữ u đứng trước, con chữ ôđứng giữa , con chữ ng đứng sau.
+ ương :con chữ ư đứng trước,con chữ ơ đứng giữa, con chữ ng đứng sau.
 -HS viết bảng con
- quả chuông : gồm chữ quả đứng trước , chữ chuông đứng sau
- con đường : gồm chữ con đứng trước , chữ đường đứng sau
GV nhận xét, sửa lỗi.
III. Củng cố- Dặn dò: 
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- HS tìm tiếng , từ chứa vần vừa học.
I.Bài cũ:
uông ương
chuông đường
 quả chuông con đường
-HS đọc bài trên bảng lớp 
- GVnhận xét , đánh giá.
rau muống nhà trường
luống cày nương rẫy
II.Bài mới:
1 .Đọc câu ứng dụng
 +Tranh vẽ gì? ( người dân bản mường vui mừng bước vào ngày hội 
GV giới thiệu nội dung tranh
 => Câu ứng dụng:
Nắng đã lên . Lúa trên nương chín vàng . Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
-Tiếng có vần mới: nương , mường 
-HS quan sát tranh minh hoạ 
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng có vần mới.
+Trong câu có dấu phảy ,dấu chấm khi đọc ta chú ý điều gì ?( nghỉ lấy hơi rồi đọc tiếp)
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng có vần mới.
-HS luyện đọc câu
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
2. Luyện đọc sách giáo khoa.
- GV chấm điểm , nhận xét.
-HS mở SGK , đọc bài . 
Nghỉ 2 phút
3. Luyện viết vở
uông , ương
quả chuông , con đường
- GV nhắc HS ngồi đúng tư thế , hướng dẫn HS cách cầm bút , đặt vở.
-HS viết bài trong vở tập viết in
4. Luyện nói
Chủ đề: đồng ruộng
+ Trong tranh vẽ gì?( các bác nông dân đang làm ruộng)
+Lúa , ngô , khoai , sắn trồng ở đâu ? ( trồng ở ruộng )
+Ai là người trồng lúa ngô khoai sắn ?( các cô bác nông dân )
+ Ngoài những việc như bức tranh vẽ , con còn biết cô bác nông dân làm những việc gì khác không?( các cô bác nông dân còn làm những việc như cấy , cày , làm cỏ...)
+Nếu không có cô bác nông dân làm ra lúa gạo , chúng ta có gì để ăn không?( không có gì để ăn)
+Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với các cô bác nông dân?( phải biết ơn) 
- GV nhận xét , đánh giá.
-HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm ( một học sinh đặt câu hỏi , một học sinh trả lời )
III. Củng cố - dặn dò.
-Củng cố.
-Dặn dò.
Bài sau: ang -anh
-HS đọc lại bài.
 __________________________________
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Uống nước nhớ nguồn
I.Mục tiêu:- HS nắm được ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Có ý thức biết ơn các thầy cô giáo .
- Thi các hoạt động về ngày 20 – 11 do nhà trường tổ chức .
II.Đồ dùng – Phương tiện dạy học :
GV: Nội dung.
III.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiêm tra :
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Nội dung :
- Gv cho HS thảo luận nhóm yêu cầu các nhóm thảot luận về ngày 20 – 11 .
?Ngày 20 – 11 là ngày gì ?
? Ngày 20 – 11 có ý nghĩa như thế nào ?
?Bạn đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo ?
?Bạn đã tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo chưa ?
- GV cho HS hoạt động nhóm :
- Yêu cầu các nhóm tập văn nghệ để tham gia chào mừng 20 – 11.
- Lớp làm báo tường để chào mưng ngày 20 – 11.
- Gv tổ chức thi đua giữa cá nhóm để chọn ra tiết mục hay , báo đep để tham gia thi với các lớp .
4.Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét giờ 
- Về học bài .Thực hiện về học bài chăm chỉ .
Hát .
HS thảo luận nhóm đôi 
Bạn hỏi bạn trả lời .
HS thảo luận nhóm .Chọn tiết mục văn nghệ hay có nội dung chào mừng 20 – 11.
Các tổ , nhóm sưu tầm tranh ảnh để chào mừng 20 – 11.
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009.
Toán
Bài 52 : Luyện tập
 I. Mục tiêu
 - HS được củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8 
 - Làm bài 1( cột 1,2 ) , bài 2, bài 3 ( cột 1, 2) , bài 4.
- Giáo dục ý thức học bài.
 II. Đồ dùng dạy học
 1. Phấn màu, bảng phụ.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Bài cũ :
 Tính.
8 – 2 – 4 = 3 + 5 – 2 = 
8 – 3 – 2 = 6 + 2 – 3 =- Giáo viên gọi 1HS lên bảng làm bài, hỏi HS dưới lớp về phép cộng, trừ trong phạm vi 8
GV nhận xét, cho điểm.
II. Bài luyện tập:
1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta học tiết Luyện tập để củng cố và khắc sâu hơn về phép cộng, trừ trong phạm vi 8 và các bảng tính đã học.
Bài 2:Số?
Bài 3:Tính.
- HS đọc đề bài.
1 HS lên bảng làm
Hs ở dưới lớp làm bài
Hs nhận xét và chữa bài
- Hs đọc yêu cầu đầu bài
HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm bài.
Hs chữa bài và nêu cách thực hiện dãy tính
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
* Có 8 quả táo trong giỏ , bé lấy ra 2 quả . Hỏi trong giỏ còn mấy quả ? 
* Có 8 quả táo trong giỏ , sau khi cho đi chỉ còn 6 quả . Hỏi đã cho đi mấy quả?
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đặt đề toán.
- HS nêu phép tính ứng với các đề toán.
- GV nhận xét.
 BàI 5: Nối với số thích hợp
HS đọc yêu cầu đầu bài
HS nêu cách làm bài
*Tính 5+2=7
Vì 8>7 và 9>7 nên ta nối ô trống với số 8 và số 9
Hs làm bài
III. Củng cố – Dặn dò.
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? 
GV cử 2 đội chơi, mỗi đội 3 em chơi. Hai đội phải nhanh chóng xếp lại các phép tính cho thật đúng . GV dán sẵn trên bảng các phép tính lẫn lộn như sau:
 8 6 - 1 = + 8 
 1 8 - 2 7 + 6
2 đội chơi. Đội nào xếp nhanh và đúng là thắng.
________________________________
Thể dục
 Rèn luyện tư thế cơ bản .trò chơi vận động
I.Mục tiêu :
- Ôn một số động tác rèn luyện tư thế cơ bản ( tư thế đứng đưa hai tay ra trước , đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay chếch hình chữ V. Yêu cầu thực hiện phối hợp các tư thế đứng đư hai tay ra trước đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay chếch hình chữ V .
- Học đứng đưa một chân ra trước , hai tay chống hông .Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng . HS khá giỏi khi thực hiện không cần theo trình tự bắt buộc.
- Ôn trò chơi : “Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi theo đúng luật chơi( có thể còn chậm ).
 - GD ý thức luyện tập tốt .
II.Địa điểm , phương tiện : - Sân trường dọn vệ sinh , còi .
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Phần mở đầu :
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung .
*Trò chơi : Diệt các con vật có hại .
2)Phần cơ bản :
*Ôn tập các động tác rèn luyện tư thế cơ bản : Đứng đưa một chân ra sau hai tay giơ cao thẳng hướng .
 - GV hướng dẫn làm quen với tư thế cơ bản. Hô cho HS tập .
*Ôn phối hợp đứng đưa một chân ra trước 2 tay chống hông , đứng đưa một chân ra sau hai tay chống hông .
*Ôn phối hợp
- GV hướng dẫn , quan sát , nhận xét .
*Trò chơi : Chuyền bóng
3)Phần kết thúc :
- Tập hợp lớp , nhận xét giờ .
- Chuẩn bị bài gìơ sau .
- Tập hợp lớp , báo cáo sĩ số .
- Đứng hát một bài .
- Khởi động .
- Giậm chân tại chỗ .
- HS thực hành chơi.
- HS chỉnh sửa trang phục .
- HS tập .
- HS tập 2 lần .
- HS tập
- HS thực hành chơi
- Giậm chân tại chỗ , nghiêm nghỉ .
- Thả lỏng . Đứng vỗ tay hát 1 bài .
Học vần
Bài 57 : ang - anh
I.Mục tiêu: 
1.HS đọc và viết được: ang , anh , cây bàng , cành chanh
2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng: Không có chân có cánh 
 Sao gọi là con sông
 Không có lá có cành 
 Sao gọi là ngọn gió?
3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Buổi sáng ( Từ 2 đến 4 câu )
II.Đồ dùng dạy học:
1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.
2.Bộ mô hình Tiếng Việt
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
I. Bài cũ:
- HS đọc và viết bảng : quả chuông , con đường , luống rau , tường vôi
- HS đọc câu ứng dụng : Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản Mường cùng vui vào hội.
-HS đọc và viết bảng con ( mỗi tổ viết một từ)
- 2 HS đọc câu ứng dung.
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy các con hai vần : ang ,anh
2. Dạy vần
2. 1. ang
a. Phát âm, nhận diện :
-Phát âm: ang
-Nhận diện:
-Phân tích vần ang
+Vần ang có âm a đứng trước, âm ng đứng sau.
-HS phát âm ( cá nhân , tổ)
-HS phân tích vần.
b. Đánh vần, ghép vần
- Đánh vần: a- ng - ang
- Ghép vần : ang
-HS đánh vần ( cá nhân ).
-HS ghép vần ang trên bộ thực hành.
-HS đọc trơn (cá nhân, đồng thanh)
c. Ghép, luyện đọc, phân tích tiếng.
- Ghép tiếng bàng
+Có vần ang, muốn ghép tiếng bàng ta làm như thế nào? 
(Thêm âm b trước vần ang , thanh huyền trên âm a)
- Luỵện đọc: bàng
d.Ghép từ, luyện đọc, phân tích từ.
-Luyện đọc: cây bàng
-Phân tích : 
+Từ cây bàng có tiếng cây đứng trước ,tiếng bàng đứng sau.
-HS ghép bàng trên bộ thực hành.
-HS đọc cá nhân ,đọc đồng thanh.
- HS quan sát tranh để gợi từ khoá: cây bàng
-HS ghép từ cây bàng
-1HS gài từ cây bàng trên bộ thực hành biểu diễn.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-HS phân tích từ cây bàng
e. Luyện đọc trơn
-HS đọc bài trên bảng lớp.( cá nhân , đồng thanh)
2. anh
-Phân tích:
+Vần anh có âm a đứng trước, âm nh đứng sau.
Tiếng mới: chanh
Từ mới: cành chanh
-So sánh vần ang và vần anh
+Giống nhau : âm a ở đầu vần
+Khác nhau : vần ang có âm ng đứng cuối, vần anh có âm nh đứng cuối
-HS so sánh hai vần vừa học.
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
ang - bàng - cây bàng 
anh - chanh - cành chanh
- GV nhận xét , đánh giá.
-HS đọc( cá nhân, đồng thanh)
Nghỉ 2' : Cất mô hình
3. Đọc từ ứng dụng :
 buôn làng hải cảng 
bánh chưng hiền lành
-Tiếng có vần mới làng , bánh , cảng , lành
-Tiếng cảng có trong từ nào? ( hải cảng )
-Phân tích từ buôn làng.( Từ buôn làng có tiếng buôn đứng trước , tiếng làng đứng sau)
GV giải nghĩa từ.
+ Buôn làng: Làng xóm của người dân tôc miền núi. 
+ Hải cảng: Nơi neo đậu của tàu thuyền đi biển hoặc buôn bán trên biển. 
+ Bánh chưng: Loại bánh làm bằng gạo nếp đỗ xanh, hành , thịt lợn, được gói bằng lá dong trong những dịp Tết.
+ Hiền lành: Tính tình rất hiền lành trong quan hệ đối xử với người khác.
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng chứa vần mới
-Luyện đọc, phân tích từ.
4. Viết bảng con
- ang , anh
- cây bàng , cành chanh
- GV hướng dẫn HS viết bảng 
Lưu ý HS điểm đặt bút , dừng bút , độ cao , độ rộng của các chữ.
-Cấu tạo:
+ang :con chữ ađứng trước, con chữ ng đứng sau.
+anh: con chữ a đứng trước, con chữ nh đứng sau.
-HS viết bảng con
+cây bàng: gồm chữ cây đứng trước, chữ bàng đứng sau.
+ cành chanh : gồm chữ cành đứng trước và chữ chanh đứng sau.
 -GV nhận xét, sửa lỗi.
III. Củng cố- Dặn dò: 
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- HS tìm tiếng , từ chứa vần vừa học.
Tiết 2
I.Bài cũ:
ang anh
bàng chanh
cây bàng cành chanh
-HS đọc bài trên bảng lớp 
buôn làng hải cảng
bánh chưng hiền lành
II.Bài mới:
 1 .Đọc câu ứng dụng
 +Tranh vẽ gì? (vẽ con sông , ngọn gió)
 -GV giới thiệu nội dung tranh
=>Câu ứng dụng: 
 Không có chân có cánh 
 Sao gọi là con sông 
 Không có lá có cành 
 Sao goi là ngọn gió
-HS quan sát tranh minh hoạ 
-HS tìm tiếng và gạch chân 
-Tiếng có vần mới: cánh , cành 
tiếng có vần mới.
-HS luyện đọc câu
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
2. Luyện đọc sách giáo khoa.
- GV chấm điểm , nhận xét.
-HS mở SGK , đọc bài . 
Nghỉ 2 phút
3. Luyện viết vở
- ang , anh
- cây bàng ,cành chanh
- GV nhắc HS ngồi đúng tư thế , hướng dẫn HS cách cầm bút , đặt vở.
-HS viết bài trong vở tập viết in
4. Luyện nói
Chủ đề: buổi sáng 
+Trong tranh vẽ gì ?( vẽ các cô bác nông dân đang ra đồng làm việc vào buổi sáng)
+Đây là cảnh ở nông thôn hay thành phố ?( cảnh ở nông thôn)
+Trong tranh buổi sáng mọi người làm gì ?( các bác nông dân ra đồnglàm việc , học sinh đến trường học)
+Buổi sáng , cảnh vật có gì đặc biệt?(Mặt trời mọc)
+Buổi sáng mọi người trong gia đình em thường làm gì ?( bố mẹ đi làm , em đi học)
+Con thích buổi sáng mưa hay nắng ?( con thích trời nắng )......
Con thích nhất buỏi sáng mùa đông, mùa hè, mùa thu hay mùa xuân? Vì sao?
+Con thích buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều?Vì sao?
GV nhận xét , đánh giá.
*Trò chơi: Thi nói về buổi sáng của em 
+Hướng dẫn: Cô mời 4 bạn đại diên cho 3 tổ lên thi nói về một buổi sáng bất kì của mình. Các con có thể dựa vào các câu hỏi - trả lời trên để nói. Ai nói được càng nhiều càng hay thì sẽ thắng. 
+GV nhận xét , đánh giá.
-HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý 
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
+ HS chơi thi
III. Củng cố - dặn dò.
-Củng cố.
-HS đọc lại bài.
-Tìm các tiếng có ang , anh
___________________________________________________________________	 Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009.
Mĩ thuật
( GV chuyên dạy)
_________________________________
Toán
Bài 53 : Phép cộng trong phạm vi 9
 I. Mục tiêu
 1. HS tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệm về phép cộng. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 2. Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9 . Làm bài 1, bài 2 cột 1, 2, 4 , baqì 3 cột 1, bài 4.
 3. Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 9.
 II. Đồ dùng dạy học
 1. Hình tam giác, cái mũ, hình tròn.
 2. Hình vẽ minh hoạ bài 5.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt độmg của HS
I.Bài cũ :
1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) 2 + = 8 b) ... + 3 = 8
 ... – 2 = 6 8 – = 4
2 HS lên bảng.
HS ở dưới lớp đọc bảng cộng trong phạm vi 8.
HS nhận xét, chữa bài
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8 
 Thành lập công thức: 
8+1 =9 và 1 + 8 = 9
*Bài toán: - GV trực quan và hỏi 
- Nhóm bên trái có 8 hình vuông, nhóm bên phải có 1 cái mũ. Hỏi tất cả có bao nhiêu cái mũ? ( có 9 cái mũ)
- 8 cái mũ thêm 1 cái mũ là mấy cái mũ? ( 9 hình ) 
- Nói ngắn gọn như thế nào? ( 8 thêm 1 là 9)
Phép tính: 8 + 1 = 9 ( bảy cộng một bằng tám
- 
- HS nêu bài toán
- HS nêu phép tính tìm tam giác 
GV viết phép tính : 1 + 8 =  lên bảng và yêu cầu HS tìm kết quả.
- Phép tính : 1 + 8 = 9
- GV ghi bảng phép tính 1+8=9 và yêu cầu HS đọc.
- Con có nhận xét gì về hai phép tính 8 + 1 và 1 + 8? ( Hai phép tính 8 + 1 và 1 + 8 đều có kết quả bằng 9)
-HS tìm kết quả.
- HS đọc.
Thành lập công thức : 
- GV giới thiệu trên số cái mũ.,hình tròn 7+2=9, 2+7=9 , 6+3=9, 3+6=9, 4+5=9 , 5+4=9, (tương tự phép cộng: 8 + 1 = 9 và 1 +8 = 9)
Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8. 
- GV cho HS đọc lại nhiều lần bảng cộng, GV xoá bảng nêu 1 số câu hỏi để HS nhắc lại các phép tính.
8+1=9 1+8=9
7+2=9 2+7=9
6+3=9 3+6=9
4+5=9 5+4=9 
- HS đọc lại nhiều lần bảng cộng, HS nhắc lại các phép tính.
Nghỉ 2’
III. Luỵện tập.
Bài 1: Tính
 1 3 4 7 6 3
 8 5 5 2 3 4
- HS đọc đề bài
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm
- Hs chữa bài
Bài 2: Tính
4 + 5 = 2 + 7 = 3 + 6 = 
4 + 4 = 0 + 9 = 1 + 7 = 
7 - 4 = 8 - 5 = 0 + 8 = 
- HS đọc đề bài
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
- HS chữa bài.
Bài 3: Tính
 5 + 4 = 
 1 + 4 = 
4 + 2 + 3 = 
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.,3HS lên bảng làm
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện dãy tính
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
8 + 1 = 9
1 + 8 = 9
1 chồng gạch có 8 viên, người ta xếp thêm vào 1 viên nữa. Hỏi chồng gạch đó có tất cả bao nhiêu viên?
b. 7 + 2 = 9
2 + 7 = 9
Có 7 bạn đang đứng chơi, 2 bạn chạy đến . Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn đang ?
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đặt đề toán.
- HS nêu phép tính ứng với các đề toán.
- GV nhận xét.
IV. Củng cố – Dặn dò.
Ôn lại Bảng cộng trong phạm vi 9
HS xung phong đọc thuộc các phép cộng trong phạm vi 9
_____________________________________
Âm nhạc 
( GV chuyên dạy )
____________________________________
Học vần
Bài58 : inh - ênh
I.Mục tiêu: 
1.HS đọc và viết được: inh , ênh , máy vi tính , dòng kênh
2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng: Cái gì cao lớn lênh khênh
 Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra.
3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: máy cày, máy nổ , máy khâu , máy vi tính ( Từ 2, đén 4 câu ).
II.Đồ dùng dạy học:
1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.
