Tiết 4. GD ATGT: Bài 1: An toàn và nguy hiểm
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
- Nhớ, kể lại tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn
- Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi.
- Chơi những trò chơi an toàn (ở những nơi an toàn).
II. Chuẩn bị
- Các tranh trong sách ATGT lớp 1
III. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
Tiết 4. GD ATGT: Bài 1: An toàn và nguy hiểm I. Mục tiêu: - HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường. - Nhớ, kể lại tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn - Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi. - Chơi những trò chơi an toàn (ở những nơi an toàn). II. Chuẩn bị - Các tranh trong sách ATGT lớp 1 III. Hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài. B. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động Hđ1. Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn Mục tiêu: HS có khả năng nhận biết các tình huống an toàn và không an toàn Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát các hình SGK trả lời câu hỏi: ? Em chơi với búp bê là đúng hay sai? ? Chơi với búp bê có làm em bị đau không? ? Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai? ? Em và các bạn có nên cầm kéo chơi không? (Hỏi tương tự với các tranh còn lại) - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi - ... - ... - ... - ... GV kết luận: Em và các bạn chơi với búp bê là đúng, cầm kéo doạ nhau là sai, ... Tránh những tình huống nguy hiểm như chạy qua đường không có người lớn dắt, dùng kéo doạ nhau,... là đảm bảo an toàn cho mìmh và người xung quanh. HĐ2. Kể chuyện Mục tiêu: Nhớ và kể lại các tình huống mà em bị đau ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm (2 - 4 em), yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe mình đã từng bị đau như thế nào? - GV nhận xét, hỏi thêm: ? Vật nào đã làm em bị đau? ? Lỗi đó do ai? Như thế là an toàn hay nguy hiểm? ? Em có thể tránh bằng cách nào? - Đại diện một số em lên kể trước lớp. - HS trả lời lần lượt GV kết luận: Khi đi chơi ở nhà, ở trường, hay lúc đi trên đường, các con có thể gặp một số nguy hiểm. Ta cần tránh tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn C. Nối tiếp: Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các con cần: - Không chơi các trò chơi nguy hiểm - Không đi bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì nó có thể gây nguy hiểm cho các con. - Không chạy, chơi dưới lòng đường - Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường ........................................ _________________________________________________ Tiết 4. GD ATGT: Bài 2: Tìm hiểu đường phố (T1) I. Mục tiêu: - HS nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gần trường học - Nêu đặc điểm của các đường phố này - Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè: Hiểu lòng đường dành cho xe cộ đi lại, vỉa hè dành cho người đi bộ II. Chuẩn bị: - Các tranh trong sách ATGT lớp 1 (trang 9) III. Hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài. B. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động Hđ1. Giới thiệu đường phố Mục tiêu: - HS nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gần trường học - Nêu đặc điểm của đường phố - Các em nhận biết được các âm thanh trên đường phố Cách tiến hành: -HS quan sát đường phố trong SGK và nêu một số đặc điểm của đường phố mà các em quan sát - GV gợi ý để HS trả lời lần lượt: ? Tên đường phố? ? Đường phố đó rộng hay hẹp? ? Con đường đó có nhiều xe hay ít xe? ? Có những loại xe nào đi lại trên đường? ? Con đường đó có vỉa hà hay không? ? Con đường đó có đèn tín hiệu không? ? Chơi đùa trên đường phố có được không? ? Em hãy bắt chước tiếng còi xe hoặc tiếng ô tô, xe máy,... GV nhận xét, bổ sung: Mỗi đường phố đều có tên. Có đường phố rộng, có đường phố hẹp, có đường phố đông người và các loại xe qua lại, có đường phố ít xe, ... HĐ2. Nối tiếp: - Nếu có dịp đi trên đường phố, các con nhớ quan sát thật kĩ đường phố nhé I. Mục tiêu: - HS đọc, viết chắc chắn x, ch, xe, chó và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học. II. Hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài. B. Dạy học bài mới. 1. Luyện đọc: - GV ghi bảng x, ch, xe, chó và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học (VD: xô, chị, chú, xe ca, chỉ đỏ,...) - GV theo dõi, uốn nắn. - GV ghi bảng + bố bé hà là thợ xẻ + bé vẽ xe ca ........................ - GV theo dõi, uốn nắn. 2. Luyện viết: a. Viết bảng con: - GV viết mẫu, HD quy trình.. - GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: K. Quân, K. Huyền, Mỹ,...) b. Viết vào vở: - GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày. - GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,... - Chấm một số bài, nhận xét. C. Nối tiếp: Cho HS đọc lại toàn bài, dặn về nhà đọc, viết thêm - HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - HS luyện đọc (KK HS K - G)) - HS viết bảng con x, ch, xe, chó và 1 số tiếng có các âm đã học. - HS viết vào vở Luyện viết x, ch, xe, chó (mỗi âm, mỗi tiếng viết 1 dòng) Tiết 4. GD ATGT: Bài 2: Tìm hiểu đường phố (T2) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được đặc điểm chung của đường phố - Quan sát và phân biệt được hướng xe đi II. Chuẩn bị: - Các tranh trong sách ATGT lớp 1 (trang 9) III. Hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động Hđ1. Tìm hiểu đặc điểm chung của đường phố Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của đường phố Cách tiến hành: - HS quan sát đường phố trong SGK và nêu một số đặc điểm của đường phố mà các em quan sát - GV gợi ý để HS trả lời lần lượt: ? Đường trong ảnh là loại đường gì? ? Hai bên đường em thấy những gì? ? Lòng đường rộng hay hẹp? ? Xe cộ đi từ phía bên nào tới? ? Khi đi trên đường phố, em nghe thấy âm thanh gì? ? Tiếng còi xe báo hiệu ta điều gi? - GV cho HS quan sát đường ở nông thôn và hỏi: ? Đường này có đặc điểm gì khác đường phố ở các ảnh trên? - HS trả lời GV nhận xét, bổ sung: Đường phố có đặc điểm chung là: Hai bên đường có nhà ở, cửa hàng, có cây xanh, có vỉa hè, lòng đường thường được trải nhựa hoặc đổ bê tông,... Có đèn chiếu sáng về ban đêm, có thể có đèn tín hiệu. Trên đường có nhiều xe đi lại. Nếu xe đi tới từ hai phía thì đó là đường hai chiều,... HĐ2. Nối tiếp: - Nếu có dịp đi trên đường phố, các con nhớ quan sát tín hiệu đèn và các biển báo giao ____________________________________________ Tiết 4. GDNGLL: GDATGT: Bài 3. Đèn tín hiệu giao thông I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tác dụng, ý nghĩa hiệu lệnh của các tín hiệu đèn giao thông. - Biết nơi có tín hiệu đèn giao thông. - Có phản ứng đúng với tín hiệu đèn giao thông - Xác định vị trí của đèn tín hiệu giao thông ở những phố giao nhau, ở ngã ba, ngã tư,... - Đi theo đúng tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn II. Chuẩn bị: Tranh SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài 2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông Bước 1. GV gợi ý để HS trả lời các câu hỏi sau: ? Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu? ? Tín hiệu đèn có mấy màu? ? Thứ tự các màu như thế nào? Bước 2. GV giơ các tấm bìa có vẽ đèn đỏ, vàng, xanh và 1 tấm bìa có hình người đứng màu đỏ, 1 tấm bìa có hình người đi màu xanh và cho HS phân biệt: ? Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe? ? Loại đèn tín hiệu nào cho người đi bộ? Bước 3. GV kết luận: b. Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ Bước 1. GV nêu câu hỏi thảo luận: ? Đèn tín hiệu giao thông dùng để làm gì? ? khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì các loại xe và người đi bộ phải làm gì? ? Khi tín hiệu đèn xanh bật lên thì sao? ? Điều gì có thể xảy ra nếu không đi theo tín hiệu đèn? Bước 2. GV phổ biến cách chơi Bước 3. HS chơi trò chơi theo hiệu lênhj của GV 3. Nối tiếp: - Dặn khi nào có điều kiện đi trên đường phố, nhớ quan sát đèn tín hiệu giao thông và tìm nơi đi bộ an toàn
Tài liệu đính kèm: