Giáo án các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Vụ Bổn - Tuần 25

Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012

THỂ DỤC -TIẾT 49-

BÀI 49. TRÒ CHƠI: CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH

I. MỤC TIÊU:

-Tiếp tục ôn bật cao, chạy-nhảy-mang vác.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.

-Chơi trò chơi:Chuyển nhanh, nhảy nhanh.Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động

II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: Sân trường – Còi, Bóng

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 19 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Vụ Bổn - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu hỏi.
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
+ Các phương tiện máy móc dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
*GDBVMT: Giữ gìn môi trường trong lành, hạn chế khói bụi
- Chuẩn bị: “Ôn tập (tiết 2)”
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời , lớp nhận xét 
- 1 HS của nhóm này nêu câu hỏi. 1 HS của nhóm khác chọn câu TL đúng và nêu
+Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt 
+Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
+Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, .
+Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hỏa, máy móc
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK :
+ Hình a) : Năng lượng cơ bắp của người.
+ Hình b) : Năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình c) : Năng lượng gió..
- 2 HS trả lời.
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU –TIẾT 49-
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND Ghi nhớ) ; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các BT ở mục III.
* GT: Bài 1
II. ĐDDH: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Nhận xét:
*Bài 1 . Gọi HS đọc đề bài.
- GV cho học sinh theo đọc 2 câu văn của bài văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét, chốt lại.
*Bài 2. 
- HS đọc yc của bài: Thử thay thế từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế:
+ GV hướng dẫn : Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả 2 câu và thử xem hai câu trên có còn ăn nhập với nhau không. So sánh nó với 2 câu vốn có 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
*Bài 3. Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS TLCH: Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì ?
- GV nhận xét, kết luận. 
vHoạt động2: Ghi nhớ
- Gọi 2HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
vHoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
*Bài 2: 
- Gv nêu yêu cầu của bài tập: chọn tiếng thích hợp đã cho trong ngoặc đơn (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ) điền vào ô trống để các câu, các đoạn liên kết với nhau.
-Gọi HS lên bảng làm bài
-Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học về liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.”
- Nhận xét tiết học
*Tìm từ đã lặp lại từ đã dùng ở câu trước.
- Trong câu in nghiêng - Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa- từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
-HS đọc đề
- HS thảo luận theo cặp, thử thay
- HS đọc các câu được thay thế.
-HS đọc yc của bài tập, suy nghĩ, phát biểu. 
-Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
- 2 HS đọc.
- HS đọc đề bài.
+ Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau:
- Cả lớp đọc thầm từng câu, từng đoạn văn; suy nghĩ, làm bài 
-2 HS lên bảng.
- 1 học sinh nhắc lại nội dung bài học.
CHÍNH TẢ	 -TIẾT 25-
NGHE-VIẾT: AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI?
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người ?
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng 
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
- HS viết lời giải câu đố BT3.
- Nhận xét va ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHướng dẫn HS nghe - viết :
- HS đọc toàn bài 1 lần
+Bài chính tả nói lên điều gì?
- Rút và hdẫn viết những từ ngữ dễ viết sai: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn,....
- GV đọc bài viết CT.
-Hdẫn cách trình bày và tư thế ngồi viết.
- Đọc cho HS viết 
- Đọc toàn bài một lượt
- Chấm 5 ® 7 bài, nhận xét, ghi điểm
vHướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài 1:
+ Anh chàng mê đồ cổ có tính cách như thế nào ? 	
- Yc HS tìm các tên riêng và cách viết các tên riêng đó.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Gọi 1HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Chuẩn bị: Nhớ viết: Cửa sông
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc lại thành tiếng bài chính tả. 
- Cho các em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- HS viết bảng lớp, bảng con.
- Theo dõi.
- HS viết chính tả 
 - HS tự soát lỗi
 - Đổi vở cho nhau sửa lỗi 
- HS đọc lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ”, 
+Anh chàng mê đồ cổ trong mẩu chuyện là một kẻ gàn dở, mù quáng
- Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công... 
TOÁN –TIÊT 122-
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: 
- Tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
II. ĐDDH: Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra GHKII
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian:
* Các đơn vị đo thời gian:
+ Hãy nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học và quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- GV: Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận 
+ Năm 2000 là năm nhuận.Các năm nhuận tiếp theo nữa là năm nào?
- KL: Số chỉ năm nhuận chia hết cho 4. 
- GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng.
* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
- Gv cho HS đổi các đơn vị đo thời gian. 
+ Đổi từ năm ra tháng:	
+ Đổi từ giờ ra phút : 
+ Đổi từ phút ra giờ (Nêu rõ cách làm)
	- Nhận xét
vHoạt động 2: Luyện tập
*Bài 1: 
-Gọi các đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp, nhận xét, bổ sung.
*Bài 2: 
- Yc HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng làm rồi chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
*Bài 3a: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét và ghi điểm.
*Bài 3b: HS khá giỏi làm
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- GV gọi 1 HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
- Chuẩn bị: “Cộng số đo thời gian”
- Nhận xét tiết học.
- Một số HS nối tiếp nhau nêu
1 thế kỉ = 100 năm 1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12tháng 1 ngày = 	24 giờ
1 năm = 365ngày 1 giờ = 	60 phút
+ Năm 2004, các năm nhuận tiếp theo nữa là: 2008, 2012, 2016 
- HS nối tiếp nhau đọc bảng đơn vị đo thời gian.
-1năm 6 tháng =1,5 năm = 12 tháng ×1,5 = 18 tháng
- 0,5 giờ = 60 phút × 0,5 = 30 phút 
180 phút = 3 giờ
Cách làm: 180 60
 0 3
-HS đọc đề và thảo luận theo cặp
+ Kính viễn vọng năm 1671: thế kỉ XVII.
+ Bút chì năm 1794 : thế kỉ XVIII.
+ Vệ tinh nhân tạo 1957 : thế kỉ XX. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 	
- HS làm bài.
- Nx bài của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng
LỊCH SỬ 	-TIẾT 25-
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I. MỤC TIÊU:
- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam và dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
+ Tết Mậu Thân, quân và dân miền nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
+Cuộc cđấu tại sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
II. ĐDDH: Ảnh trong SGK, ảnh tự liệu, bản đồ miền Nam Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Tìm hiểu cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận.
+Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
+Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này.
+Tại sao nói cuộc tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu thân năm 1968 mang tính chất bất ngờ và đồng loạt với qui mô lớn?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
vHoạt động 2: Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố nội dung bài học.
-Chuẩn bị: Chiến thắng “ĐBP trên không”
Nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- Học sinh thảo luận, trình bày, nhận xét.
+Tổng tiến công và nổi dậy quân ta đánh vào các cơ quan đầu não của địch.
+Đánh vào sứ quán Mĩ, Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn  Huế, Đà Nẵng
+ Trận đánh vào sứ quán Mĩ là trận đánh tiêu biểu nhất. Bất ngờ về thời điểm, đêm giao thừa. Địa điểm: tại các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
+Đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khến chúng rất hoang mang lo sợ, những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, lầu Năm góc và cả thế giới phải sửng sốt.
+Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải nhận đàm phán tại Pa- ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam  đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
- 2 HS đọc mục ghi nhớ.
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012
KỂ CHUYỆN	-TIẾT 25-
VÌ MUÔN DÂN
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
II.ĐDDH: 
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK. 
- Giấy khổ to viết các từ ngữ cần giải thích – quan hệ gia tộc giữa các nhân vật trong tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
 vHoạt động 1: GV kể chuyện.
GV kể lần 1: sau đó mở bảng phụ dán giấy khổ to đã viết sẵn từ ngữ để giải thích cho HS hiểu, giải thích quan hệ gia tộc giữa Trần Quốc Tuấn – Trần Quang Khải và các vị vua nhà Trần lúc bấy giờ.
GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp.
+Đoạn 1: Tranh vẽ cảnh Trần Liễu thân phụ của Trần Quốc Tuấn lâm bệnh nặng trối trăn những lời cuối cùng cho con trai.
+Đoạn 2 – 3: Cảnh giặc Nguyên ồ ạt xâm lược nước ta. Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải ở Bến Đông, tự tay dội nước thơm tắm cho Trần Quang Khải.
+Đoạn 4 – 5: Vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và các bô lão trong điện Diên Hồng.
+Đoạn 6: Cảnh giặc Nguyên tan nát thua chạy về nước.
 vHoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
+ Yêu cầu 1:
GV nêu yêu cầu, nhắc HS chú ý cần kể những ý cơ bản của câu chuyện, không cần lặp lại nguyên văn của lời thầy cô.
GV nhận xét, khen HS kể tốt.
+ Yêu cầu 2:
GV nhận xét, tính điểm.
+ Yêu cầu 3:
GV gợi ý để HS tự nêu câu hỏi – cùng trao đổi – trình bày ý kiến riêng.
GV nhận xét – chốt lại: Câu chuyện ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc, khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
Củng cố nội dung bài học.
Chuẩn bị: KC đã nghe, đã đọc.
Nhận xét tiết học. 
- 1 HS kể chuyện theo yêu cầu đã học.
HS lắng nghe.
HS quan sát tranh và lắng nghe kể chuyện.
Từng cặp HS trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
6 HS nối tiếp nhau dựa theo 6 tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.
Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS thi đua kể lại toàn bộ câu chuyện (2 – 3 em).
Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp suy nghĩ.
HS tự nêu câu hỏi và câu trả lời theo ý kiến của cá nhân.
TẬP ĐỌC 	-TIẾT 50-
CỬA SÔNG
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.
- Trả lời được các CH 1,2,3 ; thuộc 3-4 khổ thơ. 
* GD BVMT (Gián tiếp)
II.ĐDDH: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHướng dẫn luyện đọc.
- HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp (lần 1)
-Theo dõi rút từ hướng dẫn luyện đọc.
-HS đọc nối tiếp (lần 2).
-GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới.
-Yc HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc giữa các nhóm.
-GV hướng dẫn và đọc mẫu.
vTìm hiểu bài.
+Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
+Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn?
- Nội dung chính của bài?
vĐọc diễn cảm và HTL . 
GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài thơ, xác lập kỹ thuật đọc: giọng đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp.
-GV nhận xét
-HS luyện đọc sau đó thi đọc thuộc trước lớp
-GV nhận xét và ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố nôi dung bài học.
* GD BVMT. GD HS ý thức biết quý trọng và bảo vệ MT thiên nhiên.
Chuẩn bị: “Nghĩa thầy trò”.
Nhận xét tiết học 
-3 HS đọc bài và TLCH.
-1 Một HS đọc.
-HS nối tiếp đọc.
-HS đọc từ ngữ khó.
-HS nối tiếp đọc
-1 HS đọc chú giải.
-HS đọc theo cặp và thi đọc
-Theo dõi
-HS đọc từng đoạn và TLCH: 
+“Là cửa nhưng không then khoá, cũng không khép lại bao giờ. Cách nói ấy rất đặc biệt cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường, không có then, có khoá. Tác giả đã làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất quen.”
+Là những nơi dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi cá tôm tụ hội,  nơi tiễn những người ra khơi.
+Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng của cửa sông không quên cội nguồn”
+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.
-1 HS đọc mẫu
- HS luyện đọc sau đó thi đọc giữa các nhóm
- Thi đọc TL 3-4 khổ thơ.
TOÁN 	-TIẾT 123-
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: Biết : 
- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II.ĐDDH: Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Thực hiện phép cộng
- Gv nêu ví dụ 1 (sgk)
- Gv tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính.
+ Ví dụ 2: GV nêu bài toán.
- GV cho HS đặt tính và tính.
- GV cho HS nhận xét rồi đổi.
- GV cho HS nhận xét.
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
	* Bài 1 (dòng 1, 2): 
-GV nhận xét, sửa bài.
* Bài 2:
- Hướng dẫn tóm tắt và cách làm.
- GV chấm và sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị: “Trừ số đo thời gian”.
Nhận xét tiết học .
HS sửa bài 2 tiết 122. 
- Đọc ví dụ
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
3 giờ 15 phút
+ 2 giờ 35 phút
5 giờ 50 phút
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
- Học sinh đặt tính và tính
 22 phút 58 giây 
+ 23 phút 25 giây
45 phút 83 giây
 = 46 phút 23 giây
Cả lớp nhận xét và giải thích 
- Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị
HS đọc đề.
HS lần lượt làm bài trên bảng.
HS đọc đề – Tóm tắt
Theo dõi.
Làm vở – 1 em lên bảng.
Sửa bài.
-HS nhắc lại cách công số đo thời gian.
KHOA HỌC –TIẾT 50-
ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS được củng cố về:
+ Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng ; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
+ Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II .ĐDDH: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Các dụng cụ, máy móc sd điện.
-GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
- Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 2 đội.
+ GV phổ biến luật chơi
+ GV cùng HS cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc có sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
+GV tổng kết tchơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
vHoạt động2: Nhà tuyên truyền giỏi.
- Cách tiến hành:
+ GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền:
1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt. 
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- Tuyên dương các nhóm vẽ tranh và có lời tuyên truyền hay.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
*GDBVMT: Giáo dục HS luôn có ý thức tiết kiệm năng lượng chất đốt, năng lượng điện.
- Chuẩn bị: “Cơ quan sinh sản của TV có hoa”
- Nhận xét tiết học
- HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Chơi thi theo 2 đội. 
- Nhóm nào viết được nhiều tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện là thắng.
- VD: Quạt, ti vi, bàn là, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm nước điện,
- Chọn tên đề tài, thi vẽ tranh cổ động tuyên truyền.
- HS vẽ tranh cổ động theo nhóm, sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
- Sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
ĐẠO ĐỨC 	-TIẾT 25-
THỰC HÀNH GIỮA HKII
I. MỤC TIÊU:
-HS sưu tầm được các bài thơ, bài hát, tranh, ảnh hoặc viết, vẽ về quê hương, đất nước.
-Biết tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức cho trẻ em.
-Tổ chức 1 cuộc triển lãm nhỏ về phong cảnh và các thành tựu k.tế, v.hoá, x.hội của VN
II.ĐDDH: Một số bài thơ, bài hát, tranh ảnh phù hợp với nd bài thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Nhận xét và tuyên dương
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
 vHoạt động 1: GV hướng dẫn HS trình bày những bài hát, bài thơ, ... sưu tầm được về quê hương đất nước.
- Nhận xét và chốt lại.
vHoạt động 2: GV nhắc nhở HS cần tích cực tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức dành cho trẻ em.
vHoạt động 3: H.dẫn HS làm 1 cuộc triển lãm nhỏ.
- GV cùng HS tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
-Dặn HS thực hành theo những nd đã học.
-Chuẩn bị: Em yêu hòa bình.
-Nhận xét tiết học. 
-2 HS giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của đất nước.
-Từng HS trình bày trước lớp những bài hát bài thơ, tranh ảnh sưu tầm được về quê hương, đất nước.
-HS trình bày các hoạt động mà mình đã tham gia (do UBND xã tổ chức).
-Các nhóm trưng bày sản phẩm, giới thiệu về phong cảnh và các thành tựu văn hoá, kinh tế của Việt Nam.
-Cả lớp tham quan, nhận xét.
-HS đọc lại Ghi nhớ ở các bài 9; 10; 11.
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012
TẬP LÀM VĂN	-TIẾT 49-
TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết)
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: HS viết được bài văn đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
II. ĐDDH: Một số tranh ảnh về đồ vật: đồng hồ, lọ hoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
Yêu cầu HS đọc các đề bài trong SGK.
GV lưu ý nhắc nhở HS viết bài văn hoàn chỉnh theo dàn ý đã lập.
vHoạt động 2: HS làm bài.
- Thu bài.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:4’
Chuẩn bị: Tập viết đoạn đối thoại.
Nhận xét tiết học. 
HS đọc dàn ý một bài văn tả đồ vật mà HS đã làm vào vở ở nhà tiết trước.
1 HS đọc 4 đề bài.
3 – 4 HS đọc lại dàn ý đã viết.
HS làm bài viết.
-HS đọc kĩ, dò lại bài trước khi nộp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU –TIẾT 50-
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (làm được 2 BT ở mục III).
*GT: Bài 2
II. ĐDDH: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Nhận xét:
*Bài 1: 
+ Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
*Bài 2 : 
+ Vì sao có thể nói  hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây ?
- GV nhận xét, kết luận
vHoạt động 2: Ghi nhớ: 
-YC HS lấy vdụ về phép thay thế từ ngữ. 
vHoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
*Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Gv hệ thống lại kiến thức bài học 
- Chuẩn bị: MRVT: “Truyền thống”
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.
- HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76)
- HS tự nêu
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- HS tự làm bài 
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.
+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.
Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.
- 2 HS đọc lại Ghi nhớ trong SGK trang 76.
 ĐỊA LÍ 	-TIẾT 25-
CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU:
 - Mô tả sơ lược được vị trí giới hạn châu Phi:
+ Châu Phi nằm phía nam châu Âu, tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục
- Nêu được mốt số đặc điểm về địa hình khí hậu: Địa hình chủ yếu là cao nguyên, khí hậu nóng và khô, đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả địa cầu và bản đồ lược đồ để phân biệt vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được ví trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ( lược đồ).
* GDBVMT (Bộ phận)
II.ĐDDH: Bản đồ tự nhiên, các đới cảnh quan Châu Phi. Quả địa cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Vị trí Châu Phi.
- Nêu vị trí địa lí giới hạn của châu Phi?
- Nhận xét và chốt lại.
.vHoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
+ Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
+ Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và Xa-van của châu Phi?
- Giáo viên nhận xét bổ xung.
3.Củng cố, dặn dò, nxét tiết học:
- Củng cố nội dung bài học.
* GDBVMT: Giảm tỉ lệ sinh, 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc