I. MỤC TIÊU :
* Giúp HS nắm được :
- Cách viết thương của phép chia dưới dạng phân số.
- Cách chuyển hỗn số thành phân số và ngược lại.
- Cách rút gọn phân số và so sánh phân số.
* Giúp HS vận dụng vào làm một số bài tập có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Toán nâng cao 5.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
đã học. Thứ hai ngày 04 tháng 01 năm 2010 Toán Ôn tập I. Mục tiêu: * Giúp HS - Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính, củng cố về cộng, trừ, nhân chia số thập phân. - Củng cố về cách tính diện tích hình tam giác, hình thang. II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang. - 2 HS nêu, lớp nhận xét. - Nhận xét, chốt kiến thức đúng. 2. Dạy học bài mới : Bài 1: Tìm x a) x - 8,6 = 38,7 b) x + 18,7 = 50,5 : 2,5 c) x – 1,27 = 13,5 : 4,5 d) 7,9 – x = 2,5 e) x – 5,2 = 1,9 + 3,8 g) x + 2,7 = 8,7 + 4,9 - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. - 2 HS nêu, lớp nhận xét. Bài 2: Viết công thức tính diện tích hình thang dưới dạng tổng quát và nêu các thành phần của công thức. - Yêu cầu HS viết và nêu miệng. - HS trình bày miệng. - Nhận xét. Bài 3: Tính diện tích hình thang, biết: Độ dài hai đáy lần lượt là 12,4cm và 10,2cm ; chiều cao là 7cm. b) Độ dài hai đáy lần lợt là 8,7cm và 9,8cm ; chiều cao 12,5cm. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. a) Diện tích HT là : (12,4 + 10,2) 7 : 2 = Bài 4: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là a và b, chiều cao h: a) a = 4,7cm ; b = 4,17cm ; h = 2,5cm. b) a = 6,3m ; b = 5,4m ; h = 6,4m. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 5: Số HS lớp 5A là 36, trong đó có 12 HS nữ. Tính tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS nam. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Giải : Tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS nam là : 12 : (36 - 12) = 0,5 0,5 = 50% Bài 6: Lớp 5a có 36 học sinh trong đó có 12 nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Giải : Tỉ số % giữa số học sinh nữ và số học sinh cả lớp là: 12 : 36 = 0,3333... = 33,33% Bài 7: Lớp 5 A có 12 học sinh nữ chiếm 48% số học sinh cả lớp. Tính số học sinh lớp 5A? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. Giải Số học sinh lớp 5A là: 12 : 48 x 100 = 25 học sinh Bài 8: Một hình tam giác vuông có diện tích bằng 24 cm2. Một cạnh góc vuông bằng 6cm Hỏi cạnh góc vuông còn lại bằng bao nhiêu cm? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. Giải Cạnh góc vuông còn lại dài là: 24 x 2 : 6 = 8 ( cm) 3. Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2010 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: * Giúp HS - Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang và hiành tam giác thông qua một số bài tập. ii. đồ dùng dạy học : - VBT Toán 5 tập II II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS kiểm tra việc làm bài tập của nhau trong nhóm bàn. - HS thực hiện yêu cầu của GV. - Nhận xét tinh thần học tập của HS. 2. Dạy học bài mới : Bài 1, 6: - Cho HS làm bài cá nhân. - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình thang. - 2 HS nhắc lại. Bài 2, 6: - Cho HS làm bài cá nhân. - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Giải : Đáy lớn hình thang là : 26 + 8 = 34 (m) Chiều cao hình thang là : 26 – 6 = 20 (m) Diện tích thửa ruộng hình thang là : (34 + 26) 20 : 2 = 600 (m2) Thửa ruộng đó thu hoạch được số thóc là : 600 : 100 70,5 = 423 (kg) Đáp số : 423kg Bài 3, 6 : - Yêu cầu HS viết công thức tính diện tích hình thang. - HS viết công thức tính diện tích hình thang. - GV hướng dẫn HS thành lập công thức tính chiều cao từ công thức tính diện tích hình thang. h = S 2 : (a + b) - Cho HS làm bài cá nhân. - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Giải : Đổi 20m2 = 2000dm2 a) Chiều cao của hình thang là : 2000 2 : (55 + 45) = 40 (m) b) Trung bình cộng hai đáy của một hình thang là : 7 : 2 = 3,5 (m) Bài 4, 7 : - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm bàn để thực hiện yêu cầu của bài tập. - HS thảo luận theo nhóm bàn khoảng 3’ - Yêu cầu HS trình bày kết quả bài làm của mình. - HS trình bày, nhận xét lẫn nhau. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Đáp số : 8cm2 Bài 1 ; 7 : - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm bàn để thực hiện yêu cầu của bài tập. - HS thảo luận theo nhóm bàn khoảng 3’ - Yêu cầu HS trình bày kết quả bài làm của mình. - HS trình bày, nhận xét lẫn nhau. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Đáp số : Hình A. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích của hình vuông, HCN, hình tam giác và hình thoi. Bài 2 ; 8 : - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS làm bài cá nhân, 3 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Đáp số : a) 40cm2 b) 10,23cm2 c) m2 - Yêu cầu HS nhác lại cách tính diện tích hình tam giác. Bài 3 ; 8 : - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS làm bài cá nhân, 1em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Đáp số : 4cm2 Bài 4 ; 8* : - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS làm bài cá nhân, 3 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Giải : Diện tích của HCN cũ là : 16 10 = 160 (m2) Diện tích của HCN mới là : (16 + 4) 10 = 200 (m2) Diện tích của HCN mới so với diện tích của HCN ban đầu tăng số phần trăm là : 200 : 160 100 % – 100% = 25% 3. Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn lại cách tính diện tích các hình đã học. Thứ tư ngày 13 tháng 01 năm 2010 Toán Các bài toán về dãy số i. mục tiêu : - Giúp HS: + Nắm được các quy luật thường gặp của dãy số. + Nắm được phương pháp giải từng dạng bài Các bài toán về dãy số và vận dụng vào làm một số bài tập. ii. Đồ dùng dạy học : - Toán nâng cao 5. iii. hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài : - Giới thiệu bài, nêu nhiệm vụ của tiết học. 2. Dạy học bài mới : 2.1. Kiến thức cần ghi nhớ : - GV yêu cầu HS ghi nhớ một số quy luật thường gặp sau : - HS lấy ví dụ minh hoạ : + Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng (hoặc trừ) với một số tự nhiên d + 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; + Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân (hoặc chia) với một số tự nhiên q khác 0. + 1 ; 2 ; 4 ; 8 ; 16 ; hoặc 27 ; 9 ; 3 ; 1. + Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước nó. + 2 ; 3 ; 5 ; 8 ; 13 ; + Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với số tự nhiên d rồi cộng với số thứ tự của số hạng ấy. + 1 ; 2 ; 3 ; 8 ; 14 ; 21 ; + Số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự. + 1 ; 2 ; 6 ; 24 ; 2.2. Cách giải chung : - Xác định quy luật của dãy, áp dụng quy luật để làm bài. - HS ghi nhớ cách làm. 2.3. Các bài toán mẫu : Dạng 1 : Điền thêm số hạng vào trước, sau hoặc giữa một dãy số Bài 1 : - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - HS làm bài theo nhóm bàn. - Các nhóm trình bày kết quả, bổ sung, nhận xét lẫn nhau. - Nhận xét, chốt kết quả đúng : Ta thấy : 4 = 1 + 3 ; 7 = 3 + 4 ; 11 = 4 + 7 ; v.v Suy ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước. Vậy 3 số hạng cần viết thêm là : 18 ; 29 ; 47. Ta thấy : 6 = 0 + 2 + 4 ; 12 = 2 + 4 + 6 ; 22 = 4 + 6 +12 ; v.v Suy ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng ba số hạng đứng trước nó. Vậy 3 số hạng cần viết thêm là : 40 ; 74 ; 136. Ta thấy : 7 = 3 + 3 + 1 ; 12 = 7 + 4 + 1 ; v.v Suy ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng của số hạng đứng trước cộng với số thứ tự rồi cộng thêm 1. Vậy 3 số hạng cần viết thêm là : 18 ; 25 ; 33 Ta thấy : 6 = 2 3 ; 24 = 6 4 ; v.v Suy ra quy luật của dãy là : Số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự. Vậy 3 số hạng cần viết thêm là: 120 ; 720 ; 5040 Bài 2 : - GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài (HS có thể làm theo kiểu liệt kê), 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. a) Hoặc : Số hạng thứ 10 là 21 = 2 10 + 1 Số hạng thứ 9 là 2 9 + 1 Số hạng thứ 8 là 2 8 + 1 Suy ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng của dãy bằng 2 thứ tự của số hạng trong dãy rồi cộng với 1. Vậy số hạng đầu tiên của dãy là : 2 1 + 1 = 3 b) Ta thấy : 64 = 8 8 ; 81 = 9 9 ; 100 = 10 10. Suy ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng bằng số thứ tự nhân với số thứ tự của số hạng ấy. Vậy số hạng đầu tiên của dãy là : 1 1 = 1 Dạng 2 : Xác định số a có thuộc dãy đã cho hay không. Bài 1 : - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. Số 18 có thuộc dãy 0, 2, 4, 6, , 22, 24, 26, 28, 30 vì : Đây là dãy số chẵn mà 0 < 18 < 30 Số 64 có thuộc dãy 1, 4, 9, 16, , 144, 169 vì các số hạng trong dãy này đều chia hết cho 8 ; 64 cũng chia hết cho 8. Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, xác định quy luật của từng dãy số rồi làm bài. - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. Số 50 không thuộc dãy vì : số hạng thứ nhất của dãy là 90 mà 90 > 50. Các số trong dãy đều chia hết cho 5 mà 133 không chia hết cho 5 nên 133 không thuộc dãy đã cho. Số 1996 không thuộc dãy vì các số hạng trong dãy chia cho 3 đều dư 2 còn 1996 chia cho 3 dư 1. Cả ba số 666, 1000, 9999 đều không thuộc dãy đã cho vì : + Mỗi số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng liền trước nhân với 2. Cho nên các số hạng (kể từ số hạng thứ ba) đều có số hạng liền trước là số chẵn mà 666 : 2 = 333 là số lẻ. Nên số 666 không thuộc dãy. + Các số hạng của dãy đều chia hết cho 3 mà 1000 không chia hết cho 3. + Các số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ hai) đều chẵn mà 9999 là số lẻ. 2.4. Bài tập tự luyện : - Yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3 - Dặn HS về ôn lại các quy luật thường gặp và làm các bài tập phần bài tập tự luyện. Thứ sáu ngày 15 tháng 01 năm 2010 Toán Luyện tập chung i. mục tiêu : - Giúp HS: + Rèn kĩ năng vẽ hình tròn và tính chu vi hình tròn thông qua làm một số bài tập. ii. Đồ dùng dạy học : - VBT Toán 5 tập II iii. hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang. - 2 HS nêu, lớp nhận xét. - Nhận xét, chốt kiến thức đúng. 2. Dạy học bài mới : Bài 1, 2, 3trang 9 ; 10 : - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm bài cá nhân. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng. Bài 1,2,3 trang 11 : - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân. - HS làm bài cá nhân, 3 em lên bảng (Mỗi em làm 1 bài) - Nhận xét, chốt kiến thức đúng. + Bài 1 : 3,768cm ; 5,024dm ; 1,413m + Bài 2 : 31,4m ; 16,955dm ; 2,826cm + Bài 3 : 3,768m - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi của hình tròn. Bài 1 ; 11 : - Cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Đáp án : 113,04cm ; 253,712dm ; 9,42m - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi của hình tròn. Bài 2, 12 : - Cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Giải : a) Đường kính : 3,14 : 3,14 = 1 (m) b) Bán kính : 188,4 : 2 : 3,14 = 30(cm) - Yêu cầu HS nêu cách tìm đường kính, bán kính khi biết chu vi của hình tròn. Bài 3 ; 12 : - Cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Đáp số : a) 2,512 m b) 25,12m ; 502,4m ; 2512m * Nhận xét, dặn dò : - HS về ôn lại cách tính chu vi hình tròn. Thứ hai ngày 18 tháng 01 năm 2010 Toán Luyện tập chung i. mục tiêu : - Giúp HS: + Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn thông qua làm một số bài tập. ii. Đồ dùng dạy học : - VBT Toán 5 tập II iii. hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình tròn, tính đường kính, bán kính khi biết chu vi. - 2 HS nêu, lớp nhận xét. - Nhận xét, chốt kiến thức đúng. 2. Dạy học bài mới : Tiết 97 : Bài 1, 2 : - Cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng (mỗi em làm 1 bài). - Nhận xét chốt kết quả đúng. + Đáp án : Bài 1 : 16,6106cm2 ; 0,1256dm2 ; 0,785m2 Bài 2 : 52,7834cm2 ; 271,5786dm2 ; 0,5024m2 Bài 3 : - Cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 1 em lên bảng. - Nhận xét chốt kết quả đúng. + Đ/s : 132,665m2 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích của hình tròn. Tiết 98 : Bài 1, 2 : - Cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng (mỗi em làm 1 bài). - Nhận xét chốt kết quả đúng. + Đáp án : Bài 1 : Bài 2 : 125,6cm 1,57m 31,4cm 9,42m 1256cm2 0,19625m2 78,5cm2 7,065m2 - Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình tròn. Bài 3 : - Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm bàn. - HS thảo luận nhóm để làm bài. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS trình bày, nhận xét lẫn nhau : Tính diện tích HCN, diện tích hình tròn => diện tích phần đã tô đậm của hình là diện tích HCN trừ đi diện tích hình tròn. - Nhận xét, chốt kết quả đúng : C Tiết 99 : Bài 1 : + Độ dài của sợi dây thép chính là độ dài của hình gì ? + Chính là độ dài của 2 hình tròn đường kính 9cm. - Cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng. - Nhận xét chốt kết quả đúng. + Đ/s : 56,52cm Bài 2 : - Cho HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 2 em lên bảng. - Nhận xét chốt kết quả đúng. + Giải : Bán kính hình tròn lớn là : 40,82 : 2 : 3,14 = 6,5 (m) Bán kính hình tròn lớn dài hơn bán kính hình tròn bé là : 6,5 – 5 = 1,5 (m) * Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - HS về ôn lại cách tính diện tích của hình tròn. Thứ sáu ngày 22 tháng 01 năm 2010 Toán Luyện tập chung i. mục tiêu : - Giúp HS: + Giúp HS củng cố lại cách giải toán về tỉ số % thông qua biểu đồ hình quạt. Luyện tập về tính diện tích các hình đã học thông qua một số bài tập cụ thể. ii. Đồ dùng dạy học : - VBT Toán 5 tập II iii. hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình thang, hình tam giác. - 2 HS nêu, lớp nhận xét. - Nhận xét, chốt kiến thức đúng. 2. Dạy học bài mới : Tiết 100 : Bài 1: - Cho HS tự làm bài. - HS làm bài cá nhân, 1 em nêu miệng kết quả và giải thích cách làm. - Nhận xét, chốt kết quả đúng : a) 20em. b) 10em c) 8em d) 2em Bài 2: - Thực hiện tương tự như bài 1. Tiết 101: Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. + Giải : Diện tích hình 1 là : 40 30 = 1200 (m2) Diện tích hình 2 là : 40 60,5 = 2420 (m2) Diện tích của khu đất là : 2420 + 1200 = 3620 (m2) Đáp số : 3620m2 Bài 2 : - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. + Giải : Diện tích mảnh đất đó là : 50 20,5 + 40,5 10 = 1430 (m2) Đáp số : 1430m2 Tiết 102: 5m Bài 1: 5m 6m Ta chia mảnh đất thành các hình như hình vẽ bên. Diện tích của H.1 là : 7 (16 – 6 - 5) = 35 (m2) Diện tích hình 2 là : 6 (16 - 5) = 66 (m2) Diện tích hình 3 là : 16 5 = 80 (m2) Diện tích của mảnh đất là : 35 + 66 + 80 = 181 (m2) 6m 7m 16m 1 2 3 3. Củng cố – dặn dò : (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm tiếp BT2 trang 19 tiết 102. Thứ ngày tháng năm 2009 Toán Các bài toán về dãy số (tiếp theo) i. mục tiêu : - Giúp HS: + Nắm được các quy luật thường gặp của dãy số. + Nắm được phương pháp giải từng dạng bài Các bài toán về dãy số và vận dụng vào làm một số bài tập. ii. Đồ dùng dạy học : - Toán nâng cao 5. iii. hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS kiểm tra chéo việc làm bài tập của nhau trong nhóm bàn. - HS kiểm tra chéo việc làm bài tập của nhau trong nhóm bàn. - Gọi các nhóm trưởng báo cáo kết quả. - HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả. - GV chữa bài 3 (Bài tập tự luyện) : Ta đánh số các ô theo thứ tự như sau : 496 996 ô1 ô2 ô3 ô4 ô5 ô6 ô7 ô8 ô9 ô10 Theo điều kiện đề bài ta có : 496 + Ô7 + Ô 8 = 1996 Ô7 + Ô8 + Ô9 = 1996 Vậy Ô9 = 496. Từ đó ta tính được : Ô8 = Ô5 = Ô2 = 1996 – (496 + 996) = 504 Ô7 = Ô4 = Ô1 = 996 và Ô3 = Ô6 = 496 Điền vào ta được dãy số : 996 504 496 996 504 496 996 504 496 996 2. Dạy học bài mới : * Dạng 3 : Tìm số số hạng của dãy Phương pháp giải : - HS ghi nhớ. Số số hạng của dãy = Số khoảng cách + 1 Nếu dãy số là dãy cách đều d đơn vị thì : Số các số hạng của dãy = (Số hạng cuối – số hạng đầu) : d + 1 Bài 1 : - Yêu cầu HS xác định quy luật của dãy rồi vận dụng công thức để làm bài. - HS làm bài cá nhân. 2 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng : 1, 3, 5, 7, , 21, 23 Đây là dãy số cách đều 2 đơn vị. Số số hạng của dãy là : (23 - 1) : 2 + 1 = 12 (số hạng) 2, 4, 6, 8, 10, , 20, 22. Đây là dãy số cách đều 2 đơn vị. Số số hạng của dãy là : (22 - 2) : 2 + 1 = 11 (số hạng) 0, 5, 10, , 20, 25. Đây là dãy số cách đều 5 đơn vị. Số số hạng của dãy là : (25 - 0) : 5 + 1 = 6 (số hạng) d) 8, 16, 24, , 64, 72 Đây là dãy số cách đều 8 đơn vị. Số số hạng của dãy là : (72 - 8) : 8 + 1 = 9 (số hạng) Bài 2 : - Tổ chức tương tự bài 1. - HS tự làm câu a. 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng : a) Đây là dãy cách đều 3 đơn vị. Số số hạng trong dãy là : (68 - 11) : 3 + 1 = 20 (số hạng) b) GV gợi ý : Ta có thể minh hoạ dãy số gồm 15 số hạng như sau :11, 14, 17, ..., x trong đó x là số hạng cần tìm. - HS tìm hiểu đề bài. + Giữa 2 số hạng thì có mấy khoảng cách ? + Có 1 khoảng cách. + 1 khoảng cách ứng với mấy đơn vị ? + 1 khoảng cách ứng với 3 đơn vị. - GV tóm tắt : 1 khoảng cách : 3 đơn vị. Đó cũng chính là hiệu giữa 2 số hạng liền nhau. + 15 số hạng ứng với mấy khoảng cách? + 15 số hạng ứng với (15 - 1) khoảng cách. - GV tóm tắt : 1 khoảng cách : 3 đơn vị. 14 khoảng cách : đơn vị ? - Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để tìm hiệu của số đầu và số cuối. - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng + Giải : Theo câu a đây là dãy cách đều 3 đơn vị. 15 số hạng gồm có : 15 – 1 = 14 (khoảng cách) Số hạng cuối hơn số hạng đầu là : 14 3 = 42 (đơn vị) Số hạng thứ 15 của dãy là : 11 + 42 = 53 c) Giải : Theo câu a đây là dãy cách đều 3 đơn vị. 1996 số hạng gồm có : 1996 – 1 = 1995 (khoảng cách) Số hạng cuối hơn số hạng đầu là : 1995 3 = 5985 (đơn vị) Số hạng thứ 15 của dãy là : 11 + 5985 = 5996 * GV tiểu kết, chốt công thức : Nếu dãy số là dãy cách đều d đơn vị thì cách tìm số hạng thứ n như sau : Số hạng đầu + (n - 1) d Bài 3 : - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn và tìm số nhỏ nhất có 3 chữ số và số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 4 là những số nào ? - HS thảo luận nhóm 3 phút - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - HS trình bày, nhận xét, bổ sung cho nhau : Số hạng đầu là 100, số hạng cuối là 996 + Vậy số có 3 chữ số chia hết cho 4 lập thành dãy số như thế nào ? + Vậy số có 3 chữ số chia hết cho 4 lập thành dãy số có số hạng đầu là 100, số hạng cuối là 996 và mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng kề trước cộng với 4. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Giải : Số nhỏ nhất có 3 chữ số chia hết cho 4 là 100, số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 4 là 996. Như vậy : Các số có 3 chữ số chia hết cho 4 lập thành một dãy có số hạng đầu là 100, số hạng cuối là 996 và mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng kề trước cộng với 4. Vậy số có 3 chữ số chia hết cho 4 là : (996 - 100) : 4 + 1 = 225 (số) Đáp số : 225 số Bài 4 : - Yêu cầu HS đọc kĩ đề. - HS đọc đề bài. + Từ 1 đến 1996 có mấy loại số ? + Từ 1 đến 1996 có 4 loại số : số có 1, 2, 3, 4 chữ số. - Yêu cầu HS làm bài. - HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. + Giải : Dãy số người đó đã viết là : 1239 1011121399 100101102999 100010011996 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Số các chữ số trong nhóm 1 là : (9 - 1) + 1 = 9 (chữ số) Số các chữ số trong nhóm 2 là : ((99 – 10) + 1 ) 2 = 180 (chữ số) Số các chữ số trong nhóm 3 là : ((999 - 100) + 1) 3 = 2700 (chữ số) Số các chữ số trong nhóm 4 là : ((1996 - 1000) + 1) 4 = 3988 (chữ số) Số các chữ số người ấy đã viết là : 9 + 180 + 2700 + 3988 = 6877 (chữ số) Đáp số : 6877 chữ số - GV có thể hướng dẫn HS giải bằng cách tìm số có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số, 4 chữ số có bao nhiêu số rồi nhân với số chữ số - HS tìm cách giải khác. * GV nhận xét, lưu ý HS : Có 9 số có 1 chữ số, 90 số có 2 chữ số, 900 số có 3 chữ số, - HS ghi nhớ. * Nhận xét, dặn dò : - Yêu cầu HS về nhà làm bài 4, 5, 6. Bài tập tự luyện. Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010 Toán Luyện tập chung i. mục tiêu : - Giúp HS: + Nắm được cách tính diện tích một số hình đã học. + Nhận biết đặc điểm của Hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng công thức để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. ii. Đồ dùng dạy học : - Toán nâng cao 5. iii. hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS kiểm tra việc làm bài tập của nhau trong nhóm bàn. - HS kiểm tra chéo việc làm bài tập của nhau. - Nhận xét tinh thần học tập của HS. 2. Dạy học bài mới : Tiết 103 : Bài 1 : - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. + Kết quả : 8cm - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chiều cao khi biết diện tích và đáy của tam giác. - HS nêu : Lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho đáy. Bài 2 : - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. + Giải : Diện tích nền căn phòng đó là : 5,6 5 = 28 (m2) Diện tích tấm thảm trải trong căn phong đó là : 4 4 = 16 (m2) Diện tích phần nền căn phong không được trải thảm là : 28 – 16 = 12 (m2) Bài 3 : + Muốn tính chu vi của sân vận động ta phải tính gì ? + Tính chu vi của hình tròn đường kính 50m rồi cộng với hai đoạn thẳng mỗi đoạn dài 110m - Yê
Tài liệu đính kèm: