Khoa học
Tiết 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Hình minh hoạ trang 8 / SGK.
- Phiếu học tập theo nhóm.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là quá trình trao đổi chất?
+ Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Con người, động vật, thực vật sống được là do có quá trình trao đổi chất với môi trường. Vậy những cơ quan nào thực hiện quá trình đó và chúng có vai trò như thế nào?Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời hai câu hỏi này.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Làm việc với phiếu học tập.
Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước.
- Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
* Bước 2: Chữa bài tập cả lớp:
+ GV chữa bài.
Đáp án: Nước, Khí ôxi, tiêu hoá, phân, khí CO2, nước tiểu.
* Bước 3: Thảo luận cả lớp:
- Hãy dựa vào phiếu học tập các em vừa hoàn thành và trả lời các câu hỏi:
+ Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và nó lấy vào và thải ra những gì?
+ Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào?
+ Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
* Kết luận: Những biểu hiện của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+ Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp
+ Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực hiện,
+ Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện.
HĐ2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đỏi chất ở người:
Bước 1:
- Dán sơ đồ trang 9 phóng to lên bảng và gọi HS đọc phần “thực hành”.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ cho trước vào chỗ chấm gọi 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm trong sơ đồ.
Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp với yêu cầu:
- Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
4. Củng cố:
+ Hằng ngày cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
+ Nhờ cơ quan nào màquá trình trao đổi chất ở bên trong được thực hiện?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quant ham gia quả trình trao đổi chất bị ngừng hoạt động?
GV nhấn mạnh phần ghi nhớ.
5. Dặn dò:
+ HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài “Các chất dinh dưỡng ”. Nhận xét tiết học.
+ Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn từ môi trường, nước uống,
+ Nhờ quá trình trao đổi chất.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm và nhận phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm bào cáo kết quả.
- Đọc phiếu học tập và trả lời.
- Câu trả lời đúng là:
1) Quá trình trao đổi khí do cơ quan hố hấp thực hiện, cơ quan này lấy khí ôxi và thải ra khí CO2.
2) Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan tiêu hoá thực hiện, cơ quan này lấy nước và các thức ăn sau đó thải ra phân.
3) Quá trình bài tiết do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện, nó lấy vào nước và thải ra nước tiểu, mồ hôi.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 HS lần lượt đọc phần thực hành trang 9 / SGK.
- Suy nghĩ và làm bài, 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm cho phù hợp.
- HS nhận xét.
- 2 HS tiến hành thảo luận theo hình thức 1
+ 2 hoặc 3 HS trả lời.
+ Lấy thức ăn,
+ Nhờ có cơ quan tuần hoàn
+ Cơ thể sẽ chết.
+ HS đọc bài học.
Ba Bể: ca ngợi mẹ con bà góa giàu lòng nhân ái, sẽ đuợc đền đáp xứng đáng. Nàng tiên Ốc: ca ngợi nàng tiên Ốc biết yêu thương, giúp đỡ người yếu. Trầu cau, Sự tích dưa hấu, . - 1 HS đọc đọc thầm 2 câu cuối bài. + Hai câu thơ cuối bài là lời ông cha răn dạy con cháu đời sau: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin. - 3 HS đọc toàn bài: (Giọng đọc toàn bài nhẹ nhàng, tha thiết, trầm lắng pha lẫn niềm tự hào) + HS đọc diễn cảm theo cặp. + Thi đọc diễn cảm. - Bình chọn người đọc hay. - HS nhẩm thuộc lòng từng đoạn hoặc cả bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu truyện vừa nhân hậu, vừa thông minh chứa đựng kinh nghiệm sống của cha ông. Toán Tiết 8: HÀNG VÀ LỚP I. Mục tiêu: - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. * Bài 1, bài 2 (làm 3 trong 5 số), bài 3 II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK: Số Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc các số sau: 34 987; 765 890; 231 765. - GV chữa bài. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: 1.Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: - GV: Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? - GV giới thiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - GV hỏi: Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? - Lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? - GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc. - GV gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng. - GV làm tương tự với các số: 654000, 654321. - GV hỏi: Nêu các chữ số ở các hàng của số 321. - Nêu các chữ số ở các hàng của số 65 000. - Nêu các chữ số ở các hàng của số 654321. 4..Luyện tập, thực hành: HĐ2: Nhóm: Bài 1: ( T11– SGK ) Viết theo mẫu: - GV yêu cầu HS nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập. + Sau khi HS điền các số vào đúng hàng, GV yêu cầu HS đọc các số. Bài 2a ( T11– SGK ) - GV gọi 1 HS lên bảng và đọc cho HS viết các số trong bài tập, sau đó hỏi: + Trong số 46307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? + Trong số 56032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? + GV hỏi tương tự với các số còn lại. Bài 3b: ( T12– SGK ) Ghi giá trị của chữ số 7. - GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê trong bài tập 2b và hỏi: Dòng thứ nhất cho biết gì? Dòng thứ hai cho biết gì? + GV kẻ sẵn bảng và gọi HS lên bảng. - GV nhận xét. 4. Củng cố: - Thi đua viết số có sáu chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó. 5. Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm vở bài tập. Chuẩn bị bài “ So sánh” - Nhận xét tiết học. - HS đọc các số mà GV yêu cầu. + Nhận xét bài làm của bạn. - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Gồm ba hàng đó là hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Ba trăm hai mươi mốt. - HS viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm. - HS: Số 321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm. - Số 654000 có chữ số 0 ở các hàng đơn vị, chục, trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn. - Số 654321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn. + HS đọc yêu cầu của bài tập Viết số Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng Tr.N Hàng Ch.N Hàng Nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng Đ.v 54321 5 4 3 2 1 45213 4 5 2 1 3 54302 5 4 3 0 2 654300 6 5 4 3 0 0 912800 9 1 2 8 0 0 + HS đọc các số vừa viết ở bài tập. - Nhận xét. - 1 HS đọc cho 1 HS khác viết các số 46307, 56032, 123517. + Trong số 46307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị. + Trong số 56032 chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị. HS đọc yêu cầu - Dòng thứ nhất nêu các số, dòng thứ hai nêu giá trị của chữ số 7 trong từng số của dòng trên. Số 83753 67021 79518 Giá... 700 7000 70000 + Nhận xét bài của bạn. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 503 060 = 500 000 + 3 000 + 60 83 760 = 80 000 + 3 000 + 700 + 60 176 091 = 100 000 + 70 000 + 6 000 + 90 + 1 + Nhận xét. Luyện từ và câu Tiết 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT I. Mục đích yêu cầu: Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1); nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy – học: Giấy khổ to kẽ sẵn bảng + bút dạ (đủ dùng theo nhóm). HS: bài cũ – bài mới. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: + Có 1 âm: có + Có 2 âm: bác + Nhận xét các từ HS tìm được. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Tìm hiểu bài: HĐ1: Nhóm: Bài 1: ( T17– SGK ) Tìm các tiếng. Chia HS thành nhóm nhỏ, phát giấy và bút dạ cho trưởng nhóm, yêu cầu HS suy nghĩ, tìm từ và viết vào giấy. - Yêu cầu 4 nhóm HS dán phiếu lên bảng. GV và HS cùng nhận xét, bổ sung để có một phiếu có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất. Bài 2: ( T17– SGK ) Cho các từ sau: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. - Kẻ sẵn một phần bảng thành 2 cột với nội dung bài tập 2a, 2b - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm vào giấy nháp. - Gọi HS lên bảng làm bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung + Hỏi HS về nghĩa của các ngữ vừa sắp xếp. Nếu HS không giải nghĩa được GV có thể giải nghĩa cho HS. công nhân: người lao động chân tay, làm việc ăn lương. nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lí. nhân loại: nói chung những người sống trên trái đất loài người. nhân ái: yêu thương con người nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình có nghĩa. nhân đức: có lòng thương người. nhân từ: có lòng thương người và hiền lành. HĐ2: Cá nhân: Bài 3: ( T17– SGK ) Đặt câu với mỗi từ ở bài tập 2. 4. Củng cố: - GV chốt lại nội dung. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc các từ ngữ, câu tục ngữ vừa tìm được và làm bài tập 4 trang 17 SGK. Chuẩn bị bài sau: “Dấu hai chấm” + Nhận xét tiết học. - 2 HS lê bảng mỗi HS tìm một loại, HS dưới lớp làm vào giấy nháp. + Có 1 âm: cô, chú, bố, mẹ, dì, cụ, kị + Có 2 âm: bác, thím, ông, anh, em.. - 2 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Hoạt động trong nhóm. a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu mến, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, xót xa, thương cảm. b. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương: hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, độc địa, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, bạo tàn, cay nghiệt, nghiệt ngã, ghẻ lạnh. c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu. d. Trái nghĩa với đùm bọc và giúp đỡ: Ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột, chèn ép. - Nhận xét, bổ sung các từ ngữ mà nhóm bạn chưa tìm được. - 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - HS trao đổi, làm bài. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung bài của bạn. - Lời giải. Tiếng “ nhân” có nghĩa là “ người”. Tiếng “ nhân” có nghĩa là “ lòng thương người” Nhân dân công nhân nhân loại nhân tài Nhân hậu nhân đức nhân ái nhân từ + Phát biểu theo ý hiểu của mình. + HS đọc yêu cầu. - HS làm vào VBT.Báo cáo kết quả. + Nhân dân VN rất anh hùng. + Mẹ em là công nhân nhà máy dệt. + Anh Phong là một nhân tài của đất nước. + Ê- đi – xơn đã cống hiến nhiều phát minh có giá trị cho nhân loại. + Bà An là người sống rất nhân đức. Âm nhạc Đ/C MAI SOẠN GIẢNG Thứ năm, ngày 03 tháng 9 năm 2015 Đ/C GIANG SOẠN GIẢNG Thứ sáu, ngày 04 tháng 9 năm 2015 Tập làm văn Tiết 4: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục đích yêu cầu: - Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ). - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại đươc một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2). II. Đồ dùng dạy – học: + Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 (để chỗ trống) để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật. + Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? - Nhận xét. 3. Bài mới: a . Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Nhận xét: - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. - Chia nhóm HS, phát phiếu và bút dạ cho HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu. - Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận: 1.Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về: - Sức vóc: gầy yếu quá. - Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột. - Cánh: hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. - Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. 2. Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về: - Tính cách: yếu đuối. - Thân phận: tội ngiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt. * Kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó. HĐ2: Cá nhân: Bài 1: ( T24– SGK ) Đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc cho bô đội... - Yêu cầu HS đọc bài. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Chi tiết nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc? - Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình? + Các chi tiết ấy nói lên điều gì? + GV nhận xét. Bài 2: ( T24– SGK ) Kể lại - Cho HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên Ốc. - Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật. - Yêu cầu HS tự làm bài. GV giúp đỡ những HS yếu hay gặp khó khăn. - Yêu cầu HS kể chuyện. - Nhận xét, khen những HS kể tốt 4. Củng cố: - Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? - GV nói thêm: Khi tả nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm bài viết dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ nội dung đã học. 5. Dặn dò: - Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 3 HS tiếp nối nhau đọc. - Hoạt động trong nhóm. - 2 nhóm cử đại diện trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - HS tìm trong các bài đã học hoặc đã đọc ở trong báo. Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối.Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi. Những đặc điểm ngoại hình có thể đánh giá chị Chấm là một con người rất khỏe mạnh, tự nhiên, ngay thẳng và sắc sảo. - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và đoạn văn. - Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình. + Tác giả chú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc búi ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. + Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, quần ngắn tới gần đầu gối cho thấy chú bé là con một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả. + Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc. + Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà. - Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Quan sát tranh minh họa. Ví dụ 1: Ngày xưa, có một bà lão nghèo khó sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bà chẳng có nơi nào nương tựa. Thân hình bà gầy gò, lưng còng xuống. Bà mặc chiếc áo cánh nâu đã bạc màu và cái váy đụp màu đen. Mái tóc bà đã bạc trắng. Nhưng khuôn mặt bà lại hiền từ như một bà tiên với đôi mắt sáng. Bà thường bỏm bẻm nhai trầu khi bắt ốc, mò cua. Ví dụ 2: Hôm ấy bà lão quyết định rình xem ai đã mang đến điều kì diệu cho nhà bà. Bà thấy một nàng tiên nhẹ nhàng bước ra từ chum nước. Nàng mặc chiếc áo tứ thân đủ sắc màu. Khuôn mặt nàng tròn trịa, dịu dàng như ánh trăng rằm. Đôi tay mềm mại của nàng cằm chổi quét sân, quét nhà, cho lợn ăn rồi ra vườn nhặt cỏ, tưới rau. - Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo, trang phục, cử chỉ Toán Tiết 10: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I. Mục tiêu: - Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Biết viết các số đến lớp triệu. * Bài 1, bài 2, bài 3 (cột 2) II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng phụ: Đọc số Viết số Lớp triệu Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm triệu Hàng chục triệu Hàng triệu Hàng trăm Nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: - GV hỏi: hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? - Hãy kể tên các lớp đã học? - GV yêu cầu HS cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn. - GV giới thiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu. - GV hỏi: 1 triệu bằng mấy trăm nghìn? - Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - Bạn nào có thể viết số 10 triệu? - Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - GV giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu. - GV: Bạn nào có thể viết được số 10 chục triệu? - GV giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu. - 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - GV giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu. - Lớp triệu gồm mấy hàng là những hàng nào? HĐ2: Cá nhân: Bài 1: ( T13– SGK ) Đếm thêm từ 1 triệu đến 10 triệu Bài 2: ( T13– SGK ) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: GV hướng dẫn bài mẫu. - Nhận xét. Bài 3: ( T13– SGK ) Viết các số và cho biết - GV yêu cầu HS tự đọc và viết các số bài tập yêu cầu. - GV nhận xét. 4. Củng cố: - Thi đua viết số có sáu, bảy, tám, chín chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài “ Triệu và ” 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 1.Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu: - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Lớp đơn vị, lớp nghìn. - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp: 100 1 000 10 000 100 000 1 000 000 - 1 triệu bằng 10 trăm nghìn. - Có 7 chữ số, chữ số 1 và sáu chữ số 0 đứng bên phải số 1. - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. - Có 8 chữ số, một chữ số 1 và bảy chữ số 0 đứng bên phải số 1. - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. - HS cả lớp đọc: 1 trăm triệu. - Có 9 chữ số, một chữ số 1 và tám chữ số 0 đứng bên phải số 1. - HS nghe giảng. - Lớp triệu gồm ba hàng là hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. + HS đọc yêu cầu. - HS đếm thêm từ 1 triệu đến 10 triệu - Nhận xét. + HS quan sát bài mẫu và tự làm vào vở. - HS lên bảng. Số cần điền: 30 000 000, 40 000 000, 50 000 000, 60 000 000, 70 000 000, 80 000 000, - 2 HS lên bảng làm bài (mỗi HS viết một cột số), HS cả lớp làm bài vào vở. 15 000, 7 000 000, 36 000000, 900 000 000 - HS cả lớp. Chính tả: Nghe - viết Tiết 2: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. Mục đích yêu cầu: - Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định. - Làm đúng BT2 và BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy – học: Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc. - Nhận xét về chữ viết của HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Tìm hiểu bài: HĐ1: Hướng dẫn nghe – viết chính tả: - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. + Nội dung bài học nói lên điều gì? Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. * Viết chính tả - GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu. * Soát lỗi và nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2 ( T16– SGK ) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK. Gọi HS nhận xét, chữa bài. + Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. sau – rằng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem. - Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi. - Truyện đáng cười ở chi tiết nào? Bài 3: ( T17– SGK ) GV có thể chọn bài a hoặc b. a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS giải thích câu đố. b) Tiến hành tương tự như phần a 4. Củng cố: - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Nghe – viết Cháu nghe câu chuyện của bà; phân biệt tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã - Nhận xét tiết học. - Hát - Ngan con, dàn hàng ngang, giang, mang lạnh, bàn bạc, - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. + Sinh cõng bạn đi học suốt mười năm Tuyên Quang, ki- lô- mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, .. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. + Nghe GV đọc và viết bài. - HS dùng bút chì, đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào VBT. - Nhận xét, chữa bài. - Truyện đáng cười ở chi tiết: Ông khách ngồi ở hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông, nhưng thực chất là bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS tự làm bài. Lời giải: chữ sáo và sao. Dòng 1: Sáo là tên một loài chim. Dòng 2: bỏ sắc thành chữ sao. - Lời giải: chữ trăng và trắng. Kể chuyện Tiết 2: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục đích yêu cầu: - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. II. Đồ dùng dạy – học: Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK trang 18. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS kể lại câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể - Nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Tìm hiểu bài: HĐ1: GV hướng dẫn HS khai thác lại nội dung chuyện: - GV đọc diễn cảm toàn bài thơ - Gọi HS đọc bài thơ. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi + Bà lão nghèo làm gì để sống? + Con Ốc bà bắt có gì lạ? + Bà lão làm gì khi bắt được Ốc? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi. + Khi rình xem, bà lão thấy điều gì kì lạ? + Khi đó, bà lão đã làm gì? + Câu chuyện kết thúc như thế nào? HĐ2: Hướng dẫn kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện: - Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? - Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1. - Chia nhóm HS, yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe. - Kể trước lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày. + Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể. - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp. 4. Củng cố: GV củng cố nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu. - Hát - 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện và nêu ý nghĩa của truyện - Lắng nghe - 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn thơ, 1 HS đọc toàn bài. + Bà kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. + Nó rất xinh, vỏ biêng biếc xanh, không giống như ốc khác. + Thấy Ốc đẹp, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước. - Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau đã nhặt cỏ sạch. + Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra + Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên + Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ yêu thương nhau như hai mẹ con. a. Hướng dẫn kể chuyện bằng lời của mình. - Là em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện, với câu chuyện cổ tích bằng thơ này, em dựa vào nội dung truyện thơ kể lại chứ không phải là đọc lại từng câu thơ. - 1 HS khá kể lại, cả lớp theo dõi b.HS kể chuyện theo cặp hoặc nhóm. - HS kể theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. Mỗi nhóm kể 1 đoạn. + Nhận xét lời kể của bạn theo cá tiêu chí c. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện: - 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - HS ngồi cạnh nhau trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Câu chuyện nói về tình yêu thương lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương Ốc không nỡ bán. Ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. Duyệt của tổ trưởng Nguyễn Thị Thu Thủy Kĩ thuật Tiết 2: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU ( tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). II. Đồ dùng dạy – học: - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: - Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải
Tài liệu đính kèm: