Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 21 năm 2006

Tiết 41 Tập đọc Ngày 23 / 01 / 2006

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca.

 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.

 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài: Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị Cục Quân giới, cống hiến.

Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ cho đất nước.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Anh chân dung trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 60 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 21 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số hình tròn trên bảng, hướng dẫn:
+ Kẻ các đường trục
+ Phác các hình mảng khác nhau vào mỗi hình tròn
+ Chọn một số họa tiết hoa lá vẽ vào mảng của các hình tròn.
- GV cho HS xem một số bài vẽ mẫu
Thực hành
- GV đến từng bàn để quan sát, gợi ý cụ thể đối với những HS còn lúng túng, động viên những HS khá để các em tìm tòi thêm
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Hướng dẫn HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm điển hình của một số bài vẽ để đánh giá xếp loại: bố cục, hình vẽ và màu sắc
- Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
- Tranh vẽ phải thể hiện được các hoạt động tưng bừng, nhộn nhịp, màu sắc rực rỡ, tươi vui
- HS nhắc lại đề bài
- HS tìm và nêu ra những đồ dạng hình tròn có trang trí
- HS quan sát một số bài trang trí hình tròn và hình 1, 2 trang 48 SGK nhận xét :
+ Bố cục (cách sắp xếp hình mảng, họa tiết): Thường đối xứng qua các trục
+ Vị trí của các hình mảng chính, phụ: mảng chính ở giữa, các mảng phụ ở xung quanh
+ Cách vẽ màu: màu sắc làm rõ trọng tâm
- HS nêu cách trang trí hình tròn
+ Vẽ hình tròn và kẻ các đường trục
+ Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối, hài hòa
+ Tìm họa tiết vẽ vào các mảng cho phù hợp
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm có nhạt cho rõ trọng tâm
- HS thực hành trên khổ giấy A4 vẽ theo các bước: 
+ Vẽ một hình tròn (vẽ bằng compa sao cho vừa phải, cân đối với tờ giấy)
+ Kẻ các đường trục (bằng bút chì, mờ)
+ Vẽ các hình mảng chính, phụ 
+ Chọn các họa tiết thích hợp vẽ vào mảng chính
 + Tìm các họa tiết vẽ ở các mảng phụ sao sao cho phong phú, vui mắt và hài hòa với họa tiết ở mảng chính
+ Vẽ màu ở họa tiết chính trước, họa tiết phụ sau rồi vẽ màu nền
- Bình chọn một số bài vẽ đẹp 
6
Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách trang trí hình tròn?
- Về nhà quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại ca và quả
Tiết 103	Toán	Ngày25/ 01/2006
QUI ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Biết cách qui đồng mẫu số hai phân số (trường hợp đơn giản).
- Bước đầu biết thực hành qui đồng mẫu số hai phân số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
1.Kiểm tra bài cũ :
- Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng ?
 ; ; 
- Nhận xét và cho điểm HS.	
2.Giới thiệu bài: Qui đồng mẫu số các phân số.
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. GV đặt vấn đề: cho hai phân số và 
+ Mẫu số của hai phân số này như thế nào?
- Bây giờ ta tìm cách làm cho hai mẫu số này bằng nhau (mà các phân số vẫn không thay đổi) nghĩa là:Ta phải tìm hai phân số có cùng mẫu số. Trong đó một phân số bằng và một phân số bằng . Việc này gọi là qui đồng mẫu số.
b. Hướng dẫn HS tìm cách qui đồng mẫu số hai phân số.
- Ta sẽ dùng tính chất cơ bản của phân số. Hãy tìm một số chia hết cho cả hai mẫu số 3 và 5, đó là số nào?
- Hãy viết và thành hai phân số có mẫu số là 15.
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV chốt lại cách làm: 
+ Nhân tử số và mẫu số của phân số với mẫu số 5 của .
+ Nhân tử số và mẫu số của phân số với mẫu số 3 của .
- GV nêu: = và = , hai phân số 
 và có cùng mẫu số là 15 (hoặc có mẫu số chung là 15)
- Ta nói và được qui đồng mẫu số thành và. 15 gọi là mẫu số chung của hai phân số và.
- Nêu quí tắc qui đồng mẫu số hai phân số.
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- GV tiến hành tượng tự như bài 1.
- 1 em lên bảng làm bài.
- Đọc 2 phân số.
+ Hai phân số này có mẫu số khác nhau.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Số chia hết cho cả hai mẫu số 3 và 5 là số 15.
- HS viết = ; = 
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp. = ; = 
* = = 
* = = 
- HS nối tiếp nhắc lại.
- HS nêu qui tắc như SGK/115:
+ Khi qui đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:
• Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
• Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. và ta có:
 = = ; = = 
b. và ta có:
= = ; = = 
c. và ta có:
= = ; = = 
- Lần lượt từng HS trình bày cách làm bài của mình.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
 4
Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách qui đồng mẫu số hai phân số.
- Chuẩn bị bài: Qui đồng mẫu số các phân số (tiếp theo).
- Nhận xét tiết học
Tiết 38	Tập đọc	Ngày 25/ 01 / 2006
BÈ XUÔI SÔNG LA
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La, vơi tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và mơ ước về tương lai.
2. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La, nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc” nghĩa là gì?
+Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến như vậy?
- GV Nhận xét và cho điểm từng HS.
2.Giới thiệu bài: Bài thơ Bè xuôi sông La sẽ cho các em biết vẻ đẹp của dòng sông La (một con sông thuộc tỉnh Hà tĩnh) và cảm nghĩ của tác giả về đất nước, nhân dân.
- Cho HS quan sát tranh trong SGK.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng từng khổ thơ.
 - Bài thơ Bè xuôi sông La được tác giả Vũ Duy Thông sáng tác trong thời kì đất nước mới có chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng đọc nhẹ nhàng trìu mến, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: trong veo, mươn mướt, lượn đàn, thong thả, lim dim, . . .
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : 
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Sông La đẹp như thế nào?
+ Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
+ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
+ Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
+ Nêu ý chính của bài thơ.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm khổ thơ 2. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc khổ thơ 2, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Trần Đại Nghĩa có những đóng góp to lớn như vậy nhờ ông yêu nước , tận tuỵ hết lòng vì nước, ông lại là khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi.
- Theo dõi.
- Quan sát theo hướng dẫn của GV.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
 - Theo dõi.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc thầm từng khổ thơ gắn với mỗi câu hỏi và trả lời. Đại diện mỗi nhóm lên trả lời trước lớp.
+ Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ , hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. những gơn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.
+ Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.
+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.
+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
+ Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm khổ thơ 2 trước lớp.
- Thi đọc thuộc lòng trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nói ý nghĩa của bài thơ.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài : Sầu riêng
- Nhận xét tiết học.
Bài 17	 Lịch sử Ngày 25 / 01 /2006
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học , HS biết:
Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê.
Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.
Nêu được những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lý đất nước.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê.
Phiếu học tập cho HS
Các hình minh họa trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ:
	- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 16.
	-GV nhận xét viêc học bài ở nhà của HS.
	-GV treo tranh Cảnh triều đình vua Lê và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ? Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:Cuối bài học trước, chúng ta đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng, quân Minh phải rút về nước, nước ta hoàn toàn độc lập. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Triều đại này đã tổ chức, cai quản đất nước như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Sơ đồ nhà nước Hậu Lê và quyền lực của nhà vua
-GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
+ Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào ? Ai là người thành lập ? Đặt tên nước là gì ?Đóng đô ở đâu ?
+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê ?
+Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào ?
-GV : Vậy, cụ thể việc quản lý đất nước thời Hậu Lê như thế nào ? Chúng ta cùng tím hiểu qua sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê.
Vua
Các bộ
Viện
Đạo
Phủ
Huyện
Xã 
-GV treo sơ đồ đã vẽ sẵn và giảng cho HS.
-GV : Dựa vào sơ đồ, tranh minh họa số 1, và nội dung SGK hãy tìm những sự việc thể hiện dưới triều Hậu Lê, vua là người có uy quyền tối cao.
BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
-GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi : Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì ?
-GV : Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức?
-GV : Gọi là bản đồø Hồng Đức, Bộ luật Hồng Đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi, nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức (1470 – 1497)
-Nêu những nội dung chính của Bộ luật Hồng Đức.
-GV : Theo em, với những nội dung cơ bản như trên, bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước ?
GV kết luận : Luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ có bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế, đối nội, đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Nhớ ơn vua nhân dân ta có câu : 
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn
-Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
-HS đọc thầm SGK, sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi của GV :
+ Nhà hậu Lê được Lê Lợi thành lập năm 1428, lấy tên nước là Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Long.
+ Gọi Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra thế kỷ thứ 10.
+ Dưới triều Hậu Lê, việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.
- HS quan sát sơ đồ, sau đó nghe giảng và trình bày lại sơ đồ về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Lê.
-HS cùng tìm hiểu, trao đổi với nhau và trả lời : Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
-Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành Bộ luật Hồng đức, đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.
-HS trả lời theo hiểu biết.
-HS đọc SGK và nêu : Nội dung cơ bản của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của nàh vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ chủ quyền của quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
-Bộ luật Hồng Đúc là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
-Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.
3
Củng cố, dặn dò:
-GV cho HS trình bày tư liệu sưu tầm được về vua Lê Thánh Tông.
-GV tổng kết giờ học, yêu cầu HS về nhà học bài, làm các bài tập tự đánh giá, chuẩn bị bài sau.
Tiết:39 Môn : Tập làm văn Ngày 25/ 01/2006
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : 
	Nhận thức về lỗi trong bài văn miêu tả của bạn và của mình.
	Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của GV.
	Thấy được cái hay của những bài GV khen.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bảng phụ ghi lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, . . . ý cần sửa chungtrước lớp.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài: 
Các em đã làm bài viết trong tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ trả bài cho các em. Trước khi trả bài, chúng ta sẽ cùng chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế để bài viết sau, chúng ta viết tốt hơn.
 1. 
2.
 3.
Nhận xét chung:
- GV viết lên bảng đề bài đã kiểm tra.
- GV nhận xét.
- Ưu điểm:
- Khuyết điểm:
- GV thông báo điểm cụ thể.
- Những học sinh nào viết bài chưa đạt yêu cầu, GV cho về nhà viết lại.
- GV trả bài cho từng học sinh.
Chữa bài:
a) Hướng dẫn học sinh sửa lỗi:
- GV phát phiếu học tập cho từng học sinh.
- GV giao việc: Các em đọc kỹ lời nhận xét, viết vào phiếu học tập các loại lỗi + sửa lại cho đúng những lỗi sai. Sau đó, các em nhớ đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lại lỗi, việc sửa lỗi.
b) Hướng dẫn sửa lỗi chung.
- GV dán lên bảng tờ giấy đã viết một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, về ý, . . . . 
- Cho học sinh lên bảng sửa lỗi.
- GV nhận xét + chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
Đọc đoạn bài văn hay:
- GV đọc một số đoạn, bài văn hay.
- 1 học sinh đọc lại lớp lắng nghe.
Học sinh tự sửa lỗi, đổi tập sửa lỗi cho bạn.
- Một số học sinh lên sửa lỗitrên bnảg cả lớp sửa trên giấy nháp.
- Lớp trao đổi + nhận xét.
- HS chép bài sửa đúng vào vở.
- HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS rút kinh nghiệm cho mình khi làm bài.
4
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học + khen những học sinh làm bài tốt.
- Yêu cầu những học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Đọc trước bài TLV tới: quan sát một cây ăn quả quen thuộc.
Tiết: 41	Kĩ thuật 	Ngày 25/ 01/ 2006
TRỒNG RAU, HOA TRONG CHẬU
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu
	- Làm được công việc chuẩn bị chậu và trồng cây trong chậu
	- Ham thích trồng cây
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu: Một chậu trồng cây hoa hoặc cây rau
- Vật liệu và dụng cụ:
	+ Cây hoa hoặc cây rau trồng được trong chậu như hoa hồng, hoa cúc, rau gia vị, rau cải,
	+ Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục
	+ Dầm xới, dụng cụ tưới cây
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu các bước trồng cây con?
+ Tại sao khi trồng cây con lại phải ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng?
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu cách trồng cây trong chậu qua bài trồng rau, hoa trong chậu
GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu
+ Nêu quy trình trồng cây trong chậu?
+ Ta cần chuẩn bị cây để trồng như thế nào?
+ Ngoài chậu được làm bằng xi măng hoặc sứ, người ta còn trồng cây vào chậu làm bằng vật liệu nào khác?
+ Lỗ ở dưới đáy chậu có tác dụng gì?
+ Đất trồng cây cần chuẩn bị như thế nào?
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát tranh (H.2 – SGK), nêu cách trồng cây trong chậu
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ GV hướng dẫn chậm từng thao tác trồng cây trong chậu theo quy trình trên 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS
- GV quan sát, tổ chức nhận xét kết quả trồng cây trong chậu của từng nhóm 
+ Xác định vị trí trồng
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định
+ Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây
- Ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng nhằm giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo
- HS mở SGK
- HS dựa vào nội dung SGK, nêu quy trình trồng cây trong chậu:
+ Chuẩn bị: Cây rau, hoa; Chậu trồng cây; Đất trồng cây
+ Trồng cây trong chậu
- Tùy theo sở thích và nhu cầu, ta sẽ chọn loại cây đem trồng cho phù hợp. Cây trồng trong chậu cũng phải đảm bảo các yêu cầu như cây trồng trên luống: tươi tốt, khỏe, không bị sâu, bệnh, đứt rễ, gãy ngọn
+ Chậu trồng cây có nhiều loại với hình dáng, kích thước và vật liệu làm chậu khác nhau như sành, sứ, xi măng, nhựa, Chậu làm bằng sành, sứ nhiều màu sắc nhưng dễ vỡ; chậu làm bằng xi măng bền, rẻ tiền nhưng nặng; chậu làm bằng nhựa dễ vận chuyển nhưng để lâu dễ bị giòn, dễ vỡ và khó làm chậu cỡ to.
+ Chậu trồng cây thường có lỗ ở đáy chậu hoặc xung quanh chậu để nước thoát ra ngoài dễ dàng khi lượng nước trong chậu dư thừa
+ Do lượng đất trong chậu ít nên phải chọn đất tốt và trộn thêm phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân vi sinh để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây
- HS đọc nội dung mục 2, kết hợp với quan sát tranh (H.2 – SGK), nêu cách trồng cây trong chậu:
+ Lấy mảnh sành hoặc nhói vỡ đặt lên trên lỗ ở đáy chậu
+ Cho đất đã chuẩn bị vào chậu. Lượng đất cho vào chậu tùy theo loại cây trồng to hay nhỏ
+ Đặt cây thẳng đứng ở giữa chậu, cho đất vào đến khi đầy chậu rồi ấn chặt quanh gốc cây
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây
- 1 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kĩ thuật trồng cây. HS khác quan sát, nhận xét 
- HS tập trồng cây trong chậu, mỗi nhóm trồng một chậu
3
Củng cố, dặn dò:
- Trồng cây trong chậu được thực hiện theo trình tự nào?
- Tại sao phải lấy mảnh sành hoặc mảnh bát vỡ đặt lên trên lỗ ở đáy chậu trước khi cho đất vào?
- GV nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ dể thực hành: “Trồng rau, hoa trong chậu”.
Tiết 104	Toán	Ngày26 /01/2006
QUI ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Biết qui đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một phân số được chọn làm mẫu số chung (MSC).
- Củng cố về cách qui đồng mẫu số hai phân số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
1.Kiểm tra bài cũ :
- Khi qui đồng mẫu số hai phân số em làm như thê nào?
- Qui đồng mẫu số hai phân số sau: và ; và 
- Nhận xét và cho điểm HS.	
Giới thiệu bài: Qui đồng mẫu số các phân số (tiếp theo) 
Hướng dẫn học sinh tìm cách qui đồng mẫu số hai phân số và .
- Viết hai phân số và lên bảng.
+ Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này.
+ Có thể chọn 12 làm MSC được không?
+ Vậy ta chỉ thực hiện qui đồng mẫu số của 1 ph

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc