I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS nhận biết những hành động , tình huống nguy hiểm hay an toàn : ở nhà , ở trường và khi đi trên đường .
2. Kĩ năng:
Nhớ , kể lại các tình huống làm em bị đau , phân biệt được các hành vi và tìmh huống an toàn , không an toàn .
3. Thái độ:
- Tránh những nơi nguy hiểm , hành động nguy hiểm ở nhà , ở trường và trên đường đi .
- Chơi những trò chơi an toàn (ở những nơi an toàn) .
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa các trò chơi , hành vi nghuy hiểm - không nguy hiểm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ng , các em phải nắm tay người lớn , nếu tay người lớn bận xách đồ , em phải nắm vào vạt áo người lớn . 3’ 4. Củng cố : Để đảm bảo an toàn cho bản thân , các em cần : -Không chơi các trò chơi nguy hiểm (dùng kéo doạ nhau , đá bóng trên vỉa hè ) -Không đi bộ một mình trên đường , không lại gần ô tô , xe máy vì có thể gây nguy hiểm cho các em . -Không chạy , chơi dưới lòng đường . -Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường . 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Thực hiện tránh các trò chơi , việc làm nguy hiểm . - Chuẩn bị: “Tìm hiểu đường phố” - Nhận xét tiết học Bài 2: AN TOÀN GIAO THÔNG TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gần trường học . -Nêu đặc điểm của các đường phố này . -Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè . Hiểu lòng đường dành cho xe cộ đi lại , vỉa hè dành cho người đi bộ . 2. Kĩ năng: -Mô tả con đường nơi em ở . -Phân biệt các âm thanh trên đường phố . -Quan sát và phân biệt hướng xe đi tới . 3. Thái độ: Không chơi trên đường phố và đi bộ dưới lòng đường . II. CHUẨN BỊ: -Giáo viên: Tranh minh họa đường phố có 2 chiều , có đèn tín hiệu , xe cộ , có phân làn đường cho các loại xe ; đường ngõ không có vỉa hè cho ngườ đi bộ , lòng đường có xe và người đi bộ -HS : Quan sát con đường ở gần nhà . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động: Hát 1’ 2. Giới thiệu bài mới: “Tìm hiểu đường phố” - Học sinh lắng nghe 30’ 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Giới thiệu đường phố . Phương pháp: thực hành , đàm thoại , giảng giải a/ Mục tiêu : HS nhớ tên đường phố nơi em sống và nơi trường đóng ; nêu 1 số đặc điểm của đường phố ; nhận biết được các âm thanh trên đường phố . b/ Cách tiến hành : -GV phát phiếu bài tập , yêu cầu HS nhớ lại một số đặc điểm của con đường mà mình đã quan sát . + Tên đường phố đó ? + Đường phố đó rộng hay hẹp ? + Có nhiều xe hay ít xe đi lại ? + Có những loại xe nào đi lại trên đường ? + Con đường đó có vỉa hè không ? + Con đường đó có đèn tín hiệu không ? -HS thực hiện theo gợi ý của phiếu bài tập . -Một số HS lên kể cho lớp nghe . -GV kết hợp hỏi thêm : + Xe nào đi nhanh hơn ? + Em nghe thấy có những tiếng động nào trên đường ? + Khi ô tô , xe máy bấm còi , người lái ô tô , xe máy có ý định gì ? + Em hãy bắt chước tiếng còi xe . + Chơi đùa trên đường phố có được không ? Vì sao ? -Ô tô , xe máy đi nhanh hơn xe đạp . - tiếng động cơ ô tô , xe máy . -rẽ phải hoặc rẽ trái . c/ Kết luận : Mỗi đường phố đều có tên . có đường phố rộng , có đường phố hẹp , có đường phố đông người và các loại xe qua lại , có đường phố ít xe , đường phố có vỉa hè và đường không có vỉa hè . * Hoạt động 2: Quan sát tranh Phương pháp: Trực quan , Thảo luận, đàm thoại, giảng giải a/ Mục tiêu : HS nắm được điểm chung của đường phố , tập quan sát và nhận biết được hướng xe đi . b/ Cách tiến hành : -GV treo ảnh đường phố lên bảng . -HS quan sát . - Đặt câu hỏi : -HS trả lời . + Đường trong ảnh là loại đường gì ? -(trải nhựa , bê tông , đá , đất) + Hai bên đường em thấy những gì ? -Vỉa hè , nhà cửa , đèn chiếu sáng , có hoặc không có đèn tín hiệu . + Lòng đường rộng hay hẹp ? + Xe cộ đi từ phía bên nào tới ? + Em hãy nhớ lại và miêu tả những âm thanh trên đường phố mà em đã nghe thấy ? + Tiếng còi xe báo hiệu cho ta điều gì ? -Nhìn hình vẽ nói xe nào từ phía bên phải tới , xe nào từ phía bên trái tới . -HS miêu tả . -GV treo ảnh đường ngõ hẹp cho HS quan sát . -Đường này có đặc điểm gì khác với các đường phố ở các ảnh trên ? -HS quan sát . -Đường ngõ hẹp , không có vỉa hè , xe đạp , xe máy , người đi bộ đi xen nhau lẫn lộn . c/ Kết luận : Đường phố có đặc điểm chung là : hai bên đường có nhà ở , cửa hàng , có cây xanh , có vỉa hè , lòng đường thường được trải nhựa hoặc đổ bê tông có đèn chiếu sáng về ban đêm , có thể có (hoặc không có) đèn tín hiệu . Trên đường có nhiều xe đi lại . Nếu xe đi tới từ cả hai phía thì đó là đường 2 chiều . * Hoạt động 3 : Vẽ tranh . Phương pháp : Thực hành , đàm thoại . a/ Mục tiêu : -HS hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè . -Hiểu vỉa hè dành cho người đi bộ , lòng đường dành cho các loại xe đi lại . b/ Cách tiến hành : -GV đặt câu hỏi . + Em thấy người đi bộ đi ở đâu ? + Các loại xe đi ở đâu ? + Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè? -HS sắm vai , lớp nhận xét . -Trên vỉa hè . -Dưới lòng đường . -Vì vỉa hè chỉ dành riêng cho người đi bộ . -GV chia nhóm 4 , phát mỗi nhóm giấy vẽ -GV hướng dẫn HS vẽ một đường phố , tô màu vàng vào phần vỉa hè dành cho người đi bộ , màu xanh vào phần lòng đường dành cho xe cộ . -Gọi một số tranh đẹp treo trước lớp , nhận xét chung . -Nhận giấy vẽ . - HS vẽ và tô màu theo nhóm 4 trong 5 phút . c/ Kết luận : Các em đã vẽ và tô màu đúng với yêu cầu đề ra . * Hoạt động 4 : Trò chơi “Hỏi đường” . a/ Mục tiêu : -HS biết cách hỏi thăm đường . -HS nhớ tên phố và biết cách mô tả sơ lược đường phố nhà em . b/ Cách tiến hành : -GV đưa ảnh đường phố , nhà có số cho HS quan sát . + Biển đề tên phố để làm gì ? + Số nhà để làm gì ? -HS quan sát . -GV chia HS theo cặp -GV hướng dẫn HS chơi : Bạn thứ nhất hỏi thăm tên đường , số nhà , một số đặc điểm của đường phố nhà bạn thứ hai . Bạn thứ hai kể cho cả lớp nghe . Sau đó làm ngược lại . -HS hoạt động theo cặp . - HS thực hiện . c/ Kết luận : Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc có thể hỏi thăm đường về nhà kjhi em không nhớ đường đi . 3’ 4. Củng cố : -Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường cho các loại xe . -Có đường một chiều và đường hai chiều . -Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đường không an toàn cho người đi bộ . -Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà . 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: -Khi đi đường , em nhớ quan sát tín hiệu đèn để chuẩn bị cho bài học sau . - Chuẩn bị: “Đèn tín hiệu giao thông” - Nhận xét tiết học Bài 3 : AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Biết tác dụng , ý nghĩa hiệu lệnh của các tín hiệu đèn giao thông . -Biết nơi có tín hiệu đèn giao thông . 2. Kĩ năng: -Có phản ứng đúng với tín hiệu đèn giao thông . -Xác định vị trí của đèn tín hiệu giao thông ở những phố giao nhau , gần ngã ba , ngã tư . 3. Thái độ: Đi theo đúng tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn . II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 3 tấm bìa vẽ sẵn tín hiệu đèn xanh , đỏ , vàng ; 1 tấm bìa hình người xanh , 1 đỏ ; tranh 2 góc phố có đèn tín hiệu . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động: Hát 1’ 2. Giới thiệu bài mới: “Đèn tín hiệu giao thông” - Học sinh lắng nghe 30’ 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông . Phương pháp: Thảo luận , trực quan , đàm thoại , giảng giải a/ Mục tiêu : -HS nắm được đèn tín hiệu giao thông được đặt ở nơi có đường giao nhau gồm 3 màu đỏ , vàng , xanh . -HS biết có 2 loại đèn tín hiệu : dành cho các loại xe và dành cho người đi bộ . b/ Cách tiến hành : -GV đặt câu hỏi : + Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu ? -HS trả lời câu hỏi . -Nơi có đường giao nhau . + Tín hiệu đèn có mấy màu ? + Thứ tự các màu như thế nào ? -3 màu , xanh , đỏ , vàng . -Đỏ , vàng , xanh theo thứ tự từ trên xuống . -GV giơ các tấm bìa , cho HS phân biệt : + Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe ? + Loại đèn tín hiệu nào cho người đi bộ? c/ Kết luận : Ta thường thấy đèn tín hiệu giao thông đặt ở nơi có đường giao nhau . Các cột đèn tín hiệu được đặt ở phía bên tay phải đường . Ba màu đèn theo thứ tự đỏ , vàng , xanh .Có hai loại đèn tín hiệu là đèn tín hiệu cho các loại xe và đèn tín hiệu cho người đi bộ . * Hoạt động 2: Quan sát tranh . Phương pháp: Trực quan , thảo luận, đàm thoại, giảng giải a/ Mục tiêu : HS nắm được tác dụng của đèn tín hiệu giao thông và nội dung hiệu lệnh của các màu tín hiệu đèn . b/ Cách tiến hành : -GV treo tranh góc phố có đèn tín hiệu giao thông đang bật màu xanh , đèn cho người đi bộ màu đỏ , yêu cầu HS quan sát -HS quan sát tranh . -Gọi vài HS nhận xét,kết hợp đặt câu hỏi : -HS nhận xét . + Tín hiệu đèn dành cho các loại xe trong tranh màu gì ? -Xanh + Xe cộ khi đó dừng lại hay đi ? -Xe cộ đaang chạy . + Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ lúc đó bật màu gì ? -Đỏ . + Người đi bộ dừng lại hay đi ? -Dừng lại . -GV treo tranh 2 : góc phố có tín hiệu đèn dành cho xe màu đỏ , đèn dành cho người đi bộ màu xanh và đặt câu hỏi HS tương tự . -HS quan sát , nhận xét . -GV chia nhóm 4 , ho HS thảo luận theo hệ thống câu hỏi . + Đèn tín hiệu giao thông để làm gì ? -điều khiển các loại xe và người đi lại trên đường. + Khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì các loại xe và người đi bộ phải làm gì ? -Tất cả phải dừng lại . + Khi tín hiệu đèn xanh bật lên thì sao ? -Được phép đi . + Tín hiệu đèn vàng bật sáng để làm gì ? -Báo hiệu chuẩn bị dừng xe và chuẩn bị đi . c/ Kết luận : -Tín hiệu đèn là hiệu lệnh chỉ huy giao thông , điều khiển các loại xe và người đi lại trên đường . -Khi tín hiệu đèn xanh bật lên , xe và mọi người được phép di , khi có tín hiệu đèn đỏ thì tất cả phải dừng lại . Còn tín hiệu đèn vàng được bật lên để báo hiệu chuẩn bị dừng xe và chuẩn bị đi . * Hoạt động 3 : Trò chơi đèn xanh – đèn đỏ . Phương pháp : đàm thoại . a/ Mục tiêu : HS có phản ứng đúng với các tín hiệu đèn giao thông và làm đúng theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn để đảm bảo an toàn . b/ Cách tiến hành : -GV đặt câu hỏi : + Khi gặp tín hiệu đèn đỏ , xe và người đi lại phải làm gì ? + Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn để làm gì ? + Điều gì có thể xảy ra nếu không đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn ? -HS trả lời . -GV phổ biến cách chơi + Khi GV hô : Tín hiệu đèn xanh – HS quay hai tay xung quanh nhau như xe cộ đang đi lại trên đường . + Khi GV hô : Tín hiệu đèn vàng – hai tay quay chậm lại như xe cộ đang giảm tốc độ khi gặp đèn vàng . + Khi GV hô : Tín hiệu đèn đỏ – tất cả phải dừng lại không được quay tay cũng như khi gặp đèn đỏ tất cả các phương tiện đều phải dừng lại . -HS chơi trò chơi theo hiệu lệnh của GV . * Hoạt động 3 : Trò chơi “Đợi – quan sát và đi” . a/ Mục tiêu : HS có phản ứng đúng với tín hiệu đèn dành cho người đi bộ khi muốn qua đường . Biết chờ và quan sát khi qua đường . b/ Cách tiến hành : -GV phổ biến cách chơi : + 1 HS lên bảng làm quản trò , cả lớp đứng chơi tại chỗ . + Khi HS giơ tấm bìa có hình người đúng màu đỏ , cả lớp ngồi xuống ghế và hô : “Hãy đợi” . + Khi HS giơ tấm bìa có hình người màu xanh , cả lớp đứng lên , nhìn sang 2 bên và hô “Quan sát 2 phía và đi” -HS chơi . c/ Kết luận : Mọi người và các phương tiện đi lại trên đường cần phải đi theo hiệu lệnh tín hiệu đèn để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người . 3’ 4. Củng cố : -Có 2 loại đèn tín hiệu giao thông : Đèn tín hiệu dành cho các loại xe và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ . Tín hiệu đèn dành cho các loại xe có 3 màu , tín hiệu đèn dành cho người đi bộ có hình người màu đỏ và xanh . -Tín hiệu đèn xanh được phép đi , tín hiệu đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu , đèn đỏ dừng lại . -Đèn tín hiệu giao thông được đặt bên phải người đi đường , ở gần đường giao nhau . -Phải đi theo tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người . 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: -Thực hiện đi theo tín hiệu đèn giao thông . -Quan sát đường phố gần nhà (gần trường) và tìm nơi đi bộ an toàn . - Chuẩn bị: “Đi bộ an toàn trên đường” - Nhận xét tiết học Bài 4 : AN TOÀN GIAO THÔNG ĐI BỘ AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biến những qui định về an toàn khi đi bộ trên đường phố . -Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường (nơi không có vỉa hè) . -Không chơi , đùa dưới lòng đường . -Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn . 2. Kĩ năng: -Xáx định được những nơi an toàn để chơi và đi bộ (trên đường phố gần nhà , gần trường) . -Biết chọn cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường đi . 3. Thái độ: Chấp hành qui định về an toàn khi đi bộ trên đường phố . II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bộ sa bàn về nút giao thông có hình các phương tiện (ô tô , xe đạp , xe máy) và người đi bộ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động: Hát 1’ 2. Giới thiệu bài mới: “An toàn và nguy hiểm” - Học sinh lắng nghe 30’ 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chơi đi trên sa bàn . Phương pháp: Trực quan , thực hành , đàm thoại , giảng giải a/ Mục tiêu : -HS biết rằng khi đi bộ trên đường phố , đi trên vỉa hè , nắm tay người lớn là an toàn . -HS nhận biết vạch đi bộ qua đường . b/ Cách tiến hành : -GV giới thiệu : để đảm bảo an toàn , phòng tránh các tai nạn giao thông , khi đi bộ trên đường phố mọi người cần phải tuân theo những qui định sau : + Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường . + Không đi , hoặc chơi đùa dưới lòng đường . + Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn , khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay người lớn . -HS thảo luận theo cặp , một số em trình bày ý kiến . -GV cho HS quan sát trên sa bàn ngã tư đường phố , yêu cầu 3 – 4 HS đến bên sa bàn , mỗi em phụ trách 1 phương tiện giao thông . -GV gợi ý để HS đặt hình phương tiện của mình vào đúng vị trí an toàn . + Ô tô , xe máy , xe đạp đi ở đâu ? + Khi đi bộ trên đường phố , mọi người phải đi ở đâu ? + Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường không ? + Người lớn và trẻ em cần phải qua đường ở chỗ nào ? + Trẻ em khi qua đường cần phải làm gì ? -HS thực hành . - Dưới lòng đường . -Đi trên vỉa hè bên phải , nếu đường không có vỉa hè thì đi sát mép đường . -Không . -Nơi có vạch đi bộ qua đường . -Nắm tay người lớn . -GV theo dõi , sửa chữa , bổ sung . -Từng nhóm lên thực hành đặt hình vào vị trí . * Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai . Phương pháp: Thực hành , đàm thoại, giảng giải a/ Mục tiêu : -Biết chọn cách đi an toàn khi gặp vật cản trở trên vỉa hè . -Cách đi bộ an toàn khi đi trên đường không có vỉa hè . b/ Cách tiến hành : -GV chọn vị trí trên sân trường , kẻ vạch để chia đường đi và vỉa hè , một số HS đứng làm người bán hàng , hay dựng xe máy cản trở việc đi lại , 2 HS nắm tay nhau đi trên vỉa hè bị lấn chiếm . -HS thực hiện . -GV yêu cầu HS thảo luận xem làm thế nào để có thể đi bộ trên vỉa hè bị lấn chiếm . -HS thảo luận 2 phút và trả lời . c/ Kết luận : Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua được thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường , nhưng cần đi sát vỉa hè hoặc nhờ người lớn dắt qua khu vực đó . * Hoạt động 3 : Tổng kết . Phương pháp : Thảo luận , đàm thoại . a/ Mục tiêu : Củng cố những kiến thức về ATGT ở hoạt động 1 và 2 . b/ Cách tiến hành : -GV chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm thảo luận và trả lời 1 câu hỏi . + Khi đi bộ trên đường phố , cần đi ở đâu để đảm bảo an toàn ? + Trẻ em đi bộ , chơi đùa dưới lòng đường thì sẽ nguy hiểm như thế nào ? + Khi qua đường , trẻ em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho mình ? + Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản , các em cần phải chọn cách đi như thế nào ? -GV bổ sung , nhấn mạnh phần trả lời từng câu để HS ghi nhớ . -HS chia nhóm thảo luận . -Đi trên vỉa hè . -Dễ bị xe máy , ô tô đâm vào . -Đi cùng và nắm tay người lớn , quan sát trước khi bước xuống đường . -Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ . 3’ 4. Củng cố : Khi đi trên đường , các em nhớ nắm tay bố mẹ hoặc anh , chị . 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Thực hiện đi bộ an toàn trên đường . - Chuẩn bị: “Đi bộ và qua đường an toàn” - Nhận xét tiết học Bài 5 : AN TOÀN GIAO THÔNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Nhận biến những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường . -Nhận biết vạch đi bộ qua đường là lối đi dành cho người đi bộ khi qua đường -Nhận biết tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô , xe máy . 2. Kĩ năng: -Biết nắm tay người lớn khi qua đường . -Biết quan sát hướng đi của các loại xe trên đường . 3. Thái độ: Chỉ qua đường khi có người lớn dắt tay và qua đường nơi có vạch đi bộ qua đường . II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: vẽ trên sân trường lòng đường , vỉa hè . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động: Hát 1’ 2. Giới thiệu bài mới: “Đi bộ và qua đường an toàn .” - Học sinh lắng nghe 30’ 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát đường phố Phương pháp: Quan sát , thực hành , trực quan , đàm thoại , giảng giải a/ Mục tiêu : -HS biết quan sát , lắng nghe , phân bịêt âm thanhcủa động cơ , còi ô tô , xe máy . -Quan sát nhận biết hướng đi của các loại xe . -Nhận biết và xác định những nơi an toàn và không an toàn khi đi bộ trên đường phố và khi qua đường . b/ Cách tiến hành : -GV chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu HS nhớ lại đoạn đường ở gần trường nơi các em hàng ngày qua lại . -HS thảo luận theo cặp , một số em trình bày ý kiến . -GV đặt câu hỏi : + Đường phố rộng hay hẹp ? + Đường phố có vỉa hè không ? + Em thấy người đi bộ đi ở đâu ? + Các loại xe chạy ở đâu ? + Em có thể nghe thấy những tiếng động nào ? + Em có nhìn thấy đèn tín hiệu hay vạch đi bộ qua đường nào không ?Đèn tín hiệu , vạch qua đường ở đâu ? -HS thảo luận , trả lời . Nhóm khác bổ sung . -GV chốt : Khi đi ra đường phố có nhiều người và các loại xe đi lại , để đảm bảo an toàn các em cần : + Không đi một mình mà phải đi cùng với người lớn . + Phải nắm tay người lớn khi qua đường + Phải đi trên vỉa hè , không đi dưới lòng đường (khi đường không có vỉa hè hoặc có vật cản trên vỉa hè , có thể đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát mép đường) . + Nhìn tín hiệu đèn giao thông (đèn xanh mới được đi) . + Quan sát xe cộ cẩn thận trước khi qua đường . + Nếu đường có vạch đi bộ qua đường , khi qua đường phải đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường . + Không chơi đùa dưới lòng đường . -Sai . -Có thể làm bạn đau , chảy máu -Không . c/ Kết luận : Đi bộ và qua đường phải an toàn . * Hoạt động 2: Thực hành đi qua đường . Phương pháp: Thực hành . a/ Mục tiêu : HS biết cách đi bộ qua đường . b/ Cách tiến hành : -GV chia nhóm (2 HS/ nhóm), 1 em đóng vai người lớn , 1 em đóng vai trẻ em , d8át tay đi qua đường . Nhóm khác nhận xét . -HS hoạt động nhóm , nhận xét ạn có nhìn tín hiệu đèn không , cách cầm tay , cách đi c/ Kết luận : Chúng ta cần làm đúng những qui định khi qua đường . 3’ 4. Củng cố : -Khi đi ra đường phố , các em cần phải đi với ai ? Đi ở đâu ? -Khi qua đường , các em cần phải làm gì ? -Khi qua đường cần đi ở đâu ? Vào khi nào ? -Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản , các em cần phải làm gì ? -Đi với người lớn , đi trên vỉa hè . -Nắm tay người lớn , nhìn tín hiệu đèn . -Đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường , khi tín hiệu đèn “có hình người” màu xanh bật lên . -Đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát vỉa hè . 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Nhớ và thực hiện những qui định khi đi bộ và qua đường . - Chuẩn bị: “Ngồi an toàn trên xe đạp , xe máy” - Nhận xét tiết học Bài 6: AN TOÀN GIAO THÔNG NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP , XE MÁY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Biết những qui định về an toàn khi ngồi trên xe đạp , xe máy . -Cách sử dụng các thiết bị an toàn đơn giản (đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy) -Biết sự cần thiết của các
Tài liệu đính kèm: