Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 5 năm 2006

Tiết 9 Môn : Tập đọc

 Những hạt thóc giống

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hướng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 69 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 5 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chiếc ô tô loại 36 tạ chở được tất cả bao nhiêu loại thực phẩm?
- 4 chiếc ô tô loại 45 tạ chở được tất cả bao nhiêu loại thực phẩm?
- Cả công ti chở được bao nhiêu tạ thực phẩm?
- Có tất cả bao nhiêu chiếc ô tô tham gia vận chuyển 360 tạ thực phẩm?
Vậy trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ thực phẩm?
- Yêu cầu HS làm bài.
 Bài giải 
 Số thực phẩm 5 xe ô tô mỗi xe chở 36 tạ chở được là :
 36 5 = 180 (tạ)
 Số thực phẩm 4 xe ô tô mỗi xe chở 45 tạ chở được là :
 45 4 = 180 (tạ)
 Tổng số ô tô tham gia chở thực phẩm là:
 4 + 5 = 9 (chiếc)
 Trung bình mỗi xe ô tô chở được là :
 360 : 9 = 40 (tạ)
 Đổi 40 tạ = 4 tấn
 Đáp số: 4 tấn
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) (96 + 121 + 143) : 3 = 120
b) (35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
 Số dân tăng thêm của cả ba năm là :
 96 + 82 + 71 = 249 (người)
 Trung bình mỗi năm đân số xã đó tăng thêm số người là:
 249 : 3 = 83 (người)
 Đáp số: 83 người
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Của 5 bạn
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
 Tổng số đo chiều cao của cả 5 bạn là:
 138 +132 +130 +136 +134 = 670 (cm)
 Trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là:
 710 : 5 = 134 (cm)
 Đáp số: 134 cm
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Có 2 loại ô tô, loại chở được 36 tạ thực phẩm và loại chở được 45 tạ thực phẩm.
- Có 5 chiếc ô tô loại chở được 36 tạ thực phẩm và 4 chiếc ô tô loại chở 45 tạ thực phẩm.
- 5 chiếc ô tô loại 36 tạ chở được tất cả 36 5 = 180 tạ thực phẩm.
- 4 chiếc ô tô loại 45 tạ chở được tất cả 45 4 = 180 tạ thực phẩm.
- Cả công ty chở được 180 +180 = 360 tạ thực phẩm.
- Có tất cả 4 + 5 = 9 chiếc ô tô tham gia vận chuyển 360 tạ thực phẩm.
- Mỗi xe chở được 360 : 9 = 40 tạ thực phẩm.
 - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 3
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS phát biểu lại qui tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Về nhà làm bài tập 5/28.
- Chuẩn bị bài: Biểu đồ
- Nhận xét tiết học.
Tiết 10	 Môn : Tập đọc	 Ngày05/10/2005
	GÀ TRỐNG VÀ CÁO	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào, trầm lắng.
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
	- Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống.
	- Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
	3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Những hạt thóc giống, trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài thơ, giới thiệu: Với bài thơ bài thơ ngụ ngôn Cáo và Gà Trống, kể chuyện con cáo xảo trá định dùng thủ đoạn lừa Gà Trống ăn thịt. Không ngờ, Gà trống lại là một đối thủ rất cao mưu đã làm Cáo phải khiếp vía bỏ chạy. Bài thơ khuyên em điều gì
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn thơ.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc nếu HS mắc lỗi. Chú ý nghỉ hơi đúng ở một số chỗ để câu thơ thể hiện được đúng nghĩa.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- GV giải nghĩa thêm các từ:
 + Từ rày : từ nay.
 + Thiệt hơn : tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - GV yêu cầu Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài, trao đổi thảo luận trả lời lần lượt từng câu hỏi.
+ Gà Trống đứng ở đâu, Cáo đứng ở đâu?
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?
+ Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt?
+ Vì sao Gùà không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói?
+ Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
+Theo em Gà thông minh ở điểm nào?
+ Câu hỏi 4?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn chú ý khi đọc bài thể hiện đúng tâm trạng và tính cách của nhân vật.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1, 2 theo cách phân vai (Người dẫn chuyện, Gà Trống, Cáo).
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
* Hướng dẫn HS học thuộc lòng:
 - Gọi HS đọc lại bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ, cảø bài thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ.
 + Đoạn 1 : Mười dòng thơ đầu.
 + Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3 : Bốn dòng cuối.
- Sửa lỗi phát âm cách đọc theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Gà Trống đậu vắt vẻo trên một cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây.
+ Cáo đon đả mời Gà xuống dất để báo cho Gà biết tin tức mới : Từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
 + Đó là tin bịa đặt ra nhằm dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt.
 + Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo : muốn ăn thịt Gà.
+ Cáo rất sợ chó săn. Tung tin có gặp chó săn đang chạy đến loan tin vui, gà đã làm cho Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy, lộ mưu gian.
+ Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy.
+ Gà khoái chí cười vì cáo đã chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa lại phải phát khiếp.
+ Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của cáo. Sau đó, báo lại cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến để loan tin vui, làm Cáo khiếp sợ quáp đuôi co cẳng chạy.
+ Khuyên người ta đừng vội tin ở những lời ngọt ngào.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2 theo cách phân vai.
 - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV.
5
Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? .
- Em có nhận xét gì về Cáo và Gà Trống?
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca.
- Nhận xét tiết học.
Bài 5	Lịch sử 	 Ngày 05/ 10 /2005
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. MỤC TIÊU: 
	Sau bài học, HS nêu được :
Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hô là từ năm 179 TCN đến năm 938.
Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
Tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc ta.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu thảo luận nhóm và bảng phụ kẻ sẵn nội dung như sau :
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
 Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN 
đến năm 938
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hóa
 * Phiếu học tập cho từng HS có nội dung như sau :
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên : ..
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ:
	-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS 1và HS 2 trả lời 2 câu hỏi cuối bài; HS 3 kể lai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
	-GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Cuối bài học trước, chúng ta đã biết năm 179 TCN, quân Triệu Đà đã chiếm được nước Âu Lạc. Tình hình nước Âu Lạc sau năm 179 TCN như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ :” Sau khi Triệu Đà thôn tính  sống theo luật pháp của người Hán”
-GV hỏi : Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta ?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo yêu cầu : Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. (GV treo bảng phụ).
-GV gọi một nhóm đại diện nêu kết quả thảo luận. GV nhận xét các ý kiến của HS, ghi các ý kiến đúng lên bảng để hòan thành bảng so sánh như sau :
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
 Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từø năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Là một nước độc lập
Trở thành quận huyện của phong kiến phương Bắc
Kinh tế
Độc lập và tự chủ
Bị phụ thuộc phải cống nạp
Văn hóa
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. 
-GV kết luận về nội dung hoạt động 1: Từ năm 179 TCN đến năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Chúng biến nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng, và thi hành nhiều chính sách áp bức bóc lột tàn khốc khiến nhân dân ta vô cùng cực nhọc. Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong tục truyền thống, lại học thêm nhiều nghề mới của người dân phương Bắc, đồng thời liên tục khởi nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc.
Cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến Phương Bắc
-GV phát phiếu học tập cho từng HS, nếu không có phiếu thì GV hướng dẫn HS kẻ bảng thống kê vào vở.
-GV nêu yêu cầu : Hãy đọc SGK và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lai ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và bảng thống kê.
-GV nêu yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp.
-GV ghi ý kiến của HS lên bảng để hoàn thành bảng thống kê như sau :
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248
Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm542
Khởi nghĩa Lý Bí
Năm550
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Năm722
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm766
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Năm905
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Năm931
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Năm938
Chiến thắng Bạch Đằng
-GV hỏi : Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ?
-Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ?
-Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta ?
-Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì ?
-HS đọc thầm SGK.
-HS tiếp nối nhau phát biểu đến khi đủ ý thì dừng lại :
+ Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản.
+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng să voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ, trầm; xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp.
+ Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán.
-HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, thảo luận và điền kết quả thảo luận vào phiếu.
-1 HS đọc phiếu trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
-HS nhận phiếu hoặc tự kẻ bảng thống kê theo hướng dẫn.
-HS làm việc cá nhân.
-1 HS nêu, HS khác theo dõi và bổ sung.
-Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn.
-Là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
-Khởi nghĩa Ngô Quyền vói chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
-Nhân dân ta có mọt lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước.
4
Củng cố, dặn dò:
-GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
(HS: 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi trong SGK).
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết:9	 Môn : Tập làm văn Ngày 05 /10/2005
VIẾT THƯ
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU : 
	Rèn luyện kĩ năng viết thư cho HS.
 	Viết một lá thư có đủ ba phần:đầu thư, phần chính, phần cuối thư với nội dung: thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Phần ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ.
	Phong bì mua hoặc tự làm. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2.
1. Bài cũ:
Em hãy nhắc lại nội dung của một bức thư. 
Gọi HS đọc nội ghi nhớ phần viết thư trang 34. 
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 	
Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ làm bài kiểm tra viết thư. Lớp mình sẽ thi xem bạn nào viết được lá thư đúng thể thức nhất, hay nhất.
Tìm hiểu đề bài .
- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, phong bì của HS.
- Yêu cầu HS đọc đề trong SGK tr.52
- Nhắc HS:
+ Có thể chọn một trong bốn đề để làm bài. 
+ Lời lẽ trong thư cần thân mật thể hiện sự chân thành.
+ Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì.
- Em chọn viết thư cho ai? Viết thư với mục đích gì?
Viết thư.
- HS tự làm bài, nộp bài và GV chấm một số bài.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- HS chọn đề bài.
- 5-7 HS trả lời.
3.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Tiết 9	Kĩ thuật 	Ngày 05 / 10 / 2005
KHÂU ĐỘT THƯA (TT)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
	- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu
	- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt phải dài khoảng 2, 5 cm)
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm
	 + len (hoặc sợi) khác màu vải
	 + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là khâu đột thưa?
- Nêu đặc điểm của các mũi khâu đột thưa và so sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường?
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ HS chuẩn bị
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành KHÂU ĐỘT THƯA
Hướng dẫn HS thực hành khâu đột thưa
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác khâu đột thưa
- Khi thực hiện khâu mũi đột thưa em cần lưu ý điều gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
- Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu
+ Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm.
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- GV nhận xét, đánh giá theo hai mức: hoàn thành và chưa hoàn thành 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa
+ Vạch dấu đường khâu
+ Khâu đột thưa theo đường vạch dấu
- Khi thực hiện khâu mũi đột thưa, cần lưu ý: 
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, có nghĩa là mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi lại đường dấu 1 mũi để xuống kim, ngay sau đó lên kim cách điểm vừa xuống kim một khoảng cách gấp 3 lần chiều dài 1 mũi khâu và rút chỉ.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
- HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa.
- HS trưng bày sản phẩm thực hành
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn
3
Củng cố, dặn dò:
- Muốn khâu được các mũi khâu đột thưa thẳng và đều, em phải làm như thế nào?
- Khâu đột thưa thường được áp dụng khi nào?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “ Khâu đột mau”
Tiết 24	Môn : Toán	Ngày 06/10/2005
	BIỂU ĐỒ	 
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Làm quen với biểu đồ tranh vẽ.
	- Bước đầu biết cách đọc biểu đồ có tranh vẽ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Biểu đồ các con của 5 gia đình, như SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: phát biểu qui tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
Trung bình cộng của hai số là 456. Biết một trong hai số là 584, tìm số kia.
HS 2: phát biểu qui tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
Sửa bài tập 5/28.
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu đồ dạng đơn giản, đó là biểu đồ tranh vẽ.
Tìm hiểu biểu đồ các con của năm gia đình
- GV treo biểu đồ Các con của năm gia đình.
- GV giới thiệu: Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình.
- Biểu đồ gồm mấy cột?
- Cột bên trái cho biết gì?
- Cột bên phải cho biết những gì?
- Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào?
- Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái?
- Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái?
- Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng?
- Vậy gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc?
- Hãy nêu lại những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ.
- GV hỏi thêm: những gia đình nào có một con gái?
- Những gia đình nào có một con trai?
Luyện tập 
Bài 1:
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ, sau đó tự làm bài.
+ Biểu đồ biểu diễn nội dung gì?
+ Khối 4 có mấy lớp đọc tên các lớp đó?
+ Cả 3 lớp tham gia mấy môn thể thao? Là những môn nào?
+ Môn bơi có mấy lớp tham gia? là những lớp nào?
+ Môn nào ít lớp tham gia nhất?
+ Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả mấy môn? Trong đó họ cùng tham gia những môn nào?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
 Bài giải
a) Số tấn thóc gia đình bác Hà thu hoạch được trong năm 2002 là:
 10 5 = 50 (tạ) ; 50 tạ = 5 tấn
b) Số tạ thóc năm 2000 gia đình bác Hà thu được là :
 10 4 = 40 (tạ)
Trong năm 2002 gia đình bác Hà thu được nhiều hơn năm 2000 là:
 50 – 40 = 10 (tạ)
c) Số tạ thóc năm 2001 gia đình bác Hà thu được là:
 10 3 = 30 (tạ)
Số thóc cả ba năm gia đình bác Hà thu được là: 
 40 + 30 + 50 = 120 (tạ) ; 120 tạ = 12 tấn
Năm thu hoạch được nhiều thóc nhất là năm 2002, năm thu hoạch được ít thóc nhất là năm 2001.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Quan sát và đọc trên biểu đồ.
- Biểu đồ 2 cột.
- Cột bên trái nêu tên của các gia đình.
- Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái.
- Gia đình cô Mai, Gia đình cô Lan, Gia đình cô Hồng, Gia đình cô Đào, Gia đình cô Cúc, 
- Gia đình cô Mai có 2 con, đó là gái.
- Gia đình cô Lan chỉ có 1 con trai.
- Gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái.
- Gia đình cô Đáo chỉ có một con gái. Gia đình cô Cúc có hai con đều là con trai.
- HS tổng kết lại các nội dung trên: Gia đình cô Mai có hai con gái, Gia đình cô Lan có 1 con trai, 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5 - THANG 10.doc