Giáo án các môn học lớp 1 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần dạy 25

TOÁN

LUYỆN TẬP

A- MỤC TIÊU:

 - Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90.

 - Biết giải bài toán có phép cộng.

 * HS cần làm các bài: Bài 1 , bài 2 , bài 3, bài 4.

B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Sách giáo khoa, bảng phụ.

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 1 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần dạy 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ, sai ghi S:
 a) 70cm - 30cm = 40cm Ê
 b) 70cm - 30cm = 40 Ê
 c) 70cm - 30m = 30cm Ê
- Lệnh HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
- GV chấm, chữa bài.
Bài 4: Lan cú 5 chục bỳt chỡ, Lan tặng bạn 20 bỳt chỡ. Hỏi Lan cũn lại mấy bỳt chỡ?
- Yờu cầu HS đọc bài toỏn và hướng dẫn HS đổi 5 chục bỳt chỡ = 50 bỳt chỡ.
- Lệnh HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
- GV chấm, chữa bài. 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
* HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
* HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
* HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
* HS đọc bài toán rồi tóm tắt và giải vào vở: 
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Đổi: 5 chục = 50
Lan còn lại số bút chì là:
 50 - 20 = 30 (bút chì)
 Đáp số: 30 bút chì 
----------------------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Sinh hoạt lớp TUầN 24
I- Nhận xét chung:
	1- Ưu điểm:
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
 - Trang phục sạch sẽ, gọn gàng.
 - Vệ sinh khu vực lớp học sạch sẽ.
	2- Tồn tại:
 - Giờ kiểm tra bài cũ HS chưa tự giác.
 - Trong giờ học còn trầm, nhút nhát.
 - Kỹ năng đọc, viết yếu như: Nam, Quân, Thắm, Phố.
 - Giữ gìn sách vở bẩn như: Nam, Quân, Thắm, Ngân. 
II- Kế hoạch tuần 25:
	 - Khắc phục những tồn tại của tuần 25.
 - Không nói tục, chửi bậy, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
 - 100% HS đi học đầy đủ và đúng giờ.
 - Rèn đọc và viết đúng tốc độ.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch, đẹp.
**************************š&&›***************************
Tuần 25
Thứ hai, ngày 21 tháng 2 năm 2011
============ Nghỉ ốm =============
Thứ ba, ngày 22 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: Tập viết
Tụ chữ hoa: A, Ă, Â, B 
 A- Mục tiêu:
	 - Tô được các chữ hoa: A, Ă, Â, B.
	 - Viết đúng các vần: ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
	 - HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.
B- Đồ dùng dạy - học:
 - Chữ hoa A, Ă, Â, B.
- Các vần ai, ay các từ ngữ: mái trường, điều hay.
C- Các hoạt động dạy - học:
TG
Giáo viên
Học sinh
3'
22'
 5'
I- Mở đầu:
Để tập viết các em cần chú ý: 
- Tập tô các chữ hoa, viết các vần và từ ứng dụng đã học ở bài tập đọc. 
- Cần phải có: Bảng con, phấn, khăn lau, vở tập viết, bút chì, bút mực
- Cần phải kiên nhẫn, cẩn thận.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: trực tiếp
2- Hướng dẫn tô chữ hoa.
- GV treo bảng có chữ hoa A, Ă, Â, B và hỏi:
- Chữ A gồm những nét nào ?
- GV chỉ lên chữ hoa A và nói: Chữ hoa A gồm 1 nét móc trái, một nét móc dưới, một nét ngang.
+ GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ hoa: A, Ă, Â, B.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
3- Hướng dẫn HS viết vần và từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ứng dụng.
- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ: ai, ay; mái trường, điều hay.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
4- Hướng dẫn HS tập viết vào vở :
- GV gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết ?
- Lệnh HS viết bài vào vở tập viết.
GV: Nhắc nhở những HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai.
- Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi.
- Thu vở chấm và chữa một số bài. 
- Khen HS viết đẹp và tiến bộ.
III- Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết vần ao, au, từ sao sáng, mai sau.
- Nhận xét chung giờ học.
- HS chú ý nghe.
- Chữ A gồm hai nét móc dưới và một nét ngang.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- HS tập viết vào bảng con.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng.
- HS tập viết vào vở.
- HS nghe và ghi nhớ.
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: toán
điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
A- Mục tiêu:
- Nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ 1 điểm ở trong hoặc ở ngoài 1 hình.
- Biết cộng, trừ số tròn chục, giải bài toán có phép cộng.
* HS cần làm các bài: Bài 1 , bài 2 , bài 3, bài 4 trong SGK.
B- Đồ dùng dạy - học:
 - SGK, bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, VBT.
c- Các hoạt động dạy - học:
TG
Giáo viên
Học sinh
 5'
16'
14'
 5'
I- Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS lên bảng làm BT.
50 + 30 = 60 - 30 =
70 - 20 = 50 + 40 =
- GV nhận xét, cho điểm.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
a- Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài một hình vuông.
- GV vẽ hình, có điểm A, N. 
- Cho học sinh quan sát.
.
A
 . N
- Cô vẽ 1 chấm (vẽ 1 điểm).
- Đọc là điểm A.
H: Điểm A nằm ở vị trí nào trong hình vuông?
- Yêu cầu HS đọc lại.
- GV vẽ tiếp điểm N ngoài hình vuông
H: Cô vừa vẽ gì ?
- Điểm N nằm ở vị trí nào của hình vuông ?
- Yêu cầu HS đọc lại.
- Yêu cầu HS nhắc lại vị trí điểm A và điểm N. 
- Điểm A: Là điểm ở trong hình vuông.
- Điểm N: Là điểm ở ngoài hình vuông.
b- Giới thiệu điển ở trong, điểm ở ngoài hình tròn.
(tiến hành tương tự)
Lưu ý: Không cần gắn vật vào trong, ngoài mà yêu cầu HS lên chỉ phía trong, phía ngoài của hình tròn, vẽ điểm và đặt tên điểm ở phía trong và phía ngoài của hình tròn.
3- Luyện tập:
Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ viết sẵn BT1.
HD: Các em chú ý quan sát kỹ vị trí các điểm sau đó đọc từng dòng xem đúng hay sai rồi mới điền đ hoặc s vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS nêu tất cả các điểm nằm trong hình tam giác ?
- Yêu cầu HS nêu các điểm nằm ngoài hình tam giác ?
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV gắn hình vuông, hình tròn lên bảng và lệnh HS làm bài.
HD: Các em chú ý để vẽ chính xác theo yêu cầu. Cô hoan nghênh những bạn giỏi có thể viết luôn tên điểm.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS nhắc lại các tính giá trị của biểu thức số có trong bài tập.
- Lệnh HS làm bài vào vở ô li.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 4: Cho HS đọc đề toán, tự nêu tóm tắt. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt
Hoa có : 10 nhãn vở
Thêm : 20 nhãn vở
Hoa có tất cả:......... nhãn vở ?
- GV chấm và chữa bài.
III- Củng cố - Dặn dò:
Trò chơi: Nhanh mắt, khéo tay. 
- Nhận xét chung giờ học.
ờ: Làm BT (VBT).
- 2 HS lên bảng, mỗi em làm 2 phép tính.
- Điểm A ở trong hình vuông.
- Cả lớp đọc lại.
- Vẽ điểm N.
- Điểm N ở ngoài hình vuông.
- Cả lớp đọc lại.
- Nhiều HS nhắc lại.
- HS thực hiện theo HD.
* Đúng ghi đ, sai ghi s:
- HS làm trong sách: 1 HS lên bảng làm.
- Điểm A, B, I nằm trong hình tam giác.
- Điểm E, D, C nằm ngoài hình tam giác.
a - Vẽ 2 điểm ở trong hình vuông; 4 điểm ở ngoài hình vuông ?
b - Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn, 2 điểm ở ngoài hình tròn ?
- HS làm bài, 2 HS làm bài, mỗi HS làm một ý.
* Tính:
- Tính theo thứ tự từ trái sang phải. 
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
20 + 10 + 10 = 40
30 + 10 + 20 = 60
30 + 20 + 10 = 60
* 2 HS đọc đề.
- Cả lớp làm bài vào vở ô li, 1 HS lên bảng giải.
Bài giải
 Hoa có tất cả số nhãn vở là: 
 10 + 20 = 30 (nhãn vở)
 Đáp số: 30 nhãn vở
- HS chơi thi theo tổ.
- HS nghe và ghi nhớ.
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả 
Trường em
A- Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “ Trường học là ... anh em”: 26 chữ trong khoảng 15 phút.
	- Điền đúng vần ai, ay; chữ k, c vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK).
B- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và 2BT.
C- Các hoạt động dạy - học:
TG
Giáo viên
Học sinh
1'
29'
 5'
I- Mở đầu:
- Từ tuần này chúng ta sẽ viết chính tả các bài tập đọc
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: Trực tiếp
2- Hướng dẫn HS tập chép:
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn cần chép.
- Hãy tìm tiếng khó viết ?
- Yêu cầu HS phân tích tiếng khó và viết vào bảng con.
- Cho HS chép bài chính tả vào vở. 
- GV quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của HS.
Lưu ý: Nhắc HS viết tên bài vào giữa trang, chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô, sau dấu chấm
phải viết hoa.
+ Soát lỗi: GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để chữa bài.
- GV đọc đoạn văn cho HS soát lỗi, đánh vần những từ khó viết.
+ GV thu vở chấm một số bài.
3- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi:
- Tranh vẽ cảnh gì ?
- GV giao việc:
Bài tập 3: Điền c hay k ?
- Tiến hành tương tự bài 2.
Đáp án: Cá vàng, thước kẻ, lá cọ.
- GV chữa bài, nhận xét.
III- Củng cố - dặn dò:
- Khen những HS viết đẹp, có tiến bộ.
- 3,5 HS đọc đoạn văn trên bảng phụ.
- trường, ngôi, nhiều, giáo.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con.
- HS chép bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi.
- HS theo dõi và ghi lỗi ra lề .
- HS nhận lại vở, xem các lỗi, ghi tổng số lỗi ra vở.
* Điền vào chỗ trống ai hay ay ?
- Tranh vẽ cảnh gà mái, máy ảnh.
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 4: Luyện Tiếng Việt 
Tụ chữ hoa: B 
 A- Mục tiêu:
	 - Tô được các chữ hoa: B.
	 - Viết đúng các vần: ao, au; các từ ngữ:, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2.
	 - HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.
B- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn tô chữ hoa.
- GV treo bảng có chữ hoa B và hỏi: Chữ hoa B gồm những nét nào ?
+ GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ hoa: B.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
3- Hướng dẫn HS viết vần và từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ứng dụng.
- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ: ao, au, sao sáng, mai sau.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
4- Hướng dẫn HS tập viết vào vở :
- GV gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết ?
- Lệnh HS viết bài vào vở tập viết.
GV: Nhắc nhở những HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai.
- Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi.
- Thu vở chấm và chữa một số bài. 
- Khen HS viết đẹp và tiến bộ.
5- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Chữ hoa B gồm 1 nét móc dưới và 1 nét cong phải có thắt ở giữa.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- HS tập viết vào bảng con.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng.
- HS tập viết vào vở.
=======================================================
Buổi chiều:
Tiết 1+ 2: Luyện Tiếng Việt 
Ôn bài: Trường em
A- Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
 - HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của mình. 
b- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài :
2- Ôn luyện:
a- Luyện đọc:
+ Luyện đọc câu:
- Cho HS đọc nối tiếp câu.
+ Luyện đọc đoạn, bài:
- Cho 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Cho 2 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc ĐT.
+ Thi đọc trơn cả bài:
- GV giao việc cho HS.
- GV nhận xét, cho điểm.
b- Ôn các vần ai, ay:
* Viết tiếng trong bài có vần ai, ay.
- Y/c HS tìm tiếng trong bài có vần ai, ay ?
* Viết tiếng ngoài bài có vần ai, ay:
- Gọi HS đọc câu mẫu trong SGK.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở ô li.
* Viết câu có tiếng chứa vần ai, ay ?
- GV chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK; đọc câu mẫu dựa vào câu mẫu nói câu mới theo yêu cầu.
- GV lệnh HS viết câu vào vở.
.- GV chấm bài và nhận xét.
c- Tìm hiểu bài đọc:
+ Lệnh HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Trong bài, trường học được gọi là gì ?
+ Lệnh HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì sao ?
- Gọi HS đọc toàn bài và cho điểm.
3- Củng cố - dặn dò:
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi:
- Vì sao em yêu ngôi trường của mình ?
- Nhận xét chung giờ học.
- HS thực hiện theo HD.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS thực hiện.
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc. 
- hai, mái, hay.
- 2 HS đọc.
- HS viết tiếng có vần ai, ay
- HS quan sát hai bức tranh trong SGK, đọc câu mẫu trong SGK.
- HS viết câu vào vở.
VD: Em luôn chải tóc. 
 Ăn ớt rất cay.
- 2 HS đọc đoạn 1 và trả lời.
- Là ngôi nhà thứ hai của em.
- 3 HS đọc đoạn 2 và trả lời 
- Vì ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em,  điều hay.
- HS luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc và trả lời. 
- HS nghe và ghi nhớ. 
------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán: Ôn luyện
A- Mục tiêu:
- Nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ 1 điểm ở trong hoặc ở ngoài 1 hình.
- Biết cộng, trừ số tròn chục, giải bài toán có phép cộng.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4.
b- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn HS làm các BT sau:
Bài 1: 
a) Có bao nhiêu điểm ở trong hình tròn ?
b) Có bao nhiêu điểm ở ngoài hình tròn ?
• BŸ 
 Ÿ C
 HŸ• Ÿ D
 • Ÿ A 
- Lệnh HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- GV chấm và chữa bài.
Bài 2: Vẽ 4 điểm ở trong hình tam giác, trong đó có 2 điểm ở ngoài hình tròn.
- Lệnh HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. 
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a)	30 cm + 20 cm - 40 cm = 20 cm 0
b)	70 cm - 30 cm + 40 cm = 80 cm 0
c)	20 cm - 10 cm + 80 cm = 90 cm 0
- Lệnh HS làm vào vở, 2 em lên bảng làm bài.
- GV chấm, chữa bài.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau. 
Hồng xếp: 20 phong bì
Lan xếp : 30 phong bì
Cả hai bạn: . phong bì ?
- GV chấm, chữa bài. 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
* HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
a) Có 2 điểm ở trong hình tròn.
b) Có 3 điểm ở ngoài hình tròn.
* HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
. .• ŸB 
 • Ÿ c
 AŸ Ÿ d 
* HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
* HS nhìn tóm tắt, đọc bài toán và giải vào vở: 
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
 Hai bạn xếp được số phong bì là: 
 20 + 30 = 50 (phong bì)
 Đáp số: 30 phong bì 
===================================================
Thứ tư, ngày 23 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Tặng cháu
A- Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, tỏ, lòng, gọi là, nước non.
 - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au.
B- Đồ dùng dạy - học:
 - Sử dụng tranh SGK.
c- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
TG
Giáo viên
Học sinh
4'
2'
15'
14'
30'
 5'
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bài "Trường em"
- Trong bài trường học được gọi là gì ?
- Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em ?
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: linh hoạt
2- Hướng dẫn HS luyện đọc:
a- GV đọc mẫu lần 1:
Chú ý: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Luyện các tiếng, từ khó: tặng cháu, tỏ, lòng, gọi là, nước non.
- GV ghi các từ cần luyện đọc lên bảng. 
- Yêu cầu HS đọc và phân tích tiếng khó.
+ Luyện đọc câu:
 - Cho HS đọc từng câu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc đoạn, bài.
- GV chia nhóm cho HS đọc theo hình thức nối tiếp.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3- Ôn lại các vần ao, au: (HS khá, giỏi)
a- Tìm tiếng trong bài có vần au:
b- Thi tìm tiếng ngoài bài có vần ao, au
- GV chia nhóm và giao việc: thảo luận để tìm tiếng theo yêu cầu trên.
c- Thi nói câu có tiếng chứa vần ao hoặc au:
- Cho 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi nhanh những HS giơ tay nói câu có tiếng chứa vần au, ao.
- GV nhận xét, cho điểm.
Tiết 2
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a- Tìm hiểu bài thơ:
- Cho HS đọc 2 câu thơ đầu.
- Bác Hồ tặng vở cho ai ?
- Cho HS đọc 2 câu thơ cuối
- Bác mong bạn nhỏ làm điều gì ?
GV: Bài thơ nói lên tình cảm yêu mến, sự quan tâm của Bác Hồ đối với các bạn HS . Bác mong bạn nhỏ chăm học để trở thành người có ích.
- Cho HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
b- Học thuộc lòng bài thơ:
- HD HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo các xoá dần.
- GV nhận xét, cho điểm.
c- Hát các bài hát về Bác Hồ:
- GV gọi HS xung phong hát.
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ .... "
5- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học:
ờ: Học thuộc bài thơ. Đọc trước bài "Cái nhãn vở."
- 2 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- HS chú ý nghe.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
VD: Tiếng vở có âm v đứng trước âm ơ đứng sau, dấu hỏi trên ơ.
- Mỗi HS đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
- HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Thi đọc theo tổ.
- HS tìm và phân tích: sau, cháu.
- HS khác nhận xét.
- HS tìm và đọc đồng thanh tiếng đúng. 
ao: bao giờ, tờ báo, ca dao
au: báu vật, mai sau, đau đầu.
- Quan sát tranh vẽ trong SGK, đọc câu mẫu.
VD: Tàu rời ga lúc 5 giờ. 
 Bố em chăm đọc báo.
- 2 HS đọc.
- Bác Hồ tặng vở cho bạn HS.
- 2 HS đọc.
- Bác mong bạn nhỏ ra công học tập để sau này giúp nước nhà.
- 3 em đọc.
- HS thi đọc thuộc bài thơ.
- HS xung phong hát. 
- HS khác nhận xét.
- HS hát.
- HS nghe và ghi nhớ.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 2: toán
Luyện tập chung
A- Mục tiêu:
 - Biết cấu tạo của số tròn chục, biết cộng, trừ số tròn chục.
 - Biết giải toán có một phép cộng.
 * HS cần làm các bài: Bài 1 , bài 2 , bài 3, bài 4 trong SGK.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Sách giáo khoa, bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, VBT.
C- Các hoạt động dạy - học:
TG
Giáo viên
Học sinh
 4'
28'
3'
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện tập
Bài1: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV Hướng dẫn cách làm và lệnh HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập.
- Lệnh HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng chữa bài..
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Cho HS yêu cầu bài tập.
- Lệnh HS làm bài bảng con phần a.
- Phần b làm miệng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Đọc bài toán, tóm tắt và giải vào vở.
 Lớp 1A: 20 bức tranh
 Lớp 1B: 30 bức tranh
 Cả hai lớp:  bức tranh ?
- GV nhận xét, chữa bài.
III- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
* Viết (theo mẫu):
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị.
Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
* HS làm bài và chữa bài.
a. Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 9, 13, 30, 50
b. Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 80, 40, 17, 8
a) Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài và chữa bài.
b) Tính nhẩm: 
50 + 20 = 70
70 - 50 = 20
70 - 20 = 50
60cm + 10cm = 70cm
30cm + 20cm = 50cm
40cm - 20cm = 20cm
* HS làm bài giải vào vở, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải
 Cả hai lớp vẽ được số bức tranh là:
 20 + 30 = 50 (bức tranh)
 Đáp số: 50 bức tranh 
--------------------------------------------------------------
Tiết 4: Luyện Tiếng Việt
Ôn bài: Tặng cháu
A- Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, tỏ, lòng, gọi là, nước non.
 - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- HS khá, giỏi tìm được tiếng, viết được câu chứa tiếng có vần ao, au.
b- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài :
2- Ôn luyện:
a- Luyện đọc:
+ Luyện đọc bài:
- Cho 3 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc ĐT.
+ Thi đọc trơn cả bài:
- GV nhận xét, cho điểm.
b- Ôn lại các vần ao, au:
a- Viết tiếng trong bài có vần au:
- Lệnh HS tìm và viết vào vở.
b- Viết tiếng ngoài bài có vần ao, au
- Lệnh HS tìm và viết vào vở.
c- Viết câu có tiếng chứa vần ao hoặc au:
- Lệnh HS tìm và viết vào vở.
- GV nhận xét, cho điểm.
3- Tìm hiểu bài:
a- Tìm hiểu bài thơ:
- Cho HS đọc 2 câu thơ đầu.
- Bác Hồ tặng vở cho ai ?
- Cho HS đọc 2 câu thơ cuối
- Bác mong bạn nhỏ làm điều gì ?
- Cho HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
b- Học thuộc lòng bài thơ:
- HD HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo các xoá dần.
- GV nhận xét, cho điểm.
4- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học:
- HS đọc toàn bài.
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc. 
+ HS làm bài: sau, cháu.
- HS khác nhận xét.
+ HS làm bài: 
ao: bao giờ, tờ báo, cao da, 
au: báu vật, mai sau, .
+ Quan sát tranh vẽ trong SGK, đọc câu mẫu.
VD: Tàu rời ga lúc 5 giờ. 
 Bố em chăm đọc báo.
- 2 HS đọc.
- Bác Hồ tặng vở cho bạn HS.
- 2 HS đọc.
- Bác mong bạn nhỏ ra công học tập để sau này giúp nước nhà.
- 3 em đọc.
- HS thi đọc thuộc bài thơ.
===================================================
Thứ năm, ngày 24 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: toán
kiểm tra giữa học kì ii
A- Mục tiêu:
 Tập trung vào đánh giá :
- Cộng, trừ các số tròn chục trong phạm vi 100; trình bày bài giải bài toán có một phép tính cộng; nhận biết điểm ở trong và điểm ở ngoài một hình.
B- đề kiểm tra: ( 35 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 13 + 4 18 - 5 40 + 30 70 - 20 10 + 80 60 - 30 
Bài 2: Tính: 
 40 + 50 = 30 cm + 60 cm = 
 80 - 40 = 70 + 10 - 20 =
Bài 3: 
a) Khoanh tròn vào số lớn nhất:
 30 , 20 , 80 , 40 , 70	
b) Khoanh tròn vào số bé nhất:
 60 , 80 , 10 , 90 , 20	
Bài 4: 
 Giỏ thứ nhất đựng 30 quả cam, giỏ thứ hai đựng 20 quả cam. Hỏi cả hai giỏ đựng bao nhiêu quả cam ?
 Bài 5: 
 a) Vẽ 2 điểm ở trong hình tam giác.
 b) Vẽ 3 điểm ở ngoài hình tam giác.	
C- Hướng dẫn đánh giá:
Bài 1: 3 điểm
 Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. 
Bài 2: 2,5 điểm
 Mỗi phép tính đúng ở cột 1 cho 0,5 điểm. 
 Mỗi phép tính đúng ở cột 2 cho 0,75 điểm.
Bài 3: 1 điểm
 Phần a: Khoanh vào số 80 cho 0,5 điểm. 
 Phần b: Khoanh vào số 10 cho 0,5 điểm. 
Bài 4: 2,5 điểm
 - Câu lời giải đúng cho 1 điểm.
 - Viết phép tính đúng cho 1 điểm.
 - Viết đúng đáp số cho 0,5 điểm.
Bài 5: 1 điểm
 a) Vẽ được 2 điểm ở trong hình tam giác cho 0,5 điểm.
 b) Vẽ được 3 điểm ở ngoài hình tam giác cho 0,5 điểm.
------------------------------------------------------------------------
Tiết 2:	Chính tả
Tặng cháu
 A- Mục tiêu:
 - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng 4 câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 - 17 phút.
 - Điền đúng l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1 T25(1).doc