Giáo án Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016

Mỹ thuật.

Tiết 12: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI SINH HOẠT

I. Mục tiêu:

 - Hiểu đề tài sinh hoạt qua những hoạt động diễn ra hằng ngày.

 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài sinh hoạt.

 - Có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.

 - HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; t­ duy phê phán.

II. Đồ dùng dạy-học:

 - GV: Tranh của hoạ sĩ và của thiếu nhi về đề tài sinh hoạt.

 - HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy-học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

b/ Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:

- Giới thiệu tranh của hoạ sĩ và tranh của thiếu nhi trước lớp kết hợp đặt câu hỏi:

 + Các bức tranh vẽ nội dung gì?

 + Các hình ảnh có trên tranh thể hiện hoạt động gì?

 + Hoạt động đó diễn ra ở đâu?

 - Kết luận hoạt động 1, kết hợp chỉ vào tranh.

c/ Hoạt động 2: Cách vẽ:

 - Giới thiệu tranh quy trình và thao tác từng bước vẽ:

+ Tìm chọn nội dung vẽ, phác các mảng chính phụ.

+ Tìm hình ảnh chính phụ vẽ vào các mảng chính phụ sao cho phù hợp.

+ Chỉnh sửa chi tiết.

+ Tơ màu theo ý thích. Màu vẽ đậm, nhạt

- Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước

d/ Hoạt động 3: Thực hành:

 - Tổ chức cho HS thực hành.

 - Theo dõi, giúp đỡ HS.

e/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:

 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.

 - Nêu các yêu cầu cần nhận xét.

 - Cho HS chọn bài vẽ tốt.

 - Kết luận, đánh giá, xếp loại từng sản phẩm.

4. Củng cố:

+ GV củng cố bài học.

- Cho HS nêu các bước vẽ tranh.

- Liên hệ, giáo dục.

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.

5. Dặn dò:

 Chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. - Trưng bày dụng cụ học tập.

- Quan sát, trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Quan sát, theo dõi.

- Quan sát, theo dõi.

- Quan sát, nhận xét.

- Thực hành vẽ.

- Quan sát, theo dõi.

- Nhận xét, góp ý.

- Cá nhân chọn.

- 2 – 3 em nêu.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

 

doc 13 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 9 tháng 11 năm 2015
Toán :
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố về nhân chia với 10, 100, 1000
- Biết áp dụng tính chất kết hợp để tính nhanh kết quả.
- Biết tìm thừa số, số hạng chưa biết. Giải bài toán có lời văn 
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
Chuẩn bị nội dung học tập 
III. Các hoạt động dạy-học 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
2 em lên tìm một số từ cùng nghĩa với trung thực 
3. Bài mới:
Giới thiệu: giáo viên nêu ghi bảng
Hoạt động 1: ôn lại cách nhân với số có một chữ số các tính chất giao hoán kết hợp của phép cộng và phép nhân 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
Gv ghi đề lên bảng học sinh làm bài bảng con,nhận xét sửa sai
Bài tập 2: Gv phát phiếu học tập –học sinh làm bài 
Đánh giá một số phiếu 
 x + 345 = 890 6 × x = 5682
345 – x = 123 x : 4 = 7890
Bài 3 : HS đọc bài toán – nêu tóm tắt 
Làm bài vào vở - thu một số vở chấm –nhận xét 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Để tìm được có bao nhiêu ki lô gam trước hết ta phải tìm gì ?
4. Củng cố: 
+ GV củng cố bài học. 
5. Dặn dò: 
Hệ thống nội dung bài hướng dẫn học ở nhà – nhận xét giờ học 
Học sinh nêu 5-6 HS 
Bài tập 1: HS thảo luận làm bài vào bảng con
4 em lên làm bảng lớp .
35 × 6 + 65 × 6 
= (35 + 65 ) × 6 
= 100 × 6 
=600
25 × 4 + 2 × 200 
= (25 × 4) + (2 × 200)
= 100 + 400 
= 500
5 × 5 × 8 
= 5 × (5 × 8 )
= 5 × 40 
=200
Bài tập 2: Tìm x 
Kết quả :
x = 545 x = 947
x = 222 x = 31560
Bài tập 3 : 
Tóm tắt :
1 bao : 786 kg - > 9 bao : ...kg ? 
1 bao : 234 kg -> 4 bao :kg ?
Tất cả: ...kg?
Bài giải
9 bao đựng số ki lô gam là :
786 × 9 = 7074 ( kg)
4 bao đựng số ki lô gam là :
4 × 234 = 936 ( kg ).
Tất cả có số ki lô gam là :
7074 + 936 = 8010 (kg)
Đáp số : 8010 kg
Ngoại ngữ
Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG
Mỹ thuật.
Tiết 12: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu đề tài sinh hoạt qua những hoạt động diễn ra hằng ngày.
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài sinh hoạt.
 - Có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.
 - HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
 - GV: Tranh của hoạ sĩ và của thiếu nhi về đề tài sinh hoạt.
 - HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giới thiệu tranh của hoạ sĩ và tranh của thiếu nhi trước lớp kết hợp đặt câu hỏi: 
 + Các bức tranh vẽ nội dung gì?
 + Các hình ảnh có trên tranh thể hiện hoạt động gì?
 + Hoạt động đó diễn ra ở đâu?
 - Kết luận hoạt động 1, kết hợp chỉ vào tranh.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ:
 - Giới thiệu tranh quy trình và thao tác từng bước vẽ:
+ Tìm chọn nội dung vẽ, phác các mảng chính phụ.
+ Tìm hình ảnh chính phụ vẽ vào các mảng chính phụ sao cho phù hợp.
+ Chỉnh sửa chi tiết.
+ Tơ màu theo ý thích. Màu vẽ đậm, nhạt
- Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước
d/ Hoạt động 3: Thực hành:
 - Tổ chức cho HS thực hành.
 - Theo dõi, giúp đỡ HS.
e/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
 - Nêu các yêu cầu cần nhận xét.
 - Cho HS chọn bài vẽ tốt.
 - Kết luận, đánh giá, xếp loại từng sản phẩm.
4. Củng cố: 
+ GV củng cố bài học. 
- Cho HS nêu các bước vẽ tranh.
- Liên hệ, giáo dục.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
5. Dặn dò: 
 Chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Trưng bày dụng cụ học tập.
- Quan sát, trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung.
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- Quan sát, theo dõi.
- Quan sát, theo dõi.
- Quan sát, nhận xét.
- Thực hành vẽ.
- Quan sát, theo dõi.
- Nhận xét, góp ý.
- Cá nhân chọn.
- 2 – 3 em nêu.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
Thứ ba, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Lịch sử
Tiết 12: CHÙA THỜI LÝ
I. Mục tiêu:
Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
- Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
- Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
* HS năng khiếu:
Mô tả ngôi chùa mà HS biết.
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
- Ảnh chụp phóng to chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng phật A- di –đà(Nếu có)
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. 
- Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
- Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa?
- GV nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
Thời gian nào đạo Phật vào nước ta và vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật. Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài: “Chùa thời Lý”. GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
*GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật. (Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ. Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của dân ta). 
Hoạt động 1: Cả lớp: 
- GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật . . rất thịnh đạt. ”
- GV đặt câu hỏi: Vì sao nói: “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?”
- GV nhận xét Kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kién phương Bắc đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. 
Hoạt động 2: Nhóm: 
GV phát phiếu học tập cho HS
- GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng: 
a. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £
b. Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật £ 
c. Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £ 
d. Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £
- GV nhận xét, Kết luận: Đáp án: a, b, c là đúng. 
Hoạt động 3: Cá nhân: 
- GV mô tả chùa Keo, chùa Một Cột, tượng Phật A- di- đà (có ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. 
- GV yêu cầu vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết (chùa làng em hoặc ngôi chùa mà em đã đến tham quan). 
- GV nhận xét và Kết luận. 
4. Củng cố: 
- GV củng cố bài học. 
*Chùa thời Lý là một trong những đóng góp của thời đại đối với nền văn hóa, kiến trúc, điêu khắc của dân tộc Việt Nam. Trình độ xây dựng chùa chiền đó phản ánh sự phát triển của dân tộc về mọi phương diện. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó. 
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)”. 
- Nhận xét tiết học. 
- Cả lớp hát. 
- Muốn cho con cháu đời sau được ấm no hạnh phúc. . . 
- Long Đỗ, Tống Bình, Đông Kinh, Đông Đô, Đại La, Hà Nội. 
- Nhận xét, bổ sung. 
1. Đạo Phật dưới thời Lý. 
- HS đọc. 
- Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. 
2. Vai trò của chùa thời Lý. 
- HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. 
- Vài HS mô tả(kết hợp quan sát tranh)
- HS khác nhận xét. 
- HS đọc bài học. 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Nắm vững cách nhân một số với một tổng ,nhân với số có 2 chữ số ,nhân với 11
- Biết giải toán có lời văn dạng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Chuẩn bị phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Bài 1: Áp dụng nhân một số với một tổng để tính kết quả 
36 ] 11 28 ] 11 
59 ] 11 67 ] 11
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm 
- Lớp và GV nhận xét. 
Bài 2: Tính 
- GV phát phiếu cho học sinh.
- Gv thu một số phiếu nhận xét.
Bài 3 :
132 bộ 
Phòng1: 
Phòng 2 : 
1896 bộ 
Học sinh giải vào vở 
Giáo viên thu một số vở nhận xét
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS đọc yêu cầu bài
- Lớp làm bài bảng con.
36 ] 11 = 36 ] ( 10 + 1 ) = 36 ] 10 + 36 ] 1
= 360 + 36 = 396
 28 ] 11 = 28 ] (10 + 1 ) = 28 ] 10 + 28 ] 1
 = 280 + 28 =308
- HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm vào phiếu học tập
27 ] 11 = 297 46 ] 11 = 506 
23 ] 11 = 253 87 ] 11 = 957 
34 ] 11 = 374 52 ] 11 = 572
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
Giải
Số bộ ở phòng 1 là :
( 1896 + 132 ) : 2 = 1014 (bộ )
Số bộ ở phòng 2 là :
1014 - 132 = 882 ( bộ )
 Đáp số : Phòng 1 : 1014 bộ ;
 Phòng 2 : 882 bộ
Tiếng việt
LUYỆN : TÍNH TỪ
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS ôn tập củng cố về: 
- Tính từ, biết khái niệm về tính từ và xác định được tính từ trong các văn bản cho trước. 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu ghi sẵn bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Bài 1: Tìm các tính từ có trong khổ thơ sau
 Thời gian chạy qua tóc mẹ 
 Một màu trắng đến nôn nao
 Lưng mẹ cứ còm dần xuống 
 Cho con ngày một thêm cao.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 2: Luyện viết một văn có các tính từ sau :
Cao, thấp, ngon, xinh, đẹp, vàng, đỏ.
- Làm bài vào vở 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm 
- Giáo viên thu một số vở nhận xét 
4. Củng cố: 
- Hệ thống nội dung bài hướng dẫn học ở nhà – nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: 
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh trao đổi nhận xét trình bày kết quả : 
Các tính từ có trong khổ thơ là :
Trắng, nôn nao, cao, còm 
Đặt câu với từ vừa tìm 
Ví dụ :
Mẹ mua cho em cái áo trắng tinh.
Chị em đã cao lên được một mét .
- HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh suy nghĩ và chọn lựa từ ngữ để viết được một đoạn văn có các từ đã cho. Biết liên kết tạo thành một đoạn văn chặt chẽ
HS đọc bài viết của mình lớp nhận xét góp ý, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Thứ tư, ngày 11 tháng 11 năm 2015
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
MÍT TINH NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
ĐỒNG CHÍ MAI SOẠN GIẢNG
Kỹ thuật
Tiết 12: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay:
Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
+ Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì. .
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu quy trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải?
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
Hôm nay, chúng ta tiếp tục học bài: “Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa”. GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 3: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- GV nhận xét, củng cố lại cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
+ Bước 1: Gấp mép vải. 
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. 
- GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS. 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
- GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: 
 + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật. 
 + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
4. Củng cố: 
- GV củng cố bài học. 
5. Dặn dò: 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu túi rút dây”. 
+ Khâu viền đường gấp mép vải thực hiện theo 3 bước. . . 
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- HS theo dõi. 
- HS thực hành. 
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. 
Luyện từ và câu:
LUYỆN: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
I. Mục đích yêu cầu:
Tính từ, biết khái niệm về tính từ và xác định được tính từ trong các văn bản cho trước. 
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
Phiếu ghi sẵn bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy-học 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Giới thiệu: giáo viên nêu ghi bảng
Bài 1: Xếp các tính từ sau theo thứ tự nhóm từ chỉ : Tính chất, màu sắc, hình dáng, kích thước 
Trắng, to, vàng hoe, sặc sỡ, nhỏ, thông minh, chăm chỉ, mảnh mai, tím tím 
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: Nối từ đúng nghĩa của nó 
GV treo bài đã viết sẵn lên bảng phụ, phát phiếu cho học sinh .
Gv hướng dẫn HS nên đọc kỹ yêu cầu để tìm nghĩa thích hợp của từng từ sau đó mới nối 
Nhận xét chốt lại lời giải giải đúng, đọc lại bài giải đúng
4. Củng cố: 
+ GV củng cố bài học. 
5. Dặn dò: 
Hệ thống nội dung bài hướng dẫn học ở nhà – nhận xét giờ học 
- HS đọc yêu cầu bài,
- Học sinh trao đổi nhận xét trình bày kết quả : 
- Lớp nhận xét và chốt lời giải đúng 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh suy nghĩ và chọn lựa từ 
Ngữ thích hợp để nối cho chính xác 
Chí tình 
Ý muốn bền bỉ, mạnh mẽ, quyết khắc
phục mọi 
rở ngại khó khăn, thực hiện mục đích cao đẹp của cuộc sống .
Chí thân
Hết sức nguy hiểm 
Chí khí 
Hết sức có lý, hết sức đúng 
Chí hiếu 
Hết sức công bằng không chút thiên vị 
Chí công
Có tính cảm hết sức chân thành và sâu sắc.
Chí nguy
Rất mực có hiếu 
Chí lý 
Hết sức thân thiết 
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2015
Đạo đức
Tiết 12: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I. Mục tiêu: 
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
- SGK Đạo đức lớp 4.
- Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
III. Các hoạt động dạy-học 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiềt kiệm thời giờ”. 
 + Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân. 
- GV nhận xét. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. Những việc làm nào thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”. GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
*Khởi động: 
 Hát tập thể bài “Cho con” Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. 
 + Bài hát nói về điều gì?
 + Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng?
Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: 10’
“Phần thưởng”–SGK / 17 - 18. 
- GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong tiểu phẩm “Phần thưởng”. 
- GV phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm. 
 + Đối với HS đóng vai Hưng. 
ïVì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa được thưởng?
 + Đối với HS đóng vai bà của Hưng: 
ï “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
- GV Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK): 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày. 
- GV Kết luận: Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
 + Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/19): 
 - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
 Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của nhỏ trong tranh. 
òNhóm 1: Tranh 1
òNhóm 2: Tranh 2
- GV Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. 
 4. Củng cố: 
+ GV củng cố bài học. 
- Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Em đã làm được gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20).
- Một số HS thực hiện. 
- HS nhận xét. 
- HS tự trả lời. 
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. 
+ Vì em yêu quý bà, . . . 
+ Bà cảm thấy rất vui. . . 
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS trao đổi trong nhóm (5 nhóm)
+ HS báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung. 
+ HS thảo luận theo nhóm. 
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
+ Nhận xét, trao đổi. 
+ HS đọc ghi nhớ. 
LUYỆN : KỂ CHUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu.
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài ,có nhân vật có sự việc ,cốt truyện ( mở bài , diễn biến, kết thúc).
 - Diễn đạt thành câu , trình bày sạch sẽ,độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ).
II. Đồ dùng dạy- học.
	- Đề bài, dàn ý vắn tắt của bài văn kc.
III. Các hoạt động dạy- học.
 1. Ổn định tổ chức :KTSS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của hs.
 3. Bài mới : giới thiệu ghi bài
 +. Đề bài: Học sinh chọn 1 trong 3 đề bài sau để làm bài: ( HS không làm lại đề buổi sáng )
- Đề 1: Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo, và một bà tiên. 
- Đề 2: Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền.Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
- Đề 3 : Kể lại câu chuyện " Vua tàu thuỷ" Bach Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
+. Dàn ý: Gv dán lên bảng.
	+ Mở bài: - Gián tiếp
	 - Trực tiếp
	+ Thân bài: Kể theo trình tự thời gian hoặc không gian.
	+ Kết bài: - Mở rộng
	 - Không mở rộng.
+. Hs viết bài.
 Gv thu bài. 
4. Củng cố. GV nhận xét giờ
5. Dặn dò : VN học bài chuẩn bị bài sau
Giáo dục tập thể
Tiết 12: SƠ KẾT TUẦN - AN TOÀN GIAO THÔNG. CHỦ ĐỀ 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lại hoạt động trong tuần rút ra những ưu, nhược điểm chính để HS có hướng phấn đấu trong tuần tới. 
- Hs hiểu được ý nghĩa của ngày 20 – 11, hiểu công lao dạy dỗ của thầy cô đối với người học sinh. Hs có ý thức trân trọng ngày 20 – 11. Có thái độ kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa trong SGK. Sách kỹ năng sống lớp 4
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhắc nhở chung.
3. Dạy bài mới:
a) GT bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
b) HĐ1: Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. 
+ Yêu cầu từng tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ .
+ Lớp trưởng tập hợp ý kiến chung.
 + Nhận xét hoạt động của lớp, sau đó báo cáo GV.
c) HĐ2: GV nhận xét hoạt động chung của lớp, rút ra những ưu khuyết điểm chính
*/ Gv tổ chức cho Hs nói về ý nghĩa của ngày 20 – 11.
*/ Yêu cầu Hs nêu những công việc giảng dạy của các thầy cô giáo trong nhà trường
+ Thấy được những công việc vất vả của thầy cô, con có bổn phận và thái độ như thế nào đối với các thầy cô giáo?
- GV nhận xét.
c,HĐ 2: An toàn giao thông. Chủ đề 4: lựa chọn đường đi xe đạp an toàn.
Làm bài tập 3,4
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau
- Hát
- Từng tổ báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua. 
(về học tập, về việc thực hiện nề nếp, đạo đức)
- Các tổ khác bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Hs nối tiếp nêu.
- Lần lượt nhiều em phát biểu
- 1 vài em nêu chủ đề
- Hs trả lời câu hỏi.
Duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Tài liệu đính kèm:

  • docBC 4 tuan 12.doc