2.Bộ mô hình Tiếng Việt
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động ủa GV
 Hoạt động của HS
Tiết 1
I.Bài cũ:
- HS đọc và viết bảng : cành chanh , cây bàng , hải cảng , hiền lành
 - Đọc câu ứng dụng bài trước
-GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài trong SGK và viết bảng con ( mỗi tổ viết một từ)
- 2HS cầm sách đọc
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài-GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hôm nay cô dạy các con hai vần : inh , ênh
2. Dạy vần
2. 1. inh
a. Phát âm, nhận diện :
-Phát âm: inh
-GV gài vần inh trên bộ thực hành biểu diễn.
-GV phát âm mẫu .
-Nhận diện:
-Phân tích vần inh
+Vần inh có âm i đứng trước, âm nh đứng sau.
b. Đánh vần, ghép vần
- Đánh vần: i - nh - inh
- Ghép vần : inh
-HS phát âm ( cá nhân , tổ)
-HS phân tích vần.
-HS đánh vần ( cá nhân ).
-HS ghép vần inh trên bộthực hành.
-HS đọc trơn (cá nhân, đồng thanh)
c. Ghép, luyện đọc, phân tích tiếng
. GV giới thiệu tiếng tính và gắn tiếng mới trên bộ thực hành biểu diễn.
- Ghép tiếng : tính
+Có vần inh muốn ghép tiếng tính ta làm như thế nào? 
(Thêm âm t trước vần inh , thanh sắc trên âm i )
-HS ghép tiếng tính trên bộ thực hành.
- Luỵện đọc: tính
-HS đọc cá nhân ,đọc đồng thanh.
+Phân tích tiếng tính?
(Tiếng tính có âm t đứng trước , vần inh đứng sau , thanh sắc trên âm i ).
- HS phân tích tiếng tính
d.Ghép từ, luyện đọc, phân tích từ.
máy vi tính
 -GV hỏi HS về máy vi tính
- GV giải thích
- HS quan sát tranh để gợi từ khoá: máy vi tính
-HS ghép từ máy vi tính
 -1HS gài từ máy vi tính
trên bộ thực hành biểu diễn. 
-Luyện đọc: máy vi tính
- GV nhận xét
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Phân tích : 
+Từ máy vi tính có tiếng máy đứng trước , tiếng vi đứng giữa, tiếng tính đứng sau.
-HS phân tích từ máy vi tính
e. Luyện đọc trơn
inh - tính - máy vi tính
-HS đọc bài trên bảng lớp.( cá nhân , đồng thanh)
2. 2 ênh
-Phân tích:
+Vần ênh cóâm ê đứng trước,âm nh đứng sau.
Tiếng mới: kênh
Từ mới: dòng kênh
- Khi dạy vần ênh,các bước thực hiện tương tự vần inh
-So sánh vần inh và vần ênh
+Giống nhau : âm nhcuối vần.
+Khác nhau : vần inh có âm i đứng trước, vần ênh có âm ê đứng trước.
-HS so sánh hai vần vừa học.
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
inh - tính - máy vi tính 
ênh - kênh - dòng kênh
- GV nhận xét , đánh giá.
-HS đọc(cá nhân, đồng thanh)
Nghỉ 2' : Cất mô hình
3. Đọc từ ứng dụng : GV gài từ ứng dụng trên bộ thực hành biểu diễn.
đình làng bệnh viện 
thông minh ễnh ương
-Tiếng có vần mới: đình , minh , viện , ễnh
-Tiếng minh có trong từ nào? ( thông minh)
-Phân tích từ bệnh viện( Từ bệnh viện có tiếng bệnh đứng trước , tiếng viện đứng sau)
+ Đình làng: Ngôi đình ở một làng nào đó, thường là nơi dân làng tập trung, tụ họp bàn việc làng, tổ chức lễ hội...
+Thông minh: Khi một bạn học giỏi, tiếp thu tốt thì ta bảo bạn thông minh.
+ Bệnh viện: Nơi khám chữa bẹnh và nhận những người ốm đau vào điều trị.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 - lop 1.doc