Giáo án Âm nhạc lớp 3 từ tuần 1 đến tuần 28

I ) MỤC TIÊU:

 _Biết hát theo giai điệu lời một.

 _Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ .

II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

_Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) .

_Đàn và hát thuần thục lời một bài Quốc Ca Việt Nam .

_Bảng kẻ phụ lời một bài hát .

III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 68 trang Người đăng honganh Lượt xem 1825Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 3 từ tuần 1 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát tập thể. Tập hát lĩnh xướng : Một học sinh hát 4 câu đầu , cả lớp hát đồng thanh 4 câu tiếp theo. 
-Giáo viên nhận xét , sửa chổ sai cho học sinh.
-Giáo viên chỉ định từng nhóm trình bày lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
-Giáo viên cho học sinh xung phong trình bày bài hát trước lớp.
-Giáo viên nêu ý nghĩa giáo dục của bài: đó là giáo dục các em tình cảm yêu quí quê hương , biết bảo vệ và chung sống hòa hợp với thiên nhiên.
-Giáo viên dặn học sinh về nhà tiếp tục tập hát bài để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ ràng hơn. Dặn học sinh về tìm động tác minh họa cho bài hát.
-Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn.
-Học sinh hát lại bài cũ.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu âm nhạc.
-Học sinh đọc lời ca của bài.
-Học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu :
 + Học sinh lắng nghe và thực hiện theo.
 + Học sinh đọc lời ca kết hợp tiết tấu.
-Học sinh luyện thanh khởi động giọng.
-Học sinh tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.
-Học sinh ghép 4 câu.
-1-2 học sinh thực hiện.
-Học sinh hát cả bài.
-Học sinh tập hát kết hợp gõ đệm.
-Học sinh tập hát kết hợp vận động.
-Học sinh thực hiện theo từng tổ.
-Học sinh trình bày bài hát theo hướng dẫn của giáo viên
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh thực hiện theo từng tổ.
-1-2 học sinh xung phong.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Kiểm duyệt:
Tuần 13
Ngày dạy :
TIẾT 13
Ôn tập bài hát Con chim non
I) MỤC TIÊU :
_Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
_Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , băng nhạc , máy nghe .
_Đàn và hát thuần thục bài Con chim non .
_Tập các động tác minh họa cho bài hát .
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn dịnh tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1:
Hát kết hợp gõ đệm
Hoạt động 2 :
Hát kết hợp vận động
Hoạt động 3 : 
Biểu diễn bài hát theo vài hình thức
4) Củng cố
5) Dặn dò
-Kiểm tra sĩ số lớp , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn nghiêm túc .
-Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát Con chim non .
-Giáo viên đặt câu hỏi về tên bài hát và xuất xứ của bài hát .
-Giáo viên cho học sinh xung phong hát lại bài hát .
-Giáo viên nhận xét , đánh giá .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách . Giáo viên làm mẫu 4 câu cho học sinh quan sát và cho học sinh hát và tập gõ đệm cả bài.
-Giáo viên cho từng tổ trình bày lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh gõ đệm theo nhịp .Giáo viên làm mẫu 4 câu cho học sinh quan sát và cho học sinh hát và tập gõ đệm cả bài .
-Giáo viên cho học sinh xung phong hát kết hợp gõ đệm theo nhịp .
-Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hôp vỗ tay theo nhịp 3 : cho hai học sinh ngồi đối diện nhau , phách 1 hai em vỗ bàn tay vào nhau , phách 2 và 3 các em tự vỗ hai tay của mình .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp bước chân theo nhịp 3 : Giáo viên hướng dẫn mẫu :
+ Phách 1 : chân trái bước sang trái .
+ Phách 2 : chân phải bước chụm với chân trái .
+ Phách 3 : nhún nhẹ hai chân tại chổ .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các động tác vận động .
-Giáo viên cho học sinh trình bày bài hát theo từng tổ , nhóm và cá nhân kết hợp vận động .
-Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh .
-Giáo viên cho học sinh thi đua theo tổ , cho mỗi tổ lên biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm theo phách , theo nhịp hoặc vận động trước lớp và giáo viên chấm điểm .
-Giáo viên nhận xét và tổng kết điểm của mỗi tổ .
-Giáo viên cho học sinh hát lại bài hát kết hợp với động tác vận động : vỗ tay theo nhịp 3 và bước theo nhịp 3 .
-Giáo viên cho học sinh xung phong theo từng nhóm biểu diễn trước lớp .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
-Giáo viên dặn dò học sinh về nhà tiếp tục tập bài hát kết hợp vận động cho thuần thục hơn .
-Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn .
-Học sinh nghe giai điệu bài hát cũ .
-Học sinh trả lời : bài Con chim non dân ca Pháp.
-1-2 học sinh xung phong .
-Học sinh lắng nghe .
-Học sinn thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên .
-Học sinh trình bày theo từng tổ .
-Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên .
-1-2 học sinh xung phong trình bày lại .
-Học sinh lắng nghe .
-Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên . Cố gắng vỗ tay đúng theo nhịp phách 3 .
-Học sinh quan sát giáo viên thực hiện mẫu .
-Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên . Cố gắng bước chân đúng theo nhịp 3 .
-Học sinh lắng nghe .
-Học sinh thi đua theo từng tổ .
-Học sinh lắng nghe .
-Học sinh thực hiện .
-Học sinh trình bày theo nhóm .
-Học sinh lắng nghe .
-Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà .
Kiểm duyệt :
Tuần 14
Ngày dạy :
TIẾT 14
Học hát : Bài Ngày mùa vui
( lời 1)
I) MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và lời 1 .
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy nghe , băng đĩa.
- Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. (L1)
- Bảng kẻ phụ bài hát , tranh ảnh minh họa.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3)Dạy bài mới :
Học hát bài Ngày mùa vui
_Giới thiệu bài
_Hát mẫu
_Đọc lời ca
_Đọc lời ca theo tiết tấu
_Luyện thanh
_Tập hát từng câu
_Hát lời 1
- Hát kết hợp gõ đệm
_Sử dụng một vài cách hát tập thể
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Giáo viên chỉ định học sinh nhắc lại tên bài đã học ở tiết trước ?
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài cũ.
- Giới thiệu bài : Hương lúa chín và tiếng chim hót trong vườn , gợi lên phong cảnh thiên nhiên thanh bình. Đó là phong cảnh của vùng nông thôn , nơi đang có cuộc sống ấm no , hạnh phúc , nơi có những con người chăm chỉ lao động và biết yêu quê hương. Đó là nội dung của bài hát Ngày mùa vui , dân ca Thái ( Tây Bắc ).
- Giáo viên trình bày cho học sinh nghe bài hát.
- Giáo viên chia bài hát thành 2 lời và cho học sinh đọc lời ca của lời 1.
- Giáo viên giải thích các từ khó trong bài. Ví dụ từ “ nô nức “ nghĩa là sự đông vui , nhộn nhịp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu trong bài.
- Giáo viên cho học sinh luyện thanh :
 Ma . . . . . . . . . . . . . .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu , mỗi câu giáo viên đàn và hát mẫu vài lần , yêu cầu học sinh hát nhẩm theo. Sau đó giáo viên đàn và bắt nhịp cho học sinh hát lại cùng với đàn.
- Sau khi tập xong 2 câu , giáo viên cho học sinh hát nối tiếp 2 câu vừa tập với nhau. Nhắc học sinh lấy hơi trước mỗi câu hát. 
- Giáo viên chỉ định học sinh hát 2 câu vừa tập.
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát cả lời 1 . Yêu cầu học sinh thể hiện sắc thái rộn ràng , sôi nổi của bài hát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách của bài hát.
- Giáo viên chỉ định từng tổ hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát tập thể :
 + Tập hát nối tiếp : Chia lớp thành 4 tổ , mỗi tổ hát 2 câu nối tiếp cho đến hết bài.
 + Tập hát đối đáp : Chia lớp thành 2 nữa, mỗi nữa hát một câu đối đáp cho đến hết bài.
- Giáo viên chỉ định từng cặp học sinh hát đối đáp nhau.
- Giáo viên chỉ định từng nhóm học sinh trình bày lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách của bài hát.
- Giáo viên cho học sinh xung phong trình bày bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Giáo viên nêu ý nghĩa giáo dục của bài: đó là tình yêu quý cuộc sống lao động của những người nông dân và yêu quý các làn điệu dân ca.
- Giáo viên dặn học sinh về nhà tiếp tục tập hát bài để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ ràng hơn.
_Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn.
- Học sinh trả lời : Bài Con chim non dân ca Pháp.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu âm nhạc.
- Học sinh đọc lời ca của bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu.
 -Học sinh luyện thanh khởi động giọng.
- Học sinh tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh ghép 2 câu.
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Học sinh chú ý lắng nghe và thực hiện theo.
- Học sinh hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách.
- Học sinh thực hiện.
-Học sinh trình bày bài hát theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện theo từng tổ nhóm , hát kết hợp gõ đệm.
- 1-2 học sinh xung phong.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Kiểm duyệt:	
Tuần 15
Ngày dạy
TIẾT 15
Học hát : Bài Ngày mùa vui (L2)
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
Nghe nhạc(Bỏ)
I) MỤC TIÊU :
_Biết hát theo giai điệu đúng lời 2.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
_Chuẩn bị nhạc cụ quen dùng ( đàn orgna ) , băng nhạc , máy đĩa .
_Đàn và hát thuần thục Ngày mùa vui.
_Chuẩn bị động tác minh họa .
_Chép lời 2 vào bảng kẻ phụ.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài 
mới :
Hoạt động 1 :
Dạy lời hai bài Ngày mùa vui
_Trình bày lời 1
_Tập đọc lời ca
_ Tập hát lời hai
_Hoàn thiệân bài hát
_Tập một vài cách hát tập thể
_Hát kết hợp với vận động phụ họa
Hoạt động 2:
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
4) Củng cố 
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc học sinh ngồi ngay ngắn .
- Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu lời 1 của bài hát.
- Giáo viên chỉ định học sinh nhắc lại tên bài hát và xuất xứ của bài hát.
- Giáo viên cho học sinh luyện thanh :
 Ma . . . . . . . 
- Giáo viên cho học sinh hát lại lời 1 của bài Ngày mùa vui .
- Giáo viên cho học xung phong hát lại bài.
- Giáo viên nhận xét , đánh giá.
- Giáo viên cho học sinhbiết quatranh, toàn bộ bài hát Ngày mùa vui.
- Giáo viên cho lớp ôn bài theo cách hát đối đáp : giáo viên chia lớp thành hai nữa một nữa hát một câu đối đáp đến hết lời một và đổi ngược lại .
- Giáo viên cho lớp ôn bài theo cách hát nối tiếp : chia lớp thành 4 tổ , mỗi tổ hát một câu cho đến hết lời 1 .
- Giáo viên nhận xét và sữa sai cho học sinh .
- Giáo viên treo bảng kẻ phụ lời 2 lên bảng .
- Giáo viên trình bày toàn bộ bài hát cho học sinh nghe .
- Giáo viên cho học sinh đọc lời 2 kết hợp gõ phách như lời 1 .
- Giáo viên chia lớp thành 2 nữa , một nữa hát lời 1 bằng âm “ la” , một nữa hát lời 2 và đổi ngược lại . Chú ý nhắc nhở học sinh lấy hơi ở cuối mỗi câu .
- Giáo viên cho lớp hát lời 2 nhiều lần cho thuộc lời và giai điệu .
- Giáo viên cho học sinh xung phong hát lại lời 2 .
- Giáo viên nhận xét và sửa cho học sinh những chổ hát chưa đúng .
- Giáo viên cho cả lớp hát cả bài hợp gõ phách .
- Giáo viên chia lớp thành hai nữa , một nữa hát lời 1 và một nữa hát lời 2 sau đó đổi ngược lại .
- Giáo viên cho lớp hát theo cách đối đáp : Chia lớp thành hai nữa , mỗi nữa
 hát một câu cho đến hết bài và đổi ngược lại .
- Giáo viên cho học sinh hát theo cách nối tiếp : chia lớp thành 4 tổ , mỗi tổ hát một câu cho đến hết bài .
- Giáo viên nhận xét , đánh giá .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp với vận động động phụ họa .
- Giáo viên cho học sinh xung phong lên biểu diễn trước lớp .
- Giáo viên gọi từng nhóm lên hát kết hợp vận động phụ họa .
- Giáo viên nhận xét , đánh giá .
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh một vài nhạc cụ dân tộc :
 + Đàn bầu : Giáo viên cho học sinh xem tranh và thuyết trình : Đàn bầu chỉ có một dây nên còn có tên là độc huyền cầm. Aâm thanh của đàn bầu ngân nga, thánh thót. Đàn bầu thường được dùng trong các dàn nhạc dân tộc.
 + Đàn nguyệt : Giáo viên cho học sinh xem tranh và thuyết trình : đàn nguyệt có thân đàn hình tròn giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt. Một số nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây. Đàn nguyệt thường được dùng trong các dàn nhạc tài tử , cải lương.
 + Đàn tranh : Giáo viên cho học sinh xem tranh và thuyết trình : đàn tranh có 16 dây nên còn gọi là đàn thập lục. Đàn tranh có âm thanh trong trẻo , tươi vui được dùng để hòa tấu trong các dàn nhạc dân tộc hoặc đệm cho ngâm thơ , hát . . .
- Giáo viên cho học sinh nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ và nhưng nghe một bài hòa tấu nhạc cụ dân tộc.
- Giáo viên cho học sinh hát lại cả bài Ngày màu vui theo từng tổ , nhóm và cá nhân kết hợp gõ phách .
- Giáo viên đặt câu hỏi về các loại nhạc cụ dân tộc cho học sinh củng cố lại bài.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá
- Giáo viên dặn học sinh về nhà tiếp tục tập hát lại bài cho thuộc lời và hát tự nhiên hơn.
-Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn .
- Học sinh nghe lại lời 1.
- Học sinh trả lời : Bài Ngày mùa vui, dân ca Thái.
- Học sinh luyện thanh .
- Học sinh ôn lại lời 1 của bài hát .
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe toàn bộ bài hát.
- Học sinh ôn bài theo cách hát đốùi đáp 
- Học sinh ôn bài theo cách hát nối tiếp 
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh quan sát .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh tập đọc lời ca kết hợp gõ phách 
- Học sinh thực hiên theo hướng dẫn của giáo viên . Chú ý lấy hơi ở cuối câu 
- Học sinh hát lại lời 2 nhiều lần .
- Học sinh xung phong hát lời 2 .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh hát cả bài kết hợp gõ phách .
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh hát cả bài theo cách hát đối đáp .
- Học sinh hát cả bài theo cách hát nối tiếp .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa .
- Học sinh xung phong lên biểu diễn trước lớp .
- Học sinh thực hiện theo nhóm .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh lắng nghe và cảm nhận.
- Học sinh hát lại bài theo từng tổ , nhóm và cá nhân .
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà .
Kiểm duyệt:
Tuần 16
Ngày dạy :
TIẾT 16
Kể chuyện âm nhạc : Cá heo với âm nhạc
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
I) MỤC TIÊU :
- Biết nội dung câu truyện .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Một vài tranh ảnh nói về loài cá heo.
- Tập chỉ nốt nhạc trên bàn tay thuần thục.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
1) Kể chuyện âm nhạc : 
Cá heo với âm nhạc
2) Giới thiệu tên nốt nhạc 
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu của bài Ngày mùa vui.
- Giáo viên cho học sinh hát lại bài theo đàn.
- Giáo viên chỉ định học sinh xung phong lên biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên giới thiệu : Trong tiết học hôm nay , các em sẽ được nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc.
- Giáo viên cho học sinh nêu những hiểu biết của minh về loài cá heo.
- Giáo viên treo tranh ảnh về loài cá heo và thuyết trình : Cá heo là loài cá sống ở biển khơi , chúng có trọng lượng khá lớn nhưng rất hiền lành và thông minh. Trong các loài cá , cá heo là loài thông minh nhất. Chúng sống khá thân thiện với con người , đã có nhiều câu chuyện kể về cá heo cứu giúp những người gặp tai nạn trên biển.
Con người đã nghiên cứu và nhận thấy khả năng đặc biệt của cá heo. Trên thế giới có nhiều trung tâm huấn luyện cá heo để biểu diễn hoặc đễ cứu nạn trên biển. Bây giờ các em nghe câu chuyện.
- Giáo viên đọc câu chuyện lần 1 và cho học sinh xung phong đọc lại.
- Giáo viên đặt câu hỏi :
 + Điều gì đã khiến cá heo bơi theo con tàu ra biển ?
 + Em nào có thể kể lại câu chuyện vừa nghe.
- Giáo viên giới thiệu về các nốt nhạc : Trên thế giới có hàng triệu bài hát, nhưng hầu hết những bài hát đó chỉ sử dụng 7 nốt nhạc mà chúng ta sẽ làm quen hôm nay. Cũng giống như những chữ cái mà từ đó người ta có thể viết lên hàng nghìn câu chuyện, những nốt nhạc này có thể viết nên những bản nhạc diễn tả mọ niềm vui , nổi buồn , mọi tình cảm , suy nghĩ , tâm trạng của con người. Sự thần kì này chính là nhờ vào tài năng cảu của những nhạc sĩ, những người biết cách sử dụng những nốt nhạc này.
Hôm nay các em bắt đầu làm quen với các nốt nhạc , hy vọng các em sẽ thấy yêu thích chúng và một ngày nào đó các em sẽ trở thành một nhạc sĩ tài năng, sẽ viết nên những bản nhạc hay , những bài hát hay được nhiều người yêu thích.
Bảy nốt nhạc là : 
 Đô Rê Mi Pha Son La Si
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ tên 7 nốt nhạc, hướng dẫn cách phát âm chuẩn xác. Yêu cầu các em tập viết tên 7 nốt nhạc vào vở và tiến hành trò chơi “Bảy anh em” và “Khuông nhạc bàn tay”
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại các chi tiết chính trong câu chuyện Cá heo với âm nhạc.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại tên 7 nốt nhạc.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà tập đọc lại tên 7 nốt nhạc cho nhớ và chính xác hơn.
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh hát lại bài cũ.
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nghe và cảm nhận.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh tập viết tên 7 nốt nhạc vào vở.
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Kiểm duyệt:
Tuần 17
Ngày dạy :
TIẾT 17
Ôn bài 3 hát : Lớp chúng ta đoàn kết,
Con chim non, Ngày mùa vui
I) MỤC TIÊU :
- Biết hát theo đúng giai điệu và đúng lời ca .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy đĩa , băng nhạc , tranh vẽ.
- Đàn và hát thuần thục bài Lớp chúng ta đoàn kết , Con chim non , Ngày mùa vui.
- Chuẩn bị động tác minh họa cho bài hát.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1:
Ôn tập bài Lớp chúng ta đoàn kết
Hoạt động 2:
Ôn tập bài Con chim non
Hoạt đông 3:
Ôn bài hát
Ngày mùa vui
) Củng cố :
5))Dặn dò :
_Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
_Kết hợp trong quá trình ôn bài hát.
_Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách : giáo viên làm mẩu câu 1 , câu 2 và cho học sinh hát và tập gõ đệm cả bài.
_Giáo viên chỉ định từng tổ thực hiện lại.
_Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ theo nhịp và vận động : : giáo viên làm mẩu câu 1 , câu 2 và cho học sinh hát và tập gõ đệm cả bài.
_Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng các hình thức song ca và tốp ca.
_Giáo viên nhận xét và đánh giá.
_Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hôp vỗ tay theo nhịp 3 : cho hai học sinh ngồi đối diện nhau , phách 1 hai em vỗ bàn tay vào nhau , phách 2 và 3 các em tự vỗ hai tay của mình .
_Giáo viên hướng dẫn học sinh hát và bước chân theo nhịp 3 : giáo viên chỉ định vài nhóm lên trình bày trước lớp.
_Giáo viên hướng dẫn học sinh hát và đánh nhịp theo nhịp 3 : giáo viên hát và đánh nhịp làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh thực hiện lại.
_Giáo viên chỉ định học sinh trình bày trước lớp.
_Giáo viên nhận xét và đánh giá.
_Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách 

Tài liệu đính kèm:

  • docAm nhac lop 3 tuan 1 den 28.doc