Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 1 - Trường tiểu học Đạ Tông

Thứ 3/ 05 / 09/ 2006.

MĨ THUẬT

BÀI1:THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ

 I. MỤC TIÊU:

 - HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

 -HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh

 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.

 II. CHUẨN BỊ:

 - Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, sưu tầm thêm một số tranh ảnh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 46 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 1 - Trường tiểu học Đạ Tông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùi từ to lớn: To tướng, to kềnh.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV giao việc: Em hãy chọn 1 cặp từ đồng nghĩa và đặt câu với cặp từ đó.
-Cho HS làm bài.
-Cho học sinh trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại bài làm đúng.
VD: Nếu chọn cặp từ xinh đẹp-xinh ta có thể đặt câu: 
Quê hương ta xinh đẹp vô cùng.
-Con búp bê của em rất xinh.
-GV nhận xét tiết học, khen những học sinh học tốt.
-Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
-Viết vào vở những từ đồng nghĩa đã tìm được.
-Nghe.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
Lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân. HS tự so sánh nghĩa của các từ trong câu a, trong câu b.
-Mỗi câu 2 học sinh trình bày.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân
-hs nêu ý kiến của mình
-Lớp nhận xét.
-3 HS đọc thành tiếng.
-Cả lớp đọc thầm.
-HS tìm ví dụ.
-1 HS đọc to lớp đọc thầm.
-HS dùng viết chì gạch trong SGK những từ đồng nghĩa.
-1 HS lên bảng gạch dưới từ đồng nghĩa trong đoạn bằng mực khác màu hoặc phấn màu.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to lớp đọc thầm.
-HS làm bài theo cặp, viết ra nháp những từ tìm được.
-3 cặp làm bài trên phiếu.
-Đại diện 3 cặp đem dán lên bảng phiếu bài làm của cặp mình.
-lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân.
-2 HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi lại những nội dung giáo viên dặn.
Tiết 3:
Kể chuyện.
Bài:Lý Tự Trọng
I Mục tiêu.
-Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1,2 câu. HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng yêu nước tưởng dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II Chuẩn bị.
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK phong to nếu có.
-Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ 
Giáo viên
Học sinh
1/Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài.
b/ GV kể chuyện.
HĐ1: GV kể lần 1(Không sử dụng tranh)
HĐ2: Giáo viên kể lần 1 sử dụng tranh
c/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
HĐ1: HS tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh.
HĐ2: HS kể lại cả câu chuyện.
d/ Trao đổi về ý nghĩa câu chuyên.
HĐ1: GV gợi ý cho HS tự nêu câu hỏi.
HĐ2: GV đặt câu hỏi cho HS.
2/ Củng cố dặn dò.
-Giáo viên giới thiệu bài cho HS.
-Dẫn dắt ghi tên bài.
-Giọng kể: Chậm rõ, thể hiện sự trân trọng, tự hào.
-Giáo viên giải nghĩa từ khó: Sáng dạ, mít tinh, luật sư..
-GV lần lượt đưa các tranh trong SGK đã phóng to lên bảng. Miệng kể, tay kết hợp chỉ tranh. 
-Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
-GV nêu yêu cầu: Dựa vào nội dung câu chuyện cô đã kể, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh.
-Tổ chức cho HS làm việc.
-Cho HS trình bày kết quả. GV cần cho HS trình bày theo mức độ tăng dần.
-GV nhận xét đưa bảng phụ lên. Bảng phụ đã viết đủ lời thuyết minh cho cả 6 tranh.
-GV nhắc lại: Từng tranh các em có thể thuyết minh như sau.
-Tranh 1: Lý Tự Trọng rất thông minh. Anh được cử ra nước ngoài học tập.
-Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các tổ chức đảng bạn bè qua đường tàu biển.
..
-Tranh 6: ra pháp trường, anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca.
-Cho HS kể từng đoạn .
-Cho HS kể câu chuyện.
-Cho HS thi kể theo lời nhân vật GV nhắc HS chọn vai nào, khi kể phải xưng tôi.
-GV nhận xét, khen những học sinh kể hay.
-Các em có thể đặt câu hỏi để trao đổi về nội dung câu chuyện.
-Có thể đặt câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
H: Vì sao các người coi ngục gọi Trọng là "ông nhỏ"?
H: Vì sao thực dân pháp vẫn xử bắn anh chưa đến tuổi vị thành niên?
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Nhận xét chốt ý
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện bằng cách nhập vai nhân vật khác nhau.
-Dặn HS tìm đọc thêm những câu chuyện ca ngợi những anh hùng, danh nhân của đất nước.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết KC sau.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS vừa quan sát tranh vừa nghe cô giáo kể.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS trao đổi theo cặp.
-1 HS thuyết minh về tranh 1,2.
-1 HS thuyết minh về tranh 3-4.
-1 HS thuyết minh về tranh 5-6.
-HS nhìn lên bảng phụ và nghe cô giảng.
-1 HS kể đoạn 1.
-1 HS kể đoạn 2.
-1 HS kể đoạn 3.
-2 HS thi kể cả câu chuyện.
-2 HS thi kể nhập vai.
-Lớp nhận xét.
-1 vài HS đặt câu hỏi, HS còn lại trả lời câu hỏi.
-Vì khâm phục anh, tuy tuổi nhỏ mà dũng cảm, chí lớn, có khí phách.
-Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh.
-HS có thể trả lời: là thanh niên sống phải có lí tưởng.
-Làm người phải biết yêu quê hương, đất nước.
-HS ghi lại lời dặn của GV.
 Tiết 4: KHOA HỌC
 Bài : Sự sinh sản
I. Mục tiêu :-Sau bài học, HS có khả năng :
 -Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ, sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ mình.
 -Nêu ý nghĩa của sự sinh sản. 
II. Đồ dùng dạy học : 
-Bộ phiếu dùng cho trò chơi " bé là con ai"
-Hình 4, 5 SGK. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ
GV
HS
1. Kiểm tra bài củ : (5)
2.Bài mới : (25)
Hoạt động 1 : Trò chơi " Bé là con ai"
Mục tiêu : hs nhận ra mỗi em đều do bố, mẹ sinh ra có những đặc điểm giống bố, me. mình
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu:hs nêu được ý nghĩa của sự sinh sản 
3. Củng cố dặn dò :
-Kiểm tra sách vở HS 
-Nêu yêu cầu môn học.
* Nêu yêu cầu bài.
-Vẽ các bức tranh về gia đình của bé.
-Cho hs thực hành vẽ vào giấy.
* Chơi trò chơi tìm bố mẹ .
-HD hs cách chơi .
-Qua trò chơi, các em rút ra điều gì?
* KL: mỗi em đều do bố, mẹ sinh ra có những đặc điểm giống bố, mẹ mình 
* GV hướng dẫn quan sát hình 1,2,3,4,5 SGK, đọc lời thoại giữa các nhân vật.
Aùp dụng nói trong gia đình của mình.
- Cho HS làm việc cặp đôi.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Trả lời các câu hỏi :
 + Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình và dòng họ.
 + Diều gì sẽ xẫy ra nếu con người không có khả năng sinh sản.
* KL:Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
* Nêu lại nội dung bài.
-Liên hệ thực tế ở địa phương em , mỗi gia đình em ở.
-Giáo dục hs về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
-HS kiểm tra chéo sách vở hs .
-Lăùng nghe.
* Nhắc lại đầu bài.
-Thực hành vẽ.
-Trao đổi cùng các bạn.
* Lắng nghe nội dung, cách chơi.
-HS chơi thử.
-Mỗi trẻ sinh ra đều có bố mẹ, có những đặc điểm giống bố mẹ.
* Quan sát tranh hình sách giáo khoa.
-Lắng nghe các yêu cầu của giáo viên.
-2 HS thảo luận làm việc theo cặp.
-Nêu câu hỏi và trả lời
+ HS nêu theo gợi ý .
+ Trả lời .
+hs nêu 
-Lần lượt nêu nối tiếp.
* Lần lượt HS nêu nội dung bài.
1-2 em nêu.
Hs nêu.
-Nêu các tác hại về dân sốtăng nhanh.
Thứ năm ngày 07 tháng 09 năm 2006
ÂM NHẠC
Tiết 1
Ôn Tập một so ábài hát đã học.
I / Mục Tiêu :
	- HS trình bày các bài hát đã học: Quốc ca, Em yêu hoà bình, chúc mừng, thiếu nhi thế giới liên hoan.
	- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca. Tập trình bày các bài hát đã học theo tổ, nhóm, cá nhân.
	- Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình nhạc lớp 5.
	- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học 
II / Chuẩn Bị : 
Giáo Viên : - Nhạc cụ , băng đĩa nhạc , bảng phụ chép một số ký hiệu âm nhạc 
Học Sinh : - Nhạc cụ gõ , SGK lớp 5 , bảng con . phấn
III / HOẠT ĐÔÏNG DẠY HỌC.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài.
b / nội dung.
HĐ1:ôn một số bài hát lớp 4 
HĐ2:ôn tập bài hát.
2/ Cũng cố –dặn dò
Nêu mục đích yêucầu tiết ôn tập.
Ơû lớp 4 các em được hát những bài hát nào?
Em nào có thể hát lại trong số bài hát đã học.
 Nhân xét –tuyên dương.yêu cầu hs hát bài Quốc ca,em yêu hoà bình
Ai là tác giả bài Quốc ca?
Lớp đứng nghiêm hát bài hát .
Em yêu hoà bình
-Ai là tác giả? 
Yêu cầu hs hát kết hợp gõ đêm theo phách,nhịp.
Nhận xét –tuyên dương.
Cho hs tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Tuyên dương nhóm biểu biễn hay.
Hệ thống kiến thức đã học.
Cho cả lớp hát lại một vài bài hát vừa ôn.
Ôân bài hát ở nhà.
Nhận xét tiết học. 
Lắng nghe.
HS ghi bài
Kể tên bài hát.
Hs hát-2em.
HS ôn tập các bài hát theo hướng dẫn của GV
Hs hát .
HS trả lời một số câu hỏi theo gợi ý của GV
Lớp thực hiên.
Các nhóm lên biểu biễn.
Lớp nhận xét.
Lớp thực hiện.
	TIẾT 2	TẬP ĐỌC
	BÀI :Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I.Mục đích – yêu cầu:
-Đọc trôi chảy toàn bài.
-Đọc đúng các từ ngữ khó.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, biết nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
-Hiểu các từ ngữ phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
-Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó, thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
II. Chuẩn bị.
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Sưu tầm thêm những bức ảnh khác về sinh hoạt ở làng ngày mùa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
HĐ
Giáo viên
Học sính
1/ Kiểm tra bài cũ
2/ Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài.
Hđ1: Luyện đọc
Hđ2:Tìm hiểu bài.
Hđ3: Luyện đọc diễn cảm.
3/ Củng cố dặn dò:
-Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài.
-GV nhận xét cho điểm học sinh.
-GV giới thiệu bài mới cho HS.
-GV ghi và dẫn dắt tên bài.
 Gọi hs khá đọc.
-Nhắc các em nhấn giọng ở những từ ngữ tả má vàng: Vàng xuộm, vàng hoe.
-GV chia làm 4 đoạn.
-Đ1: Từ đầu đến nắng nhạt ngả mày vàng hoe.
-Đ2: Tiếp theo đến vạt áo.
-Đ3:Tiếp theo đến quả ớt đỏ chót.
-Đ4: Còn lại.
-Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
-Hướng dẫn HS đọc từ ngữ dễ đoạn sai: Sương sa, vàng nhuộm.
-Giúp HS giải ngiã từ.
*luyện đọc theo cặp.
Theo dõi nhắc các em đọc đúng.
Gọi hs đọc toàn bài.
-Cho HS đọc bài văn.
-GV đặt câu hỏi.kể tên những sự vật trong bài có màu vàngvà từ chỉ màu vàng?
Nhận xét cách dùng một từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát kể tên và dùng từ rất gợi cảm.
H: Những chi tiết nào nói về thời tiết của làng quê ngày mùa?
H: Những chi tiết nào nói về người trong cảnh ngày mùa?
H: Các chi tiết trên làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?
H: Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương?
Chốt ý ghi nội dung bài.
-GV hướng dẫn giọng đọc, cách ngắt nhấn giọng khi đọc.
-GV cho HS đánh dấu đoạn cần đọc, từ màu chín đến vàng mới.
-Gạch 1 gạch (\) sau các dấu phẩy, 2 gạch (\\) sau các dấu chấm.
-Gạch dưới tất cả nhữg từ ngữ chỉ màu vàng.
-GV đọc diễn cảm đoạn văn một lần (đọc trên bảng phụ đã chuẩn bị trước).
-Cho HS đọc diễn cảm đoạn văn.
-Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Cho HS thi đọc cả bài.
-GV nhận xét,khen HS đọc hay.
 Hệ thống nội dung bài.
-GV nhận xét tiết học. Khen những học sih đọc tốt
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn đã học và chuẩn bị bài nghìn năm văn hiến.
-2 HS lên bảng đọc bài.
-Nghe.
-1 em đọc ,lớp chú ý.
-Học sinh dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2 lần.
-HS luyện đọc tư khó.
-1 HS đọc to phần giải nghĩa trong SGK cả lớp đọc thầm.
Lớp thực hiện(2’-3’)
Nhận xét bạn đọc bài.
1-2em đọc,lớp theo dõi.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, đọc lướt bài văn.
-Lúa-vàng xuộm
-Nắng vàng hoe.
-HS có thể chọn từ và giải nghĩa:VD vàng xuộm: lúa vàng xuộm =>lúa đã chín, có màu vàng đậm.
-"Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ
"Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt-ngay"
-Làm cho bức tranh đẹp một cách hoàn hảo sống động.
-Vì phải là người rât yêu quê hương tác giả mới viết được bài văn tả cảnh ngày mùa hay như thế.
 Lớp chú ý.
-HS dùng viết chì gạch trong SGK.
-HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng
-Nhiều học sinh đọc.
HS đọc.
-2 HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
Tiết 3
Tập làm văn.
Bài :Cấu tạo củabài văn tả cảnh.
I. Mục đích yêu cầu.
 -Nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
-Từ đó biết phân tich cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
 II. Đồ dùng dạy – học.
Bảng phụ ghi sẵn:
-Nội dung phần ghi nhớ.
-Cấu tạo của nắng trưa đã được GV phân tích.
III. Cac hoạt động dạy – học chủ yếu.
HĐ 
Giáo viên
 Học sinh
1/ Dạy bài mới.
a/Giới thiệu bài
I/ nhận xét.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
II/ Ghi nhớ.
III/Luyện tập.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
3/Cũng cố- dặn dò.
-GV giới thiệu bài mới cho HS.
-Dẫn dắt ghi tên bài.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
-GV giao việc: Các em có 3 việc cụ thể cần thực hiện.
-Đọc văn bản Hoàng hôn sông hương.
-Chia đoạn văn bản đó.
-Xác định nội dung của từng đoạn.
-Tổ chức cho HS làm việc.
-Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét và chốt lại: Bài văn gồm có 3 phần cụ thể.
-Phần mở bài: Từ đầu đến . yên tĩnh này: Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn.
-Phần thân bài: Gồm 2 đoạn
+Đoạn 1: Từ mùa thu đến hai hàng cây. Sự đổi thay sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+Đoạn 2: Từ phía bên sông cho đến chấm dứt: Hoạt động của con người từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
-Phần kết bài: Câu cuối của văn bản. Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-GV giao việc.
-Các em đọc lướt nhanh bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
-Tìm ra sự giống và khác nhau về thứ tự miêu tả của 2 bài văn.
-Rút ra nhận xét cấu tạo của bài văn tả cảnh,
-Tổ chức cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
-Sự giống nhau: 2 bài đều giới thiệu bao quát quang cảnh định tả rồi đi vào tả cụ thể từng cảnh. Cụ thể.
..
-Cho HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
-GV chốt lại ý đúng.
-Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-Cho HS sử dụng kết luận vừa rút ra trong 2 bài văn tả cảnh.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV giao việc:
-Các em đọc thầm bài Nắng trưa,
-Nhận xét cấu tạo của bài văn.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-Phần mở bài: Câu văn đầu lời nhận xét chung về nắng trưa.
-Phần thân bài gồm 4 đoạn
+Đoạn 1: Từ buổi trưa đến lên mãi cảnh nắng trưa dữ dội.
+Đoạn 2: Tiếp theo đến khép laị: nắng trưa trong tiếng võng và câu hát ru em.
+Đoạn 3: Tiếp theo đến lặng im: muô vật trong nắng.
+Đoạn 4: Tiếp theo đến chưa xong hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
-Phần kết bài cảm nghĩ về mẹ.
-Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
-Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị tốt bài tập.
-Nghe.
-HS đọc.
-HS nhận việc.
-HS làm việc cá nhân: Đọc thầm văn bản,Chia đo ạn. 
-Một số HS phát biểu.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi kết quả bài vào vở.
-HS đọc.
-HS nhận việc.
-HS làm việc cá nhân .
Một số học sinh trình bày .
Lớp nhận xét.
-1-2 HS phát biểu.
-3 HS đọc phần ghi nhớ.
-2 HS nhắc lại kết luận đã rút ra khi so sánh 2 bài văn.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS nhận việc.
-HS làm bài cá nhân.
-3-4 HS trìh bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
Lắng nghe.
-HS chép lại kết quả đúng.
-1-2 HS nhắc lại.
-HS ghi lại nội dung cô dặn để về nhà thực hiện.
TIẾT 4	TOÁN
Bài: Ôn tập so sánh hai phân số
I/Mục tiêu
	Giúp học sinh:
- Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, so sánh phân số với đơn vị; biết so sánh hai phân số có cùng tử số.
- HS thực hiện được so sánh các phân số và sắp xếp theo thứ tự yêu cầu.
II/ Đồ dùng học tập
	Phiếu học tập ,bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học
HĐ 
Giáo viên
 Học sinh
1/ Bàicũ.
2/ Bài mới.
a/ Giới thiệu bài.
HĐ1: Ôn tập so sánh hai phân số.
HĐ 2: Thực hành.
Bài 1: 
Bài 2:
3/Cũngcố –dặn dò.
-Gọi 2 HS lên bảng.
Bài số 3: Tìm các phân số bằng nhau: 
-Nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét chung.
-Dẫn dắt ghi tên bài học.
-Gọi 1 HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Cho HS hoạt động theo nhóm đôi. Một em đưa ra hai phân số cùng mẫu số, một em đưa ra kết quả so sánh phân số nào lớn hơn, vì sao?
- Em hãy nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Viết bảng: So sánh hai phân số
 và 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài vào bảng.
-Nhận xét cho điểm.
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Gợi ý: Ta quy đòng mẫu số rồi so sánh. chú ý quan sát mẫu số lớn nhất trong các mẫu số đã cho.
-Nhận xét chốt ý.
Hệ thống lại nội dung bài.
-Nhắc HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét đúng sai và giải thích.
-Nhắc lại tên bài học.
- Trong hai phân số cùng mẫu số 
+Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Ví dụ: vì phân số này có cùng mẫu số là 7, so sánh hai tử số ta có 2<5
- Như SGK.
- 1HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào nháp.
-Nhận xét chữa bài.
-2 HS lên bảng, lớp làm bài vào bảng con.
-Nhận xét sửa sai từng ý.
-HS làm bài vào vở.
a) b) 
-Một số học sinh nhắc lại.
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
TIẾT 5
LỊCH SỬ
Bài 1: "Bình tây đại nguyên soái" Trương Định.
 I. Mục tiêu:
Sau bài học HS nêu được.
-Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biêu trong phong trào đấu tranh chống thực dân pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
-Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vui đê kiên quyết cùng nhân dân chống quân pháp xâm lược.
-Ông được nhân dân khâm phục, tin yêu và suy tôn là " Bình Tây đại nguyên soái".
-Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố.
II: Đồ dùng:
-Hình vẽ trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
-Bản đồ học tập cho HS.
-Phiếu học tập.
-Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố.
III/các hoạt động dạy học
HĐ 
Giáo viên
Học sinh
1/ Dạy bài mới.
a/ Gới thiệu bài.
 b/tìm hiểu bài.
HĐ1; Tình hình đất nước ta sau khi thực dân pháp mở cuộc xâm lược.
HĐ2; Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
Hđ3:lòng biết ơn của nhân dân ta với “BÌNH Tây Đ ại Nguyên Soái”
3/ Cũng cố dặn dò.
-GV giới thiệu bài cho HS.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-GV yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lời cho các câu hỏi sau.
+Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
+Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
-GV gọi HS trả lời các câu hỏi trước lớp.
-GV chốt ý và bổ sung.
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.
-Đọc sách thảo luận để trả lời câu hỏi.
. Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao?
. Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận từng câu hỏi trước lớp.
-Nhận xét kết quả thảo luận.
-GV kết luận ngắn về nội dung hoạt động: Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước
-GV lần lượt nêu câu hỏi.
+Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định?
+Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện mà em biết về ông?
..
Kl: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phòng trào đấu tranh chống thực dân pháp.
 Hệ thống nội dung bài.
-GV tổng kết, giờ học và tuyên dương các HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài.
-Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và làm các bài tập tự đánh giá kết quả và sưu tầm câu chuyện kể về Nguyễn Trường Tộ.
-Nghe.
-HS đọc SGK, suy nghĩ và tìm câu trả lời.
-Dũng cảm đứng lên chống thực dân pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.
+Nhượng bộ không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước.
-2 HS lần lượt trả lời, c

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAÀN I.doc