Tiết 85 Toán Ngày 09/01/2006
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5.
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết lợp với dấu hiệu chia hết cho 5.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
, HS cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a. Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 ; 5. - Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8. - Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. vì vậy ta chọn được các số : 480 ; 2000 ; 9010. b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296, 324. c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 3995. - Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS nối tiếp nhau trả lời: Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0. - Nhận xét câu trả lời của bạn đúng / sai. - thực hiện theo yêu cầu của GV, sau đó trả lời: Loan có 10 quả táo. 3 Củng cố, dặn dò: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ. - Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ. - Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 9. - Nhận xét tiết học. Bài 35 Khoa học Ngày10/01/2006 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. MỤC TIÊU: Sau bài học, giúp HS biết : Làm thí nghiệm chứng minh Nói về vai trò cuả khí nitơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí : tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh. Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò cuả không khí đối với sự cháy. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 70, 71 SGK. Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 3 HS lên trả lời câu hỏi . + Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài không khí cần cho sự cháy. Tìm hiểu vai trò cuả o xi đối với sự cháy. - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm. - GV yêu cầu HS đọc mục thực hành trang 70 để biết cách làm. 3 -GV giúp HS rút ra kết luận chung sau khi thí nghiệm. -GV giảng về vai trò cuả khí nitơ : Giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh, quá mạnh. * Kết luận : Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều oxi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hay : Không khí có oxi nên cần không khí để duy trì sự cháy. Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống. -Các nhóm làm thí nghiệm như sự chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy cuả các ngọn nến. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc cuả nhóm mình. -Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông. -GV chia nhóm , các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để àm thí nghiệm. -GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 SGK để biết cách làm. GV kết luận : Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. - Hoạt động trong nhóm. -HS đọc SGK -HS làm thí nghiệm ở mục I trang 70 SGK và nhận xét kết quả. -HS tiếp tục làm thí nghiệm va 2thảo luận theo nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc cuả nhóm mình. Giáo án số 35 Thể dục Ngày 10 / 01 / 2006 ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC” I. MỤC TIÊU: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy . Yêu cầu HS thực hiện được động tác tương đối chính xác - Học trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, dụng cụ phục vụ cho trò chơi, kẻ sẵn các vạch cho ôn tập hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung hướng dẫn kĩ thuật Định lươÏng Phương pháp , biện pháp tổ chức I. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học 2. Khởi động chung : - Chạy - Trò chơi: Tìm người chỉ huy - Xoay các khớp II. PHẦN CƠ BẢN 1. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy 2. Trò chơi vận động - Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” Cách chơi: Khi có lệnh xuất phát, số 1 của mỗi đội rút một lá cờ nhanh chóng chạy theo cạnh của tam giác sang góc kia (chạy theo cạnh bên tay phải so với hướng đứng chuẩn bị) rồi chạy về để cắm cờ đó vào hộp. Sau khi em số 1 cắm cờ vào hộp, số 2 mới được xuất phát. Em số 2 thực hiện tương tự như em số 1. Trò chơi cứ như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm lỗi là thắng. III. PHẦN KẾT THÚC: - HS thực hiện hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà - Bài tập về nhà : Ôn luyện các bài tập rèn luyện tư thế cơ bản đã học ở lớp 3 + Tổ chức trò chơi theo nhóm vào các giờ chơi 6 – 10 phút 18 – 22 phút 12 – 14 phút 5 – 6 phút 4 – 6 phút - Tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo. GV phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học - HS chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên - Hs cả lớp tham gia chơi - HS xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông - Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV. Tập phối hợp các nội dung, mỗi nội dung tập 2 – 3 lần. Đội hình tập đi theo đội hình 2 – 4 hàng dọc - Các tổ tập luyện theo khu vực đã phân công. GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở và sửa động tác chưa chính xác cho HS - Tổ chức cho HS thực hiện dưới hình thức thi đua. Cán sự điều khiển cho các bạn tập. GV hướng dẫn cho HS cách khắc phục những lỗi sai thường gặp. * Thi biểu diễn giữa các tổ với nhau tập hợp hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy theo hiệu lệnh còi. - GV cho HS khởi động kĩ lại các khớp, đặc biệt là khớp cổ chân, nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho lớp chơi thử, sau đó mới cho chơi chính thức - GV cho HS chơi theo đội hình 2 hàng dọc, nhắc HS chơi theo luật - Đứng tại chỗ vỗ tay hát Tuần: 18 Mĩ thuật Ngày 10 / 01 / 2006 Vẽ theo mẫu TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm - HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu; Vẽ được màu theo ý thích - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số mẫu lọ và quả khác nhau - Hình gợi ý cách vẽ (cách bố cục, vẽ khung hình và vẽ hình) - Một số bài vẽ mẫu III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1.Kiểm tra bài cũ: + Trong trang trí hình vuông, các họa tiết thường được sắp xếp như thế nào? 2.Bài mới: + Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vẽ theo mẫu: TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ Quan sát, nhận xét - GV bày một vài mẫu lọ và quả - GV kết luận: Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi em cần vẽ đúng theo vị trí quan sát mẫu của mình. Cách vẽ lọ và quả - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ (H.2, trang 43 SGK Thực hành - GV theo dõi và nhắc nhở học sinh - GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn bổ sung và yêu cầu HS quan sát mẫu, so sánh với bài vẽ để điều chỉnh Nhận xét, đánh giá - GV cùng học sinh xếp loại bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp + Trong trang trí hình vuông, các họa tiết thường được sắp xếp đối xứng (bằng nhau, giống nhau) qua các đường trục ngang, dọc và các đường chéo; Họa tiết chính thường to hơn và ở giữa; Họa tiết phụ thường nhỏ hơn ở 4 góc hoặc xung quanh. - HS nhắc lại đề bài - HS quan sát, nhận xét mẫu + Bố cục của mẫu: chiều rộng, chiều cao của toàn bộ mẫu; vị trí của lọ và quả (ở trước, ở sau, tách rời, che khuất nhau, ...) + Hình dáng, tỉ lệ của lọ và quả + Đậm nhạt và màu sắc của mẫu - HS nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu: + Dựa vào hình dáng của mẫu, sắp xếp khung hình theo chiều ngang hoặc chiều dọc tờ giấy cho hợp lý + Ước lượng chiều cao so với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình cho tương xứng với tờ giấy (không bố cục hình nhỏ quá, to quá, lệch trái, lệch phải so với tờ giấy) - So sánh tỉ lệ và vẽ phác khung hình của lọ, quả, sau đó phác hình dáng của chúng bằng các nét thẳng mờ - Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết sao cho giống hình lọ và quả - Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu - HS thực hành vẽ theo cá nhân + Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ + Ước lượng khung hình chung và riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả + Phác các nét chính của hình lọ và quả (phác các nét thẳng mờ) + Nhìn mẫu, vẽ hình cho giống mẫu + Vẽ hình xong có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu - Treo một số bài vẽ lên bảng - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: + Bố cục , tỉ lệ + Hình vẽ , nét vẽ + Đậm nhạt và màu sắc 5 Củng cố, dặn dò: - Nêu cách vẽ theo mẫu: mẫu lọ và quả? - Về nhà sưu tầm và tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam Tiết 86 Toán Ngày 11/01/2006 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, bảng, phấn. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1.Kiểm tra bài cũ: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ. - Gọi HS lên bảng sửa bài tập 3/96. - Nhận xét cho điểm HS. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: - GV ghi các số lên bảng: 3457, 4568, 66814, 2050, 2229, 3576, 900, 2355. - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. - Nêu dấu hiệu chia hết cho 5. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét cho điểm. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS tự trả lời. - Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét đánh giá. Bài 5: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận theo cặp sau đó nêu kết quả. - GV nhận xét đánh giá. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS đọc. - Các số có chữ số tận cùng là 2, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2. - Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. a. Các số chia hết cho 2 là: 4568, 66814, 2050, 3576, 900. b. Các số chia hết cho 5 là: 2050, 900, 2355. - HS nối tiếp nhau đọc. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a. Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 ; 5. - Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8. - Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. vì vậy ta chọn được các số : 480 ; 2000 ; 9010. b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296, 324. c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 3995. - Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS nối tiếp nhau trả lời: Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0. - Nhận xét câu trả lời của bạn đúng / sai. - thực hiện theo yêu cầu của GV, sau đó trả lời: Loan có 10 quả táo. 4 Củng cố, dặn dò: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ. - Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ. - Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 9. - Nhận xét tiết học. Bài 36 Khoa học Ngày12/01/2006 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, giúp HS biết : Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật, thực vật đều cần không khí để thở. Xác định vai trò cuả khí oxi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 72,73 SGK. Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng oxi. Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 3 HS lên trả lời câu hỏi . + Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài không khí cần cho sự sống Tìm hiểu vai trò cuả không khí đối với con người - GV nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở. 3 -GV yêu cầu HS cả lớp làm theo như hướng dẫn ở mục thực hành trang 72 SGK . -GV yêu cầu HS nín thở. -Nhìn vào tranh ảnh GV yêu cầu HS nêu vai trò cuả không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng cuả kiến thức trong y học và đời sống. Tìm hiểu vai trò cuả không khí đối với thực vật và động vật. -HS dễ dàng nhận thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do các em nín thở. -HS mô tả lại cảm giác khi mình nín thở. 4 -GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi. -Về vai trò cuả không khí đối với động vật : GV kể cho HS nghe thí nghiệm từ thời xưa cuả các bác học đã làm để phát hiện vai trò cuả không khí đối với đời sống động vật. - Về vai trò cuả không khí đối với thực vật +GV giảng cho HS biết tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa. Vì cây hô hấp thải ra khí các bonic hút khí oxi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp cuả con người. Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình oxi. -GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 -GV gọi vài HS trình bày kết quả quan sát hình 5,6 trang 73 SGK GV yêu cầu HS thảo luận *Kết luận : Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có oxi để thở. -HS lắng nghe. -HS quan sát. Hai HS quay lại chỉ và nói +Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dươí nước : Bình oxi ngươì thợ lặn đeo sau lưng. +Tên dụng cụ dưới nuớc trong bể cá có nhiều không khí hoà tan : Máy bơm không khí vào nước. Tiết: 35 Kĩ thuật Ngày 11 / 01 / 2006 THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU, HOA I. MỤC TIÊU: - HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa - Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống - Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng quy trình II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu: Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm - Vật liệu và dụng cụ: + Hạt giống (rau, hoa, đỗ,) + Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm + Đĩa đựng hạt (bằng thủy tinh, nhựa hoặc tráng men,) III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1.Kiểm tra bài cũ: + Vì sao phải làm đất tơi xốp và sạch cỏ dại trước khi gieo trồng? + Lên luống trồng rau, hoa được thực hiện như thế nào? 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Trước khi gieo trồng, người ta phải tiến hành kiểm tra hạt giống xem hạt giống tốt hay xấu bằng cách thử độ nảy mầm của hạt. Đây là khâu chuẩn bị rất cần thiết cho việc gieo trồng. Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt và cách thử ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt và hỏi: + Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống? - GV nhận xét và giải thích: Hạt giống nảy mầm được khi có đủ điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ. Việc đem hạt giống gieo vào nơi có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm để theo dõi, quan sát thời gian hạt nảy mầm được gọi là thử độ nảy mầm của hạt giống + Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống? - GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV nhận xét và làm mẫu từng bước trong quy trình thử độ nảy mầm - GV hướng dẫn HS thực hành thử độ nảy mầm + Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ thực hành của HS - GV theo dõi, chỉ dẫn thêm cho những HS làm chưa đúng yêu cầu hoặc giúp HS giải quyết khó khăn khi thực hành + Làm cho đất có nhiều không khí, hạt nảy mầm dễ dàng. Đất tơi xốp còn giúp cho rễ cây dễ dàng len lỏi trong đất để hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây + Xác định kích thước của luống và rãnh luống + Đo, đánh dấu, đóng cọc vào các vị trí đã định và căng dây qua các cọc + Đánh rãnh và kéo đất lên luống theo đường dây đã căng - HS mở SGK + Thử độ nảy mầm của hạt giống là đem hạt giống gieo vào đĩa có lớp vải, bông hoặc giấy thấm có đủ độ ẩm trải ở trong lòng đĩa để hạt nảy mầm + Thử độ nảy mầm của hạt giống để biết được hạt giống tốt hay xấu. Nếu hạt giống tốt thì thời gian nảy mầm nhanh, số hạt nảy mầm nhiều, mầm mập, khỏe. Ngược lại, hạt giống xấu thì số hạt nảy mầâi1t, nảy mầm không đều, mầm nhỏ và yếu. Qua kiểm tra, nếu thấy hạt giống xấu, sẽ không đem gieo nữa. - HS đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống - 1- 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống. HS khác quan sát và nhận xét - Mỗi HS thử độ nảy mầm một loại hạt giống theo các bước của quy trình - HS theo dõi sự nảy mầm của hạt và ghi các nội dung quan sát, vào phiếu học tập: Tên hạt giống Số lượng hạt Ngày xếp hạt vào đĩa Ngày có hạt nảy mầm đầu tiên Số hạt nảy mầm sau 3 ngày Số hạt nảy mầm sau một tuần 4 Củng cố, dặn dò: - Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống? - Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống? - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS - Dặn dò HS giờ học sau mang sản phẩm thử độ nảy mầm đến lớp để báo cáo kết quả thực hành. Giáo án số 36 Ngày 12 / 01 / 2006 SƠ KẾT HỌC KỲ I TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC” I. MỤC TIÊU: - Sơ kết học kỳ I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng tập luyện tốt hơn nữa - Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu HS tham gia chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, dụng cụ và kẻ sẵn các vạch cho chơi trò chơi III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung hướng dẫn kĩ thuật Định lươÏng Phương pháp , biện pháp tổ chức I. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học 2. Khởi động chung : - Chạy - Trò chơi: Kết bạn - Xoay các khớp - Thực hiện bài thể dục phát triển chung II. PHẦN CƠ BẢN 1. Sơ kết học kỳ I - GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kỳ (kể cả tên gọi, khẩu lệnh, cách thực hiện) + Ôn tập các kĩ năng đội hình đội ngũ và một số động tác thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản đã học ở các lớp 1, 2 và 3 + Quay sau, đi đều, vòng trái, vòng phải và đổi chân khi đi đều sai nhịp + Bài thể dục phát triển chung 8 động tác + Ôn một số trò chơi vận động đã học ở các lớp 1, 2, 3 và các trò chơi mới: “Nhảy lướt sóng”, “Chạy theo hình tam giác” 2. Trò chơi vận động - Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” Cách chơi: Khi có lệnh xuất phát, số 1 của mỗi đội rút một lá cờ nhanh chóng chạy theo cạnh của tam giác sang góc kia (chạy theo cạnh bên tay phải so với hướng đứng chuẩn bị) rồi chạy về để cắm cờ đó vào hộp. Sau khi em số 1 cắm cờ vào hộp, số 2 mới được xuất phát. Em số 2 thực hiện tương tự như em số 1. Trò chơi cứ như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm lỗi là thắng. III. PHẦN KẾT THÚC: - HS thực hiện hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét, khen ngợi và biểu dương những HS thực hiện động tác chính xác và giao bài tập về nhà - Bài tập về nhà : Ôn bài thể dục và các động tác rèn luyện tư thế cơ bản + Tổ chức trò chơi theo nhóm vào các giờ chơi 6 – 10 phút 18 – 22 phút 10 – 12 phút 5
Tài liệu đính kèm: