Giáo án bài dạy các môn khối 5

I - MỤC TIÊU

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài:

+ Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

3. Thuộc lòng một đoạn thư

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

 

doc 146 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy các môn khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Hoa hớn hở vì được điểm mười. Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt.
- Trường hợp một câu chứa một hoặc nhiều căp từ trái nghĩa:
+ Na cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt
+ Bác xan-trô vừa thấp vừa béo đi bên ngài Đôn Ki-hô-tê vừa cao vừa gầy trông rất buồn cười.
+ Bọn tí nhau đang trêu chọc nhau, đứa khóc, đứa cười inh ỏi cả nhà trẻ.
+ Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét tiết học; nhắc HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở BT1, 3
 Ngày dạy //.
 Tập làm văn
Tả cảnh
 (kiểm tra viết)
I – mục tiêu
HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh
II- Đồ dùng dạy - học
- Giấy kiểm tra
- Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo Thời gian
3. Kết bài: Nên lêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. ( 3phút )
- Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết kiểm tra
 -Ra đề 
Hoạt động 2 : HS viết bài ( 36 phút )
 HS chọn 1 trong những đề gợi ý ở tr.44, SGK HS viết bài
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tuần 5 (Luyện tập làm báo cáo thống kê), nhớ lại những điểm số xem có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê.
Ngày dạy //.
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I - mục tiêu
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
2. Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II- Đồ dùng dạy - học
Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ 
HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất, trả lời câu hỏi về bài đọc
-Giới thiệu bài
- GV giới thiệu tranh, ảnh những công trình xây dựng lớn của ta với sự giúp đỡ, tài trợ của nước bạn.
- GV: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của bè bạn năm châu. Bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nào tình cảm hữu nghi, tương thân tương ái của bè bạn nước ngoài (ở đây là chuyên gia Liên Xô) với nhân dân Việt Nam ta. (HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK)
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
	-1HS khá giỏi đọc toàn bàI 
- chia bài làm 4 đoạn để luyện đọc - mỗi lần xuống dòng xem là 1 đoạn. Đoạn 4 bắt đầu từ A-lếch-xây nhìn tôi.đến hết.
- 4HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc lại bàI .
B) Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm bàI và trả lời câu hỏi:
- Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
(Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng)
- Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
(HS cần nêu được đặc điểm về vóc dáng, trang phục, mái tóc, khuôn mặt..của nhân vật. Cụ thể: vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác)
- Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
(HS dựa vào nội dung bài học, kể lại diễn biến của cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây)
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
(HS trả lời theo nhận thức riêng của mình. VD: Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây, Em thấy đoạn văn này tả rất đúng về một người nước ngoài/..)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
	- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn theo hướng dẫn .
- Chọn đoạn 4 để luyện đọc. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý cách nghỉ hơi:
Thế là/A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra/nắm lấy bàn tay đầy dẫu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
	 -HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
	- Một vàI HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bình chon bạn đọc hay nhất. 
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Ngày dạy //.
Chính tả
I - mục tiêu
1. Nghe - viết đúng một đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc
2. Nắm được cach đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ ua.
II- Đồ dùng dạy - học
Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ 
HS chép các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó, nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
-Giới thiệu bài.
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 20 phút )
GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả; khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác.
- GV đọc HS viết bài .
- HS đổi chéo bài để soát lỗi. 
-GV chấm 1 số bài .
- GV nhận xét chung .
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13 phút )
Bài tập 2
- HS viết vào VBT những tiếng chứa ua, uô.
- Hai HS viết lên bảng, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Lời giải:
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
+ Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
Lưu ý: ở lớp 1, HS đã được giải thích tiếng quá gồm âm qu(quờ) + vần a. Do đó không phải là tiếng có chứa ua, uô.
- Cách đánh dấu thanh:
+ Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua - chữ u.
+ Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chinh uô - chữ ô.
Bài tập 3
HS đọc YC BT 
HS thảo luận cặp đôI – HS trình bày - HS khác NX
GV chốt bài đúng.
- GV chú ý giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ:
 Muôn người như một: ý nói đoàn kết một lòng
Chậm như rùa: quá chậm chạp
Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến 
Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ua/ uô
- GV nhận xét tiết học 
Ngày dạy //.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hoà bình
I - mục tiêu
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hoà bình
2. Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố.
II- Đồ dùng dạy - học
- Từ điển học sinh (hoặc một số trang phô tô), nếu có.
III - CáC HOạT ĐộNG DạY HọC :
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ 
HS làm lại BT3, 4, tiết LTVC tuần trước.
-Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 33 phút )
Bài tập 1
	- HS đọc YC BT.
	- HS thảo luận cặp đôI – 1 nhóm trình bày –nhóm khác NX.
	- GV chốt lời giảI đúng :
- Lời giải: ý b (trạng thái không có chiến tranh)
- Các ý không đúng:
+ Trạng thái bình thản: không biểu lộ xúc động. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người, không dùng để nói về tình hình đất nước hay thế giới.
+ Trạng thái hiền hoà, yên ả: yên ả là trạng thái của cảnh vật; hiền hoà là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người.
Bài tập 2
	- HS đọc YC BT.
	- HS thảo luận nhóm đôI -1 nhóm trình bày – nhóm khác NX .
	- GV chốt bàI đúng .
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ: thanh thản (tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ); thái bình (yên ổn không có chiến tranh, loạn lạc)
- Các từ đồng nghĩa với hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài tập 3
	- HS đọc YC BT .
	- HS hoạt động cá nhân.
- HS chỉ cần viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, không cần viết dài hơn.
- HS có thể viết về cảnh thanh bình của địa phương các em hoặc của một làng quê, thành phố các em thấy trên ti vi.
- 3-4 HS trình bày .- HS khác NX – GV sửa sai và lưu ý HS lựa chọn cảnh để miêu tả
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 	 ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt hoặc chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn viết.
Ngày dạy //.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I - mục tiêu
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe hay đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện)
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy - học
Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện	( 33 phút )
a) hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học
- Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài đã viết trên bảng lớp: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- GV nhắc HS: SGK có một số câu chuyện các em đã học (Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy) về đề tài này. Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK. Chỉ khi không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em mới kể những câu chuyện đó.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (VD: Tôi sẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh, tài giỏi, đã giúp vua đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước..)
b) HS thực hành KC và trao đổi về nội dung câu chuyện 
HS kể chuyện theo cặp và thi KC trước lớp
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	 ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà đọc trước 2 đề bài của tiết KC tuần 6 để tìm được một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước (đề 1) hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh (đề 2)
Ngày dạy //.
Tập đọc
Ê-mi-li, con..
(Trích)
I - mục tiêu
1. Đọc lưu loát toàn bài: đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Thuộc lòng khổ thơ 3, 4
II- Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ 
HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc, trả lời câu hỏi sau bài đọc
-Giới thiệu bài
Qua câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai học ở tuần trước, các em đã biết hành động dũng cảm của những người lính Mĩ chống lại hành động tàn bạo của quân đội nước họ. Bài thơ em, con..các em hôm nay cũng kể về hành động dũng cảm của một công dân Mĩ - chú Mo-ri-xơn. ngày 2 - 11-1965, chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu giữa thủ đô nước Mĩ để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam. Xúc động trước hành động của chú, nhà thơ Tố Hữu đã viết bà Ê-mi-li, conBài thơ gợi lại hình ảnh chú Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ, nơi chú tự thiêu vì nền hoà bình Việt Nam.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
- HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc: ghi lên bảng các tên riêng phiên âm để HS cả lớp luyện đọc: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- GV hướng dẫn HS đọcnối tiếp bài thơ theo từng khổ.
- Khổ 1: lời chú Mo-ri-xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê-mi-li - ngây thơ, hồn nhiên.
- Khổ 2: Lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn - giọng phẫn nộ, đau thương.
- Khổ 3: lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con - giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
- Khổ 4: mong ước của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại - giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ: sáng nhất, đốt, sáng loà, sự thật, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
- HS đọc theo cặp 
-4 HS đọc bài
b) Tìm hiểu bài 
- Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu (để gợi hình ảnh và hiểu tâm trạng hai cha con): giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động, giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên.
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
(HS đọc khổ thơ 2, trả lời: Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa - không “nhân danh ai” - “đốt bệnh viện, trường hoc”, “giết trẻ em”, “giết những cánh đồng xanh”)
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
(HS đọc khổ thơ 3, trả lời theo cách diễn lại lời thơ: Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”)
- Câu hỏi bổ sung: Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui”?
(Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện)
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
(HS đọc khổ thơ cuối, trả lời. VD: Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân dân vd. Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó/Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục/Chú Mo-ri-xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa..)
GV: Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam, làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác.
c) Đọc diễn cảm và HTL 
- Bốn HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ
- HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng các khổ thơ 3,4
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	 ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học 
- Khuyến khích HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ 
Ngày dạy //.
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I – Mục tiêu
1. Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng
2. Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn.
II- Đồ dùng dạy - học
- Một số tờ giấy A4
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 (5phút )
- kiểm tra bài cũ 
GV tự chọn nội dung kiểm tra
-Giới thiệu bài.
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập ( 32 phút )
Bài tập 1
	- HS đọc YC BT.
 - GV lưu ý HS : Đây là thống kê đơn giản (kết quả học tập của một người trong một tháng) nên HS không cần lập bảng thống kê mà chỉ cần trình bày theo hàng, VD:
Điểm trong tháng 10 của Nguyễn Hương Giang, tổ 1:
 	- Số điểm dưới 5: 0
- Số điểm từ 5 đến 6: 1
- Số điểm từ 7 đến 8: 4
- Số điểm từ 9 đến 10: 3
- HS làm cá nhân.
- 2 HS ở 2 tổ trình bày trên bảng – HS khác nhận xét –GV chốt y đúng.
Bài tập 2
	- HS đọc YC BT.
- Để lập được bảng thống kê theo yêu cầu của BT, GV lưu ý HS:
 + Trao đổi bảng thống kê kết quả học tập mà mỗi HS vừa làm ở BT 1 để thu thập đủ số liệu về từng thành viên trong tổ.
 + Kẻ bảng thống kê có đủ số cột dọc (ghi điểm số như phân loại ở BT 1) và dòng ngang (ghi họ tên từng HS)
- HS trao đổi cùng bạn lập bảng thống kê gồm 6 cột dọc và số hàng ngang phù hợp với số HS của tổ.
- Hai HS lên bảng thi kẻ bảng thống kê. Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng. 
Bảng thống kê kết quả học tập
(tổtháng.)
STT
Họ và tên
Số điểm
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
1
2
3
Tổng cộng
- Từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng hoặc thư ký điền nhanh vào giấy A4.
- Đại diện các tổ trình bày bảng thống kê. GV đề nghị các em rút ra nhận xét: kết quả chung của tổ, HS có kết quả tốt nhất, HS tiến bộ nhất
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	 ( 3 phút )
- GV hỏi HS về tác dụng của bảng thống kê (giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin: có điều kiện so sánh số liệu)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
Ngày dạy //.
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I - Mục tiêu
1. Hiểu thế nào là từ đồng âm
2. Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm
II- Đồ dùng dạy - học
Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt độngcó tên gọi giống nhau.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ 
HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (tiết LTVC trước)
-Giới thiệu bài
GV giới thiệu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Phần nhận xét ( 13 phút )
	HS đọc YC BT 2 , 3.
- HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu
- HS trình bày – HS khác NX –GV chốt lời giảI đúng :
- Lời giải:
+ Câu (cá): bắt cá, tômbằng móc sắt nhỏ (thường có mồi)
+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn..
- GV chốt lại: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm.
Hoạt động 3. Phần ghi nhớ ( 3 phút )
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Hai, ba HS không nhìn sách, nhắc lại nội dung ghi nhớ
Hoạt động 4. Phần luyện tập ( 16 phút )
Bài tập 1
- HS làm việc theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác NX – GV chốt lời giảI đúng
- Lời giải (HS chỉ cần nói được đúng ý, không cần chính xác đến từng từ ngữ):
+ Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
+ Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
+ Ba trong ba và má: bố (cha, thầy). Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên
Bài tập 2
HS làm việc độc lập .
- 3 HS làm trên bảng – HS khác NX –GV chốt câu đúng : 
VD:
- Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp/ Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta/ Từ trên máy bay nhìn xuống, những thửa ruộng trông như những ô bàn cờ.
- Nước con suối này rất trong/Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km.
Bài tập 3
- HS làm việc độc lập
- Cá nhân trình bày bàI làm – HS khác NX – GV chốt ý kiến đúng :
- Lời giải: Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền chỉ để tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch)
-GV lưu ý cách nhận diện từ đồng âm trong khi nói và viết .
Bài tập 4
	- HS đọc YC BT.
- HS thi giải câu đố nhanh.
- Lời giải:
+ Câu a: con chó thui: từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.
+ Câu b: cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng)
- Từ nào trong 2 câu đố trên là từ đồng âm ?
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò	 ( 3 phút )
- GV nhận xét tiết học 
- yêu cầu HS học thuộc 2 câu đố để đố lại bạn bè, người thân: tập tra Từ điển học sinh để tìm 2 - 3 từ đồng âm khác.
Ngày dạy //.
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I - Mục tiêu
1. Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn: biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy - học
- VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ 
GV chấm bảng thống kê (BT2, tiết TLV trước) trong vở của 2 - 3 HS.
-Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình
 ( 15 phút)
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình .
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
-Ưuđiểm: 
-Nhượcđiểm: ...
-Nêu lỗi cụ thể một số bài:
.................................
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau:
+ Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai)
Hoạt động 3. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài ( 18 phút )
GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau:
- Sửa lỗi trong bài:
+ HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.( Đọc bàI của ..)
+ HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
+ Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò	 ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao, những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. 
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để nhận đánh giá tốt hơn: cả lớp quan sát một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối, một mặt hồ), ghi những đặc điểm của cảnh đó để học tốt tiết TLV cuối tuần 6 - Luyện tập tả cảnh sông nước.
Ngày dạy //.
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I - Mục tiêu
1. Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn: biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp ghi các đề tài của tiết Tả cảnh (Kiểm tra viết) cuối tuần 4- 
-VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ 
GV chấm bảng thống kê (BT2, tiết TLV trước) trong vở của 2 - 3 HS.
-Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình
( 15 phút )
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình .
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
-Ưuđiểm: 
-Nhượcđiểm: ...
-Nêu lỗi cụ thể một số bài:
.................................
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau:
+ Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai)
Hoạt động 3. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài ( 18 phút )
GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau:
- Sửa lỗi trong bài:
+ HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.( Đọc bà

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Day du.doc