Giáo án Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016

Khoa học

Tiết 59: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón.

III. Hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau?

 + Hãy nói về nhu cầu nước của thực vật.

- Nhận xét.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

“Nhu cầu chất ”. GV ghi đề.

b. Tìm hiểu bài:

HĐ1:Tìm hiểu vai trò của chất khoáng đối với thực vật:

+ Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển cuả cây?

 + Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm phân cho cây trồng không? Làm như vậy để nhằm mục đích gì?

+ Em biết những loài phân nào thường dùng để bón cho cây?

- GV giảng: Mỗi loại phân cung cấp một loại chất khoáng cần thiết cho cây. Thiếu một trong các loại chất khoáng cần thiết, cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua trang 118 SGK trao đổi và trả lời câu hỏi :

+ Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào? Hãy giải thích tại sao?

 + Quan sát kĩ cây a và b, em có nhận xét gì?

- GV giảng bài: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có , sẽ cho năng suất thấp. Ni- tơ (có trong phân đạm) là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều.

HĐ2:Nhu cầu các chất khoáng của thực vật:

- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK.

+ Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni- tơ hơn?

 + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôt pho hơn?

 + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn?

 + Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây?

+ Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân?

+ Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt?

- GV kết luận: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.

Ví dụ : Đối với các cây cho quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó, cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng.

4. Củng cố:

- Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào?

5. Dặn dò:

- Chuẩn bị bài tiết sau. Hát

- Cây luau khi mới cấy và làm đòng can lượng nước nhiều. Khi cây lúa ở giai đoạn chín

- Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của thực vật cũng thay đổi

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

1.Vai trò của chất khoáng đối với thực vật

- Trao đổi theo cặp và trả lời :

 + Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.

 + Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân khác nhau cho cây vì khoáng chất trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây.

 + Những loại phân thường dùng để bón cho cây : phân đạm, lân, kali, vô cơ, phân bắc, phân xanh,

- Lắng nghe.

- Làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS, trao đổi và trả lời câu hỏi. Sau đó, mỗi HS tập trình bày về 1 cây mà mình chọn.

+ Cây a phát triển tốt nhất, cây cao, lá xanh, nhiều quả, quả to và mọng vì vậy cây được bón đủ chất khoáng.

+ Cây b phát triển kém nhất, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống, cây không thể ra hoa hay kết quả được là vì cây thiếu ni- tơ.

 + Cây c phát triển chậm, thân gầy, lá bé, cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ được nên ít quả, quả còi cọc, chậm lớn là do thiếu kali.

 + Cây d phát triển kém, thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, chậm lớn là do cây thiếu phôt pho.

 + Cây a phát triển tốt nhất cho năng suất cao. Cây cần phải được cung cấp đầy đủ các chất khoáng.

 + Cây b phát triển chậm nhất, chứng tỏ ni- tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với thực vật.

- Lắng nghe.

2. Nhu cầu các chất khoáng của thực vật

- 2 HS đọc

+ Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, cần nhiều ni- tơ hơn.

 + Cây lúa, ngô, cà chua, cần nhiều phôt pho.

+ Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, cần được cung cấp nhiều kali hơn.

 + Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

 + Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni- tơ, ni- tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ.

 + Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa.

- Lắng nghe.

+ Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

 

doc 22 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì?
- GV giảng bài: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có , sẽ cho năng suất thấp. Ni- tơ (có trong phân đạm) là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều.
HĐ2:Nhu cầu các chất khoáng của thực vật: 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK. 
+ Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni- tơ hơn?
 + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôt pho hơn?
 + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn?
 + Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây?
+ Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân?
+ Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt?
- GV kết luận: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. 
Ví dụ : Đối với các cây cho quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó, cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng.
4. Củng cố: 
- Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiết sau.
Hát 
- Cây luau khi mới cấy và làm đòng can lượng nước nhiều. Khi cây lúa ở giai đoạn chín
- Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của thực vật cũng thay đổi
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
1.Vai trò của chất khoáng đối với thực vật 
- Trao đổi theo cặp và trả lời :
 + Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.
 + Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân khác nhau cho cây vì khoáng chất trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây.
 + Những loại phân thường dùng để bón cho cây : phân đạm, lân, kali, vô cơ, phân bắc, phân xanh, 
- Lắng nghe.
- Làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS, trao đổi và trả lời câu hỏi. Sau đó, mỗi HS tập trình bày về 1 cây mà mình chọn.
+ Cây a phát triển tốt nhất, cây cao, lá xanh, nhiều quả, quả to và mọng vì vậy cây được bón đủ chất khoáng.
+ Cây b phát triển kém nhất, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống, cây không thể ra hoa hay kết quả được là vì cây thiếu ni- tơ.
 + Cây c phát triển chậm, thân gầy, lá bé, cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ được nên ít quả, quả còi cọc, chậm lớn là do thiếu kali.
 + Cây d phát triển kém, thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, chậm lớn là do cây thiếu phôt pho.
 + Cây a phát triển tốt nhất cho năng suất cao. Cây cần phải được cung cấp đầy đủ các chất khoáng.
 + Cây b phát triển chậm nhất, chứng tỏ ni- tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với thực vật.
- Lắng nghe.
2. Nhu cầu các chất khoáng của thực vật
- 2 HS đọc 
+ Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải,  cần nhiều ni- tơ hơn.
 + Cây lúa, ngô, cà chua,  cần nhiều phôt pho.
+ Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ,  cần được cung cấp nhiều kali hơn.
 + Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
 + Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni- tơ, ni- tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ.
 + Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
- Lắng nghe.
+ Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
Thứ ba, ngày 29 tháng 3 năm 2016
Thể dục
NHẢY DÂY
I. Mục tiêu:
- Ôn và học mới một số nội dung của môn tự chọn .
 Yêu cầu: Thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và mới học.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
 Yêu cầu: Thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: sân trường dọn vệ sinh an toàn nơi tập
 - Phương tiện: 1 còi, dây, dụng cụ tập môn tự chọn để HS tập.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
ĐL
phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 - Đứng tại chỗ xoay khớp cỏ tay, đầu
 gối, hông, bả vai. 
 - Ôn bài thể dục phát triển chung.
 - Kiểm tra bài cũ
2. Phần cơ bản:
 a.Môn thể thao tự chọn. 
 * Đá cầu:
 - Ôn chuyền cầu ( bằng má trong hoặc mu bàn chân). 
 - Học chuyền cầu bằng mu bàn chân 
theo nhóm hai người. 
 * Ném bóng:
 - Ôn động tác bổ chợ: Tung bóng từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyền bóng từ tay nọ sang tay kia.
 - Ôn cách cầm bóng tư thế đứng chuẩn bị ngắm đích, ném ( chưa ném bóng và có ném bóng).
 - Tập phối hợp-: Cầm bóng, đứng chuẩn bị,lấy đà, ném.
 - Tập ném bóng vào đích.
 b. Nhảy dây:
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
 - Thi vô địch.
3. Phần kết thúc:
 - GV cùng học sinh hệ thống bài
 - Đi đều theo 2.4 hàng dọc và hát.
 - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
 - GV nhận xét kết quả giờ học.
 - Ôn môn thể thao tự chọn.
6.8’
2.8N
2.8N
1.2’
 18.22’
3.5’ 
1,2’
*
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
 - GV nhận lớp phổ biến 
nội dung giờ học
 - Cho học sinh KĐ
- GV nêu nội dung tập hướng dẫn cách tập sau đó chia tổ cho HS tập GV nhận xét
 - GV hướng dẫn cho HS 
cách cầm bóng, đứng chuẩn bị sau đó cho HS tập kết hợp GV nhận xét.
- GV nhắc lại cách tập sau đó cho HS chơi GV nhận xét.
 - GV nhận xét kết quả giờ học
 - GV giao bài tập về nhà.
Toán
Tiết 147: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
* Bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố,  (có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới).
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
 a)Giới thiệu bài:
- Hỏi: Các em đã được học về bản đồ trong môn địa lí, em hãy cho biết bản đồ là gì?
- Để vẽ được bản đồ người ta phải dựa vào tỉ lệ bản đồ, vậy tỉ lệ bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ cho ta biết gì? Bài học hôm nay sẽ cho các em biết điều đó.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 
1.Giới thiệu tỉ lệ bản đồ 
- GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS tìm, đọc các 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn bản đồ.
 - Kết luận: Các tỉ lệ 1 : 10000000 ; 1 : 500000 ;  ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10000000 cm hay 100 km trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10000000cm, 10000000dm, 10000000m )
4.Thực hành - luyện tập:
HĐ2: Cá nhân: 
 Bài 1:- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- GV hỏi thêm:
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét HS.
4. Củng cố: 
- GV tổng kết giờ học, khen các HS tích cực trong giờ học, nhắc nhở các HS còn chưa chú ý.
5. Dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe. 
- HS tìm và đọc tỉ lệ bản đồ.
- HS nghe giảng.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
+ Là 1000 mm.
+ Là 1000 cm.
+ Là 1000 m.
+ Là 500 mm.
+ Là 5000 cm.
+ Là 10000 m.
HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở.
Tỉ lệ bản đồ
1: 1000
1 : 300
1 : 10000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ
1 cm
1 dm
1mm
1m
Độ dài thật
1000 cm
300 dm
10 000mm
500m
Tập làm văn
Tiết 59: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, BT4).
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Một tờ giấy khổ rộng viết bài Đàn ngan mới nở.
- Một số tranh ảnh về con vật.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Các em đã được học về cấu tạo của một bài văn tả con vật. Tiết học này sẽ giúp các em biết quan sát con vật, biết chọn lọc các chi tiết đặc sắc về con vật để miêu tả.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp:
Bài tập 1,2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại: các bộ phận được miêu tả và những từ ngữ cho biết điều đó.
* Theo em, những câu nào miêu tả em cho là hay?
- GV nhận xét.
Cho HS đọc HĐ2: Cá nhân: 
Bài tập 3: - yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Ở tiết trước các em đã được dặn về nhà quan sát con chó hoặc con mèo của nhà em hoặc của nhà hàng xóm. Hôm nay dựa vào quan sát đó, các em sẽ miêu tả đặc điểm ngoại hình của con chó (mèo).
- Cho HS làm bài (có thể GV dán lên bảng lớp ảnh con chó, con mèo đã sưu tầm được).
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + khen những HS miêu tả đúng, hay.
* Bài tập 4:
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + khen những HS quan sát tốt, miêu tả hay.
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở 2 đoạn văn miêu tả.
5. Dặn dò:
- Dặn HS quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích, sưu tầm về tranh, ảnh về con vật mình yêu thích 
- GV nhận xét tiết học.
- HS1: Đọc nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
- HS2: Đọc lại dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà đã làm ở tiết TLV trước.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Tcá giả đã quan sát những bộ phận của con ngan là:
+ Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí.
+ Bộ lông: vàng óng
+ Đôi mắt: chỉ bằng hột cườm 
+ Cái mỏ: màu nhung hươu 
+ Cái đầu: xinh xinh, vàng nuột
+ Hai cái chân: lủm chủm, bé tí, màu đỏ hồng.
* VD: Đội mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào.mỡ
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS viết lại những nội dung quan sát được ra giấy nháp hoặc vào vở.
- Sắp xếp các ý theo trình tự.
- Một số HS miêu tả ngoại hình của con vật mình đã quan sát được.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS nhớ lại những hoạt động của con vật mình đã quan sát được và ghi lại những hoạt động đó.
- Một số HS lần lượt miêu tả những hoạt động của con chó (hoặc mèo) mình đã quan sát, ghi chép được.
- Lớp nhận xét.
Ngoại ngữ
Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG
Thứ tư, ngày 30 tháng 3 năm 2016
Tập đọc
Tiết 60: DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng).
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích g?
* Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì?
+ Nhận xét.
3. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Đất nước ta có rất nhiều sông. Mổi dòng sông lại mang vẻ đẹp riêng của nó. Dòng sông Hương hiền hoà, êm ả. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng viết về dòng sông quê hương mình. Con sông duyên dáng ấy hiện lên qua bài Dòng sông mặc áo chúng ta học hôm nay.
b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
HĐ1: Luyện đọc:
+ GV hoặc HS đọc rồi HD chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: 8 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn đọc câu thơ có nhịp khó.
- GV giải nghĩa một số từ khó:
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên.
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhoà 
 c. Tìm hiểu bài:
* Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?
* Màu sắc của dòng sông thay đổi thế nào trong một ngày?
* Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì 
hay?
 *Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì 
sao?
HĐ3: Đọc diễn cảm:
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét.
4. Củng cố: 
+ Nêu ý nghĩa của bài thơ?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và Chuẩn bị bài “Ăng – co Vát” 
- Nhận xét tiết học 
+ Hát
+ HS đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
* Với mục đích khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
* Đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng lịch sử khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu thơ khó.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi :
* Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
* Dòng sông thay đổi màu sắc trong ngày.
+ Nắng lên: sông mặc áo lụa đào 
+ Trưa: áo xanh như mới may.
+ Chiều tối: áo màu ráng vàng.
+ Tối: áo nhung tím.
+ Đêm khuya: áo đen.
+ Sáng ra: mặc áo hoa.
- HS đọc thầm đoạn 2.
* Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người.
* Làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông.
* HS phát biểu tự do, vấn đề là lí giải về sao?
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
- Cả lớp nhẩm đọc thuộc lòng.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng.
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
Toán
Tiết 148: ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
* Bài 1, bài 2. Chỉ cần làm ra kết quả, không cần trình bày bài giải.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ sẵn trên bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập 2 tiết 147.
- GV nhận xét HS. 
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
- Các em đã biết thế nào là tỉ lệ bản đồ, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
 b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp:
1.Giới thiệu bài toán 1
- GV treo bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi và nêu bài toán: bản đồ mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ 1 : 300. Trên bản đồ, cổng trường rộng 2 cm (khoảng cách từ A đến B). Hỏi chiều rộng thật của cổng trường là mấy mét?
- Hướng dẫn giải:
+ Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là mấy xăng- tỉ lệ- mé?
+ Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào?
+ 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng- ti- mét?
+ 2 cm trên bản đồ ứng với độâ dài thật là bao nhiêu xăng- ti- mét?
- Yêu cầu HS trình bày lời giải của bài toán.
2.Giới thiệu bài toán 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán 2 trong SGK.
- GV hướng dẫn:
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài bao nhiêu mi- li- mét?
+ Bản đồ được vẽ với tỉ lệ nào?
+ 1 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mi- li- mé?
+ 102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mi- li- mét?
- Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
4. Luyện tập – thực hành:
HĐ2: Cá nhân: 
 Bài 1 :Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
+ Hãy đọc tỉ lệ bản đồ?
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
+ Vậy độ dài thật là bao nhiêu?
+ Vậy điền mấy vào ô trống thứ nhất?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó gọi 1 HS chữa bài trước lớp.
 - GV nhận xét HS. 
 Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài toán, sau đó 
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng. 
4. Củng cố: 
- GV tổng kết giờ học. 
5. Dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà kiểm tra lại các bài tập đã làm ứng dụng về tỉ lệ bản đồ và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học:
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- Nghe GV nêu bài toán và tự nêu lại.
+ Là 2 cm.
+ Tỉ lệ 1 : 300.
+ Là 300 cm.
+ Với 2 Í 300 = 600 (cm)
- HS trình bày như SGK.
Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là:
2 Í 300 = 600 (cm)
600 cm = 6 m
Đáp số: 6m
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc trong SGK.
- HS trả lời theo hướng dẫn:
+ Dài 102 mm.
+ Tỉ lệ 1 : 1000000.
+ Là 1000000 mm.
+ Là 102 Í 1000000 = 102000000 (mm)
- HS trình bày như SGK.
Bài giải
Quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài là:
102 Í 1000000 = 102000000 (mm)
102000000 mm = 102 km
Đáp số: 102 km
- HS đọc đề bài trong SGK.
+ Tỉ lệ 1 : 500000.
+ Là 2 cm.
+ Là: 2 cm Í 500000 = 1000000 cm.
+ Điền 1 000 000 cm.
- HS cả lớp làm bài, sau đó theo dõi bài chữa của bạn.
Tỉ lệ bản đồ
1 : 500 000
1: 15 000
1 : 2 000
Độ dài thu nhỏ
2 cm
3 dm
50 mm
Độ dài thật
1000 000cm
45000dm
100000mm
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Chiều dài thật của phòng học đó là:
4 Í 200 = 800 (cm)
800 cm = 8 m
Đáp số: 8 m
Luyện từ và câu
Tiết 59: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. Mục đích yêu cầu:
Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
- Một số tờ phiếu.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về du lịch và thám hiểm. Bài học cũng sẽ giúp các em biết viết một đoạn văn về du lịch, thám hiểm có sử dụng những từ ngữ vừa mở rộng.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1:Nhóm: 
Bài tập 1:- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2:
- Cách tiến hành tương tự như BT1.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
HĐ2: Cá nhân: 
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại và khen những HS viết đoạn văn hay.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết lại vào vở.
- HS1: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết LTVC: “Giữ phép lịch sự”
- HS2: Làm lại BT4 của tiết LTVC trên.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài theo nhóm, ghi những từ tìm được vào giấy.
- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng hoặc lên trình bày.
a). Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, lều trại, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao 
 b). Phương tiện giao thông và những vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, sân bay, vé tàu, vé xe 
 c). Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch, khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ 
 d). Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước 
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
**1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài theo nhóm, ghi những từ tìm được vào giấy.
- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng hoặc lên trình bày.
a). Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, đồ ăn, nước uống 
 b). Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió 
 c). Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ham hiểu biết 
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân, viết đoạn văn về du lịch hoặc thám hiểm.
- Một số HS đọc đoạn văn đã viết.
- Lớp nhận xét.
Âm nhạc
Đ/C MAI SOẠN GIẢNG
Thứ năm, ngày 31 tháng 3 năm 2016
Đ/C GIANG SOẠN GIẢNG
Thứ sáu, ngày 01 tháng 4 năm 2016
Tập làm văn
Tiết 60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục đích yêu cầu:
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
II. Đồ dùng dạy – học:
- VBT Tiếng Việt 4, tập hai.
- 1 bản phô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Trong cuộc sống chúng ta luôn cần những giấy tờ cần thiết. Giấy chứng minh nhân dân, giấy khai báo tạm trú, tạm vắng. Có những loại giấy không có mẫu in sẵn nhưng cũng có những loại giấy đã có mẫu in sẵn mà khi viết ta chỉ cần điền nội dung cần thiết vào chỗ trống. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điền vào giấy tờ đã có mẫu in sẵn.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 
Bài tập 1: - Cho HS đọc yêu cầu BT1.
GV treo tờ giấy phô tô to lên bảng và giải thích cho các em từ ngữ viết tắt: CMND(chứng minh nhân dân)
** Địa chỉ: Ghi địa chỉ của người họ hàng.
 Họ và tên chủ hộ: Ghi tên chủ hộ nhà nơi em và mẹ đến chơi
 Ở đau đến hoặc đi đâu: Khai nơi mẹ con emở đâu đến (không phải đi đâu) vì hai mẹ con tạm trú, không phải tạm vắng)
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, khen những HS đã điền đúng, sạch, đẹp.
* Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV nhận xét và chốt lại: Ta phải khai báo tạm trú, tạm vắng để giúp chính quyền địa phương quản lí những người địa phương mình tạm vắng, những người địa phương khác tạm trú. Khi cần thiết, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Nhắc các em nhớ cách điền vào giấy tờ in sẵn và chuẩn bị cho tiết TLV tuần 31.
+ Hát
- HS1: Đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã làm ở tiết TLV trước.
- HS2: Đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc con chó).
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 30.doc