Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 13

Tuần: 13 Đạo Đức Thứ hai, Ngày 28 / 11 / 2005

 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp.

2. Thái độ:

- Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ

3. Hành vi:

- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời, làm việc để ông bà, cha mẹ vui

- Phê phán những hành vi không hiếu thảo

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh vẽ trong sách giáo khoa

- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm

 

doc 29 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hàng xóm nhà em, đó chính là ông nội em, em biết khi xem ti vi, em đọc ở báo Thiếu niên, . . . .
• Có công mài sắt, có ngày nên kim.
• có chí thì nên.
• Nhà có nền thì vững.
• Thất bại là mẹ thành công.
• Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- HS viết bài vào vở.
- 5 đến 7 HS đọc đoạn văn của mình.
4
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại các từ ngữ ở bài tập 1 và viết lại đoạn văn (nếu chưa đạt).
- Chuẩn bị bài : Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU : 
Rèn kỹ năng nói:
Học sinh chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thật, có kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
2 Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú nghe bạn kể chuyện nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 .
2.
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng kể câu chuyện em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực.
- Hỏi: Ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Nhận xét tuyên dương những tổ chuẩn bị bài tốt.
Hướng dẫn kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài, GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: chứngkiến, tham gia, kiên trì vượt khó.
- Gọi học sinh đọc gợi ý.
- Thế nào là người có tinh thần kiên trì vượt khó?
- Em kể về ai? Câu chuyện đó như thế nào?
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì mà em biết qua bức tranh.
b. Kể trong nhóm:
- Gọi học sinh đọc lại gợi ý 3.
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp. 
c. Kể trước lớp:
- Tổ chức cho học sinh thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Gọi học sinh nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét HS kể, HS hỏi và cho điểm từng học sinh.
- 2 HS lên bảng kể 
- Nhân xét bạn kể 
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
- 2 Học sinh đọc đề bài.
- 3 Học sinh nối tiếp nhua đọc từng gợi ý.
- Người có tinh thần vượt khó là người không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng, khổ công để làm được công việc mà mình mong muốn hay có ích.
- Tiếp nối nhau trả lời:
- 2 HS giới thiệu.
+ Tranh 1 và tranh 4 kể về một bạn gái có gia đình vất vả. Hàng ngày, bạn phải làm việc để giúp đỡ gia đình. Tối đế bạn vẫn chịu khó học bài.
+ Tranh 2, 3 kể về một bạn trai bị khuyết tật nhưng bạn vẫn kiên trì, cố gắng luyện tập và học hành.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 Học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
- 5 – 7 học sinh thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
- Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
3. 
Củng cố, dặên dò :
- Nhận xét tiết học.
- khuyến khích học sinh nên tìm truyện đọc.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài tuần 14.
	Môn : Tập đọc	Thứ tư, Ngày 30/ 11 / 2005
	VĂN HAY CHỮ TỐT	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
3. Giáo dục HS học tập theo tấm gương của ông Cao Bá Quát. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Một số vở sạch chữ đẹp của các HS trong trường, lớp.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài Người tìm đường lên các vì sao, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng câu sau : Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chũ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi, sau đó đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét và tổng kết.
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? 
 + Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?
+ Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết luận cho truyện.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diển biến của câu chuyện, với tình cảm thài độ của từng nhân vật.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
 - Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
 - Thi đọc diễn cảm. 
- 2 HS lên bảng đọc 
 - Nhận xét bạn đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến cháu xin sẵn lòng.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo đến ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
+ Cao Bá Quát vui vẻ nói : Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
+ Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện.
+ Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ, mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu, luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.
+ Mở bài : 2 dòng đầu.
+ Thân bài : Từ một hôm đến nhiều kiểu chữ khác nhau.
+ Kết luận : Đoạn còn lại.
- 3 HS đọc toàn bài theo cách phân vai (người dẩn chuyện, bà cụ, Cao Bá Quát).
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện khuyên các em điều gì? (kiên trì luyện viết, nhất định chữ sẽ đẹp. / kiên trì làm một việc gì đó, nhất định sẽ thành công. / . . . 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị : Chú đất nung
- Nhận xét tiết học.
	Toán	
	NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng.
- Đặt tính rồi tính: 145 × 213 	
 2457 × 156
- Tìm x biết: x : 123 = 1456 
 x: 145 = 318
GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Phép nhân 258 × 203
- GV viết lên bảng 258 × 203 và yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 × 203?
- Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không?
- Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 × 203 chúng ta có thể không viết tích riêng này khi đó ta viết như sau:
 258
 203
 774
 1516
 152374
- GV yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 × 203 theo cách viết gọn.
Luyện tập 
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì? 
- Yêu cầu HS làm bài. 
 523 563 1309
 305 308 202	 
 2615 4504 2618
 1569 1689 2618
 159515 173404 264418
- Yêu cầu HS nêu cách tính của từng phép tính. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 2:
- GV yêu cầu HS thực hiện phép nhân 456 × 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong đề bài tìm cách nhân đúng, cách nhân sai.
- GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến, nói rõ vì sao cách thực hiện đó sai.
- GV Nhận xét cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề. 
-Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
- 3HS lên bảng làm bài , lớp làm bài vào bảng con 
- Nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào nháp.
- Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0.
- Không ảnh hưởng vì bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
- Nghe giảng.
- HS làm vào giấy nháp.
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Nêu cách thực hiện của mình.
- HS nhận xét bài làm của bạn 
- HS làm bài: Hai cách thực hiện đầu sai, cách thực hiện thứ ba là đúng.
- HS nêu 
- 1 HS đọc đề 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
Tóm tắt 
 1 ngày 1 con ăn : 104 g
10 ngày 375 con ăn : . . . g?
Bài giải Số ki-lô-gam thức ăn trại đó cần cho 1 ngày là:
 104 × 375 = 39000 (g)
 39000g = 39kg
Số ki-lô-gam thức ăn trại đó cần cho 10 ngày là:
 39 × 10 = 390 (kg)
 Đáp số: 390 kg 
4
Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có ba chữ số (trường hợp có chữ số hàng chục là 0).
- Về nhà luyện tập thêm về phép nhân
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : 
	Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
	Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi cho mình.
	Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu. . . cần chữa chung trước lớp.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Bài cũ:
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học. 
Nhận xét chung:
a) Cho học sinh đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của đề bài.
b) GV nhận xét chung:
+ HS có hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài 
+ Dùng đại từ nhân xưng trong bài còn chưa nhất quán. 
+ Diễn đạt câu ý chưa rõ ràng mạch lạc
+ Sự việc cốt truyện liên kết giữa các phần còn chưa chặt chẽ. 
+ Có thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật. 
+ Chính tả viết còn sai nhiều
- Hình thức trình bày chưa đẹp . . . 
GV nêu tên những học sinh viết bài đúng yêu cầu, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần, mở bài, kết bài hay là bạn Lập bạn Lim , bạn Huyền 
+ Treo bảng phụ có ghi trước các lỗi, cho học sinh thảo luận tìm cách sửa lỗi.
- GV trả bài cho học sinh.
Chữa bài:
- Cho học sinh đọc thầm lại bài viết của mình.
 - Cho những học sinh yếu nêu lỗi và cách sửa bài.
- Cho học sinh đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- GV quan sát, giúp đỡ học sinh sửa lỗi.
Đọc đoạn văn hay:
- GV đọc một vài đoạn, hoặc bài làm tốt của học sinh.
- Cho học sinh trao đổi về cái hay của đoạn, của bài văn.
Viết lại một đoạn văn:
- Cho học sinh chọn đoạn văn sẽ viết lại.
- Cho học sinh đọc đoạn văn cũ và đoạn văn đã viết lại.
GV nhận xét, động viên khuyến khích các em để các em viết bài lần sau tốt hơn.
- 1 HS đọc các đề bài,lớp lắng nghe phát biểu yêu cầu chủ đề.
- HS đọc kỹ lời phê của GV và tự sửa lỗi.
- Học sinh yếu nêu lỗi và cách sửa lỗi.
- Các nhóm đổi vở trong nhóm để kiểm tra bạn sửa lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi.
- Những học sinh viết sai, viết lại đoạn văn.
- Một vài học sinh đọc hai đoạn văn để so sánh.
- Lớp nhận xét.
4
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh viết bài chưa đạt về viết lại.
- Dặn dò học sinh học chuẩn bị bài sau.
Toán
	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Ôân tập cách nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số.
- Ôn lại các tính chất: nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân.
- Tính giá trị của biểu thức số và giải toán, trong đó có phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng.
- Đặt tính rồi tính: 7892 × 502 
	4107 × 708
-Tính giá trị của biểu thức sau: 
458 × 105 + 324 × 105 
457 × 207 – 207 × 386
GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Luyện tập
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì? 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Nêu cách nhẩm345 × 200
-Nêu cách thực hiện 237 × 24 và 403 × 346.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm 95 × 11.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài sau đó hỏi:
+ Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi 142 × 12 + 142 × 18 = 142 × (12 + 18) hãy phát biểu tính chất này.
- GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề. 
-Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
4HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con. 
Nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
- Tính 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhẩm: 345 × 2 = 690
Vậy 345 × 200 = 69000
- HS lần lượt nêu trước lớp.
- Nêu cách thực hiện của mình.
- HS nhận xét bài làm của bạn 
- Tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) 95 + 11 × 206 
 = 95 + 2266 
 = 2361
b) 95 × 11 + 206 
 = 1045 + 206 
 = 1251
c ) 95 × 11 × 206 
 = 1045 × 206 
 = 215270
- HS nêu theo yêu cầu của GV.
- Tính giá trị của biểu thức bằng các cách thuận tiện nhất.
- 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 142 × 12 + 142 × 18
= 142 × (12 + 18)
= 142 × 30 = 4260
b) 49 × 365 – 39 × 365
= (49 – 39) × 365
= 10 × 365 = 3650 
c) 4 × 18 × 25
= (4 × 25) × 18
= 100 × 18 = 1800
+ Aùp dụng tính chất một số nhân với một tổng: 
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
* Cách 1: 
Bài giải Số bóng đèn cần để lắp đủ 32 phòng là:
 8 × 32 = 256 (bóng)
 Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là:
 3500 × 256 = 896000 (đồng)
 Đáp số: 896000 đồng
* Cách 2:
 Bài giải 
 Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho mỗi phòng học là:
 3500 × 8 = 28000 (đồng)
 Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là: 
 28000 × 32 = 896000(đồng) 
 Đáp số: 896000 đồng 
3
Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi một số nội dung chính HS vừa được luyện tập.
- Về nhà làm bài tập 5/74.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
	 Luyện từ và câu	
	CÂU HỎI DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
	1. Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu hỏi.
	2. Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
3. Biết dùng câu hỏi voà trong thực tế cuộc sống, trong khi làm các bài tập làm văn. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ kẻ các cột: câu hỏi – của ai – hỏi ai – dấu hiệu theo nội dung bài tập 1, 2, 3 (phần nhận xét).
	- Giấy khổ to và bút da kẻ bảng nội dung bài tập 1 (phần luyện tập).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực nên đã đãt được thành công.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với 2 từ ở bài tập 1 tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết hoc
Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 125 đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh câu hỏi lên bảng.
Bài 2, 3:
+ Các câu hỏi ấy của ai và để hỏi ai?
+ Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
+ Câu hỏi dùng để làm gì?
+ câu hỏi dùng để hỏi ai?
- Treo bảng phụ phân tích cho HS hiểu
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được
Xi-ôn-cốp-xki
Tự hỏi mình
- Từ vì sao
- Dấu chấm hỏi
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế.
Một người bạn
Xi-ôn-cốp-xki
- Từ thế nào
- Dấu chấm hỏi
 + Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn dùng để hỏi những điều mà mình cần biết.
 + Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có khi là tự hỏi mình.
 + Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ai, gì, nào, sao không. Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu hỏi để hỏi .
- Nhận xét câu HS đặt khen ngợi những em hiểu bài.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi, thảo luận. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng.
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai?
Để hỏi ai?
Từ nghi vấn
 1
Bài Thưa chuyện với mẹ
Con vừa bào gì?
Ai xui con thế?
Câu hỏi của mẹ
Câu hỏi của mẹ
Để hỏi Cương
Để hỏi Cương
Gì 
Thế 
 2
Bài Hai bàn tay
Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không?
Anh có muốn đi với tôi không?
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?
Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Lê
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi bác Lê
Hỏi bác Lê Hỏi bác Lê Hỏi bác Hồ Hỏi bác Lê
Có . . . không
Có . . . không 
Có . . . không
Đâu 
Chứ 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Viết bảng câu văn: Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
- Gọi 2 HS giỏi lên thực hành hỏi mẫu.
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét về cách đặt câu hỏi,
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- Nhận xét tuyên dương những học sinh đặt câu hay, hỏi đúng ngữ điệu.
- HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn.
- 3 HS lên bảng viết.
- Mở sách đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dười các câu hỏi.
- Các câu hỏi:
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?
+ Câu hỏi 1 là của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình.
- Câu hỏi 2 là của một người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki.
+ Các câu này đều có dấu chấm hỏi và từ để hỏi vì sao? Như thế nào?
+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết.
+ Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Đọc thầm câu văn.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV.
- 2 HS ngồi cùng bản thực hành trao đổi.
- 3 đến 5 cặp HS trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
4
Củng cố, dặn dò:
- Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi.
- Về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi vừa đạt ở bài tập 2, 3.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập về câu hỏi.
- Nhận xét tiết học.
	Lịch sử 	
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI ( 1075 – 1077)
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS biết : 
Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II.
Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( phóng to).
Phiếu học tập cho HS.
Tìm hiểu về Lý Thường Kie

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc