Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt

Toán

LUYỆN TẬP

I- Mục tiêu

- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trư¬ớc.

- Rèn KN xác định trung điểm của đoạn thẳng.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học

II- Đồ dùng dạy - học

GV : Th¬ước thẳng- 1 tờ giấy HCN nh¬ư BT 2.

HS : VBT

III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra:

- Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm thế nào?

3. Bài mới:

* Bài 1(T10-VBT):

- Học sinh quan sát hình vẽ trong vở bài tập

- Xác định trung điểm của các đoạn thẳng

- Để xác định trung điểm của các đoạn thẳng đó ta làm thế nào?

- Đo độ dài đoạn AB.

- Chia độ dài đoạn AB, BC, CD, AD thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần

dài mấy cm?

AM = MB , BN = NC,

 CP = PD, DQ = QA

Bài 2(10)

Đọc yêu cầu bài

- Đo đoạn thẳng AB

- Đo độ dài đoạn MN

- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau

- Đánh dấu trung điểm của đoạn AB, MN ?

- Nhận xét.

* Bài 3(T10-VBT):Thực hành.

- Lấy tờ giấy hình chữ nhật ABCD, (Gấp đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC

- T. theo dõi giúp đỡ HS

4. Củng cố:

- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?

5. Dặn dò:

- VN học bài. - Hát

- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau.

- Đo và nêu độ dài các đoạn thẳng AB BC, CD, AD

- Học sinh đo và nêu

- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau.

- Xác định trung điểm của đoạn thẳng

- AB = 4 cm

- MN = 6cm

- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau.

- Lấy trung điểm C, P

+ HS làm vở- HS chữa bài.

A C B

M P N

+HS thực hành như VBT

- Gấp giấy HCN - ABCD Gấp đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC) rồi đánh dấu

 +Trung điểm I của đoạn AB.

 +Trung điểm K của đoạn DC

- 2 HS thực hành gấp trên bảng

- HS nêu

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2017
Tiếng việt
LUYỆN ĐỌC: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu	
- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài: Ở lại với chiến khu
- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi để nắm được nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước không ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. Đồ dùng dạy - học 
 GV : SGK
	 HS : SGK	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Đọc bài : Ở lại với chiến khu
- T. nhận xét, đánh giá
3.Bài mới:
a. HĐ1: Đọc tiếng
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn
- Đọc ĐT cả bài
b. HĐ 2 : Đọc hiểu
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?
c. HĐ 3 : Thi đọc diễn cảm 
- Cho HS thi đọc diễn cảm
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
+ Đọc nối tiếp 4 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất
- Cả lớp đọc ĐT cả bài
+ HS đọc thầm toàn bài
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
- Các nhóm thi đọc diễn cảm
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất
- GV nhận xét 	
4. Củng cố:
 - GV nhận xét giờ học 
 5. Dặn dò: - Về nhà luyện đọc tiếp
Toán
LUYỆN: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I- Mục tiêu: Củng cố cho HS hiểu : 
- Thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước
- Trung điểm của đoạn thẳng.
II- Đồ dùng dạy - học 
GV : Thước thẳng- Phấn màu
HS : Vở BT
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra Vở BT
3. Bài mới:
*Bài 1(T9-VBT): Viết tên các điểm vào chỗ chấm
- Ba điểm thẳng hàng là 3 điểm nào ?
- M là điểm ở giữa hai điểm nào ?
- N là điểm ở giữa hai điểm nào ?
- O là điểm ở giữa hai điểm nào ? 
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 (T9-VBT): Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Cho HS làm vào vở
- Câu nào đúng đánh dấu X
- Gọi HS nối tiếp lên chữa bài trên bảng
* Bài 3(T9-VBT): - Đọc đề?
- Cho HS làm bài
- T. theo dõi, giúp đỡ HS
- T.nhận xét
4. Củng cố:
- Đánh giá giờ học. 
5. Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Đọc y/c
- HS quan sát hình vẽ T 9 suy nghĩ rồi làm vào vở BT
a, Ba điểm thẳng hàng là: A, M, B. 
 D, O, B 
 D, N, C.
 M, O, N
b, M là điểm ở giữa 2 điểm A và B
- N là điểm ở giữa 2 điểm C và D
- O là điểm ở giữa 2 điểm M và N
( hoặc ở giữa 2 điểm D và B)
- HS chữa bài trên bảng
- Đọc đề 
- Làm vở bài tập
Các câu đúng là: b; d, e.
 câu sai: a, c, g.
- HS chữa bài & giải thích vì sao đúng, sai.
 *Quan sát hình vẽ & nêu tên các trung điểm.....
- HS làm vào vở, 1 số em chữa trên bảng
a. Trung điểm đoạn thẳng AB là điểm O 
- M là trung điểm của đoạn thẳng CD 
- N là trung điểm của đoạn thẳng EG
- I là trung điểm của đoạn thẳng HK
b.Trong các đoạn thẳng AB, CD, EG, HK:
- Đoạn thẳng có độ dài lớn nhất là EG
- Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là CD và HK.
Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2017
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu
- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- Rèn KN xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II- Đồ dùng dạy - học 
GV : Thước thẳng- 1 tờ giấy HCN như BT 2.
HS : VBT
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm thế nào?
3. Bài mới:
* Bài 1(T10-VBT):
- Học sinh quan sát hình vẽ trong vở bài tập
- Xác định trung điểm của các đoạn thẳng
- Để xác định trung điểm của các đoạn thẳng đó ta làm thế nào?
- Đo độ dài đoạn AB...
- Chia độ dài đoạn AB, BC, CD, AD thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần 
dài mấy cm?
AM = MB , BN = NC,
 CP = PD, DQ = QA
Bài 2(10)
Đọc yêu cầu bài 
- Đo đoạn thẳng AB 
- Đo độ dài đoạn MN 
- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau
- Đánh dấu trung điểm của đoạn AB, MN ?
- Nhận xét.
* Bài 3(T10-VBT):Thực hành.
- Lấy tờ giấy hình chữ nhật ABCD, (Gấp đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC
- T. theo dõi giúp đỡ HS
4. Củng cố:
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
5. Dặn dò:
- VN học bài.
- Hát
- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau.
- Đo và nêu độ dài các đoạn thẳng AB BC, CD, AD
- Học sinh đo và nêu
- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau.
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng 
- AB = 4 cm
- MN = 6cm
- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau.
- Lấy trung điểm C, P
+ HS làm vở- HS chữa bài.
A C B 
M P N
+HS thực hành như VBT 
- Gấp giấy HCN - ABCD Gấp đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC) rồi đánh dấu
 +Trung điểm I của đoạn AB.
 +Trung điểm K của đoạn DC 
- 2 HS thực hành gấp trên bảng 
- HS nêu 
Đạo đức
Tiết 20: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu biểu lộ tình cảm đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- HS có thái độ thân ái, hữu nghị, tôn trọng với các bạn thiếu nhi các nước khác.
- Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ
- GDKNS: Hợp tác, chia sẻ 
II. Tài liệu và phương tiện:
- Các tài liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
III. Các hoạt động dạy học:
- Khởi động: GV bắt nhịp cho HS sinh hát bài "Tiếng chuông và ngọn cờ" của nhạc sĩ Phạm tuyên.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trẻ em có quyền kết bạn với những ai?
GV nhận xét
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
HĐ 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc những tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
*Mục tiêu: Tạo cho HS thể hiện được quyền bày tỏ ý kiến được thu nhận thông tin được tự do kết giao bạn bè.
* Tiến hành
- GV nêu yêu cầu
- HS trưng bày tranh ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- Cả lớp xem, nghe các nhóm giới thiệu.
- GV nhận xét, khen các nhóm, HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu.
HĐ 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết vơi thiếu nhi các nước.
* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua ND thư.
* Tiến hành.
- GV yêu cầu HS viết theo nhóm.
- HS thảo luận.
+ Sự lựa chọn vào quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào.
- GV theo dõi HS hoạt động.
+ ND thư sẽ viết những gì?
- Tiến hành viết thư.
- Thông qua ND thư mà ký tên tập thể vào thư.
- Cử người sau giờ học đi gửi.
HĐ 3: Bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
* Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
* Tiến hành: HS múa, hát, đọc thơ về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
* Kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống song đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ.
4. Củng cố:
- GV hệ thống KT.
- Đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017
Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT: CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. Mục tiêu: + Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chú ở bên Bác Hồ. 
- Làm bài tập chính tả: Điền vần uôt / uôc.
- Rèn chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học : 
 Bảng phụ, bảng con
III.Các hoạt động dạy - học :	
1. Ổn định tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra : Vở chính tả 
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hướng dẫn HS viết
- T. đọc mẫu bài Chú ở bên Bác Hồ.
- T. hướng dẫn nhận xét:
 +Khi nhắc đến chú thái độ của ba mẹ ra sao? 
+ Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ?
 + Trong đoạn viết có những chữ nào khó viết ?
- Cho HS đổi nháp, kiểm tra
- T. Nhận xét, chỉnh sửa cho HS
b. HS viết bài
- T. đọc cho HS viết bài
- T. đọc soát lỗi
- Chấm bài, nxét
 c. Bài tập: Điền vần uôc/ uôt
- Ăn không rau như đau không thuốc 
- Cơm tẻ là mẹ ruột.
- Cả gió thì tắt đuốc
- Thẳng như ruột ngựa.
- T. nhận xét chốt lời giải đúng
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: 
- Về nhà sửa lỗi sai trong bài.
- HS theo dõi SGK
- 2 HS đọc lại + Lớp đọc thầm	
- Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con là chú đã hi sinh....
- Vì họ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho Tổ quốc....
- HS nêu & viết ra nháp: 
Kon Tum, Đăk Lăk, Bác Hồ, Trường Sơn,.....
- HS đổi nháp, kiểm tra bài của bạn
- HS viết vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
- HS tự chữa lỗi
+ HS nêu y/c
- HS làm bài vào vở, chữa bài
- Các bạn nhận xét, bổ sung
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 GIỮ VỆ SINH LÀNG XÃ PHỐ PHƯỜNG 
I. Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh làng xã phố phường.
- Quan tâm giữ gìn làng xã phố phường. 
II- Đồ dùng dạy - học:
 - Bộ tranh vệ sinh môi trường.
III. Hoạt động dạy - học 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Cho học sinh quan sát tranh. 
- Gv kết luận: Đáp án: So với làng, xã, ở hình 4a và làng xã ở hình 4b có những điểm khác nhau:
 + Rác đổ bừa bãi.
 + Trâu bò phóng uế.
 + Lợn thả rông.
 + Nhiều bụi rậm.
 + Trẻ em đại tiện ở cạnh bụi cây.
 + Cây to bị chặt.
- Sống ở nơi mất vệ sinh như vậy, theo em người dân ở đây có thể mắc những bệnh gì? Tại sao?
- Gv nhận xét.
b. Hoạt động 2: Thực hiện giữ vệ sinh làng xã phố phường.
- Giao cho các nhóm tranh. 
- Gv nhận xét.
+ Các nhóm thảo luận: Nơi em ở, em và người dân ở đó đã làm gì để giữ vệ sinh sạch sẽ làng xã của mình?
- Gv nhận xét, kết luận.
4. Củng cố: 
- Cho học sinh nêu nội dung bài học.
5. Dặn dò:
-Về nhà học bài và áp dụng vào thực tế.
- Quan sát tranh và nêu những điểm khác nhau giữa làng, xã, phố phường đảm bảo vệ sinh?
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm trả lời.
- Nghe.
- Thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm quan sát tranh, thảo luận những việc học sinh và người dân ở cộng đồng có thể làm để cho làng xã phố phường sạch đẹp hơn.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Thảo luận và trả lời theo nhóm.
- Nghe.
- Nêu nội dung bài học.
- Về học bài.
Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 20 : THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
- Vẽ và tô màu 1 số cây.
- GD HS ó ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
- GDKNS: hợp tác, chia sẻ
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK - 76, 77.
- Các cây có ở sân trường, vườn trường.
- Giấy, hồ gián 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra
- Không kiểm tra.
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
HĐ 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
* Mục tiêu: 
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra được sự đa rạng của thực vật trong tự nhiên.
* Tiến hành
- Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn 
+ GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho các nhóm. 
- HS quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên ( nhóm trưởng điều khiển).
+ GV giao NV quan sát 
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực của mình
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
+ Chỉ và nói tên từng bộ phân.
+ Chỉ ra và nói tên từng bộ phận.
- Bước 3: Làm việc cả lớp:
+ GV yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đến từng nhóm để nghe báo cáo 
- Các nhóm báo cáo 
* Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân lá, hoa và quả.
- GV gọi HS giới thiệu các cây trong hình 76, 77 
- HS giới thiệu 
HĐ 2: Làm việc cá nhân 
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu 1 số cây
* Cách tiến hành: 
* Bước 1:
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì ra để vẽ 1 vài cây mà các em quan sát được.
- HS vẽ vào giấy sau đó tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày
- Từng cá nhân dán bài của mình lên bảng 
- HS giới thiệu về bức tranh của mình.
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
4. Củng cố: 
- Hệ thống KT
- Lớp nghe.
- Đánh giá tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt
LUYỆN: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu
	- Luyện kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tuần vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
II. Đồ dùng dạy - học 
 GV : Mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung.
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
- Kể lại chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng.
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
3.2 Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1(20) - Nêu yêu cầu BT
- Cho cả lớp đọc thầm lại bài Báo Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội"
- T. nhắc HS :
+Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục:
 1. Học tập
 2. Lao động. Trước khi vào báo cáo cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn....”
+Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình.
+Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
- GV nhận xét, đánh giá
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- Nhận xét
+ Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội " hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua.
- Cả lớp đọc thầm lại bài Báo Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội"
- HS làm việc theo tổ, các thành viên trong tổ trao đổi, thống nhất kết quả học tập & lao động của tổ trong tuần 
- Cho nhiều HS đóng vai tổ trưởng báo cáo
- Nhận xét, góp ý
- Bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất
4. Củng cố
	- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài.
Duyệt của tổ trưởng
Phạm Thị Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIEU TUAN 20.doc