Giáo án báo giảng Lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Tân Thành A3

TUẦN 26

Đạo đức

Tiết 26

Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật ký, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.

- HS giỏi biết: * Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.

 * Nhắc mọi người cùng thực hiện

II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài

- Kĩ năng tự trọng.

- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.

III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Tự nhủ.

- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

IV. Phương tiện dạy học

- Vở bài tập đạo đức, lá thư cho trò chơi đóng vai ( hoạt động 1, tiết 1 )

V. Tiến trình dạy học

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )

- Chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?

- Nhận xét bài cũ.

III.Dạy bài mới :

1.Giới thiệu bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 1 )

2.Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai

- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó.

Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh: “Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi”.

Nếu em là Minh, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao?

- Giáo viên yêu cầu 1 - 2 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác ( nếu không đủ thời gian để biểu diễn ) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình

- Cho học sinh thảo luận lớp:

+ Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?

+ Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?

* Giáo viên kết luận : Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau:

a) Điền những từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp.

Thư từ, tài sản của người khác là mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm

Mọi người cần tôn trọng riêng của trẻ em.

b) Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc làm sau đây vào 2 cột “Nên làm” hoặc “Không nên làm” liên quan đến thư từ, tài sản của người khác:

+ Tự ý sử dụng khi chưa được phép.

+ Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn.

+ Hỏi mượn khi cần.

+ Xem trộm nhật ký của người khác.

+ Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà.

+ Sử dụng trước, hỏi mượn sau.

+ Tự ý bóc thư của người khác.

- Giáo viên cho các nhóm thảo luận

- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy, bút dạ và phổ biến luật chơi: trong một thời gian, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm theo 2 cột: “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng

- nhận xét, đánh giá kết quả của mỗi nhóm

 Kết luận:

+ Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật.

Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.

+ Tôn trọng tài sản của người khác là Hỏi mượn khi cần ; chỉ sử dụng khi được phép ; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.

4.Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

- Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi:

• Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ?

• Việc đó xảy ra như thế nào ?

- Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.

4.Củng cố – Dặn dò :

GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài T2

 - Hát

- Học sinh trả lời

- Các nhóm thảo luận tìm cách xử lí cho tình huống, phân vai và tập diễn tình huống

- Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống.

- Các nhóm khác theo dõi

- Học sinh thảo luận

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Ông Tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép, ông cho Nam là người tò mò

- Học sinh thảo luận và trình bày kết quả.

- Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung

- Từng cặp học sinh trao đổi

- Học sinh trình bày.

 

doc 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án báo giảng Lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Tân Thành A3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
húng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật.
Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.
+ Tôn trọng tài sản của người khác là Hỏi mượn khi cần ; chỉ sử dụng khi được phép ; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
4.Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi:
Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ?
Việc đó xảy ra như thế nào ?
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
4.Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài T2
Hát
Học sinh trả lời 
Các nhóm thảo luận tìm cách xử lí cho tình huống, phân vai và tập diễn tình huống 
Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống.
Các nhóm khác theo dõi 
Học sinh thảo luận
Học sinh trả lời câu hỏi 
Ông Tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép, ông cho Nam là người tò mò
Học sinh thảo luận và trình bày kết quả.
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung 
Từng cặp học sinh trao đổi
Học sinh trình bày. 
Thứ ba, ngày  tháng  năm 201
Chính tả
Tiết 51
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I/ Mục tiêu :
Nghe –viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
Làm đúng bài tập 2b. 
II/ Chuẩn bị : 
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ có vần ưt/ưc.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. Viết đúng những tiếng có vần dễ lẫn ên/ênh. 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe viết 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai 
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
GV chấm-nhận xét. 
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
 * Bài tập2 b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở .
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.
Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông. 
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Chuẩn bị bài sau. 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Học sinh viết vào bảng con
HS viết bài chính tả vào vở
Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh
Toán 
Tiết 127
Làm quen với thống kê số liệu. 
I/ MỤC TIÊU :
Bước đầu làm quen với dãy số liệu. 
Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản). 
* Bài tập cần làm : 1 ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi sẵn BT1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu 
Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu 
Hình thành dãy số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong SGK và hỏi:
+ Hình vẽ gì ?
+ Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ?
Giáo viên giới thiệu: các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 127cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 118cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Dãy số liệu này có mấy số ?
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp.
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao.
+ Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
+ Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
+ Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Những bạn nào cao hơn bạn Anh ?
+ Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm đôi. 
Gọi học sinh hỏi-đáp
Giáo viên nhận xét.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh hoạ bài
Cho học sinh đọc số gao trong 5 bao. 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét. 
3.Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
Học sinh quan sát và trả lời 
+ Hình vẽ 4 bạn học sinh, có số đo chiều cao của 4 bạn.
+ Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là 122cm, 130cm, 127cm, 118cm. 
+ Số 122cm đứng thứ nhất trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Số 130cm đứng thứ hai trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Số 127cm đứng thứ ba trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Số 118cm đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Dãy số liệu này có 4 số 
+ Phong, Ngân, Anh, Minh 
+ Minh, Anh, Ngân, Phong 
+ Chiều cao của bạn Phong cao nhất
+ Chiều cao của bạn Minh thấp nhất
+ Phong cao hơn Minh 12cm
+ Những bạn cao hơn bạn Anh là Ngân, Phong
+ Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và Minh 
HS đọc 
+ Dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn Dũng, Hà, Hùng Quân là 129cm, 132cm, 125cm, 135cm. 
+ Bài toán yêu cầu dựa vào dãy số liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi. 
Học sinh trao đổi nhóm đôi. 
HS hỏi-đáp trước lớp. 
HS đọc 
Học sinh quan sát 
50kg; 35kg; 60kg; 45kg; 40kg. 
Học sinh làm bài
Theo thứ tự từ bé đến lớn là: 35kg; 40kg; 45kg; 50kg; 60kg. 
Theo thứ tự từ lớn đến bé là: 60kg; 50kg; 45kg; 40kg; 35kg.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 51
Tôm, cua
I/ MỤC TIÊU :
Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người. 
Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. 
II/ CHUẨN BỊ:
Các hình trong SGK trang 98, 99. 
Sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Côn trùng 
Côn trùng có mấy chân? 
Chân côn trùng có gì đặc biệt ?
Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? 
Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
Trên đầu côn trùng thường có gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôm và cua 
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con tôm hoặc con cua.
Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài tôm và cua
Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua
Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp 
Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Tôm, cua sống ở đâu ?
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua 
Nêu ích lợi của tôm và cua
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi:
+ Cô công nhân trong hình đang làm gì ?
Giáo viên giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua : Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp 
Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. 
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
4.Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Cá.
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh chia thành 2 nhóm chọn bài hát.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
+ Tôm, cua sống ở dưới nước
+ Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú.
+ Cua bể, cua đồng
+ Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
+ Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu.
 Học sinh lắng nghe
Thứ tư, ngày  tháng  năm 201
Thủ công
Tiết 26
Làm lọ hoa gắn tường (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU : 
Biết cách làm lọ hoa gắn tường . 
Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
II/ CHUẨN BỊ :
	GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Làm lọ hoa gắn tường
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm lọ hoa gắn tường 
16 ô
24 ô
3 ô
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình 
Giáo viên treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường lên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Giáo viên hướng dẫn: đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa ( H. 1 )
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt ( ở lớp một ) cho đến hết tờ giấy ( H. 2, H. 3, H. 4 )
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa ( H. 5 ). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V ( H. 6 )
Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn.
Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí.
Hoạt động 2: học sinh thực hành 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
4.củng cố, dặn dò: 
Chuẩn bị : Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 3 )
Nhận xét tiết học.
Hình 1 
Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
Tập đọc 
Tiết 78
Rước đèn ông sao
I. Mục đích yêu cầu
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ mới trong bài.
Hiểu nội dung : Trẻ em Việt nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc.
Bảng viết đoạn văn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 3 học sinh.
Nhận xét 
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Rước đèn ông sao
2.Luyện đọc. 
Gv đọc bài. 
Đọc nối tiếp từng câu. 
Chỉnh phát âm.
Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn luyện đọc câu văn. 
Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài. 
Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào? 
Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp? 
Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?
4.Luyện đọc lại. 
GV đọc lại bài. 
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
Cho HS thi đọc.
GV nhận xét, khen ngợi
5.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Về luyện đọc thêm và chuẩn bị ôn tập 
3 HS kể lại truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. .
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu. 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
(Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc đồng thanh cả bài. 
Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, nom rất vui mắt.
Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con
Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “tùng, tùng, tùng, dinh dinh!...”
- HS nghe. 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn. 
- HS thi đọc đoạn văn GV hướng dẫn. 
- 1 HS đọc cả bài. 
Toán 
Tiết 128
Làm quen với thống kê số liệu (tt)
I/ MỤC TIÊU :
Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê : hàng, cột. 
Biết cách đọc các số liệu của một bảng. 
Biết cách phân tích các số liệu của một bảng. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2. 
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ kẻ bảng thống kê bài tập 1 và 2. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu 
GV cho HS trả lời các câu hỏi BT4 – tiết 127. 
Nhận xét. 
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu 
Hoạt động 1: Làm quen với thống kê số liệu 
Hình thành bảng số liệu
Gia đình
Cô Mai
Cô Lan
Cô Hồng
Số con
2
1
2
Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số trong SGK và hỏi:
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
Bảng trên là bảng thống kê về số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
Đọc bảng số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Bảng thống kê số con của mấy gia đình ?
+ Gia đình cô Mai có mấy người con ?
+ Gia đình cô Lan có mấy người con ?
+ Gia đình cô Hồng có mấy người con ?
+ Gia đình nào có ít con nhất ?
+ Những gia đình nào có số con bằng nhau ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : (Tương tự bài 1)
4.Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
Học sinh quan sát và trả lời 
+ Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình.
+ Bảng có 4 cột và 2 hàng
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên của các gia đình.
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết số con của mỗi gia đình 
+ Bảng thống kê số con của ba gia đình: gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
+ Gia đình cô Mai có 2 người con
+ Gia đình cô Lan có 2 người con
+ Gia đình cô Hồng có 2 người con
+ Gia đình cô Lan có ít con nhất
+ Những gia đình có số con bằng nhau là gia đình cô Mai và cô Hồng.
HS đọc 
+ Bảng số liệu đưa ra tên các lớp được thống kê và số học sinh giỏi của từng lớp.
+ Bảng có 5 cột và 2 hàng
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các lớp được thống kê.
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh giỏi của từng lớp. 
+ Bài toán yêu cầu hãy dựa vào bảng số liệu trả lời câu hỏi. 
Học sinh làm bài
Lớp 3B có 13 HS giỏi. Lớp 3D có 15 HS giỏi. 
Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3 A 7 HS giỏi. 
Lớp 3D có nhiều HS giỏi nhất. Lớp 3B có ít HS giỏi nhất? 
Tập viết 
Tiết 26 
Ôn chữ hoa : T
I. Mục đích yêu cầu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Ng), V, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dòng) và câu ứng dụng: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với viết thường trong chữ ghi tiếng. 
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu chữ T viết hoa.
Tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ li. 
Tập viết 3. Bảng con, phấn. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra vở tập viết của HS. 
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét 
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn viết trên bảng con.
Tìm các chữ hoa có trong bài. 
GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết T, D, N (Nh). 
Cho HS viết vào bảng con các chữ : T, D, N (Nh).
Nhận xét – hướng dẫn thêm.
Gọi HS đọc từ ứng dụng.
GV giới thiệu: Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử nổi tiếng. 
Cho HS viết vào bảng con: Tân Trào. 
Nhận xét
Gọi HS câu ca dao.
Giảng giải câu ca dao. 
Cho HS viết bảng con: Tân Trào, giỗ Tổ 
Nhận xét
3.Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu bài viết.
Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
Chấm, nhận xét bài viết của HS.
4.Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học. 
Về nhà viết tiếp những phần chưa hoàn thành và viết tiếp phần luyện viết.
- 2 HS viết bảng lớp – HS lớp viết bảng con: Sầm Sơn 
- Các chữ hoa có trong bài : T, D, N (Nh) 
- HS nghe, quan sát.
- HS nhắc lại cách viết. 
- HS viết bảng con : T, D, N (Nh).
- HS đọc : Tân Trào 
- HS viết bảng con: Tân Trào. 
- HS đọc: Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- HS viết bảng con: Tân Trào, giỗ Tổ. 
- HS viết vào vở.
Chữ T: 1 dòng chữ nhỏ.
Chữ D và Nh: 1 dòng chữ nhỏ. 
Tên riêng Tân Trào : 1 dòng chữ nhỏ.
Câu ca dao: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
Thứ năm, ngày  tháng  năm 201
Toán 
Tiết 129
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ kẻ bảng thống kê số liệu BT1 và BT2. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu 
GV cho HS trả lời các câu hỏi BT3 – tiết 128
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
Nhận xét
Bài 2: 
Cho HS làm bài. 
Nhận xét.
Bài 3: Cho HS đọc và chọn đáp án đúng. 
Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
HS đọc 
Năm
2001
2002
2003
Số thóc
4200kg
3500kg
5400kg
b) Số cây thông và bạch đàn năm 2003 bản Na trồng được tất cả là: 
2540 + 2515 = 5055 (cây)
HS chọn:
A. 9 số. 
C. 60
Luyện từ và câu
Tiết 26
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
I/ Mục tiêu : 
Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội (BT1). 
Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (BT2). 
Đặt được dấu phẩy vào chỗ thich` hợp trong câu (BT3a/b/c). 
II/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
Giáo viên cho học sinh sửa lại bài tập đã làm.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Nhận xét bài cũ 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được học mở rộng vốn từ gắn với chủ điểm Lễ hội. Ôn luyện cách sử dụng dấu phẩy
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ : Lễ hội 
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu.
Giáo viên cho học sinh làm bài 
A
B
Lễ
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội. 
Hội
Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
Nhận xét
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Cho 3 nhóm học sinh lên bảng sửa bài.
Nhóm 1: Nêu tên một số lễ hội
Nhóm 2: Nêu tên một số hội
Nhóm 3: Nêu tên một số hoạt động trong lễ hội
Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
A
B
Tên một số lễ hội
Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa, 
Tên một số hội
Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, lùng tùng (xuống đồng), đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim

Tài liệu đính kèm:

  • doc26.doc