Giáo án các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Vụ Bổn - Tuần 9

Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011

THỂ DỤC -Tiết 17-

BÀI 17. TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”

I. MỤC TIÊU:

- Ôn 2 động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .

- Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .

- Trò chơi Dẫn bóng. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi chủ động .

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Sân trường - Còi, bóng, kẻ sân .

 

doc 21 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Vụ Bổn - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hóa.
+ Những từ ngữ khác .
-GV chốt ý đúng
* Bài 3:
-GV gợi ý HS dựa vào mẫu chuyện “Bầu trời mùa thu” để viết 1 đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở (5 câu) có sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
- GV nhận xét và chốt bài đúng.
*GDBVMT: GD HS biết yêu quý cảnh đẹp của quê hương mình. Đồng thời biết bảo vệ môi trường thêm xanh – sạch – đẹp.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- GV củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “Đại từ”.
- Nhận xét tiết học
- HS sửa bài tập: HS lần lượt đọc phần đặt câu.
-1 HS đọc bài.
-Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS TLN2.
+Xanh như mặt nước mệt nỏi trong ao
+ được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng / buồn bã / trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
+ rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa / xanh biếc/ cao hơn.
- 2 HS đọc yêu cầu 
 - HS làm bài vào VBT
- HS đọc đoạn văn
-Cả lớp bình chọn đoạn hay nhất 
.
CHÍNH TẢ	-Tiết 9-
NHỚ –VIẾT: TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nhớ và viết đúng bài “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”.
- Trình bày đúng thể thơ và dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được bài tập 3a
II. ĐDDH:Giấy A 4, viết lông.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
-HS viết các từ ngữ có tiếng chứa vần uyên, uyêt.
-GV nhận xét.
2 .Bài mới:
vGiới thiệu bài
 vHoạt động 1: Hướng dẫn viết CT:
 - GV đọc một lần bài thơ.
 - GV gợi ý HS nêu cách viết và trình bày bài thơ.
 - GV rút 1 số từ ghi bảng và hướng dẫn viết đúng: chơi vơi, tháp khoan, lấp loáng, bỡ ngỡ, thuỷ điện.
- GV theo dõi và nhận xét
- HS nhẩm để nhớ-viết cho đúng toàn bài.
- GV lưu ý tư thế ngồi viết của HS
- GV chấm một số bài 
vHoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 3a:
-GV yêu cầu các nhóm tìm nhanh các từ láy ghi giấy.
-GV nhận xét tổng kết cuộc thi.
- HS đọc lại các từ tìm được
3.Củng cố dặn dò, nhận xét tiết học:
- GV củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “Ôn tập”.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát 
-2 HS lên bảng viết
 - 2 HS đọc nối tiếp
-HS theo dõi, ghi nhớ và trả lời
-HS theo dõi sau đó luyện viết bảng con và bảng lớn.
-HS nhớ và viết bài vào vở
-1HS đọc và soát lại bài chính tả.Từng cặp HS bắt chéo, đổi tập soát lỗi chính tả.
-1HS đọc yêu cầu.
-Mỗi nhóm ghi các từ láy tìm được vào giấy khổ to: lạ lùng, lành lặn, lấp lóa, lung linh, lặng lẽ,..
-Cử đại diện lên dán bảng.
TOÁN	 -Tiết 42-
VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: HS biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 
II. ĐDDH:Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo là khối lượng - Bảng phụ
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
 - Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 42,43 m = ... m ... cm
 7,62 km = ... m
 8,2 dm = ... dm ... cm
 39,5 km = ... m
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài:
vHoạt động 1:Ôn tập bảng đvị đo khối lượng
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn. 
- Yêu cầu HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng và điền đầy đủ vào bảng. 
- GV nêu ví dụ như SGK/45. 
- Hướng dẫn HS thực hiện ví dụ. 
vHoạt động 2: Luyện tập
*Bài 1:
-GV yêu cầu HS làm bài trên bảng con. 
- Nhận xét và chữa bài
*Bài 2a:
- Tổ chức cho HS làm bài trên phiếu. 
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng. 
- GV sửa bài, nhận xét. 
*Bài 3:
- Yêu cầu HS tự tóm tắt sau đó giải. 
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng. 
- GV sửa bài, nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò, nxét tiết học:
- Củng cố nội dung bài học
- Cbị: Ôn tập bảng đơn vị đo diện tích. 
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS làm bảng
-Hs nhắc lại đề bài
-HS nêu bảng đơn vị đo khối lượng. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
a)4 tấn562kg=4,562 tấn
b)3 tấn 14kg = 3,014 tấn
c)12 tấn 6 kg = 12,006 tấn
d)500kg = 0,5 tấn
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
2,05kg; 45,023kg; 10,003kg; 0,5kg
- 1 HS đọc đề bài toán
Số kg thịt 6 con sư tử ăn trong 1 ngày là:
6 x 9 =54 (kg)
Số kg thịt 6 con sư tử ăn trong 30 ngày là:
54 x 30 =1620 (kg)
Đáp số: 1620 kg
LỊCH SỬ 	-Tiết 9-
CÁCH MẠNG MÙA THU	 
I. MỤC TIÊU:
- Tường thuật lại được sư kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát thành phố.Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm Sai, Sở mật thám, chiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
-Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8/1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, SG.
+ Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
II. ĐDDH: Tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội . 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc mục ghi nhớ.
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
v Giới thiệu bài:
v Hoạt động 1: 
- GV nêu vấn đề yc HS đọc nội dung SGK và yc HS TLN TLCH: 
+ Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam?
+ Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào? 
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận
vHoat động 2: Làm việc nhóm đọc SGK .
- HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao? 
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
 + Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám: 
 + Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? 
- GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám.
3. Củng cố dặn dị: 
- GV củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng đọc ghi nhớ.
-1 HS đọc thành tiếng “cuối năm 1940lớn nhất ở Hà Nội”.
+Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một vì: từ 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8-1945, quân Nhật ở châu Á thua trận và đầu hàng quân đồng minh, thế lực của chúng đang suy giảm rất nhiều, nên ta phải chớp thời cơ này làm cách mạng. 
- HS lắng nghe.
-Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
 + Hà nội là nơi cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, anh hùng ,có Đảng, Bác lãnh đạo giỏi.
- HS đọc SGK và trả lời: Cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến.
- HS đọc phần tóm tắt sách giáo khoa .
 Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
KỂ CHUYỆN	-Tiết 9-
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
-Kể lại được một câu chuyện đã nghe ,đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. 
-Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐDDH:
 -Bảng lớp viết đề bài của tiết Kc.
- Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên:truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài cũ: 
- HS kể đoạn 1-2 câu chuyện “Cây cỏ nước Nam”.
- Nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới:
vGiới thiệu bài
vHoạt động 1: Hướng dẫn HS k.chuyện.
a.Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
-Yêu cầu một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp,Gv gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
-Gọi 1 HS đọc gợi ý 1-2-3 trong SGK.
-Gv nhắc HS :những chuyện nêu ở gợi ý 1 là những câu chuyện đã học giúp các em hiểu yc của đề bài.
-Gọi một số HS nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể.
b.HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Gv nhắc HS kể chuyện tự nhiên, theo trình tự trong SGK.
-Yêu cầu các em kể chuyện trong nhóm.
-Thi Kc trước lớp.
-Cả lớp và Gv nhận xét.
-Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất hấp dẫn nhất.
- YC HS kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về tình yêu thiên nhiên và việc làm BVMT của Bác Hồ
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
- GV củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “Ôn tập”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS kể
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS nêu.
-HS kể.
-HS xung phong Kc hoặc cử đại diện thi kể
-Nhận xét.
-Bình chọn.
TẬP ĐỌC	-Tiết 18-
ĐẤT CÀ MAU
*Lồng ghép GD BVMT: Trực tiếp
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:	
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
 - Hiểu ý nghĩa bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau. 
*GD BVMT
II. ĐDDH:- Tranh minh họa. Bảng phụ 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- HS đọc bài nối tiếp và TLCH 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
 vGiới thiệu bài:
 vLuyện đọc. 
- HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn (3 đoạn)
+Đoạn 1: từ “đầu  nổi cơn dông”
+Đoạn 2: từ “Cà Mau đất xốp  bằng thân cây đước”
+Đoạn 3: phần còn lại
- HS đọc nối tiếp (lần 1)
-GV theo dõi và rút từ hướng dẫn luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp (lần 2)
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới
- HS luyện đọc theo cặp
- GV theo dõi và nhận xét
- GV đọc mẫu 
vTìm hiểu bài 
- HS đọc từng đoạn + TLCH:
+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
+Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
+Người Cà Mau dựng cửa nhà như thế nào?
+Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
-Yc HS nêu nội dung chính của bài 
-GV nhận xét và rút ý ghi bảng
*GD BVMT: Giáo dục HS hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất Mũi Cà Mau
vĐọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu đoạn diễn cảm.
- Treo bảng phụ ghi đoạn và hướng dẫn cách đọc 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- GV theo dõi, nhận xét và ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
- HS nhắc lại nội dung bài học. 
- Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì 1.
- Nhận xét tiết học
-3 HS lần lượt đọc và trả lời
-1 HS đọc cả bài
 -HS theo dõi
 - 3 HS lần lượt đọc nối tiếp 
 - HS lắng nghe và luyện đọc cá nhân và đồng thanh 
 -3 HS đọc nối tiếp
 -1 HS đọc chú giải
 -HS đọc theo cặp 
-HS theo dõi
- HS đọc và trả lời.
+ Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh
+ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng,; rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt
+Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
+Thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người
+Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
HS đọc theo cặp
3 HS thi đọc
 HS theo dõi
TOÁN	-Tiết 43-
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường dùng
- Luyện tập viết số đo dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
II. ĐDDH: Bảng mét vuông có chia ra các ô đề-xi-mét vuông
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài cũ:
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới
vGiới thiệu bài
vHoạt động 1: Ôn lại bảng đơn vị đo diện tích
- Yc HS nêu bảng đo diện tích.
- Nhắc lại: Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/100 (bằng 0,01) đơn vị liền trước nó.
- Gv nêu ví dụ: Viết STP vào chỗ chấm: 
3m2 5 dm2 = ... m2	 ; 42 dm2 = ... m2
- Nhận xét và cốt ý đúng.
vHoạt động 2: Luyện tập thực hành:
*Bài 1: 
- Yc HS làm bài theo cặp đôi.
- HS trình bày cách làm và kết quả.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
*Bài 2: 
- Yc HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét và ghi điểm
*Bài 3: .
-Gv hướng dẫn HS chuyển đổi bằng cách dời dấu phẩy, mỗi đơn vị ứng với 2 hàng trong cách ghi số đo.
- Nhận xét và ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
- Gv hệ thống lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
2Hs làm bài 2b
km2, hm2(ha),dam2, m2, dm2, cm2,mm2
Hs làm nháp
- HS nêu kết quả, Gv ghi bảng:
3m25dm2 = 3m2 = 3,05m2
42 dm2 = m2 = 0,42m2
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài và trình bày kết quả:
a/56dm2 = 0,56m2 vì 56dm2 = m2
b/ 17dm2 23cm2 = 17,23dm2 
c/ 23cm2 = 0,23dm2	
d/ 2cm2 5mm2 = 2,05cm2 
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài và trình bày kết quả:
- HS đọc yêu cầu của bài
 HS tự làm và trình bày kết quả:
KHOA HỌC	-Tiết 18-
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI 
* Lồng ghép GDKNS
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại .
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
*GD KNS: Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại; Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại; Kĩ năng nhờ sự giúp đỡ nếu bị xâm hại. 
 II. ĐDDH:Giáo viên: Hình vẽ trong SGK/38 , 39 – Một số tình huống để đóng vai. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
v Giới thiệu bài.
v Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận, 
- Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3/38 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói nội dung của từng hình theo cách hiểu của bạn?
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại? (GDKNS)
- GV theo dõi các nhóm
- GV chốt : Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức, như 3 hình thể hiện ở SGK. Các em cần lưu ý trường hợp trẻ em bị đòn, bị chửi mắng cũng là một dạng bị xâm hại.
vHoạt động 2: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
Yc các nhóm cùng thảo luận câu hỏi:
 + Nếu vào tình huống như hình 3 em sẽ ứng xử thế nào?
GV yêu cầu các nhóm đọc phần hướng dẫn thục hành trong SGK/35
- GV tóm tắt các ý kiến của HS 
- GV chốt: Một số quy tắc an toàn cá nhân.
+Không đi một mình ở nơi tối tăm vắng vẻ.
+ Không ở phòng kín với người lạ.
+ Không nhận tiên quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.	 
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không để người lạ đến gần đếm mức họ có thể chạm tay vào bạn
v Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy.
- GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân.
- HS trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ nhũng điều thầm kín đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyện răn mình
- GV cho HS trao đổi hình vẽ của mình với
 người bên cạnh.
 - GV gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe
- GVchốt: Xung quanh có thể có nhũng người tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ ta trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ tâm sự để tìm chỗ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó nói.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “Phòng tránh tai nạn giao thông”.
Nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình, quan sát và trao đổi về nội dung của từng hình
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS theo dõi và nhắc lại
- HS thảo luận.
-Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong các trường hợp nêu trên; các nhóm khác nhận xét góp ý. 
-HS theo dõi ghi nhớ
- HS thực hành vẽ.
-HS đổi giấy cho nhau tham khảo
- HS lắng nghe bổ sung ý cho bạn.
- Trình bày
-HS lắng nghe nhắc lại
ĐẠO ĐỨC -Tiết 9-
TÌNH BẠN (Tiết 1) 
* Lồng ghép GD KNS
I. MỤC TIÊU:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
- Có ý thức cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
* GD KNS: 
- Kĩ năng tự phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè.
- kĩ năng giao tiếp , ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
- kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với bạn bè.
II. ĐDDH:Đồ dùng hóa trang để đóng vai truyện “Đôi bạn” ( nếu có)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
-Đọc ghi nhơ. 
-Nêu những việc em đã làm hoặc sẽ làm để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. 
-GV theo dõi và nhận xét 
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài : 
v	Hoạt động 1:(Thảo luận cả lớp)
- Hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+Điều gì xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
*Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
vHoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn
-GV đọc truyện “Đôi bạn”và yêu cầu.
-HS thảo luậntheo câu hỏi: 
+Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
+Em thử đoán xem sau chuyện xảy ra, tình bạn giữa hai người sẽ như thế nào?
+Theo em, bạn bè cần cư xử với nhau như thế nào? (GD KNS)
-Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
 Hoạt động 3: Làm bài tập 2.
 -Nêu yêu cầu.
-Sau mỗi tình huống, GV yêu cầu HS tự liên hệ .
+ Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
-Nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
- Kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.
 -GV yêu cầu các em tự liên hệ và nêu ra các tình bạn đẹp.
-GV rút ra ghi nhớ và cho HS nhắc lại 
4.Củng cố, dặn dò,nhận xét tiết học:
-GV củng cố nội dung bài học
-Chuẩn bị: Tình bạn ( tiết 2)
-Nhận xét tiết học 
-2-3 HS đọc
-1 HS nêu
-HS lắng nghe và nhắc lại.
- Lớp hát đồng thanh.
- HS trả lời. 
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời
-HS theo dõi và nhắc lại
-1 số HS đóng vai theo nội dung truyện.
 -Thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện trả lời.
-HS theo dõi và ghi nhớ
-Trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh. Trình bày cách ứng xử trong 1 tình huống và giải thích lí do (6 HS)
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõi
 -HS nêu cá nhân.
 -1 số HS đọc 
 - HS nhắc lại ghi nhớ vài lần.
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN	-Tiết 17-
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
*Lồng ghép GD BVMT: Gián tiếp
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về 1 vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi
- Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục
- Biết cách diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
*GD BVMT
*GDKNS: 
- Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận)
II. ĐDDH:
- Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng ghi nội dung bài tập 1.
- Một số tờ giấy khổ to phô tô nội dung bài tập 3a.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc đoạn mở bài và đoạn kết bài ở tiết tập làm văn trước. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
 vGiới thiệu bài:
 vHướng dẫn HS làm bài tập. 
*Bài 1/91:
- GV giao việc, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và cả lớp nhận xét.
*GD BVMT: GD HS biết ý thức giữ gìn môi trường và môi sinh
*Bài 2/91:
-GV giao việc, yêu cầu các nhóm chọn vai, trao đổi, thảo luận ghi vắn tắt ra giấy ý kiến thống nhất của nhóm. 
- Gọi các nhóm tham gia thi hùng biện. 
- GV và cả lớp nhận xét. (GD KNS)
4. Củng cố, dặn dò, nxét tiết học: 
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Thi hùng biện
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 -Tiết 18-
ĐẠI TỪ
*Lồng ghép HT<TGĐĐHDM
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ, động từ, tính từ ( hoặc cụm danh tử, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu để khỏi lặp lại . ( ND ghi nhớ )
- HS nhận biết được đại từ thường dùng trong thực tế ( BT1, BT2); bước đầu biết sử dụng các đại từ thích hợp thay thế cho danh từ (bị) lặp lại nhiều lần ( BT3)
* HT<TGĐĐHDM
II. ĐDDH:Viết sẵn bài tập 2, 3 vào bảng phụ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống
-Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
* Bài 1: 
+ Các từ: Tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn?
+ Từ: Nó dùng để làm gì?
- GV kết luận
- GV chốt ý ở bảng
* Bài 2: 
- HS trao đổi TL cùng làm bài theo gợi ý sau:
+ Đọc kỹ từng câu.
+ Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào?
+ Cách dùng ấy có giống cách dùng ở bài 1?
-Yc các nhóm trình bày.
- Giáo viên chốt lại: 
- Những từ in đậm thay thế cho động từ, tính từ ® không bị lặp lại ® đại từ.
- Yc HS đọc phần ghi nhớ
vHoạt động 2: Luyện tập 
* Bài 1:
 + Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?
 + Đề bài yêu cầu gì?
 + Những từ ngữ viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
- Giáo viên chốt lại.
* HT<TGĐĐHDM: GD tình cảm yêu quý Bác Hồ
*Bài 2:
- HS tự làm bài theo hướng dẫn
- GV chốt lại lời giải đúng chính xác.
*Bài 3: 
- HS làm bài theo nhóm
- GV gợi ý HS:
+ Đọc kỹ câu chuyện
+ Gạch chân dưới những danh từ được lặp lại nhiều lần
+ Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ ấy
+ Viết lại đoạn văn sau khi đã thay thế?
- GV phát phiếu và nêu yêu cầu 
- GV theo dõi và nhận xét
4.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố nội dung bài học
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
 3 HS tiếp nối nhau đọc.
-HS đọc đề bài
+Dùng để xưng hô
+Dùng để xưng hô và thay thế cho danh từ (chích bông)
- HS theo dõi và nhắc lại
- 1 HS đọc đề
+vậy thay thích, thế tha

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc