Giáo án các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Vụ Bổn - Tuần 31

Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012

THỂ DỤC -TIẾT 61-

BÀI 61. TRÒ CHƠI “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”

I. MỤC TIÊU:

-Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân.Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.

-Trò chơi: Lò cò tiếp sức.Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động tích cực.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Sân trường; Còi, mỗi HS một quả cầu

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 20 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Vụ Bổn - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC TIÊU:
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam (BT 1)
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) 
* GT: Bài 3
II. ĐDDH:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
- Dấu phẩy có những tác dụng nào? Cho ví dụ từng tác dụng đó?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: 
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam ?
- GV nhận xét, kết luận.
*Bài 2: 
- Yc HS thảo luận theo bàn.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: Các câu tục ngữ nói lên:
+ Lòng thương con, đức hy sinh nhường nhịn của người mẹ.
+ Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
+ Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
Củng cố lại nội dung bài học.
Chuẩn bị: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy ).
- Nhận xét tiết học 
- 3 HS tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- HS làm bài vào VBT.
- HS nêu: 
+ Anh hùng: có tài năng
+ Bất khuất: Không chịu khuất phục
+ Trung hậu: Chân thành
+ Đảm đang: Biết gánh vác
- Chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng,
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- HS thảo luận theo bàn.
- Nhiều HS nêu:
+ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt đẹp nhất cho con.
+ Nhà khó cậy vợ hiền, nước lọan nhờ tướng giỏi : Khi cảnh nhà khó khăn phải trông cậy vào vợ hiền. đất nước có lọan phải nhờ vị tướng giỏi.
+ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc.
CHÍNH TẢ	-TIẾT 31- 
NGHE-VIẾT: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương.
II. ĐDDH: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng viết các từ:
+ Huân chương Sao vàng
+ Huân chương quân công
+ Huân chương Lao động.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1:Hướng dẫn nghe-viết
- HS đọc đoạn văn viết CT
-Rút và hdẫn viết những từ ngữ dễ viết sai
- GV đọc bài viết CT.
- Hdẫn cách trình bày và tư thế ngồi viết.
- Gv đọc cho HS viết 
- Chấm 5 ® 7 bài, nhận xét, ghi điểm
vHoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 2: 
- Hướng dẫn HS cách làm
- Yc HS làm vvào VBT, 1HS làm Bp
- GV nhận xét.
c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm:
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, quả bóng Bạc.
*Bài 3a:
- Yc HS suy nghĩ và làm bài
- GV nhận xét và ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
Củng cố lại nội dung bài học.
Chuẩn bị bài sau : Nhớ -viết : Bầm ơi.
Nhận xét tiết học 
- 3 HS lên bảng viết.
- 1HS đọc bài
- Trả lời
- Viết bảng lớp, viết nháp
- Theo dõi.
- HS nghe-viết chính tả 
- HS tự soát lỗi
- Đổi vở cho nhau sửa lỗi 
- HS đọc yêu cầu và nội dung
- HS làm bài vào VBT.
- 1 HS làm vào Bp.
a. Giải thưởng trong các kì thi văn hóa văn nghệ, thể thao:
- Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì: Huy chương Bạc
- Giải 3: Huy chương Đồng.
b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng:
- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- HS làm bài vào VBT.
a/ Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tứ.
- Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục
- Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt nam.
TOÁN 	-TIẾT 152-
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. 
II. ĐDDH: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng:
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
*Bài 1:
- Nhắc lại cộng trừ phân số.
Nhắc lại qui tắc cộng trừ số thập phân.
- Giáo viên chốt lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2:
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 3: Hs khá giỏi làm
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
Củng cố lại nội dung bài học.
Cbị:Phép nhân
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng thực hiện
 7,284 – 5,596; 1 – 
- HS đọc yêu cầu đề.
- HS nhắc lại
- HS làm bài vào vở.
- 5 HS lên bảng thực hiện.
- HS đọc đề 
- HS trả lời: giáo hoán, kết hợp
- HS làm bài vào vở.
LỊCH SỬ -TIẾT 31-
(Dành cho địa phương)
LÀNG THẠCH ĐỨC ANH HÙNG
I. MỤC TIÊU: HS biết:
- Những chiến công của nhân dân làng Thạch Đức lập nên.
- Yêu quý và tự hanò về mảnh đất quê hương.
II. ĐDDH: Tài liệu về địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ :
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Làng Thạch Đức anh hùng
- Yc HS tìm hiểu nội dung.
- Tchức cho HS thi kể chuyện.
- Nhận xét và tuyên dương.
vHoạt động 2: Tội ác của thực dân Pháp gây ra cho quê hương.
- GV hỏi 1 số câu hỏi về tội ác cả Td Pháp
- Chốt lại: Nhân dân càng căm thù Td Pháp
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc nd: “Từ lâu bọc Pháp cho làng Thạch Đức là đầu nối lien lạc của chiến khu 7 nên nhiều lần cưỡng bức đồng bào dồn xuống Hoà Trinh nhưng không kết quả. Đầu tháng 4/1947, một đại đội lính Pháp kéo Soi Giang bị bộ đội ta phục kích đánh phủ đầu, diệt ngay tại chỗ 1 tiểu đội, thu 1 số vũ khí.”
- Thi kc về những chiến công của nhân dân làng Thạch Đức lập nên.
- Đọc tiếp nd: “Td Pháp tập trung lực lượng từ Hoà Trinh ồ ạt kéo quân lên bao vây làng Thạch Đức, cướp của, giết nguồi, đốt nhà, xả sung vào những người dân vô tội. Hơn 42 nóc nhà bị cháy, 94 người chết, máu thắm đỏ cả sân làng, nhà cửa tan nát, quạnh hiu.”
- HS TLCH của GV
- Liên hệ thực tế: Kể tên 1 số người con đp đa từng tham gia chiến dấu chống Td Pháp.
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012
KỂ CHUYỆN 	-TIẾT 31-
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
II. ĐDDH:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ :
- Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc nói về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:
vHoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài: 
-GV ghi đề bài lên bảng: kể một vịêc làm tốt của bạn em.
+ Đề bài yêu cầu gì ?
-GV gạch chân các từ : Việc làm tốt, bạn em.
- Gọi HS đọc các gợi ý sgk.
+ Câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc trên sách, báo mà là chuyện về một bạn nam hay nữ cụ thể – một người bạn của chính em. Đó là một người được em và mọi người quý mến.
+ Khác với tiết kể chuyện về một người bạn làm việc tốt, khi kể về một người bạn trong tiết học này, các em cần chú ý làm rõ nam tính, nữ tính của bạn đó.
Yêu cầu HS nhớ lại những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ mà các em đã trao đổi trong tiết Luyện từ và câu tuần 29.
- Nói với HS: Theo gợi ý này, HS có thể chọn 1 trong 2 cách kể:
+ Giới thiệu những phẩm chất đáng quý của bạn rồi minh hoạ mỗi phẩm chất bằng 1, 2 ví dụ.
+ Kể một việc làm đặc biệt của bạn.
- Y/c HS nêu tên câu chuyện mình sắp kể.
-Y/c HS viết nhanh dàn ý câu chuyện của mình.
c. Hướng dẫn HS thực hành: 
- Y/c HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
Củng cố lại nội dung bài học.
- Cbị: Nhà vô địch
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Kể việc làm tốt của bạn em.
- 4 HS nối tiếp đọc.
- Lớp đọc thầm.
1 HS đọc yêu cầu đề.
- Nhiều HS nêu.
- HS kể chuyện.
- HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể theo nhóm đôi.
 3 - 4 HS kể chuyện.
- HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn
- Cả lớp bình chọn câu chuyên hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
TẬP ĐỌC 	-TIẾT 62-
 BẦM ƠI
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu tình yâu thương con nơi quê nhà.
II. ĐDDH: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lại bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi về bài đọc.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:
v Luyện đọc.
- HS đọc toàn bài.
- Giáo viên chia 4 khổ thơ.
- HS đọc nối tiếp (lần 1)
- Theo dõi rút từ hdẫn luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp (lần 2).
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới.
- Yc HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc giữa các nhóm.
-GV hướng dẫn và đọc mẫu.
v Tìm hiểu bài.
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình mẹ con thắm thiết sâu nặng ?
+ Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?
+Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
Yc HS nói nội dung bài thơ.
vĐọc diễn cảm và HTL . 
GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài thơ, xác lập kỹ thuật đọc: giọng đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp.
-GV nhận xét
-HS luyện đọc sau đó thi đọc thuộc trước lớp
-GV nhận xét và ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố nôi dung bài học.
Chuẩn bị: Út Vịnh.
Nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc và TL câu hỏi.
-1 Một HS đọc.
- Theo dõi
-HS nối tiếp đọc.
-HS đọc từ ngữ khó.
-HS nối tiếp đọc
-1 HS đọc chú giải.
-HS đọc theo cặp và thi đọc
-Theo dõi
- HS đọc và TLCH:
- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
+ Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
+ Con đi trăm núi ngàn khe
 Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
+ Con đi đánh giặc mười năm.
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi).
+Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu.
+Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con .
+ Trả lời
-1 HS đọc mẫu
- HS luyện đọc sau đó thi đọc giữa các nhóm
- Thi đọc TL 2-3 khổ thơ.
TOÁN	-TIẾT 153-
 PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU: Biết thực hiện phép tính nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
II. ĐDDH: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:
vHướng dẫn HS ôn tập:
 GV ghi bảng: a x b = c
+ Nêu tên gọi các thành phần trong phép nhân ?
+ Nêu các tính chất của phép nhân ?
*Bài 1 (cột 1 )
- HS đọc yêu cầu và tự làm.
 - GV nhận xét, chữa bài
*Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ta làm sao ?
+ Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;.ta làm sao ?
- Y/c HS làm bài vào sgk.
- Gọi HS nêu kết quả
- GV nhận xét, chữa bài
*Bài 3:
- Yc HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chũa bài.
*Bài 4:
- HS đọc bài toán và tự giải.
- Nhận xét ,chữa bài và ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học :
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Luyện tập
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm BT:
?; 578, 69 + 281,78 = ?
- a, b là thừa số.
- c là tích
+ Tính chất giao hoán a ´ b = b ´ a
+ Tính chất kết hợp: (a ´ b) ´ c = a ´ (b ´ c)
+ Nhân 1 tổng với 1 số:(a + b) ´ c = a ´ c + b ´ c
+ Phép nhân có thừa số bằng 1: 1 ´ a = a ´ 1 = a
+ Phép nhân có thừa số bằng 0: 0 ´ a = a ´ 0 = 0
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS làm bảng lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Chuyển dấu phẩy về bên phải 1, 2, 3, chữ số.
- Chuyển dấu phẩy về bên trái 1, 2, 3, chữ số.
- HS làm bài vào vở
- HS nêu:
 25 ´ 10 = 32,5
	3,25 ´ 0,1 = 0,325
	417,56 ´ 100 = 41756
	417,56 ´ 0,01 = 4,1756
- Đọc yc BT
- HS làm bài vào vở. 2 HS làm bảng phụ
a/ 2,5 x 7,8 x 4 = 7,8 x 2,5 x 4 = 7,8 x 10 = 78
b/ 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7= (8,3 + 1,7) x 7,9
 = 10 x 7,9 = 79
- Đọc nội dung bài toán
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
Trong một giờ ô tô và xe máy đi được là:
48,5 + 33,5 = 82 (km)
Độ dài quãng đường AB là:
Đổi 1g 30phút = 1,5 giờ
82 x 1,5 = 123 (km)
Đáp số : 123 km
KHOA HỌC	-TIẾT 62-
 MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Khái niệm về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương. 
II. ĐDDH:
- Hình trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
+ Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật?
+ Thế nào là sự thụ tinh ở Động vật?
+ Kể tên những cây thụ phần nhờ gió và những cây thụ phấn nhờ côn trùng?
+ Kể tên những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con mà em biết?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:
vHoạt động 1: Môi trường là gì 
- Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình sgk và TLCH:
+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào ?
+ Môi trường nước gồm những thành phần nào ?
+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào ?
+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào ?
+Môi trường là gì ?
- GV nhận xét, KL : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta. Môi trường tự nhiên: Mặt trời, đồi núi, các sinh vật.,Môi trường nhân tạo gồm các thành phần do con người tạo ra: làng mạc, thành phố, nhà cửa,
vHoạt động 2: Một số thành phần của môi trường địa phương
- Y/c HS thảo luận theo cặp
+ Bạn đang sống ở đâu ?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống ?
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận chung về thành phần của môi trường địa phương.
- Gọi HS đọc bài học sgk.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
+ Thế nào là môi trường ?
+ Kể các loại môi trường?
- Chuẩn bị: Tài nguyên thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS nêu.
- Các nhóm thực hiện.
+ Gồm thực động vật sống trên cạn, không khí, ánh sáng và đất.
+Gồm động thực vật sống dưới nước,
+Gồm con người, thực động vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông,.
+ Con người, thực động vật, nhà cửa, phố xá,
+ Môi trường là tất cả những gì trên trái đất này: Biển cả, sông ngòi, ao hồ, đất đai, sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt độ,
- HS thảo luận theo cặp.
- Nhiều HS nêu.
- 3 HS đọc.
- 2 HS nêu.
ĐẠO ĐỨC -TIẾT 31-
 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. 
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- HS có thái độ bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
*GDBVMT (toàn phần)
* GD KNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh..trong SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ :
+Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho em và mọi người ?
+ Em cần làm gì góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GV nhận xét,ghi điểm.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:
vHoạt động 1: Bài tập 2 sgk
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 sgk.
- Y/c HS giới thiệu về một số tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.
- Nhận xét, bổ sung và có thể giới thiệu thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như:
+ Mỏ than Quảng Ninh.
+ Dầu khí Vũng Tàu.
+ Mỏ A-pa-tít Lào Cai.
- GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó, chúng ta cần phải sd tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.(GD KNS)
vHoạt động 2: Bài tập 4 SGK: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 4.
- Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, yc các nhóm thảo luận.
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận:(GD KNS)
+ Các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: a, đ, e.
+ Không phải là việc làm bảo vệ tài nguyên: b, c ,d
+ Con người cần biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên. 
vHoạt động 3 : Bài tập 5 SGK:
- Nêu những biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.(GD KNS)
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
*GDBVMT:Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Gọi HS đọc bài học sgk.
- Chuẩn bị: Đạo đức địa phương
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS giới thiệu, có kèm theo tranh ảnh minh hoạ.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Các nhóm thảo luận.
- HS trình bày.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS trình bày
- 2 HS đọc.
Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2012
TẬP LÀM VĂN	 -TIẾT 61-
 ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC ĐICH – YÊU CẦU:
- Liệt kê được 1 số bài văn tả cảnh trong HKI; lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả ( theo thời gian) và chỉ được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2). 
II. ĐDDH: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:
vHoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập:
*Bài 1:
- GV hướng dẫn HS cách làm
- Chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện yc 1.
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận và đính bảng phụ liệt kê các bài văn tả cảnh.
- Y/c HS dựa vào bảng liệt kê, chọn và viết lại dàn ý cho một bài.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình.
- GV nhận xét, kết luận.
*Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV nêu câu hỏi;
+ Bài văn miêu tả Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào ?
+Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế ?
+ Vì sao em cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế ?
+ Hai câu đó thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố ội dung bài học.
- Chuẩn bị: Ôn tập về tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Các nhóm thực hiện.
-2 HS đọc lại.
- HS viết dàn ý vào VBT.
- Nhiều HS đọc.
-1 HS đọc. lớp đọc thầm.
+ Theo trình tự thời gian: Từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
+ Nhiều HS nêu.
+ Vì tác giả quan sát thật kĩ, quan sát bằng nhiều giác quan để chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất.
+ Tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quí của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	-TIẾT 62-
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2,3).
II. ĐDDH: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
- Gọi Hs giải thích lại các câu thành ngữ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:
vHoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1:
+ Dấu phẩy có những tác dụng gì ?
- GV nêu cách làm bài:
+ Đọc kĩ từng câu văn.
+ Xác định vị trí dấu phẩy trong câu.
+ Xác định tác dụng của từng dấu phẩy
- Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài.
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
*Bài 2:
- GV nêu câu hỏi:
+ Cán bộ xã phê vào đơn của anh hàng thịt như thế nào ?
+ Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì, vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò ?
+ Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng ?
+ Dùng sai dấu phẩy có tác hại gì ?
-GV nhận xét, kết luận: Việc dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại như câu chuyện trên.
*Bài 3:
- GV hướng dẫn
+ Đọc kĩ đoạn văn.
+ Tìm 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí.
+ Sửa lại cho đúng.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Dấu phẩy có tác dụng gì ?
- Việc dùng sai dấu phẩy có tác hại gì?
- Chuẩn bị: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy).
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS giải thích.
- 1 HS đọc yêu cầu
+ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
+ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
+ Ngăn cách các vế trong câu ghép.
- HS thực hiện vào VBT.
- Đại diện HS nêu .
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện. 
+ Bò cày không được thịt.
+ Bò cày không được, thịt.
+ Bò cày, không được thịt.
- Làm người khác hiểu lầm, có khi lại làm ngược lại với yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào VBT.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS nêu.
TOÁN 	-TIẾT 154-
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán. 
II. ĐDDH: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài:
vHoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1:
- GV nhận xét, chữa bài
*Bài 2:
- HS đọc bài toán và tự làm.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài
*Bài 3:
- HS đọc bài toán và tự làm.
- GV hướng dẫn, Phân tích, tóm tắt bài toán
Yc nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm.
- Yc HS làm vào vờ, 1 HS làm Bp.
- GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiêt học:
- Nhắc lại kiến thức ôn tập.
- Chuẩn bị: Phép chia.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm BT:
 4 802 x 324 = ?
 21,76 x 2,05 = ?
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở.
a. 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg
	= 	6,75 kg ´ 3 = 20,25 kg
b. 7,14 m2 + 7,14 m2 + 7,14 m2 ´ 3
	 = 7,14 m2 ´ (2 + 3) = 7,14 m2 ´ 5 = 35,70 m2
HS đọc đề.
HS nêu lại quy tắc.
- HS nêu kết quả:
 a. 7,275. b. 10,4.
- HS đọc đề.
HS làm bài vào vở.
Bài giải
Số dân của nước ta tăng thêm 2001:
77 515 000 : 100 x 1,3 = 1 007 965 (người )
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000 + 1 007 695 =78 522 695(

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc