Giáo án An toàn giao thông 5

@ Kiến thức: - Hs biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến.

 - Hs hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quang trọng của biển báo hiệu GT.

@ Kĩ năng: Hs nhận bioết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.

@ Thái độ: Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.

 Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu GT

II. Đồ dùng dạy học

GV: 23 biển báo, 28 tấm bìa có viết tên biển báo

HS: quan sát trên đường đi, vẽ 2 – 3 biển báo thường gặp, chuẩn bị trình bày trước lớp và giải thích mình đã nhìn thấy biển báo đó ở đâu.

III. Hoạt động dạy – học

* Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới, để điều khiển người và phương tiện giao thông (PTGT) đi trên đường được an toàn. Trên các đường phố người ta đặt những cột biển báo hiệu GT. Vậy để giúp các em có hiểu biết về các biển báo. Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu bài "Biển báo hiệu giao thông đường bộ"

 

doc 17 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1393Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đường, vạch dừng xe, cụm vạch kẻ đường sát ngã tư, vạch liên tục có chữ "Dừng lại"
Tranh 2: Vạch dọc liền để phân làn, xe không được vượt qua. Vạch sọc ngang liền nhau, báo hiệu ô tô xe máy đi chậm lại.
Tranh 3: Cụm mũi tên chỉ các hướng đi.
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò
- Về nhà tìm hiểu và quan sát cọc tiêu, rào chắn. Học vào tiết 2
- Hs nhắc lại tựa bài.
+ Khi đi đường phải đi theo hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.
- Hs vừa hát vừa truyền hộp thư, khi có lệnh dừng Hs đang có hộp thư trong tay sẽ chọn và rút ra 1 phong bì và nói điều làm theo nội dung hiệu lệnh của biển báo đó. Tiếp tục chơi cho đến hết phong bì
- Hs tìm biển báo gắn vào tên của biển báo đó.
- Hs nêu ý nghĩa (3 em)
- Hs quan sát tranh: chỉ các loại vạch kẻ đường, cho biết vị trí, màu sắc, hình dạng của mỗi loại vạch.
+ Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí, chỗ dừng lại.
- Hs hoạt động nhóm: quan sát tranh và giải thích (4 em) 
- Lớp nhận xét
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại nội dung các tranh.
- Hs quan sát tranh.
- Hs nêu tác dụng của vạch kẻ đường.
Tuần 3
 Bài: VẠCH KẺ ĐƯỜNG – CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
@ Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong đường giao thông.
@ Kĩ năng: HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn. Biết thực đúng quy định.
@ Thái độ: Khi đi đường luôn biết quan sát mọi tín hiệu GT để chấp hành đúng luật GTĐB và bảo đảm ATGT.
* Nội dung an toàn giao thông
Vạch kẻ đường: vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức điều khiển GT. 
Cọc tiêu và tường bảo vệ: Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ngay mép các đoạn đường nguy hiểm. Cọc tiêu cao 60 cm, có tiết diện vuông
Hàng rào chắn: Mục đích không cho người và xe qua lại. Có hai loại hàng rào chắn: Hàng rào cố định ở những nơi đường thắt hẹp, đường cụt. Hàng rào chắn di động có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào hoặc đóng mở được.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: 7 phong bì dày (Trong mỗi phong bì có một biển báo hiệu). Các biển báo khác đã học. Tranh vẽ trong SGK, phiếu học tập.
- HS: Quan sát những nơi có vạch kẻ đường, tìm hiểu xem có những loại vạch kẻ đường nào.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
* Hoạt động mở đầu: KTBC và giới thiệu bài mới.
+ Người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cọc tiêu, hàng rào chắn.
- Gv cho Hs xem tranh vẽ cọc tiêu trên đường .
+ Cọc tiêu được cắm ở đâu?
- Gv giơí thiệu cọc tiêu: Cọc tiêu cao 60 cm, có tiết diện vuông, sơn trắng, đầu trên sơn đỏ. Các cọc tiêu có thể liên kết lại thành tường rào.
+ Cọc tiêu có tác dụng gì trong GT?
+ Hãy nêu tác dụng của rào chắn và cho biết có mấy loại rào chắn?
*Thực hành: Gv phát phiếu học tập, nêu nhiệm vụ của Hs.
Hoạt động học
+ Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí, chỗ dừng lại
+ Cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường.
+ Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi biết giới hạn của đường (đường cong, dốc, có vực sâu)
+ Rào chắn để ngăn không cho người và xe qua lại. Có hai loại rào chắn: Rào chắn cố định (ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm, đường cụt) và rào chắn di động (có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào đóng mở được rút ra bài học.
- Hs hoàn thành bài trên phiếu
PHIẾU HỌC TẬP
Kẻ nối giữa 2 nhóm (1) và (2) sao cho đúng nội dung
(2)
Vạch kẻ đường
Thường đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm, có tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm đường an toàn.
Cọc tiêu
Mục đích không cho người và xe qua lại
Bao gồm các vạch kẻ, mũi tên và các chữ viết trên đường để hướng dẫn xe cộ đi đúng đường.
Hàng rào chắn
- Gv nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
+ Tiết ATGT hôm nay em vừa học bài gì?
+ Vạch kẻ đường gồm những loại nào? Dùng để làm gì? 
* GDTT: Khi đi đường các em cần chú đi đúng theo các loại vạch kẻ trên đường để tránh gây tai nạn GT. Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 Hs lên bảng sửa bài tập
- Lớp nhận xét
+ Em học bài: "Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn"
+ Vạch kẻ đường gồm có vạch kẻ và mũi tên, chữ viết. Dùng để hướng dẫn, điều khiển GT bảo đảm ATGT.
Tuần 4
Bài: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
@ Kiến thức: Hs biết đi xe đạp là phương tiện GT thô sơ, dễ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn; Hs hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định của luật GT đường bộ đối với người đi xe đạp trên đường.
@ Kĩ năng: Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi phải kiểm tra các bộ phận của xe.
@ Thái độ: Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết, có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II. CHUẨN BỊ
- Hai xe đạp nhỏ: một xe an toàn (chắc chắn, có đủ đèn, phanh); một xe không an toàn (lỏng lẻo, không có đèn, không có phanh hoặc có mà hư hỏng).
- Sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các đường chính (ưu tiên).
- Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động mở đầu: Kiểm tra và giới thiệu bài mới
+ Cọc tiêu dùng để làm gì?
+ Có mấy loại hàng rào chắn? Nêu tác dụng của mỗi loại hàng rào chắn?
- Gv nhận xét ghi điểm
- Gv giới thiệu bài: Hôm nay cô hướng dẫn các em học bài "Đi xe đạp an toàn" 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu "Lựa chọn xe đạp an toàn"
+ Ơû lớp ta những ai biết đi xe đạp?
+ Hiện giờ em nào tự đi xe đạp đến trường?
- Gv: Các em đã lớn đã có thể tự đi xe đạp, xe đạp của các em phải như thế nào? Ta cùng quan sát tranh và xe đạp của một số bạn.
- Gv treo tranh xe đạp
+ Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn phải là chiếc xe đạp như thế nào? (Loại xe, cỡ vành xe, lốp xe, tay lái, phanh, xích, đèn, chuông).
- Gv chốt ý: Trẻ em phải đi loại xe nhỏ, vì khi dùng có thể dùng chân để chống xuống đất, nếu không sẽ dễ bị ngã.
+ Muốn bảo đảm an toàn khi đi đường, trẻ em phải đi xe đạp như thế nào?
* Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
- Gv treo tranh vẽ phóng to và sơ đồ phân tích hướng đi đúng, sai; Chỉ vào tranh, nêu hành vi sai có thể gây tai nạn.
- Gv nhận xét – Tuyên dương
- Gv chốt ý: Những điều không nên, khi đi xe đạp ngoài đường.
Không được lạng lách đánh võng.
Không đèo nhau, đi dàn nhàng ngang.
Không được đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
Không buông thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo súc vật.
+ Theo em để đảm bảo an toàn, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
- Gv chốt ý đúng ghi bảng
* Hoạt động 3: Trò chơi giao thông
a. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức của Hs về cách đi đường an toàn. Thực hiện trên sa bàn, cách xử lí tình huống khi đi xe đạp.
b. Cách tiến hành: 
- Gv treo sơ đồ lên bảng.
+ Khi phải vượt xe, đỗ bên đường.
+ Khi phải đi qua vòng xuyến.
+ Khi đi trong ngõ ra.
+ Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng?
* Hoạt động 4: Thực hành
Cho các em tập đi xe đạp trên sân theo đường kẻ sẵn 
- Gv nhận xét – tuyên dương
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò
+ Hãy nêu những tiêu chuẩn của 1 chiếc xe đạp đảm bảo an toàn?
+ Nêu những quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- Gvnhận xét- ghi điểm 
- Dặn dò: Về nhà cần thực hiện tốt những quy định đã học. Chuẩn bị bài "Lựa chọn đường đi an toàn"
- Gv nhận xét tiết học 
- Hs nêu tên bài học hôm trước: "Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn"
+ Cọc tiêu được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để chỉ dẫn cho người tham gia GT biết phạm vi nền đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.
+ Có hai loại rào chắn: Rào chắn cố định, đặt ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm, đường cụt; Hàng rào chắn di động, có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào hoặc đóng mở được.
- Hs nhắc lại tựa bài.
- Hs giơ tay 
- Quan sát thảo luận về chiếc xe đạp.
+ Là một chiếc xe phải tốt, các ốc vít phải chặt, lắc xe không lung lay, có đủ các bộ phận, thắng, đèn chiếu sáng, đèn phản quang. Có đủ dè xe, chắn xích; là loại xe có vành nhỏ, phù hợp với trẻ em.
+ Trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là loại xe của trẻ em, xe đạp phải còn tốt, có đủ các bộ phận, đặc biệt là thắng và đèn.
- Hs quan sát tranh và sơ đồ
- Hs thảo luận cặp đôi, phân tích nhận xét trên tranh và sơ đồ để kể cho nhau nghe những hành vi của người đi xe đạp em cho là không an toàn
- Hs các nhóm trình bày kết quả
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại bài học: 
 ị "Những quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp: 
  Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới
  Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ.
  Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.
  Đi dêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn phản quang.
  Nên đội mũ để bảo đảm an toàn.
- Hs nêu cách giải quyết tình huống: 
­ Vượt xe bên trái, đỗ sát lề đường đúng nơi quy định.
­ Đi đúng hướng chỉ của vạch chỉ dẫn.
­ Phải giảm tốc độ, phải nhìn trên dưới.
­ Đi đúng làn đường dành cho xe thô sơ.
- Hs ra sân thực hành
- Hs khác nhận xét.
+ Xe đạp phải còn tốt, phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, phải có đủ các bộ phận, đặc biệt là thắng và đèn.
+ Đi bên tay phải an toàn.
- 2 em nhắc lại bài học
Tuần 5
Bài LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
@ HS biết giải thích, so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
@ Lựa chọn con đường an tòn nhất để đến trường.
@ Có ý thức, thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. CHUẨN BỊ
- Một hộp phiếu có ghi nội dung thảo luận.
- Băng dính để dán, thước nhỏ để chỉ sơ đồ.
- Hai sơ đồ trên giấy khổ to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động mở đầu: KTBC và giới thiệu bài mới.
+ ATGT hôm trước em học bài gì?
+ Theo em để bảo đảm an toàn, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
+ Em hãy nêu những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn?
- Nhận xét – ghi điểm.
- Gv giới thiệu bài: Để biết được đường đi an toàn là đường như thế nào, hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu qua bài: "Lựa chọn đường đi an toàn"
Gv ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường an toàn
- Gv chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1 và 2: Con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn?
+ Nhóm 3 và 4: Thế nào là đường không an toàn cho người đi bộ?
- GV nhận xét, chốt ý: Con đường an toàn là mặt đường phẳng, ít khúc ngoặt, đường một chiều, có đèn chiếu sáng, ít ngõ hẹp, đường không dốc, trơn, lượng xe đi lại ít Đường chưa an toàn là lòng đường quá hẹp, xe cộ chạy 2 chiều, có nhiều vật cản, người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
- Gv giới thiệu tranh sơ đồ hai loại đường đến trường.
+ Nếu đoạn đường đến trường chưa an toàn nhưng buộc phải đi thì em phải đi như thế nào?
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
+ Em hãy giới thiệu con đường mà hằng ngày em đến trường.
+ Em có thể đi đường khác để đến trường không? Vì sao em phải đi đường đó?
- Gv tóm y:ù Nếu đi bộ hay đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đến trường hợp lí và đảm bảo an toàn dù có phải đi xa hơn.
- Gv ghi bài học lên bảng:
 "Khi đi đường phải biết lựa chọn con đường an toàn. Nếu phải đi trên con đường chưa an toàn em cần chú ý và đi sát lề đường".
* Hoạt động kết thúc: Củng cố, dặn dò
+ Em vừa học ATGT bài gì?
+ Con đường như thế nào là con đường như thế nào đựoc gọi là an toàn?
+ Hãy nêu điều kiện để lựa chọn đường đi an toàn?
GDTT: Qua bài học hôm nay các em cần nắm được cách lựa chọn đường đi để đảm bảo ATGT cho bản thân và cho gia đình.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài "Lựa chọn đường đi an toàn (tiết 2)"
Nhận xét tiết học
- Hs lên bảng trả lời câu hỏi (3 em)
+ Đi xe đạp an toàn (Tiết 2)
+Đi bên tay phải, sát lề đường, nhường đường Xe phải có đèn phản quang.
+ Đi theo kiểu đánh võng, dàn hàng 
Ngang, chở đồ đặc cồng kềnh, kéo theo súc vật, đi vào đường cấm, buông thả hai tay.
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại tựa bài, ghi vở.
- Hs thảo luận nhóm
+ Con đường có đủ điều kiện an toàn là: Mặt đường phẳng, ít khúc ngoặt, đường một chiều, có đèn chiếu sáng, có ít ngõ hẹp cắt ngang đường, đường không dốc, trơn  đường có lượng xe đi lại vừa phải.
+ Đường hai chiều, lòng đường hẹp, vỉa hè có nhiều vật cản, có nhiều ngõ đi ra đường chính, ngã tư không có vạch đi bộ, không có tín hiệu.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs quan sát tranh chỉ và nêu vì sao em chọn con đường đó để đến trường.
+ Nếu phải đi trên con đường chưa an toàn, em phải chú ý và đi sát lề đường.
- Hs nêu (3 em). Hs khác chú ý nghe bạn miêu tả con đường của bạn rồi nhận xét xem đường đi đó có an toàn không.
+ Em đã đi đường vòng đến trường, có hơi xa một chút. Vì đó là đường an toàn.
- Hs lắng nghe.
- Hs nêu bài học.
+ Lựa chọn đường đi an toàn.
+ Mặt đường phẳng ít khúc ngoặt, đường một chiều, có đèn chiếu sáng, có ít ngõ hẹp cắt ngang đường không dốc, trơn.
Đường có lượng xe đi lại vừa phải.
Tuần 6
 Bài: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
@ Hs biết mặt nước cũng là một phương tiện GT.
@ Hs biết tên gọi của các loại phương tiện giao thông đường thủy (GTĐT).
@ Hs biết được các biển báo hiệu GT trên đường thủy.
@ Giáo dục Hs thêm yêu Tổ quốc và biết điều kiện phát triển GTĐT, có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: 6 mẫu biển báo GTĐT, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- HS: sưu tầm về hình ảnh PTGTĐT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động mở đầu: KTBC và giới thiệu bài mới.
+ Tiết ATGT hôm trước em học bài gì?
+ Đường đi như thế nào là an toàn?
+ Khi đi trên đường em phải lựa chọn đường đi như thế nào để không gây tai nạn?
+ Nếu phải đi trên con đường không an toàn, em em phải chú ý điều gì?
- Gv nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài mới: Ở lớp 3 các em đã được biết 2 loại đường GTĐB và GTĐS. Hôm nay các em sẽ được biết thêm về GTĐT và GT đường không.
- Gv treo sơ đồ: Giới thiệu sông ngòi và đường thủy của nước ta.
* Hoạt động 1: Đường thủy và các phương tiện GTĐT.
- Cho Hs hoạt động cặp đôi
+ Các em hãy kể tên các loại PTGT trên đường thủy cho nhau nghe.
- Gv giới thiệu tranh (SGK)
- Gv tóm ý: Người ta sử dụng các loại tàu thuyền đi lại trên mặt nước gọi là GTĐT. GTĐT rẻ tiền vì không phải làm đường, chỉ cần xây dựng các bến cảng, bến phà, bến tàu thuyền cho người và xe cộ lên xuống và đóng các loại tàu thuyền đi lại.
+ Các em đã được thấy các loại tàu thuyền đi lại ở đâu?
+ Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được?
- Gv tóm ý: Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này qua tỉnh khác từ nơi này đến nơi khác tạo thành một mạng lưới GT.
@ Phương tiện GTĐT nội địa.
+ Có phải bất cứ nơi đâu có mặt nước đều có thể đi lại được và trở thành đường GT không?
+ Để đi lại trên mặt nước ta cần phải có PT gì?
- Gv chốt ý: Thuyền, bè, mảng là những loại PT thô sơ làm bằng nan, nứa, gỗ đi từ suối ra sông.
Phà: Hình chữ nhật, bằng phẳng chở được nhiều khách và xe máy, xe ô tô qua sông. Thuyền gắn máy, ca nô (có 2 loại): Loại nhỏ chở từ 3 – 4 người, loại to chở được vài chục người. Phà máy là loại phà lớn chạy bằng động cơ.
Tàu thủy là ca nô lớn đi trên sông, có thể chở hàng trăm người.
Tàu cao tốc là tàu chạy nhanh, êm.
Sà lan: có đầu tàu kéo các khoang chứa hàng.
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò.
- Về nhà các em học và xem lại bài, tìm hiểu thêm về các loại PT GT trên đường thủy.
- Nhận xét tiết học.
- Hs lựa chọn đường đi an toàn (tiết 2)
+ Đường đi an toàn là đường một chiều, có đèn chiếu, mặt đường phẳng, ít dốc.
+ Đường ít xe cộ qua lại, mặt đường phẳng ít dốc, dù phải đi vòng.
+ Đi sát lề đường
- 2 em nêu ghi nhớ
- Hs lên chỉ bản đồ: những con sông lớn nhỏ, kênh rạch nược ta.
- Hs cá nhân 2 em
+Tàu thủy, ca nô, thuyền, phà, xuồng máy, ghe
- Hs quan sát tranh – chỉ và nêu tên mỗi loại PT trong tranh.
- Hs lắng nghe
+ Trên hồ, trên sông, trên biển.
+ Người ta có thể đi trên mặt sông, trên hồ lớn, kênh rạch. Ở Việt Nam có nhiều kênh tự nhiên và kênh do người đào.
- Hs rút ra kết luận: GTĐT ở nước ta rất thuận tiện, vì có nhiều sông, kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta.
+ Chỉ những nơi mặt nước có đủ độ rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn củ tàu thuyền và có chiều dài.
- Hs hoạt động nhóm đôi: kể tên các PT và nêu rõ mỗi PT GT ở mỗi nơi khác nhau.
- Hs trình bày.
- Hs nêu ghi nhớ – 2 em
- Lớp hát bài "Con kênh xanh xanh"
Tuần 7
 Bài: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
@ Hs biết mặt nước cũng là một phương tiện GT.
@ Hs biết tên gọi của các loại phương tiện giao thông đường thủy (GTĐT).
@ Hs biết được các biển báo hiệu GT trên đường thủy.
@ Giáo dục Hs thêm yêu Tổ quốc và biết điều kiện phát triển GTĐT, có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: 6 mẫu biển báo GTĐT, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- HS: sưu tầm về hình ảnh PTGTĐT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động mở đầu: KTBC và giới thiệu bài mới.
+ Tiết ATGT hôm trước em học bài gì?
+ Kể tên các loại đường thủy dùng để GT được?
+ Kể tên một số PT có thể GT trên đường thủy được?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu các loại đường thủy và các PTGT đường thủy. Để xem trên đường thủy có các loại biển báo nào. Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu tiếp bài "GTĐT và PTGTĐT" (tiết 2)
- Gv ghi tựa bài.
* Hoạt động 2: Biển báo giao thông đường thủy.
- Gv: trên mặt nước cũng là đường GT. Trên sông, biển, kênh cũng có rất nhiều tàu thuyền đi lại ngược xuôi, loại thô sơ, loại cơ giới, do đó trên đường thủy cũng có tai nạn xảy ra.
+ Em có thể hình dung những tai nạn, những điều không may nào sẽ xảy ra trên đường thủy?
- Gv: vì vậy để đảm bảo an toàn, người ta phải có các biển báo giao thông.
- Gv treo 6 biển báo giới thiệu
+ Em hãy nêu tên 6 biển báo và mô tả từng biển báo GTĐT (hình dáng, màu sắc, hình vẽ trên biển báo)
- Gv gợi ý giúp đỡ các nhóm.
- Gv chốt ý: 6 biển báo được phân thành 2 loại chính là: 
Biển báo cấm: có dạng hình vuông, viền màu đỏ, ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điều cấm.
Biển chỉ dẫn: có dạng hình vuông, nền màu xanh lam, ở giữa có kí hiệu biểu thị điều chỉ dẫn.
+ Làm thế nào để bảo đảm an toàn trên đường thủy?
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò.
- Về nhà xem lại bài và tìm hiểu thêm các tranh ảnh PTGTĐT
- Chuẩn bị bài: "An toàn khi đi trên các PTGT công cộng"
Nhận xét tiết học.
+ Học bài "GTĐT và PTGTĐT" (tiết 1)
+ Trên hồ, trên sông, trên biển. có đủ độ rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn củ tàu thuyền và có chiều dài.
+ Tàu thủy, ca nô, thuyền, phà, xuồng máy, ghe
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại tựa bài
+ Có thể tàu thuyền đâm vào nhau, đắm tàu, gây chết người, thiệt hại về tài sản.
- Hs quan sát theo dõi
- Hs hoạt động nhóm 4
· Biển báo cấm đậu: hình vuông, nền đỏ, có đường chéo đỏ, ở giữa có chữ P màu đen. Tác dụng: biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đỗ lại
· Biển báo cấm các PT thô sơ đi qua: hình vuông, màu đỏ, có đường chéo đỏ, vẽ hình một người đang chèo thuyền. Có ý nghĩa cấm PT thô sơ đi qua.
· Biển báo cấm

Tài liệu đính kèm:

  • docATGT.doc