Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 30

Tiết 1

Đạo Đức

Bài: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( T1).

I) Mục tiêu:

 Học xong bài này HS biết :

 - Tài nguyên rất cần thiết cho cuộc sống con người.

 - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên phát triển môi trường bền vững.

- Baỏ vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

II)Tài liệu và phương tiện :

 - Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, dầu, rừng cây,.) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 34 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
-Cho HS đọc gợi ý.
-Cho HS đọc lại gợi ý.
-Gv kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà.
-GV: Các em đọc lại gợi ý 2 gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Các em trong nhóm, sau đó sẽ thi kể trước lớp.
- Cho hs kể chuyện trong nhóm.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét và khen những HS kể hay, nêu được ý nghĩa câu chuyện đúng.
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 31.
-2HS lên bảng kể.
-Nghe.
-Một số HS nhìn lên bảng lớp đọc đề bài.
-4 HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK.
-Lớp đọc thầm gợi ý 1.
-Một số HS nối tiếp nhau nói trước lớp tiếp câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. 
- Sau khi kể xong, HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể.
-Lớp nhận xét.
Tiết 4
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Bào thai của thú phát triển trong bụng nẹ.
	- Kể tên một số thú đẻ một con một lứa, một số thú đẻ từ 2 đến 5 con một lần, một số thú đẻ trên 5 con một lứa.
 2. Kĩ năng: 	- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong quá trình sinh sản của thú và chim.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Hình vẽ trong SGK trang 120, 121 . Phiếu học tập.
HSø: - SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
12’
12’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sự sinh sản và nuôi con của chim.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	
“Sự sinh sản của thú”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
- Yêu cầu hs chỉ vào hình và trả lời.
+ Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
® Giáo viên kết luận.
Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sửa.
Thú khác với chim là:
+ Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con.
+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú non sinh ra đã có hình dạng như thú mẹ.
Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
v Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
Phương pháp: Động não, nhóm.
Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua hái hoa dân chủ (2 dãy).
 5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Sự nuôi và dạy con của một số loài thú”.
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi mời học sinh khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình 1, 2 trang 120 SGK.
+ Chỉ vào bào thai trong hình
Đại diện trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình.
Đại diện nhóm trình bày.
Số con trong một lứa
Tên động vật
1 con
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai hoẵng, voi, khỉ 
Từ 2 đến 5 con
Hổ sư tử, chó, mèo,...
Trên 5 con
Lợn, chuột,
Thứ tư ngày 11 thang 4 năm 2007
Tiết 1
Tập đọc
Bài:Tà áo dài Việt Nam.
I.Mục đích – yêu cầu:.
+Đọc lưu loát, diễn càm toàn bài.
+Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nôi dung bài: Bài đọc viết về sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo, với phong cách hiện đại phương tây của tà áo dài Việt Nam, sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
II Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III Các hoat độngdạy học.
Hoạt động.
 Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
2.Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài.
Hđ1:Luyện đọc.
Hđ2:Tìm hiểu bài.
Hđ3: Đọc diễn cảm.
3. Củng cố dặn do
-GV gọi HS lên bảng đọc bàivà trả lời câu hỏi.
-Nhận xét cho điểm HS.
-Giới thiệu bàidẫn dắt ghi tên bài.
- Gọi hs đọc bài.
-GV đưa ảnh Thiếu nữ bên hoa huệ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân lên để quan sát và giới thiệu về bức ảnh. GV có thể đưa cho HS quan sát thêm một số tranh, ảnh về phụ nữ khác.
-GV chia bài thành 4 đoạn mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
-Cho HS đọc đoạn.
-Luyện đọc từ ngữ khó: Kín đáo, mỡ gà, buộc thắt vào nhau..
- Kết hợp giải nghĩa từ.
-GV chia nhóm 4.
-Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
-Giọng nhẹ nhàng, cảm xúc tự hào về chiếc áo dài Việt Nam. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: Tế nhị, kín đáo, thẫm màu, lấp ló.
- Gọi hs đọc đoạn 1+2.
H: Chiếc áo dài đóng vai thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam?
H: Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài truyền thống?
- Gọi hs đọc đoạn 3+4
H: Vì sao áo dài được coi là, biểu tượng cho ý phục truyền thống của Việt Nam?
H: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
-Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
-GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và khen những HS đọc tốt.
H: Bài văn nói về điều gì?
- Hệ thống lại nội dung bài.
-GV nhận xét tiết học.
-2-3 HS lên bảng thực hiện .
-Nghe.
-1-2 HS khá giỏi tiếp nối đọc.
-HS quan sát và nghe lời giới thiệu của GV.
-HS đọc nối tiếp. Mỗi HS đọc 1 đoạn 2 lần
-HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
-HS đọc theo nhóm 4.
-Mỗi Hs đọc một đoạn.
-1-2 HS đọc cả bài.
- Nghe.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
-Phụ nữ VN xưa nay mặc aó dài thẫm màu bên ngoài. Bên trong là những lớp áo cánh nhiều màu. Chiếc áo dài làm cho người phụ nữ thêm tế nhị, kín đáo.
-Áo dài cổ truyền có 2 loại: Áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải Áo năm thân như áo năm thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải nên rộng gấp đôi vạt phải
-1 HS đọc thành tiếng.
-Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ VN.
-Vì phụ nữ VN ai cũng thích mặc áo dài.
-HS phát biểu tự do.
.Người phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.
-Chiếc áo dài làm cho họ đẹp.
-4 Hs nối tiếp nhau đọc .
-HS đọc đoạn văn theo HD của GV.
-Một số HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
-Viết về sự hình thành chiếc áo dài VN, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại Tây phương
Tiết 2
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Giúp Hs ôn tập, củng cố :
 + So sánh các số đo diện tích và thể tích
 + Giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học 
2. Kĩ năng: 	- So sánh các số đo diện tích và thể tích thành thạo và chính xác 
	- Chuyển đổi số đo thể tích.
3. Thái độ: 	- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng đơn vị đo thể tích, thẻ từ.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt độngdạy học.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
34’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về đo thể tích.
Sửa bài nhà 
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
“ Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích.”
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1 : Luyện tập 
Bài 1 : 
GV có thể cho HS nêu cách làm.
Yêu cầu HS làm bài tập.
Bài 2:
GV gợi ý tính :
+ Chiều rộng thửa ruộng 
+ Diện tích thửa ruộng
+ Số thóc thu được .
Nhận xét sửa bài.
Bài 3: 
Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Gợi ý:Tính thể tích của bể.
Tính số lít nước chứa tong bể.
Tính diện tích của đáy bể.
chiềøu cao mực nước trong bể.
- Chữa bài nhận xét.
5.Củng cố- dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập về đo thời gian.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Lần lượt từng học sinh đọc từng bài.
Học sinh sửa bài.
Đọc đề bài.
Thực hiện bảng con.
8m2 5 dm2 = 8,05 m2 ; 8m2 5dm2 < 8,5m2
Sửa bài.
Đọc đề bài.
Thực hiện theo cá nhân.
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng.
150x2:3= 100(m)
Diện tích thửa ruộng là
150x100= 15 000 (m2)
15000m2 gấp 100m2 số lần là.
15 000: 100= 150( lần)
Số thóc thu được trên thửa ruộng là.
60 x150= 9000( kg)
đáp số: 9000 kg.
Sửa bài
- HS nêu yêu cầu.
 - Hs làm bài voà vở.
Chữa bài.
Nhắc lại quan hệ giữa đơn vị liền nhau.
Tiết 3
Tập làm văn.
Bài:Ôn tập về tả con vật.
I. Mục đích yêu cầu.
+Qua việc phân tích bài Chim hoạ mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật (Cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hoá).
+HS viết được đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
II Đồ dùng dạy học.
-Tờ phiếu viết 3 phần cấu tạo của bài văn tả con vật.
-Môt số tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải bài 1.
-Tranh, ảnh một vài con vật phục vụ bài hoc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động.
Giáo viên
 Học sinh
1 .Kiểm tra bài cũ
2.Dạy bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
HĐ1: HS làm bài 1.
HĐ2: Cho HS làm bài 2.
3. Củng cố dặn dò
-GV nhận xét bàithi giữa học kì 2
-Giới thiệu bài dẫn dắt ghi tên bài.
-Cho HS đọc bài 1.
-GV giao việc.
.Mỗi em đọc thầm lại bài văn và đọc thầm 3 câu hỏi a,b,c.
-Suy nghĩ tìm câu trả lời đúng cho ba câu hỏi.
-GV dan lên bảng lớp tờ giấy hoặc đưa bảng phụ đã chép sẵn cấu tạo ba phần của bài văn tả con vật lên.
Bảng phụ
Bài văn miêu tả con vật thường gồm ba phần.
1 Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2 Thân bài: Tả hình dáng.
Tả thói quen sinh hoạt và hoạt động.
3 Kết bài. nêu cảm nghĩ đối với con vật.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng của câu a (GV đưa kết quả đúng đã chuẩn bị trước lên).
H: Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
c)Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
.Các em nhớ viết đoạn văn khoảng 5 câu.
-Chỉ tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật.
-Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
-Gv nhận xét và khen những HS viết hay.
-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp chuẩn bị nội dung chi tiết viết bài văn tả một cảnh vật mà em thích.
- Nghe.
-Nghe.
-1 HS đọc bài Chim hoạ mi hót, 1 Hs đọc câu hỏi.
-1 HS đọc toàn bộ nội dung trên bảng phụ.
-HS đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, lần lượt trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét
-Bằng nhiều giác quan.
-Thị giác mắt: Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến
-Thính giác Tai: nghe chim hoạ mi hót vào các buổi chiều.
-HS tự do trả lời và giải thích vì sao mình thích.
-1 HS đọc , lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số em đọc đoạn văn vừa viết.
-Lớp nhận xét.
-Nghe.
Tiết 4
Lịch sử
Bài : Xây Dựng Nhà Máy Thủy Điện Hoà Bình.
I Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể nêu được.
-Việc xây dựng nhà máy thủy điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước sau ngày giải phóng.
-Nhà Máy Thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta sau năm 1975.
II Đồ dùng dạy học.
-Bản đồ hành chính VN.
-Phiếu học của HS.
-HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin tư liệu về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ
GV
HS
1.Kiểm tra bài cũ 3-4'
2 .Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu bài.
HĐ1:Yêu cầu cần thiết xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
HĐ2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
HĐ3; Đóng góp lớn lao của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
3. Củng cố dặn dò.
-Gọi HS lên bảng hỏi 
+ Cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra như thế nào?
+Ynghĩacuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của quốc hội?
- Nhận xét ghi điểm.
-Giới thiệu bài ghi tên bài học.
-Gv tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi để tìm hiểu các vấn đề sau;
H: Nhiệm vụ của cách mạng VN sau khi thống nhất đất nước là gì?
H: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Hãy chỉ vị trí Nhà máy trên bản đồ? Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK và tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
-Gv nhận xét kết quả làm việc của HS.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hỏi. Em có nhận xét gì về hình 1?
-Gv tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi.
+Điện của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?
-GV giảng thêm: Nhờ công trình đập ngăn nước sông Đà.
-GV tổng kết bài.
-GV nhận xét tiết học, dặn Hs về nhà học thuộc bài.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời 
-Nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học.
-HS cả lớp trao đổi trả lời câu hỏi, theo dõi phần giảng bài của GV để rút ra yêu cầu cần thiết xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
-Nhiệm vụ là: Xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
-Được xây vào ngày 6-11-1979.
-Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta xây dựng nhà máy.
-HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4-6 HS, cùng đọc SGK, sau đó lần lượt từng em tả trước nhóm, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau.
-Nghe.
-Một số Hs nêu ý kiến.
VD: ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình khi vượt mức kế hoạch; đã nói lên sự tận tâm, cố gắng hết mức.
-Mỗi câu hỏi 1 HS phát biểu ý kiến, các Hs khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
-Đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
Tiết 5
Kĩ thuật
BÀI: Lắp máy bay trực thăng (tiết 1).
	I. MỤC TIÊU:
HS cần phải:
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắpmáy bay trực thăng.
-Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng, đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp tháo các chi tiết của máy bay trực thăng ,ø đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
	II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sãn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động.
GV
HS
1.Kiểm tra bài củ
2.Bài mới
a. GTBài.
HĐ1:Quan sát nhận xét mẫu.
HĐ2: HD thao tác kĩ thuật 
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
3.Dặn dò.
-Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành.
-Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
-Nhận xét chung.
- Giơí thiệu bài – Nêu yêu cầu thực tế công dụng của máy bay.
-Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- HD hs và trả lời câu hỏi : Đẻ lắp máy bay theo em cần lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
a) HD chọn các chi tiết :
-Gọi 2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- Nhận xét hoàn thành các bước chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận :
- Lắp thân và đuôi máy bay ( H2-SGK):
-Yêu cầu HS Quan sát H2 và trả lời câu hỏi : Để lắp được thân và đuôi máy bay cần, cần phải chọn những chi tiết naò và số lượng bao nhiêu ?
-HD thao tác lắp ráp thân máy bay.
- Lắp sàn ca bin và giá đỡ ( H3 –sgk) ;
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
-Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ cần chọn những chi tiết nào ?
- Yêu cầu 1 HS lên thực hiện các bước lắp.
- Lắp ca bin ( H4 – SGK) :
-Gọi 1 HS lên lắp ca bin.
-Yêu cầu lớp quan sát và bổ sung các bước lắp của bạn.
- Nhận xét bổ sung cho hoàn thành sản phẩm.
- Lắp cánh quạt ( H5- SGK):
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK.
-HD thao tác lắp:
+ Lắp phần trên cánh quạt.
+ Lắp phần dưới cánh quạt.
- Lắp càng máy bay ( H6- SGK)
- HD hs lắp càng máy bay .
-Toàn lớp nhận xét bổ sung.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng ( H1-SGK)
-HD lắp các bước theo SGH : 
+ Lắp theo thứ tự chi tiết- bộ phận – sản phẩm.
d) Hướng dẫn tháo rời các chitiết và xếp gọn vào hộp:
-Lưu ý qui trìh tháo gỡ sản phẩm- bộ phận- chi tiết.
-Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài cho tiết thực hành.
- HS để các vật dụng lên bảng.
-Nhóm trưởngkiểm tra báo cáo.
- Vận chuyển hàng hoá, hành khách, lưu chuyển dễ dàng trên các địa hình.
- Cần lắp 5 bộ phận : thân và đuôi máy bay ; sàn ca bin và giá đỡ ; ca bin ; cánh quạt ; càng máy bay.
-1 HS đọc các yêu cầu chi tiết SGK.
-Thực hiện chọ các chi tiết vào jộp theo tứ tự .
-2 HS nêu lại các chi tiết cần lắp ghép.
- Quan sát chi tiết để lắp ghép từng bộ phận.
- Cần chọn : 4 tấm tam giác, 2 thanh 11 lỗ, 2 thanh 5 lỗ, 1 thanh 3 lỗ, 1 thanh chữ U ngắn.
-Quan sát thao tác mẫu của giáo viên.
- Quan sát các hình SGK.
-1 HS đọc to câu hỏi.
- Chọn tấm nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U dài.
-1 HS lên thực hành lắp ghép.
-Quan sát ttrnah SGK.
-1 HS lên thực hiện.
-Quan sát nhận xét các thao tác mẫu của bạn.
- Quan sat tranh SGK .
- 1 HS đọc câu hỏi SGK.
-Trả lời câu hỏi neu qui trìh lắp ghép.
+ Chú ý lắp phần trên và phần dưới cánh quạt.
-Quan sát thao tác mẫu của giáo viên.
- Nhận xét các bước.
-Xem qui trình hoàn thanøh sản phẩm.
- Chú ý các bộ phận được giáo viên lắp ghép theo một qui trình thống nhất từ trước tới sau.
Thứ năm ngày 12 thang 4 năm 2007
Tiết 1
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Sau khi học, cần nắm: Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. Cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng: 	 - Cuyển đổi số đo thời gian . Xem đồng hồ.
3. Thái độ: 	 - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Đồng hồ, bảng đơn vị đo thời gian.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập.
III. Các hoạt độngdạy học.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
34’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về số đo thể tích.
Sửa bài làm ở nhà .
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Ôn tập về số đo thời gian.”
® Ghi tựađề lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách đổi số đo thời gian.
- Nhận xét tuyên dương.
v	Hoạt động 2: Viết và chuyển đổi số đo thời gian.
Bài 2:
-Gọi hs nêu yêu cầu bài tập.
-Nhận xét.
Giáo viên chốt.
Nhấn mạnh, chú ý cách đổi dưới dạng.
· Dạng số tự nhiên sang dạng phân số, dạng thập phân.
v	Hoạt động 3: Xem đồng hồ.
Bài 3:
Mỗi tổ có một cái đồng hồ khi nghe hiệu lệnh giờ thì học sinh có nhiệm vụ chỉnh đồng hồ cho đúng theo yêu cầu.
Nhận xét tuyên dương.
 Bài 4:
Chốt:
Tìm S đã đi (2 = 2,25 giờ)
Tỷ số phần trăm đã đi so với quãng đường.
5.Củng cố- dặn dò: 
Về nhà làm bài 4/ tr 157 - SGK.
Chuẩn bị : Phép cộng
Nhận xét tiết học 
Hát 
- 2 em lên bảng sửa bài.
Đọc đề.
- HS chơi trò chơi “ bắn tên”
1 thế kỉ= 100 năm; 1 năm = 12 tháng
1 năm không nhuận có 365 ngày; ..
- Nhận xét.
3 – 4 học sinh đọc bài.
Đọc đề bài.
Thảo luận nhóm để thực hiện.
Sửa bài.
Tham gia trò chơi “Chỉnh kim đồng hồ”.
- HS đọc giờ và phút trên đôâng hồ.
Vd:10 giờ ; 6 giờ 5 phút; 1 giờ 12 phút.
10giờ kém 17 phú thay 9 giờ 43 phút.
Đọc đề.
Phân tích cách giải.
Làmbài vào nháp sau đó chọn đáp án đúng.
B. 165 km.
Tiết 2
CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Cô gái của tương lai.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nghe-viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.
-Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, một số huân chương của nước ta.
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC.
-Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân cương, danh hiệu giải thưởng: tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
-Bút dạ và phiếu khổ to.
-Ảnh minh hoạ lên ba loại huân chương trong SGK.
-3 Tờ phiếu viết bài tập 3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH
1 .Kiểm tra bài cũ
2.Dạy bài mới.
a.Giới

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30 lOP 5.doc