Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Sáng

Tiết 1-Tập đọc: TIẾNG ĐÀN BA- LA -LAI CA TRÊN SÔNG ĐÀ

 I. Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm được bài, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Cảnh đẹp kỳ vĩ của công trường thủy điện Sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai- ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.

 - Học thuộc lòng bài thơ.

 II. Chuẩn bị:

 - Bảng phụ, SGK, SGV.

 III. Lên lớp:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 Gọi hai học sinh đọc bài: Những người bạn tốt.

 Nêu nội dung của bài?

 2. Bài mới:

 *Giới thiệu bài: Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà.

 a, Giải nghĩa từ: ngân nga, trăng chơi vơi, cao nguyên.

 b, Luyện đọc:

 - Một học sinh đọc toàn bài.

 - Học sinh đọc nối tiếp theo khổ thơ.

 - Học sinh đọc nối tiếp lần 2. Hướng dẫn học sinh đọc từ khó.

 - 1 HS đọc lại bài thơ.

 - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài thơ. Nêu cách đọc bài thơ.

 c. Tìm hiểu bài:

 - HS đọc thầm, trao đổi nhóm đôi trả lời câu hói SGK:

 + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà?

 Học sinh làm theo nhóm 4: Nối nội dung ở cột A thích hợp với những đặc điểm ở cột B( giáo viên phát phiếu cho học sinh các nhóm).

 Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động: Vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật

 + Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?( hỏi đáp).

 (Chỉ có tiếng đàn ngân nga. Với một dòng sông lấp loáng )

 + Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?

 Học sinh hoạt động theo nhóm đôi.Đúng ghi Đ, sai ghi S vào phiếu học tập.( giáo viên chuẩn bị phiếu cho các nhóm).

 - Nội dung của bài là gì?

 d, Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ:

 - Học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.

 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm khổ thơ cuối.

 - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ

 3. Củng cố, dặn dò:

 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

 - Về nhà học bài và xem bài mới.

 

doc 15 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	- HS nhận xét chữa bài bạn, gv nhận xét chốt kết quả đúng.
 Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh làm theo mẫu.
 - 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vở BT.
	- HS nhận xét chữa bài bạn, gv nhận xét chốt kết quả đúng.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài học.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2- Mĩ thuật: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- HS có kiến thức về an toàn giao thông và vẽ được đề tài về an toàn giao thông.
- Kĩ năng sử dụng các yếu tố tạo hình trong khi thể hiện một đề tài.
- Bước đầu nhận biết những giá trị của màu sắc, hình mảng... trên tranh và tầm quan trọng của việc chấp hành an toàn giao thông đối với học sinh.
II. Chuẩn bị:
 + Bức ảnh về các hoạt động giao thông ở đô thị lớn, ở nông thôn, đuờng thuỷ, hàng không, nhà ga, bến tàu, bến xe vv
+ Một số bức tranh của học sinh lớp trước vẽ về đề tài an toàn giao thông
+ Màu vẽ, giấy vẽ hoặc vở tập vẽ, các dụng cụ học vẽ cần thiết cho bài vẽ tranh.
III. Lên lớp:
 1.Giới thiệu bài: 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ lại, hình dung những hình ảnh về đề tài an toàn giao thông
+ GV sử dụng trực quan ảnh chụp để giới thiệu cho HS nhớ lại hình ảnh cần phải có trong đề tài An toàn giao thông.
- GV gợi ý để HS phát hiện các hình ảnh:
 + Đường đi; Hè phố; Cây hai bên đường; Nhà hai bên đường
 + Các phương tiện tham gia giao thông: Ôtô, tàu hoả, xe máy, xe đạp.
 + Người tham gia giao thông: Người lớn, trẻ em, người già
 + Trang phục của người tham gia giao thông.
- GV cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước và hỏi: Các bạn vẽ cảnh tham gia giao thông ở đâu? hoạt động của con người như thế nào? Những hình nào cho ta biết cảnh đường phố, cảnh nông thôn, cảnh trên sông?
 + Em thích vẽ cảnh ở đâu? Mọi người tham gia giao thông như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
- Gợi ý cho HS nhớ lại cách vẽ bài Vẽ tranh và trình bày lại cho cả lớp nghe.
 + Chọn hình ảnh chính làm rõ trọng tâm đề tài an toàn giao thông và vẽ hình ảnh ấy ở vị trí lớn nhất trong tranh. Ví dụ: Các bạn đang đi hàng dọc trên vỉa hè, qua phần đường giành cho người đi bộ sang đường.
+ Chọn và vẽ những hình ảnh khác vẽ bên cạnh hình ảnh chính. Ví dụ: Ôtô, người đi xe máy, nhà cửa, cây cối hai bên đường, đèn xanh, đèn đỏ, chú công an
- Ở miền núi, các em vẽ cảnh cây cối hai bên đường và giúp đỡ các bạn nhỏ tuỏi hơn cùng đi trên đường vv...
- Những hình ảnh chính và hình ảnh phụ phải liên quan đến nhau và cùng nhua tạo nên sự nhộn nhịp, sinh động của hoạt động tham gia giao thông.
+ Màu sắc vẽ trong tranh phải hài hoà, có đậm nhạt. Những hình ảnh chính, các hoạt động chính vẽ màu cho nổi rõ hơn nững hình ảnh hỗ trợ.
+ Pha màu để tạo ra các sắc màu, đậm nhạt khác nhau, lạ và đẹp mắt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
+ Học sinh thực hành vẽ theo các bước đã học và giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh làm bài.
 + Gợi ý cho HS tựbộc lộ những suy nghĩ, những cảm xúc cá nhân trong quá trình suy nghĩ và vẽ về đề tài.
+ Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho những HS còn lúng túng trong quá trình lựa chọn các hình ảnh vẽ vào tranh.
+ GV kịp thời nhắc nhở những HS chưa biết vẽ những hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh. 
+ GV nhắc nhở và huớng dẫn cho từng HS cách pha màu bằng màu bột, bằng chì màu, bằng sáp màu để tạo thành những màu ăn nhập hài hoà với nhau.
+ GV hướng dẫn HSvẽ màu vào những vị trí thích hợp trong tranh, tạo được sự tương quan chung.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
+ Bài tập có thể hoàn thành ở tiết thứ 2 vào buổi chiều.
+ GV thu bài, phân loại bài tập và nhậnxét những ưu khuyết điểm của từng bài, rút kinh nghiệm để bài vẽ tranh sau đẹp hơn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét chung và động viên HS
- Dặn dò chuẩn bị cho bài sau.
Tiết 3- LTVC: LUYỆN: TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu:
 - Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa.
Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
 - Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ chỉ bộ phận của cơ thể người và động vật.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập về: Từ nhiều nghĩa.
 Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập: Nối từ ở cột A với từ giải nghĩa thích hợp ở cột B
 - Học sinh hoạt động theo nhóm đôi, trao đổi và làm vào vở BT
 - Hs đọc kết quả bài làm của mình.
 - Giáo viên đưa ra ý kiến đúng.
 Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh hoạt động theo nhóm 4 thảo luận để giải thích sự khác nhau của các từ Răng – Mũi – Tai so với bài 1.
 - Học sinh trình bày. GV nhận xét chốt.
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn:16/10/2016
Ngày giảng: 19/10/2016
Sáng
Tiết 1-Tập đọc: TIẾNG ĐÀN BA- LA -LAI CA TRÊN SÔNG ĐÀ
 I. Mục tiêu:
 - Đọc diễn cảm được bài, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Cảnh đẹp kỳ vĩ của công trường thủy điện Sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai- ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. 
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ, SGK, SGV.
 III. Lên lớp:	
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi hai học sinh đọc bài: Những người bạn tốt.
 Nêu nội dung của bài?
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà.
 a, Giải nghĩa từ: ngân nga, trăng chơi vơi, cao nguyên.
 b, Luyện đọc: 
 - Một học sinh đọc toàn bài.
 - Học sinh đọc nối tiếp theo khổ thơ. 
 - Học sinh đọc nối tiếp lần 2. Hướng dẫn học sinh đọc từ khó.
 - 1 HS đọc lại bài thơ.
 - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài thơ. Nêu cách đọc bài thơ.
 c. Tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm, trao đổi nhóm đôi trả lời câu hói SGK:
 + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà?
 Học sinh làm theo nhóm 4: Nối nội dung ở cột A thích hợp với những đặc điểm ở cột B( giáo viên phát phiếu cho học sinh các nhóm).
 Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động: Vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật
 + Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?( hỏi đáp).
 (Chỉ có tiếng đàn ngân nga. Với một dòng sông lấp loáng)
 + Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?
 Học sinh hoạt động theo nhóm đôi.Đúng ghi Đ, sai ghi S vào phiếu học tập.( giáo viên chuẩn bị phiếu cho các nhóm).
 - Nội dung của bài là gì?
 d, Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ:
 - Học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm khổ thơ cuối.
 - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Toán: KHÁI NIỆM SỐ THÂP PHÂN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết đọc, viết các số thập phân dạng đơn giản thường gặp.
 - Biết cấu tạo của số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ, SGK, SGV.
III. Lên lớp:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Khái niệm số thập phân.
 a, Tiếp tục giới thiệu khái niệm số thập phân:
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu nhận xét từng hàng trong bảng để nhận ra, chẳng hạn: 2m 7 dm hay 27/10m được viết thành 2,7 m: Đọc hai phẩy bảy mét.
 - Giáo viên giới thiệu: Các số 2,7; 8,56; 0,195 cũng là số thập phân.
 - Giáo viên giới thiệu hoặc hướng dẫn học sinh tự nêu nhận xét.
 +Mỗi số thập phân có những phần nào?
 - Giáo viên viết các số thập phân học sinh xác định phần nguyên phần thập phân
 Ví dụ: 8 , 56 
 Phần nguyên Phần thập phân
 b, Thực hành:
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên gọi từng học sinh đọc từng số thập phân.
 Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài.
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh tự làm bài. Giáo viên chữa bài nhận xét.
 0,1= 1/10; 0,02= 2/100; 0,004= 4/1000
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn, hiểu mối quan hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn.
II. Chuẩn bị:
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh
 Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu cảu bài tập.
 - Một học sinh đọc đề bài.
 - Học sinh nêu phần mở bài, thân bài, kết bài, giới thiệu những gì?
 . Mở bài: Vịnh Hạ Long là
 . Thân bài: Gồm ba đoạn tiếp theo
 . Kết bài: câu văn cuối.
 - Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn:
 Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long.
 Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
 Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hướng dẫn của vịnh Hạ Long.
 Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên: Để chọn đúng câu mở đoạn, cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn không.
 - Học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài.
 Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh viết câu mở đoạn của đoạn 1 và đoạn 2.
 - Học sinh đọc bài làm của mình.
 - Giáo viên chữa bài nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 4-Khoa học: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. Mục tiêu:
 - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
 - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Chuẩn bị:
 Các tranh có ở SGK.
III. Lên lớp:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
 Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
 3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Phòng bệnh sốt xuất huyết.
 Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập trong SGK.
 Mục tiêu: Học sinh nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
- Giáo viên chỉ định một số học sinh nêu kết quả làm bài tập cá nhân: 1b, 3a, 4b, 5b.
 Theo em bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
 Kết luận: Sốt xuất huyết do vi rút gây ra.
 Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
 Mục tiêu: Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
 Tiến hành: Bước 1: Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời câu hỏi:
 Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
 Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
 Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi:
 Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?
 Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. Về nhà học bài và xem bài mới.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã được học.
 - HS biết tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.
 - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
II. Chuẩn bị:
 - VBT
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập.
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên nêu thành phần trong mỗi số thập phân (phần nguyên và phần thập phân). 
	- HS gạch chân phần nguyên (a) và phần thập phân (b) vào VBT; 1 HS lên bảng. GV cùng hs nhận xét chữa bài.
 Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. HD hs đếm từ trái sang phải đến số thứ ba thì đặt dấu phẩy.
 - Học sinh làm bài vào vở BT, 1 em lêm bảng. Giáo viên chữa bài.
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Viết hỗn số thành số thập phân (theo mẫu)
 - Học sinh tự làm bài. Giáo viên chữa bài nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2- Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn, hiểu mối quan hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn.
II. Chuẩn bị:
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh
 Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu cảu bài tập.
 - HS thảo luận N2 rồi xác định: Mở bài; thân bài; kết bài.
 - Học sinh nêu phần mở bài, thân bài, kết bài của nhóm mình.
 - GV cùng các nhóm nhận xét.
 Bài tập 2: Xác định các đoạn trong phần thân bài.
- HS thảo luận N3. 
- Các nhóm đọc kết quả. Các nhóm khác cùng Gv nhận xét.
 - Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn:
 Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long.
 Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
 Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hướng dẫn của vịnh Hạ Long.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3 - Âm nhạc: (Ôn tập) CON CHIM HAY HÓT 
I.Mục tiêu: 
-Hát đúng giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vận động phụ họa. 
-Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài tập đọc nhạc số 1, số 2.
II. Chuẩn bị:
-GV: Bảng phụ viết bài tập đọc nhạc.
-HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
-GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Con chim hay hót
Hoạt động 1: Ôn bài hát
-HS hát thuộc lời sau đó chia ra hát lĩnh xướng và đồng ca
+Hát đồng ca: Hai câu đầu. Lĩnh xướng: Nó hót le te ...
+Đồng ca: Ấy nó ra ... hết bài.
Hoạt động 2: Trò chơi Tập làm giàn nhạc đệm
-GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi
Nội dung 2: Ôn tập đọc nhạc số 1, số 2.
-GV cho HS đọc nốt nhạc: Son, La, Son- La- Son- La, Son- Mi- Son
-HS đọc bài TĐN số 1, số 2. HS làm quen cách đánh nhịp 2/4
3. Phần kết thúc.
-HS hát lại bài Con chim hay hót.
-Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn:17/10/2016
Ngày giảng: 20/10/2016
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: 	HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN ĐỌC
VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
 - Biết tên các hàng của số thập phân.
 - Ôn cách đọc, viết các số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
II. Chuẩn bị:
 - VBT.
III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh nêu các thành phần của các số thập phân?
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. HD hs phân tích đề bài viết vào chỗ chấm cho thích hợp. HS làm vở bài tập.
- Cá nhân đọc kết quả, hs khác cùng gv n/x kết luận.
 Bài 2: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn viết số thập phân thích hợp.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
 Bài 3: HS nêu đề bài, chuyển số thập phân thành hỗn số coa chứa phân số thập phân theo mẫu.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT. HS cùng GV nhận xét chữa bài 
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2 -LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
 I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT 3.
 - Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4).
 II. Chuẩn bị:
 III. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh trả lời câu hỏi: Từ nhiều nghĩa là từ như thế nào? Lấy ví dụ.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
 Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh hoạt động nhóm 2, suy nghĩ xác định nghĩa của từ “chạy”
 - HD học sinh nối mỗi câu ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B.
 - HS làm vbt theo N2. Gv, hs nhận xét chữa bài.
 Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh suy nghĩ chọn câu trả lời đúng (đưa bảng Đ / S).
 - Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh làm bài vào vở bài tập. Giáo viên chữa bài nhận xét.
 Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc.
 Bài tập 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 Đặt câu với các nghĩa đã cho của từ “đi” và “đứng”. Không đặt câu với các nghĩa khác.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Thể dục: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI: “TRAO TÍN GẬY”
I. Mục tiêu
- HS thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, dọc.
- Thực hiện đúng cách điểm số dàn hàng, dồn hàng đi đều vòng phải, vòng trái
- Bước đầu biết đổi chân khi đi đều sai nhịp.
-Trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện 
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1-2 chiếc khăn tay
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, 
- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
2. Phần cơ bản
a, Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, dọc ,điểm số, dàn hàng, dồn hàng đi đều vòng phải, vòng trái
 - Biết đổi chân khi đi đều sai nhịp
 + Lần 1, 2 GV điều khiển HS thực hiện 
 + Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện 
 - Cả lớp tập do Gv điều khiển
 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho học sinh
b, Trò chơi vận động
 - Trò chơi “Trao tín gậy”
 - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi. Tổ chức cho HS chơi, GV quan sát nhận xét biểu dương HS tích cực trong khi chơi.
3. Phần kết thúc
-GV cho HS chạy thành vòng tròn làm động tác thả lỏng
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học giao bài tập về nhà
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn:18/10/2016
Ngày giảng: 21/10/2016
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
 -Xác định và mô tả được vị trí địa lý nước ta trên bản đồ.
 -Biết nêu một số đặc điểm chính về địa lý tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
 -Nêu tên và chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II.Chuẩn bị:
 Bản đồ địa lý Việt Nam.
III.Lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 Nêu đặc điểm của đất? Rừng có vai trò gì?
 2.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Ôn tập.
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
 Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh:
 -Tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam.
 -Điền tên: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, biển đông, Hoàng Sa, Trường Sa vào lược đồ.
 Bước 2: Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
 Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi “Đối đáp nhanh”
 Bước 1: Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi. Chia số học sinh đó thành hai nhóm bằng nhau, mỗi học sinh được gắn cho một số thứ tự bắt đầu từ 1.
 Bước 2: Học sinh chơi theo hướng dẫn sau:
 Em số 1 nhóm 1 nói tên dãy núi, một con sông hoặc một đồng bằng.
 Em số 2 nhóm 2 có 2 nhiệm vụ chỉ bản đồ đối tượng địa lý đó.
 Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá cụ thể: Tổng số điểm của nhóm nào cao hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
 Bước 1: Học sinh các nhóm thảo luận và hoàn chỉnh câu 2 trong SGK.
 Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
 -Giáo viên kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp học sinh điền các kiến thức đúng vào bảng.
 -Giáo viên chốt lại các đặc điểm chính đã nêu trong bảng.
 3.Củng cố dặn dò:
 -Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài .
 -Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I.Mục tiêu:
 -Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, rõ một số đặc điểm nỗi bật, rõ trình tự miêu tả. 
 II.Lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 Nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn ?
 2.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh 
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.
 -Giáo viên kiểm ttra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của học sinh.
 -Học sinh đọc thầm đề bài và gợi ý bài làm.
 -Một vài học sinh nói phần chọn để chuyển tành đoạn văn hoàn chỉnh.
 -Giáo viên nhắc học sinh chú ý:
 -Phần thân bài có thể nhiề đoạn, mỗi đoạn tả một hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc phần thân bài.
 -Trong mỗi doạn thường có một câu văn nêu ý nghĩa bao trùm toàn đoạn.
 -Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
 -Học sinh viết đoạn văn.
 -Học sinh tiếp nói nhau đọc đoạn văn. Giáo viên nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
 -Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất.
 3.Củng cố dặn dò: 
 -Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 -Về nhà học bài và xem bài mới 
Tiết 3-Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh :
 -Biết cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số. 
 -Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
II.Lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
 Giáo viên chữa bài, nhận xét.
 2.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 a,Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện việc chuyển một phân số thập phân có tử số lớn hơn mẫu số thành hỗn số. Chẳng hạn: Để chuyển 162/10 thành hỗn số, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm theo hai bước:
 Lấy tử chia cho mẫu.
 Thương tìm được là phần nguyên kèm theo một phân số có tử số dư, mẫu số là số chia.
 b,Khi đã có các hỗn số, nên cho học sinh nhớ lại cách viết các hỗn số thành số thập phân để chuyển các hỗn số mới tìm được thành số thạp phân.
 162/10 = 16,2	; 734/10 = 73,4
 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh tự chuyển các phân số thập phân thành số thập phân. Học sinh chỉ viết kết quả cuối cùng, còn bước trung gian thì làm nháp.
45/10 = 4,5 ; 834/10 = 83,4 ; 1954/100 = 19,54
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển từ 2,1 m thành 21 dm rồi học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
 5,27 m = 527 cm ; 8,3 m = 830 cm
 Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 -Học sinh nêu cách làm của bài tập. Giáo viên chữa bài.
 a, 3/5 = 6/10 ; 3/5 = 60/100 ; b, 6/10 = 0,6 ; 60/10 0 = 0,60
	c, 3/5 = 3/10 = 0,6; 3/5 = 60/100 = 0,60
 3.Củng cố dặn dò:
 -Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 -Về nhà học bài và xe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7-S.doc