Giáo án Âm nhạc Lớp 3,4,5 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Phạm Doãn Nho Liêm

Khối 5

TIẾT 2

Học bài hát:

REO VANG BÌNH MINH

Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước.

I Mục tiêu.

 - Hát đúng giai điệu và lời ca, ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát.

II. Chuẩn bị của giáo viên

- Nhạc cụ quen dùng.

- Tranh ảnh minh họa cảnh buổi sáng.

- Tư liệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (13-15’)

Học bài hát.

+ Gtb: Bài hát “ Reo vang bình minh” trích trong vở ca kịch “ Diệt sói lang” của nhạc sĩ lưu Hữu Phước. Bài hát ra đời năm 1947. Giai điệu trong sáng, tươi vui, đầy màu sắc rực rỡ của buổi bình minh.

+ Học hát.

- Cho h/s nghe giai điệu của bài và trình bày bài hát mẫu.

- Y/c h/s đọc lời ca.

- H/d h/s khởi động giọng, chia câu và chỗ lấy hơi trong bài.

- Dạy hát từng câu theo lối móc xích qua giai điệu. Cao độ của đàn.

- Cho h/s hát lại nhiều lần giúp các em nhớ giai điệu và lời ca.

+) Hoạt động 2: ( 20-22’)

Hát kết hợp gõ đệm.

- H/d h/s hát kết hợp gõ đệm theo phách.

VD:

Reo vang reo, ca vang ca

 * * * * *

- H/d h/s tập đứng hát nhún chân theo nhịp2 nhịp nhàng.

+) Củng cố.( 3’)

- Em biết những bài hát nào miêu tả cảnh buổi sáng?

- Nghe giới thiệu tìm hiểu nội dung bài hát.

- Nghe giai điệu, theo dõi G trình bày.

- Đọc lời ca, 1-2 h/s đọc.

- Khởi động giọng theo h/d của G. Đánh dấu câu và chỗ lấy hơi.

- Học hát theo h/d của G

- Luyện tập theo tổ nhóm, cá nhân.

- Tập hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- Đứng tại chỗ hát kết hợp vận động theo nhịp.

- ( Gà gáy- Trời đã sáng rồi- Nắng sớm )

 

doc 167 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 3,4,5 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Phạm Doãn Nho Liêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an văn nghệ cho cả lớp hát khởi động bài hát “ Ngày mùa vui” – (Khởi động giọng)
- Trưởng ban văn nghệ cử 1 nhóm lên bảng biểu diễn bài hát “Ngày mùa vui” thể hiện sắc thái vui tươi.
Hoạt động thực hành
- H/d H hát kết hợp vận động phụ họa như đã chuẩn bị.
- Tập cho H từng động tác thuần thục.
-Y/cầu từng nhóm thể hiện trước lớp.
- Nhận xét.
Hoạt động nhóm
- HS hát cả bài theo nhóm
+ Hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn...
- x x xx x x xx ....
+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn...
- X x x x ....
- Các nhóm lần lượt đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. Sau mỗi nhóm , HS các nhóm khác tham gia nhận xét đánh giá .
Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
- GV khen ngợi những nhóm hát và gõ đệm đúng; động viên, khuyến khích nhóm chưa hoàn thành tốt; nhận xét chung tiết học. 
B/.Giới thiệu nhạc cụ dân tộc.
- Cho h/s xem tranh minh họa các nhạc cụ dân tộc. Giới thiệu tên và tính năng của từng loại nhạc cụ trên màn hình.
- Cho H nghe qua âm sắc từng loại nhạc cụ trên đàn phím điện tử: Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh. 
- G có thể dùng âm thanh các loại nhạc cụ vừa tìm hiểu đàn giai điệu bài hát “ Ngày mùa vui cho h/s nghe”
Hoạt động ứng dụng
G- Hướng dẫn HS về nhà:
- Qua bài hát em phải biết gìn giữ cảnh thiên nhiên tươi đẹp của quê hương đất nước mình, bảo vệ môi trường của chúng ta.
- Tập biểu diễn bài hát cho ông bà bố mẹ em nghe.
- Cùng với sự giúp đỡ của người thân trong gia đình em có thể tìm động tác múa phụ họa cho bài hát.
.
TUẦN:16
( Từ 30/11- 4/12 )
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2015
Khối 4
TIẾT 16
ÔN BÀI: EM YÊU HÒA BÌNH- BẠN ƠI LẮNG NGHE
CÒ LẢ
I Mục tiêu.
 - H/s hát tốt 3 bài hát, thuộc lời và biểu diễn thuần thục với yêu cầu biểu diễn sắc thái tình cảm của từng bài.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị của giáo viên
 - Nhạc cụ quen dùng. 
III. Hoạt động dạy học
 - Các em đã học mấy bài hát?
 Bài mới.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
+) Hoạt động 1: (18-20’) 
Ôn bài hát.
a - Ôn bài “em yêu hòa bình”.
- Yêu cầu h/s hát lại bài với sắc thái tình cảm, tha thiết, đằm thắm và tốc độ vừa phải.
- H/d h/s cách hát đuổi ca nông.
Chia nhóm: N1 hát trước, N2 hát sau 1,5 phách. Hòa cùng từ “ Em yêu dòng sông đến hết bài”.
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp, phách...
b- Ôn bài “ Bạn ơi lắng nghe”.
- H/d h/s hát đúng sắc thái của bài.
- H/d h/s hát với 3 tốc độ khác nhau.
1- Chậm 2- Vừa phải 3 Nhanh
c- Ôn tập bài hát “Cò lả”
- Cho h/s nghe lại giai điệu bài hát cò lả 
- Bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát 2 - 3 lần chú ý sửa sai cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát phần xướng và phần xô
+ Phần 1 (phần xướng) từ con cò  ra cánh đồng.
+ Phần 2 (phần xô) từ tình tính tang  nhớ hay chăng
- Chia lớp thành 2 tổ, 1 tổ hát phần xướng, 1 tổ hát phần xô và ngược lại.
- Cả lớp hát hòa giọng, kết hợp tiết tấu và giai điệu trên đàn.
- Tập cách hát đuổi.
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo các cách...
- Chú ý hát gọn nẩy tiếng thể hiện tính chất vui tươi.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
- ôn theo h/d của G.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát ôn lại bài hát.
- Học sinh tập hát phần xô và phần xướng
..................................................................
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2015
Khối 5
TIẾT 16
Học bài hát tự chọn
 HOA CHĂM PA
I/ Mục tiêu
 - H/s biết bài hát “ Hoa chăm pa” là bài hát của đất nước Lào.
 - H/s hát đúng lời ca và thuộc bài hát với tiếng hát nhẹ nhàng vui tươi. 
II/ Chuẩn bị;
 - Nhạc cụ quen dùng
 - Băng đĩa nhạc. 
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu;
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*) Hoạt động 1 (15-20’)
Học bài hát.
Hoa chăm pa.
â) Gtb: 
- Giới thiệu nội dung bài, tác giả, tác phẩm.
- Y/c h/s đọc lời ca của bài.
- H/d h/s chỗ lấy hơi trong bài.
- Cho h/s nghe giai điệu và nghe băng hát mẫu.
 b) Học hát.
- H/d h/s học hát từng câu theo lối móc xích.
- Cho h/s hát lại nhiều lần giúp h/s nhớ giai điệu, thuộc lời ca.
*) Hoạt động 2: (10-15’)
Hát kết hợp gõ đệm.
- H/d h/s hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. 
 VD: 
 Hoa chăm pa ơi, nức muôn phương trời
 * ** * **
- Y/c h/s luyện tập nhiều lần
*) Củng cố; ( 3-5’)
- Cả lớp đứng hát 1 lần nhún chân theo nhịp.
 ( Đệm đàn) 
- Đọc lời ca, chia câu.
- Đánh dấu chỗ lấy hơi.
- Nghe giai điệu, nghe băng bài hát.
- Học hát theo h/d của G.
Hát đồng thanh.
Hát theo dãy, tổ.
Hát cá nhân.
- Theo dõi G làm mẫu.
- Tập hát vỗ tay theo h/d của G.
- Luyện tập theo h/d của G.
- Thực hiện.
..
Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2015
Khối 3
TIẾT 16
Kể chuyện âm nhạc
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
I.Mục tiêu
 - Qua câu chuyện h/s hiểu âm nhạc có tác động tới loài vật.
 - Giúp h/s làm quen với tên gọi và vị trí thứ tự của các nốt nhạc qua trò chơi.
II.Tài liệu và phương tiện
1.GV chuẩn bị
 -Nội dung câu chuyện “ Cá heo với âm nhạc”
2.HS chuẩn bị
 -Tập bài hát 3
III.Tiến trình
A/ Kể chuyện âm nhạc.
Hoạt động cơ bản
1. Khởi động 
- Việc 1: Cho h/s nghe lại giai điệu bài hát
 - Việc 2: Bạn trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát khởi động bài hát “ Ngày mùa vui” – (Khởi động giọng)
- Trưởng ban văn nghệ cử 1 nhóm lên bảng biểu diễn bài hát “Ngày mùa vui” thể hiện sắc thái vui tươi.
Hoạt động thực hành
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện theo hình vẽ.
 + Lúc đầu người ta dùng cách gì để cứu đàn cá heo?
 + Có một thủy thủ đã nghĩ ra cách gì để giữ đàn cá heo
 + Có cứu được đàn cá không? Vì sao?
2. Hoạt động nhóm
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi trên.
- Các nhóm kể tóm tắt lại nội dung câu chuyện theo tranh.
Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
- GV chốt kiến thức Âm nhạc không chỉ ảnh hưởng tới con người mà còn tác động tới loài vật.
B/.Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
- Để phân biệt rõ độ cao thấp của âm thanh người a dùng 7 nốt nhạc theo thứ tự:
C- D- E- F- G- A- B(H) – đồ - rê – mi – pha- son –la – si.
- Các em độc thuộc tên nốt từ thấp đến cao và ngược lại.
trò chơi “ Gắn tên nốt nhạc”
- Giới thiệu trò chơi và yêu cầu h/s dùng tên nốt nhạc bằng bìa cứng gắn lên vị trí trên khuông theo yêu cầu của G.
- Trò chơi 7 anh em
- Hướng dẫn h/s tham gia trò chơi với thái độ tích cực.
Hoạt động ứng dụng
G- Hướng dẫn HS về nhà:
- Các em đọc đồng thanh lại tên 7 nốt nhạc theo thứ tự.
- Nhận xét giờ hoc.
.
TUẦN:17
( Từ 07/12- 11/12 )
Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2015
Khối 4
TIẾT 17
ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
 - Ôn các bài hát đã học, yêu cầu hát đúng và thuộc lời của 5 bài hát đã học từ tuần 2 đến tuần 16.
 - Ôn tập đọc nhạc:
 - Tập đọc thang âm 5 nốt: Đô - Rê - Mi - Pha - Son và Son - Pha - Mi - Rê - Đô
 - Tập các âm hình tiết tấu.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nhạc cụ quen dùng.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của G
1. Ổn định (1’)
2. Ktbc
 - Kết hợp đánh giá trong tiết ôn.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
 - Tiết hôm nay chúng ta sẽ ôn lại 5 bài hát đã học và tập đọc thang âm 5 nốt
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn tập 5 bài hát đã học
 ? Em hãy kể tên những bài hát đã được học trong học kỳ qua
 - Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát ôn lại lần lượt 5 bài hát trên mỗi bài 2 - 3 lần
 - Giáo viên chú ý sửa giai điệu cho học sinh.
* Hoạt động 2:
 - Tập đọc thang âm 5 nốt hướng dẫn học sinh cách đọc và luyện đọc.
 - Cho học sinh ôn tập các hình tiết tấu của bài TĐN 2, 3. Ôn lai bài TĐN.
 - Giáo viên nhận xét tuyên dương
4. Củng cố(4’)
 - Giáo viên tổng kết nội dung bài
 - Nhận xét tinh thần giờ học chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ I
Hoạt động của hs
- Học sinh lắng nghe
1. Em yêu hòa bình
2. Bạn ơi lắng nghe
3. Trên ngựa ta phi nhanh
4. Khăn quàng thắm mãi vai em
5. Cò lả
- Học sinh ôn lại 5 bài hát
- Luyện đọc thang âm
- Tập gõ tiết tấu theo hình (gõ theo phách, nhịp)
..................................................................
Thứ ba ngày 08 tháng 12 năm 2015
Khối 5
TIẾT 17
Ôn tập 2 bài hát
REO VANG BÌNH MINH- HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH.
TĐN SỐ 2
I Mục tiêu.
 - H hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát “Reo vang bình minh- Hãy giữ cho em bầu trời xanh”.
 - H đọc nhạc và kết hợp gõ phách, ghép lời ca bài TĐN số 2 
II. Chuẩn bị của giáo viên
 - Nhạc cụ quen dùng. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của G 
Hoạt động của hs
+) Hoạt động 1: (18-20’) 
Ôn 2 bài hát.
- G cho cả lớp ôn lại 2 bài hát mỗi bài 1 lần sau đó kiểm tra, đánh giá trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân.
+) Hoạt động 2: ( 10-15’)
Ôn tập đọc nhạc số2
- Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2.
- Kiểm tra đánh giá theo nhóm, cá nhân. 
- Ôn bài hát và thực hiện kiểm tra theo y/c G.
- Ôn và kiểm tra bài TĐN số 2.
 ..
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015
Khối 3
TIẾT 17
Học bài hát tự chọn:
EM LÀ BÔNG LÚA ĐIỆN BIÊN
 Nhạc và lời : Phan Nhân
I.Mục tiêu
 - Giúp học sinh hát đúng giai điệu thuộc lời ca của bài hát.
 - Biết bài hát “ Em là bông lúa Điện Biên” là sáng tác của nhạc sĩ Phan Nhân. 
II.Tài liệu và phương tiện
1.GV chuẩn bị
 -Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ. 
 -Máy nghe, đĩa nhạc
2.HS chuẩn bị
 -Nhạc cụ gõ
 -Tập bài hát 3
III.Tiến trình
Hoạt động cơ bản
1. Khởi động 
- Việc 1: Bạn phụ trách đồ dùng lên lấy nhạc cụ gõ, phiếu học tập phát cho các bạn.
- Việc 2: Bạn trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát khởi động bài hát “ Ngày mùa vui” – (Khởi động giọng)
- Trưởng ban văn nghệ cử 1 nhóm lên bảng biểu diễn bài hát “Ngày mùa vui”
+ GV đưa ra câu hỏi hs thảo luận nhóm đôi
GV nhận xét đánh giá và giới thiệu nội dung bài hát “ Em là bông lúa Điện Biên”. 
Gtb: Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài.
- GV giới thiệu cho các em nghe giai điệu trên đàn, GV hát mẫu
2. Tìm hiểu mục tiêu:
- HS đọc và tìm hiểu mục tiêu
- Thảo luận mục tiêu 
3. HS thảo luận phiếu bài tập:
- Câu 1: Bài hát “ Em là bông lúa Điện Biên ” do ai sáng tác?... + Phan Nhân.
- Câu 2: Em có cảm nhận gì về bài hát “Em là bông lúa Điện Biên”?... 
+ Hs nêu cảm nhận “ Bài hát nhịp nhàng, vui tươi, hơi nhanh.”
- Câu 3: Nội dung bài hát “ Em là bông lúa Điện Biên ” nói lên điều gì?... + Hs nói cảm nhận: Bài diễn tả niềm vui sướng tự hào với những truyền thống vinh quang của thiếu nhi nơi đây. 
- Việc 1: Em đọc 2 lần lời ca của bài hát.
- Việc 2: Em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên.
- Việc 3: Thảo luận nhóm 
- HS đọc lời ca theo tiết tấu. GV h/d. 
- Giáo viên dạy hát từng câu theo lối móc xích cho hết bài
Hoạt động thực hành
Hoạt động nhóm
- HS hát cả bài theo nhóm
+ Hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Em là lá, là cành hoa,em là suối mát là chim sơn ca...
- x x xx x x xx x x xx x x x xx ....
+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Em là lá, là cành hoa,em là suối mát là chim sơn ca...
- X x x x x x x x ....
- Các nhóm lần lượt đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. Sau mỗi nhóm , HS các nhóm khác tham gia nhận xét đánh giá .
Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
- GV khen ngợi những nhóm hát và gõ đệm đúng; động viên, khuyến khích nhóm chưa hoàn thành tốt; nhận xét chung tiết học. 
Hoạt động ứng dụng
G- Hướng dẫn HS về nhà:
- Qua bài hát em phải biết gìn giữ cảnh thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống anh hùng của quê hương.
- Tập biểu diễn bài hát cho ông bà bố mẹ em nghe.
- Cùng với sự giúp đỡ của người thân trong gia đình em có thể tìm động tác múa phụ họa cho bài hát.
TUẦN:18
( Từ 14/12- 18/12 )
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2015
Khối 4
TIẾT 18
Tập biểu diễn các bài hát đã học.
.
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2015
Khối 5
TIẾT 18
Tập biểu diễn 2 bài hát
Bài: Những bông hoa những bài ca- ước mơ
Ôn TĐN số 4
.
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2015
Khối 3
TIẾT 18
Tập biểu diễn bài hát đã học.
TUẦN:19
( Từ 04/1- 08/1/2016 )
Thứ hai ngày 04 tháng 1 năm 2016
Khối 4
TIẾT 19
Học hát bài
 CHÚC MỪNG
MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT
I. Mục tiêu 
 - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát, bước đầu học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2.
 - Biết bài hát chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng, vui tươi.
II. Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ quen dùng
III. Hoạt động dạy học 
+) Hoạt động 1: (18-20’) 
Học hát.
a. Giới thiệu bài:
- Bài hát “ Chúc Mừng” là bài hát quen thuộc của người dân Nga. Bài hát có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển diễn tả tình cảm thân thiết, ấm áp của những người bạn trong ngày vui gặp mặt
b. Học hát:
- Giáo viên hát mẫu cho cả lớp nghe
- Y/cầu H đọc lời ca.
- Trước khi vào học hát cho học sinh luyện cao độ o, a.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích.( Lưu ý H cao độ của các tiếng rơi vào nốt có dấu giáng. VD: vui, êm, hát.)
- H/d H lưu ý ngân nghỉ đủ 3 phách ở các tiếng “ thân, bền”.
- Cho H luyện hát nhiều lần giúp các em nhớ giai điệu và thuộc lời ca.
+) Hoạt động 2: (13-15’) 
Học hát kết hợp gõ đệm.
- H/d H hát kết hợp gõ đệm theo phách. VD:
Cùng đàn cùng hát vang lừng
 * * * ** *
- Cho học sinh hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3.VD:
Cùng đàn cùng hát vang lừng
 * *
- Cho H luyện tập theo tổ nhóm, cá nhân.
+) Củng cố.( 3-5’)
- Gọi 1 em hát lại toàn bộ bài “Chúc mừng”.
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Dặn dò: Về nhà tập hát kết hợp với vận động và chuẩn bị cho tiết sau.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi
- Đọc lời ca theo y/c G
- Khởi động giọng theo h/d của G.
- Tập hát từng câu theo h/d. ( Hát đúng các tiếng G lưu ý. Ngân nghỉ đủ số phách.)
- Luyện hát.
 + Hát theo tổ, nhóm.
- Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
 + Luyện theo tổ
 + Luyện theo nhóm
 + Luyện cá nhân.
- Thực hiện.
- Hát đồng thanh.
.........................................
Thứ ba ngày 05 tháng 1 năm 2016
Khối 5
TIẾT 19
Học bài hát 
HÁT MỪNG
 Dân ca Hrê ( TÂY NGUYÊN)
I Mục tiêu.
 - H biết hát một bài dân ca của đồng bào Hrê ( Tây Nguyên)
 - Hát đúng giai điệu, biết thể hiện tình cảm của bài hát.
 - Giaó dục các em biết yêu dân ca, yêu cuộc sống ấm no, hoà bình hạnh phúc. 
II. Chuẩn bị của giáo viên
 - Nhạc cụ quen dùng.
 - Tranh ảnh minh hoạ. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của G 
Hoạt động của hs
+) Hoạt động 1: (18-20’) 
Học hát.
- Gtb: Giới thiệu qua về vùng đất Tây Nguyên, sau đó giới thiệu nội dung bài.
- Cho H nghe giai điệu bài hát và hát mẫu.
- H/d H khởi động giọng
- H/d H đọc lời ca, đánh dấu chỗ lấy hơi.
- Dạy hát từng câu nối tiếp.
- Cho H luyện hát nhiều lần giúp các em nhớ giai điệu và lời ca. ( Sửa sai cho H hát chưa đúng)
+) Hoạt động 2: ( 10-15’)
Hát kết hợp gõ đệm..
- H/d h/s hát cả bài, thể hiện tính chất làn điệu dân ca Tây Nguyên ( sửa sai cho H ở các tiếng có luyến.
- H/d H hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. VD: 
Cùng múa hát nào, cùng cất 
 * * *
tiếng ca
 *
+) Củng cố.( 3-5’)
- Cả lớp hát đồng thanh bài 1 lần. Nhắc lại tên bài hát, tác giả? 
- Qua bài hát giáo dục các em biết yêu quí các làn điệu dân ca. 
- Tìm hiểu dân ca Hrê và cuộc sống người Tây Nguyên. Nghe tìm hiểu nội dung bài.
- Lắng nghe giai điệu và nghe G trình bày mẫu.
- Khởi động giọng theo h/d của G
- Thực hiện theo h/d của G.
- Tập hát theo h/d.
- Luyện hát.
 + Hát theo tổ, nhóm.
 + Hát cá nhân.
- Tập hát thể hiện tính chất làn điệu dân ca Tây Nguyên. ( Hát đúng các tiếng có luyến.)
- Hát và vỗ tay đệm theo h/d của G 
 + Luyện theo tổ, nhóm.
 + Cá nhân.
- Thực hiện và ghi nhớ.
.........................................
Thứ năm ngày 07 tháng 1 năm 2016
Khối 3
TIẾT 19
Học bài hát 
EM YÊU TRƯỜNG EM(LỜI 1)
 Nhạc và lời : Hoàng Vân.
I.Mục tiêu
 - Giúp học sinh hát đúng giai điệu thuộc lời ca của bài hát, thể hiện đúng các tiếng có luyến trong bài.
- Qua bài hát các em biết thêm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè.
 - Biết bài hát “ Em yêu trường em” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân.
II.Tài liệu và phương tiện
1.GV chuẩn bị
 -Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ. 
 -Máy nghe, đĩa nhạc
2.HS chuẩn bị
 -Nhạc cụ gõ
 -Tập bài hát 3
III.Tiến trình
Hoạt động cơ bản
1. Khởi động 
- Việc 1: Bạn phụ trách đồ dùng lên lấy nhạc cụ gõ, phiếu học tập phát cho các bạn.
- Việc 2: Bạn trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát khởi động bài hát “ Em là bông lúa Điện Biên” – (Khởi động giọng)
- Trưởng ban văn nghệ cử 1 nhóm lên bảng biểu diễn bài hát “ Em là bông lúa Điện Biên” 
+ GV đưa ra câu hỏi hs thảo luận nhóm đôi
GV nhận xét đánh giá và giới thiệu nội dung bài hát “ Em yêu trường em”. 
Gtb: Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài.
- GV giới thiệu cho các em nghe giai điệu trên đàn, GV hát mẫu
2. Tìm hiểu mục tiêu:
- HS đọc và tìm hiểu mục tiêu
- Thảo luận mục tiêu 
3. HS thảo luận phiếu bài tập:
- Câu 1: Bài hát “ Em yêu trường em ” do ai sáng tác?... + Hoàng Vân.
- Câu 2: Em có cảm nhận gì về bài hát “Em yêu trường em”?... 
+ Hs nêu cảm nhận “ Bài hát vui tươi, sôi nổi,hơi nhanh.”
- Câu 3: Nội dung bài hát “ em yêu trường em” nói lên điều gì?... + Hs nói cảm nhận: Bài diễn tả niềm vui, tình cảm thân thiết của các bạn đối với thầy cô giáo và các đồ dùng quen thuộc trong ngôi trường thân yêu của mình như yêu quê hương đất nước.
- Việc 1: Em đọc 2 lần lời ca của bài hát.
- Việc 2: Em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên.
- Việc 3: Thảo luận nhóm 
- HS đọc lời ca theo tiết tấu. GV h/d. 
- Giáo viên dạy hát từng câu theo lối móc xích cho hết bài
Hoạt động thực hành
Hoạt động nhóm
- HS hát cả bài theo nhóm
+ Hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Em yêu trường em, với bao bạn thân và cô giáo hiền...
- x x xx x x xx x x xx.... 
+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Em yêu trường em, với bao bạn thân và cô giáo hiền...
- X x x x x x..... 
- Các nhóm lần lượt đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. Sau mỗi nhóm , HS các nhóm khác tham gia nhận xét đánh giá .
Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
- GV khen ngợi những nhóm hát và gõ đệm đúng; động viên, khuyến khích nhóm chưa hoàn thành tốt; nhận xét chung tiết học. 
Hoạt động ứng dụng
G- Hướng dẫn HS về nhà:
- Qua bài hát em càng thêm yêu thầy cô, mái trường, quê hương, đất nước.
- Tập biểu diễn bài hát cho ông bà bố mẹ em nghe.
- Cùng với sự giúp đỡ của người thân trong gia đình em có thể tìm động tác múa phụ họa cho bài hát.
TUẦN:20
( Từ 11/1- 15/1/2016 )
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016
Khối 4
TIẾT 20
ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚC MỪNG
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5
I. Mục tiêu :
- Học sinh hát đúng, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
- Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Học sinh đọc thang âm: Đô - rê - mi - son - la và đọc đúng bài TĐN.
II. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bảng phụ và nhạc cụ.
III. Hoạt động dạy học 
* Hoạt động 1: (18-20’) 
Ôn bài hát “Chúc mừng”
- Giáo viên chỉ huy cho học sinh ôn tập bài hát một vài lượt dưới nhiều hình thức cả lớp, dãy, tổ, nhóm.
- Tổ chức cho học sinh hát kết hợp thể hiện một số động tác phụ họa (cả lớp, nhóm)
* Hoạt động 2: ( 10-15’)
Tập đọc nhạc:TĐN số 5
? Nhìn vào bài đọc nhạc em cho biết cao độ từ thấp đến cao
? Trong bài có những hình nốt gì.
- Cho học sinh luyện cao độ
- Luyện tập tiết tấu của bài.
- Hướng dẫn cách gõ đệm có nốt móc đơn
- Cho học sinh đọc nhạc rồi ghép lời bài TĐN số 5:“Hoa bé ngoan”
Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến
- Tổ chức cho H đọc nhạc với nhiều hình thức cả lớp, nhóm, dãy bàn.
* Củng cố: ( 3-5’)
- Cho H đọc lại TĐN số 5 một lần.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- Học sinh ôn lại bài hát theo yêu cầu của giáo viên.
- Hát kết hợp một số động tác phụ họa
- Đô - Rê - Mi - Son - La
- Nốt móc đơn nốt đen và nốt trắng
- Luyện đọc cao độ theo h/d của G
- Tập gõ tiết tấu.
- Tập đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách theo h/d của G.
- Luyện đọc theo nhóm, dãy, cá nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
.........................................
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2016
Khối 5
TIẾT 20
Ôn bài hát 
HÁT MỪNG
TẬP ĐỌC NHẠC- TĐN SỐ 5
I Mục tiêu.
 - H hát đúng giai điệu, thuộc lời ca biết thể hiện tình cảm sắc thái của bài hát. Tập trình bài bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 - H thể hiện đúng cao độ trường độ bài TĐN số 5. Ghép lời ca kết hợp gõ phách. 
II. Chuẩn bị của giáo viên
 - Nhạc cụ quen dùng.
 - Một vài động tác phụ hoạ ( H tự nghĩ) 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của G 
Hoạt động của hs
+) Hoạt động 1: (18-20’) 
Ôn bài hát.
- Cho H nghe lại giai điệu bài hát trên đàn.
- Biểu diễn bài hát.
- Cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Chia nhóm: Nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.
- G h/d một số động tác phụ hoạ 
Đ/T1: “ Cùng múa. Ca”
Tay trái giơ ngang tai trái làm động tác đánh cồng theo nhịp 2.
Đ/T 2: “ Mừng. Hoà bình” làm ngược lại động tác 1.
Đ/T 3: “ Mừng tây.Mừng” hai tay đưa ra đằng trước và đằng sau. 
+) Hoạt động 2: ( 10-15’)
Tập đọc nhac: TĐN số 5.
- H/d h/s tìm hiểu bài tập đọc nhac.
+ Cao độ bài TĐN gồm những nốt gì?
+ Bài gồm những hình nốt gì?
- H/d H luyện đọc cao độ của bài TĐN theo thang âm 
- H/d H luyện đọc tiết tấu bài TĐN.
- Đàn cao độ từng câu, h/d H đọc.( Giải thích dấu luyến hai nốt)
- Cho H đọc nhiều lần để đúng cao độ và giai điệu.
- H/d H ghép lờp ca và kết hợp gõ phách. 
+) Củng cố.( 3-5’)
- Chọn một số H khá đọc lại toàn bài. 
- Cả lớp đọc lại bài kết hợp ghép lời ca. 
- Nghe giai điệu nhẩm lời ca, theo dõi G biểu diễn.
- Hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Thực hiện theo nhóm.
- Tập một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Tập lại nhiều lần cho thuần thục.
- Tìm hiểu bài TĐN.
- Gồm các nốt (C- D- E- G- A- C )
- Nốt đen, đen chấm dôi, móc đơn, trắng.
- Luyện đọc cao độ và tiết tấu của bài.
- Tập đọc từng câu theo h/d của G.
- Đọc theo dãy, nhóm.
- Tập đọc ghép lờp ca, kết hợp gõ phách.
- Đọc cá nhân
- Thực hiện.
.........................................
Thứ năm ngày 07 tháng 1 năm 2016
Khối 3
TIẾT 19
Học bài hát 
EM YÊU TRƯỜNG EM(LỜI 2)
 Nhạc và lời : Hoàng Vân.
I.Mục tiêu
 - Các em hát đúng giai điệu thuộc 2 lời ca của bài hát, thể hiện đúng các tiếng có luyến trong bài.
 - Hát kết hợp vận động nhịp nhàng, tập biểu diễn bài hát.
II.Tài liệu và phương tiện
1.GV chuẩn bị
 -Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ. 
 -Máy nghe, đĩa nhạc

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop_Khoi_3_4_5.doc