Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần 10 năm 2009

I.MỤC TIÊU :

- Đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu, từ và các câu ứng dụng.

- Viết được :au, âu, cây cau, cái cầu.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bà cháu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:

- Tranh minh hoạ SGK

- Sử dụng bộ chữ TV lớp1, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 22 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần 10 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
- Cả lớp làm vào bảng con 
- 2 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- 3 HS thi nối 
Tiết 4 : Thủ công 
BÀI : Xé, dán hình con gà con (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách xé, dán hình con gà.
- Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
- Với HS khéo tay: Xé, dán đựơc hình con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng.Mỏ, mắt gà có thể dùng bút màu để vẽ.
- Có thể xé được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thước, màu sắc khác.
- Có thể kết hợp vẽ trang trí hình con gà con.
 II.CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình con gà con- Giấy thủ công màu vàng, hồ dán, giấy trắng làm nền 
 2. Học sinh : Giấy thủ công màu vàng, bút chì, bút màu, hồ dán. Vở thủ công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về đồ dùng dạy học 
2 Bài mới :
a/ Giới thiệu bài:
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- Cho HS xem bài mẫu, hỏi:
+ Nêu những đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con gà?
+ Em nào biết gà con có gì khác so với gà lớn về đầu, thân, cánh, đuôi và màu lông?
- Khi xé, dán hình con gà con, các em có thể chọn giấy màu theo ý thích.
2. Giáo viên hướng dẫn làm mẫu:
a) Xé hình thân gà:
- Dùng 1 tờ giấy màu vàng (hoặc màu đỏ), lật mặt sau, đánh dấu, vẽ hình chữ nhật 
- Xé hình chữ nhật khỏi tờ giấy màu.
- Xé 4 góc của hình chữ nhật.
- Sau đó tiếp tục xé chỉnh, sửa để cho giống hình thân gà.
- Lật mặt màu để HS quan sát.
b) Xé hình đầu gà:
- Lấy tờ giấy cùng màu với thân gà vẽ và xé 1 hình vuông 
- Vẽ và xé 4 góc hình vuông.
- Xé chỉnh, sửa cho gần tròn giống hình đầu gà (lật mặt màu để HS quan sát)
c) Xé hình đuôi gà: 
- Dùng giấy cùng màu với đầu gà
- Đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông 
- Vẽ hình tam giác.
- Xé thành hình tam giác
d) Xé hình mỏ, chân và mắt gà:
- Hình mỏ, mắt, 
- Vì mỏ, mắt gà rất nhỏ nên có thể dùng bút màu để vẽ . Chân gà giáo viên hướng dẫn HS xé ( ước lượng xé )
* Dán hình
- Làm thao tác bôi hồ và dán theo thứ tự: thân, đầu, mỏ. Mắt, chân gà lên giấy nền.
- Trước khi dán cần sắp xếp thân, đầu, đuôi, chân gà cho cân đối.
* Thực hành :Vừa làm vừa hướng dẫn HS làm 
- Cho HS tập xé theo giáo viên chỉ dẫn từng bước 
- Giúp đỡ các em trong khi xé còn lúng túng 
3/ Củng cố – dặn dò 
- Cho học sinh nhắc lại cách xé hình con gà con
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau 
- Để trên bàn 
+ Quan sát mẫu
+ HS tự so sánh 
- Quan sát
- Quan sát
- Quan sát
- Quan sát
- HS tập xé theo giáo viên chỉ dẫn từng bước 
- HS tập xé trên giấy 
- Lấy giấy, tập xé, vẽ hình thân và đầu mỏ, chân và mắt gà:
- Cá nhân nêu 
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
Tiết 1 - 2 : Tiếng việt
 BÀI 40 : iu - êu
A/ MỤC TIÊU :
	- Đọc được :iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu, từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.
	- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó?
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	* Giáo viên :
	-Sử dụng hộp thực hành TV 
	- Sử dụng tranh ở SGK 
	* Học sinh : SGK, vở tập viết, bảng con...
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
- Nhận xét cho điểm.
II/ Dạy - Học bài mới:
1/ Giới thiệu bài, ghi bảng bài 40 : iu
- Chỉ bảng đọc : iu 
a/ Nhận diện vần :
-Vần iu được tạo nên từ những âm nào?
- So sánh iu với au :
- Đính bảng cài: iu
b/ Phát âm, đánh vần
- Chỉnh sửa sai, uốn nắn HS yếu.
- Cho HS đính bảng: rìu
. - Gọi HS phân tích : rìu 
- Cho HS đánh vần và đọc
- Cho HS xem tranh ở SGK
- Ghi bảng : lưỡi rìu
* Dạy vần êu các bước như trên 
- Chỉ bảng cho HS đọc ( thứ tự và không thứ tự) 
c/ Đọc từ ngữ ứng dụng:
 líu lo cây nêu
 chịu khó kêu gọi
- Gọi HS phân tích, đánh vần và đọc
- Chỉnh sửa sai, uốn nắn HS yếu
- Giải nghĩa từ ứng dụng
d/ Hướng dẫn viết bảng con 
 - Viết mẫu và hướng dẫn HS viết : iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu, 
- Giúp đỡ HS yếu, nhận xét sửa sai
2-3 HS đọc
- âm i và u
-giống nhau: kết thúc bằng u
-khác nhau: iu bắt đầu bằng i, au bắt đầu bằng a.
- Cả lớp đính : iu
- Cá nhân, nhóm, lớp phát âm : iu
- Cá nhân, cả lớp đọc
- Cả lớp đính : rìu
- HS phân tích
- Cá nhân, nhóm, cả lớp đọc
- HS quan sát, trả lời
- 3- 5 HS đọc
- 5- 8 học sinh đọc đồng thanh 2 lần.
- 2 HS gạch chân các tiếng có vần:iu, êu 
- Cá nhân, nhóm, cả lớp 
- Cả lớp viết bảng con
TIẾT 2
3/ Luyện tập: 
a/ Luyện đọc: 
- Cho HS đọc lại bài trên bảng ( tiết 1)
- Nhận xét sửa sai cách đọc cho HS
- Đọc câu ứng dụng :
-Cho HS quan sát tranh ở SGK giới thiệu câu 
 Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả 
- Tìm tiếng có âm mới vừa học và phân tích 
- Gọi HS đọc câu
- Chỉnh sửa sai, đọc mẫu
*Luyện đọc ở SGK
-Hướng dẫn đọc trong SGK
c/ Luyện viết: 
- Cho HS viết vào vở : iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu, 
 - Hướng dẫn điểm đặt bút, dừng bút, khoảng cách chữ, con chữ...
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút...
- Quan sát HS viết, giúp đỡ HS yếu
- Thu một số bài chấm, nhận xét, sửa sai
b/ Luyện nói:
- Chủ đề: Ai chịu khó?
- Cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+ Trong tranh vẽ những gì? 
+ Con gà đang bị con chó đuổi, gà có phải là con chịu khó không? Tại sao?
+ Người nông dân và con trâu, ai chịu khó? Tại sao?
+ Con mèo có chịu khó không? Tại sao?
+ Em đi học có chịu khó không? Chịu khó thì phải làm những gì?
3/ Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài trên bảng
- Nhận xét tiết học
- Dặn : về nhà đọc bài vừa học, viết bài vào vở trắng: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu 
 - Xem trước bài 41
- Cá nhân, nhóm, lớp
- Quan sát, nhận xét
- 2 HS tìm
- 3-4 HS đọc
- 2 HS đọc lại
- Cá nhân , nhóm, cả lớp
- Cả lớp viết
- Quan sát, trả lời
- Cá nhân, lớp
 Tiết 4: TOÁN 
Tiết 38: Phép trừ trong phạm vi 4
I.MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 4, biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
- Tranh vẽ SGK
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS đọc các phép trừ trong phạm vi 3
- Nhận xét cho điểm
2/ Bài mới:
a.Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 4:
- Hướng dẫn HS xem tranh, tự nêu bài toán
- Cho HS tự trả lời câu hỏi của bài toán
- Nhắc lại và giới thiệu:
+ Có 4 quả, bớt 1 quả, còn 3 quả: bốn bớt một còn ba
- Nêu :Bốn bớt một còn ba. Ta viết (bảng) như sau :
4 – 1 = 3
 -Dấu “ -” đọc là trừ 
- Cho HS đọc bảng
- Hướng dẫn HS học phép trừ 
 4 – 2 = 2 ; 4 – 3 = 1
- Tiến hành tương tự như đối với 4 -1= 3 
- Cho HS đọc các phép trừ trên bảng
- Hướng dẫn HS nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa cộng và trừ:
- Cho HS xem sơ đồ trong SGK và nêu câu hỏi để HS trả lời:
+ 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn thành mấy chấm tròn?
 3 cộng 1 bằng mấy?
+ 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn thành mấy chấm tròn?
 1 cộng 3 bằng mấy?
+ 4 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn mấy chấm tròn?
 4 trừ 1 bằng mấy?
+ 4 chấm tròn bớt 3 chấm tròn còn mấy chấm tròn?
 4 trừ 3 bằng mấy?
- Viết: 3 + 1 = 4. Cho HS nhận xét
- Tương tự với 1 + 3 = 4
* Thực hành: 
Bài 1: Tính ( cột 1,2)
- Cho HS làm ( bỏ phép tính 4-1, 4-3, 3-1, 3-2)
- Gọi HS nêu cách làm bài. 
- Nhận xét sửa chữa
Bài 2 :
- Cho HS nêu cách làm bài
- Cho HS làm bài vào bảng con. Nhắc HS viết kết quả thẳng cột
- Nhận xét sửa chữa
Bài 3: 
- Cho HS quan sát tranh rồi nêu bài toán
- Cho HS viết phép tính tương ứng 
- Nhận xét sửa chữa
3/ Củng cố –dặn dò:
- Cho HS đọc lại các phép tính trừ trong phạm vi 4
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau tiết 38
- 2-3 HS đọc
-2 HS nêu lại bài toán
+ Vài HS nhắc lại: Bốn bớt một còn 3
- Bốn trừ một bằng ba
 - 2-3 HS đọc các phép tính:
 4 – 1 = 3
 4 – 2 = 2 
 4 – 3 = 1
- HS trả lời
3 thêm 1 thành 4
 3 + 1 = 4
1 thêm 3 thành 4
 1 + 3 = 4
4 bớt 1 còn 3
 4 – 1 = 3
4 bớt 3 còn 1
 4 – 3 = 1
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 1
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 2
- Cả lớp làm vào bảng con 
- 3 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 3
- Cả lớp làm vào SGK 
- 1 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- 2 HS đọc lại
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009 
TIẾT 1 : ÂM NHẠC
Bài : Ôn tập 2 bài hát : Tìm bạn thân, lí cây xanh
I Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca hai bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp phụ hoạ đơn giản.
- Thuộc lời ca của hai bài hát. Biết gõ đệm theo phách.
II Chuẩn bị :
GV : nhạc cụ 
HS : vở bài hát 1 
III Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 ỔN ĐỊNH
2 BÀI MỚI :
HĐ1 : ôn bài hát TÌM BẠN THÂN
- Cả lớp ôn bài hát 
- Cho HS tập vỗ tay theo phách và tiết tấu của bài hát 
- Hát cùng với vận động các động tác phụ hoạ
- Cho hs chia nhóm và thi đua biễu diễn trước lớp 
HĐ2 : ôn bài hát LÝ CÂY XANH 
- Cho cả lớp ôn lại lời bài hát 
- Cho hát và vỗ tay theo phách và tiết tấu 
- Cho hát cùng với múa vài động tác phụ hoạ 
- Trò chơi : Ta làm ca sĩ 
+ Cho Hs thi hát cá nhân và cả lớp bình chọn bạn hát hay nhất sẽ là ca sĩ 
3 CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học 
- Tuyên dương hs hát tốt
- Dặn dò tiết sau 
- Cả lớp hát 
- HS thực hiện
- HS tham gia 
- Cả lớp hát 
- HS thực hiện
- HS tham gia 
- HS lắng nghe
Tiết 2: Đạo đức
Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ(tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- - Nêu được :Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. Có như vậy anh chị mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng
- Yêu quý anh chị em trong gia đình.
- Cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. 
- Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chơa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Giáo viên : Đồ dùng để chơi đóng vai( món quà, ô tô ) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1/ Kiểm tra bài cũ 
- Anh chị em trong gia đình phải như thế nào ?
2 Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3
- Nêu yêu cầu làm bài tập 3: 
+ Em hãy nối các bức tranh với chữ Nên hoặc Không nên cho phù hợp.
- Cho HS nêu cách làm trước lớp 
* Kết luận:
-Tranh 1: Nối với chữ Không nên vì anh không cho em chơi chung.
-Tranh 2: Nối với chữ Nên vì hai chị em đã biết bảo ban nhau cùng làm việc nhà.
-Tranh 3: Nối với chữ Nên vì anh đã biết hướng dẫn em học.
- Tranh 4: Nối với chữ Không nên vì chị tranh nhau với em quyển truyện là không biết nhường em.
- Tranh 5: Nối với chữ Nên vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà.
* Hoạt động 2: HS chơi đóng vai
- Chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài tập 2 (mỗi nhóm đóng vai một tình huống)
* Kết luận:
+ Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ.
+ Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị.
* Hoạt động 3: 
- Cho HS tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Khen những em đã thực hiện tốt và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện.
* Kết luận chung:
Anh, chị, em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy, em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em; biết lễ phép với anh, chị và nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy, gia đình mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng.
3/ Củng cố - dặn dò:
+ Là anh chị, cần phải làm gì ?
+ Là em, cần phải làm gì ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau" Nghiêm trang khi chào cờ "
- Trả lời 
- HS làm bài tập 3:
+ Làm việc cá nhân.
- Thảo luận nhóm 4
- HS chơi đóng vai.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét 
- Tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Lắng nghe
- Cá nhân nêu 
Tiết 3: Toán
Bài : Luyện tập
A/MỤC TIÊU 
- Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học, biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
 B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS đọc bảng trừ trong phạm vi 3
- Nhận xét cho điểm. 
2/ Bài mới :
a/Giới thiệu bài mới :
- Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài 1:
 - Hướng dẫn HS tính hàng dọc, viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- Giúp HS làm bài 
- Nhận xét sửa chữa 
* Bài 2 : (dòng 1)
- Hướng dẫn HS tính hàng ngang, viết số thích hợp vào ô trống
- Giúp đỡ HS làm bài 
- Nhận xét sửa chữa 
* Bài 3:
- Hướng dẫn HS tính hàng ngang, viết số thích hợp vào sau dấu bằng 
- Giúp HS làm bài 
- Nhận xét sửa chữa 
* Bài 5 :(a)
 Hướng dẫn HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính với tình huống trong tranh
- Giúp HS làm bài 
- Nhận xét sửa chữa 
3 / Củng cố dặn dò 
- Cho HS đọc lại bài số 1
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS về xem trước bài "39"
- Cá nhân 
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 1
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 2
- Cả lớp làm vào SGK
- 3 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 3
- Cả lớp làm vào bảng con 
- 1 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 5
- Cả lớp làm vào bảng con
- 2 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- cả lớp đọc
Tiết 4 -5 : Tiếng việt 
Ôn tập giữa học kì 1 
A/ MỤC TIÊU : 
- Đọc được các âm :i, a, ă, â, b, c, d, đ, m, n g, h, k, o, ô, ơ, e, ê, s, l, p, r, x, q, t, u, ư, v, y, g, th, ch, gh, nh, ph, ngh, tr, ng, kh, qu, 
- Đọc được các vần, tư ø: ai, ua, ưa, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, uôi, ươi, ghi nhớ, ghế gỗ , đôi đũa, tờ bìa, tuổi thơ, cái túi, mây bay , 
- Đọc được câu ứng dụng
 Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả
Viết được các âm, vần các từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.
Nói được từ 2 -3 câu theo chủ đề đã học
HS khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kẻ bảng ôn viết sẵn 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN	
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết bảng con : lưỡi rìu, cái phễu, 
- Cho HS đọc
	líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả 
- Nhận xét cho điểm.
II/ Dạy - Học bài mới :
1/ Giới thiệu bài, ghi bảng :
- Bài: Ôn tập giữa học kì 
- Cho h/s nêu các vần đã học ,GV ghi 
a/ Ôn tập :
-Mở bảng ôn sau đó hướng dẫn HS đọc từng
 âm một con chữ : i, a,ă, â, b, c, d, đ, m, n g, h, k, o, ô, ơ, e, ê, s, l, p, r, x, q, t, u, ư, v, y, g
- Âm hai, ba con chữ: th, ch, gh, nh, ph, ngh, tr, ng, kh, qu, 
- Hướng dẫn HS đọc vần :
 ai, ua, ưa, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, uôi, ươi,
c / Hướng dẫn viết bảng con 
- Đọc một số âm, vần, từ , cho HS tự viết 
 - Giúp đỡ HS yếu, nhận xét sửa sai
- Tổ 1 và 2 viết : lưỡi rìu 
- Tổ 3 và 4 viết : cái phễu 
- 2-3 HS
- 2-3 HS
2-3 HS nêu 
- Cá nhân 
- Cá nhân, nhóm, lớp
- Cá nhân, cả lớp đọc
 3- 5 HS đọc
- Cá nhân, cả lớp đọc
- Cả lớp viết bảng con
TIẾT 2
3/ Luyện tập: 
a/ Luyện đọc: 
- Cho HS đọc lại bài trên bảng ( tiết 1)
- Nhận xét sửa sai cách đọc cho HS
- c/ Đọc tiếng từ ngữ ứng dụng: 
ghi nhớ, ghế gỗ , đôi đũa, tờ bìa, tuổi thơ, cái túi, mây bay , 
- Gọi HS phân tích, đánh vần và đọc
- Chỉnh sửa sai, uốn nắn HS yếu
- Giải nghĩa từ ứng dụng
* Đọc câu ứng dụng : 
- Cho HS đọc câu ứng dụng : 
 Gió từ tay mẹ
 Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
 Giữa trưa oi ả 
- Gọi HS đọc câu
- Chỉnh sửa sai, đọc mẫu
* Luyện đọc ở SGK
-Hướng dẫn đọc sgk ở những bài ôn đã học 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài trên bảng
- Nhận xét tiết học
- Dặn : về nhà ôn bài 
- Cá nhân, nhóm, lớp
- 2 HS gạch chân các tiếng có vần mới ôn 
- Cá nhân, nhóm, cả lớp
- 3-4 HS đọc
- 2 HS đọc lại
- Cá nhân, nhóm, lớp
- Cá nhân, nhóm, lớp
- Cá nhân , cả lớp
- 3- 4 HS nêu
 Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
Tiết 1 – 2 : Tiếng Việt
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ 1)
Tiết 4: Toán
Bài : Phép trừ trong phạm vi 5
I.MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 5, biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1
- Các mô hình phù hợp với nội dung bài học 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS đọc lại các phép tính trừ trong phạm vi 4
2/ Bài mới
a.Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5:
a) Hướng dẫn HS học các phép trừ 
 * 5 – 1 =4 
- Hướng dẫn HS xem tranh, tự nêu bài toán
- Cho HS tự trả lời câu hỏi của bài toán
- Nhắc lại :
+ 5 quả bớt (rơi) 1 quả, còn 4 quả: năm bớt một còn bốn
- Nêu: Năm bớt một còn bốn. Ta viết (bảng) như sau: 5 – 1 = 4
- Cho HS đọc bảng
* Hướng dẫn HS học phép trừ 
 5 - 4 = 1
 5 – 2 = 3 
 5 – 3 = 2
- Tiến hành tương tự như đối với 5-1= 4 
b) Cho HS đọc các phép trừ trên bảng
 Tiến hành xóa dần bảng
c) Hướng dẫn HS nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:
- Cho HS xem sơ đồ trong SGK và nêu câu hỏi để HS trả lời các phép tính 
 4 + 1 = 5 3 + 2 = 5
 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5
 5 – 1 = 4 5 - 2 = 3
 5 – 4 = 1 5 - 3 = 2
2. Thực hành:
Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu cách làm bài. 
- Cho HS tự làm bài và sửa chữa 
- Giúp đỡ HS làm bài 
- Nhận xét sửa chữa 
Bài 2: Tính( cột1)
- Cho HS nêu cách làm bài
- Cho HS làm bài vào SGK
* Khi chữa bài cho HS quan sát các phép tính ở cột cuối cùng để thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- Giúp đỡ HS làm bài 
- Nhận xét sửa chữa 
Bài 3: Tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán
- Cho HS làm bài
(Nhắc HS viết các số phải thật thẳng cột) 
- Giúp đỡ HS làm bài 
- Nhận xét sửa chữa 
Bài 4: (a)
- Cho HS quan sát tranh rồi nêu bài toán
- Cho HS viết phép tính tương ứng với bài toán vào ô trống
- Giúp đỡ HS làm bài 
- Nhận xét sửa chữa 
3.Nhận xét –dặn dò:
- Cho HS đọc bài 1
- Nhận xét tiết học
 Dặn chuẩn bị "tiết 41"
- Cá nhân 
- HS nêu lại bài toán
+Vài HS nhắc lại: Năm bớt một còn bốn
- Năm trừ một bằng bốn
- HS đọc các phép tính:
 5 – 1 = 4
 5 - 4 = 1
 5 – 2 = 3 
 5 – 3 = 2
- HS trả lời
 - Cá nhân nêu yêu cầu bài 1
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 2
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 3
- Cả lớp làm vào vở 
- 1 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân nêu yêu cầu bài 4
- Cả lớp làm vào SGK 
- 3 HS lên bảng làm 
- Cá nhân nêu kết quả, nhận xét
- Cá nhân
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009
TIẾT 1 : Tiếng Việt 
BÀI 41: iêu - yêu
A/ MỤC TIÊU : 
 - Đọc được : iêu, yêu, diều sáo, yêu quý ,từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	* Giáo viên :
	-Sử dụng hộp thực hành TV 
	- Sử dụng tranh ở SGK 
	* Học sinh : SGK, vở tập viết, bảng con...
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết bảng con: iu, ưu, lưỡi rìu, cái phễu 
- Cho HS đọc
 líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi 
Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả
- Nhận xét cho điểm.
II/ Dạy - Học bài mới:
1/ Giới thiệu bài, ghi bảng bài 4

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10(11).doc