Giáo án Âm nhạc lớp 2 - Nguyễn Tấn Tài – Trường Tiểu Học Thị Trấn 2

II) MỤC TIÊU :

-Kể tên một vài bài hát đã học ở lớp 1

-Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát ở lớp một.

-Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.

II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

_Tập hát và đệm tốt các bài hát lớp 1 .

_Chuẩn bị nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) .

_Chuẩn bị đàn hát bài Quốc Ca .

II) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 54 trang Người đăng honganh Lượt xem 1517Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 2 - Nguyễn Tấn Tài – Trường Tiểu Học Thị Trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e nhàng , thể hiện tình cảm vui tươi.
_Học sinh quan sát và thực hiện theo sữ hướng dẫn của giáo viên.
_Học sinh tập múa lại nhiều lần để thuộc động tác.
_Học sinh thực hiện>
_Học sinh biểu diễn trước lớp theo từng nhóm và cá nhân.
_Học sinh lắng nghe.
_Học sinh tham gia.
_Học sinh phân biệt nhịp 2/4 và nhịp 3/4.
_Học sinh nghe và đoán nhịp.
_Học sinh nghe bài hát và đoán nhịp.
_Học sinh lắng nghe.
_Học sinh thực hiện.
_1-2 học sinh trình bày.
_Học sinh lắng nghe.
_Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Kiểm duyệt:
Tuần 11
Ngày dạy :
TIẾT 11
Học hát : Bài Cộc cách tùng cheng
( Nhạc và lời : Phan Trần Bảng )
I) MỤC TIÊU :
_Biết một số nhạc cụ gõ dân tộc : sênh , thanh la , mõ , trống .
- Biết hát theo giai điệu và lời ca .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
_Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy nghe , băng nhạc .
_Tập đàn hát chuẩn xác bài Cộc cách tùng cheng.
_Tranh minh họa , nhạc cụ gõ đệm .
II) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁOVIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3 ) Dạy bài mới :
Hoạt động 1 :
Dạy bài hát Múa vui
_Giới thiệu bài
_Hát mẫu
_Tập đọc lời ca
_Tập hát từng câu
_Hoàn thiện bài
Hoạt động 2 :
Trò chơi với bài Cộc cách tùng cheng
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
_Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc học sinh ngồi ngay ngắn đúng tư thế .
_Giáo viên cho học sinh nghe lại giai diệu bài cũ và cho cả lớp hát lại kết hợp gõ đệm theo phách .
_Giáo viên cho học sinh xung phong lên hát lại bài cũ .
_Giáo viên nhận xét , đánh giá .
_Giáo viên giới thiệu bài , tác giả và nội dung của bài hát. 
_Giáo viên trình bày mẫu bài hát cho học sinh nghe .
_Giáo viên hỏi học sinh nhận biết gì về nhịp điệu của bài hát ?
_Giáo viên chia bài hát thành 6 câu , bốn câu đầu có âm hình tiết tấu giống.
_Giáo viên hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca , có thể chia mỗi câu thành 2 câu nhỏ cho học sinh đọc dễ dàng hơn . Giáo viên đọc mẫu câu vài lần kết hợp gõ theo phách sau đó cho học sinh đọc lại .
_Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu . Giáo viên hát mẫu mỗi câu vài lần và cho học sinh hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu . 
_Sau khi tập được 2 câu giáo viên cho học sinh hát nối tiếp 2 câu câu vừa tập 
_Giáo viên cho học sinh hát toàn bộ bài hát nhiều lần để nhớ lời ca và giai điệu của bài . Hát nhiều lần theo trình tự : hát đồng thanh , hát theo nhóm và hát cá nhân .
_Giáo viên nhận xét , sửa sai cho học sinh .
_Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi với bài Cộc cách tùng cheng. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ , mỗi nhóm tượng trưng cho một loại nhạc cụ gõ trong bài. Mỗi nhóm lần lượt hát từng câu theo tên nhạc cụ của mình. Đến câu “ Nghe sênh thanh la . . . “cả lớp hát đồng thanh và nói : “Cộc cách tùng cheng”.
_Giáo viên hỏi lại tên bài hát và tên tác giả của bài .
_Giáo viên cho lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp .
_Giáo viên nhận xét , đánh giá .
_Giáo viên dặn dò học sinh về nhà tập lại bài hát nhiều nhiều cho thuần thục và hát tự nhiên hơn .
_Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn .
_Học sinh nghe và hát lại bài cũ .
_1-2 học sinh thực hiện .
_Học sinh lắng nghe .
_Học sinh ngồi ngay ngắn , chú ý lắng nghe .
_Học sinh nghe hát mẫu .
_Học sinh trả lời : bài hát vui , tốc độ vừa phải .
_Học sinh theo dõi .
_Học sinh tập đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên .
_Học sinh tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên .
_Học sinh hát cả bài nhiều lần theo trình tự :
 + Hát đồng thanh .
 + Hát theo nhóm .
 + Hát cá nhân .
_Học sinh lắng nghe .
_Học sinh theo dõi vàtham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
_Học sinh trả lời : Bài Cộc cách tùng cheng của nhạc sĩ Phan Trần Bảng.
_Học sinh ôn lại bài kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp của bài hát .
_Học sinh lắng nghe .
_Học sinh lắng nghe ghi nhớ và thực hiện ở nhà .
Kiểm duyệt:
Tuần 12
Ngày dạy :
TIẾT 12
- Ôn tập bài hát : Cộc cách tùng cheng
- Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc
I ) MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy nghe , băng đĩa.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Tranh minh họa các loại nhạc cụ gõ đệm dân tộc.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1 :
Ôn bài hát Cộc cách tùng cheng
Hoạt động 2 :
Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Giáo viên đặt câu hỏi : Bài hát vừa học có tên là gì ? Ai là tác giả ?
- Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát và hát nhẩm theo.
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài cũ.
- Giáo viên cho học sinh xung phong lên biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên nhận xét , đánh giá.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bài hát. Nhắc nhở các em hát đúng giọng , rõ lời , đúng nhịp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp sử dụng các loại nhạc cụ gõ đệm theo nhịp , phách và tiết tấu lời ca.
- Giáo viên cho học sinh hát kết hợp trò chơi Cộc cách tùng cheng như đã hướng dẫn ở tiết trước.
- Giáo viên treo tranh có hình ảnh các loại nhạc cụ như : thanh la , mõ , trống , song loan , thanh phách , sênh tiền . . .
- Giáo viên giới thiệu từng loại nhạc cụ và cho học sinh nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ.
- Giáo viên cho lớp hát lại bài Cộc cách tùng cheng với các loại nhạc cụ gõ đệm theo.
- Giáo viên mời học sinh lên biểu diễn trước lớp, hát và gõ đệm theo phách , đến đoạn có âm thanh các loại nhạc cụ thì gõ theo tiết tấu lời ca.
- Giáo viên mời học sinh nhận xét và nhận xét chung.
- Giáo viên chỉ định từng nhóm học sinh trình bày lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Giáo viên chỉ tranh trên bảng và cho học sinh nhắc lại tên từng loại nhạc cụ.
- Giáo viên nhận xét , đánh giá.
- Giáo viên nhận xét chung , nhắc nhở học sinh về nhà ôn lại bài hát để hát thuần thục và tự nhiên hơn.
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn đúng tư thế.
- Học sinh trả lời : Bài Cộc cách tùng cheng cuả nhạc sĩ Phan Trần Bảng.
- Học sinh lắng nghe và hát nhẩm theo.
- Học sinh hát lại bài cũ.
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lần lượt ôn bài theo hướng dẫn của giáo viên :
 + Hát đồng thanh.
 + Hát theo tổ , cá nhân.
 + Hát cá nhân.
- Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca.
- Học sinh hát kết hợp trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ tên các loại nhạc cụ.
- Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ( đoạn âm thanh các nhạc cụ vang lên thì gõ theo tiết tấu lời ca ) .
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nhận xét các bạn và lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh thực hiện theo từng nhóm.
- Học sinh trả lời tên các loại nhạc cụ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nh.
Kiểm duyệt:
Tuần 13
Ngày dạy :
TIẾT 13
Học hát : Bài Chiến sĩ tí hon
I) MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca .
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy nghe , băng nhạc.
- Đàn , hát chuẩn xác bài Chiến sĩ tí hon.
- Tranh minh họa bài hát.
- Nhạc cụ gõ đệm.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1 :
Dạy bài hát Chiến sĩ tí hon
_Hát mẫu
_Tập đọc lời ca
_Tập hát từng câu
_Hát cả bài
Hoạt động 2 :
Hát kết hợp gõ đệm
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh ôn lại bài Cộc cách tùng cheng kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca.
- Giáo viên nhận xét , đánh giá.
 - Giới thiệu bài : Bài hát Chiến sĩ tí hon do nhạc sĩ Việt Anh đặt lời theo giai điệu bài Cùng nhau đi Hồng binh của tác giả Đinh Nhu , được sáng tác trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon , vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng.
- Giáo viên trình bày mẫu bài hát cho học sinh nghe.
- Giáo viên chia bài thành 4 câu và hướng dẫn học sinh đọc lời ca trong bài theo tiết tấu trong bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu. Giáo viên đàn và hát mẫu câu vài lần và bắt nhịp cho học sinh hát lại nhiều lần cho thuộc lời và giai điệu. 
- Sau khi tập được 2 câu giáo viên cho học sinh hát nối tiếp 2 câu vừa tập.
- Giáo viên đàn cho học sinh hát cả bài nhiều lần cho thuộc giai điệu và lời ca. Vì bài hát viết theo nhịp đi nên giáo viên nhắc học sinh hát dứt khoát từng tiếng. Chú ý lấy hơi những chổ cuối câu hát.
- Giáo viên chỉ định từng tổ , nhóm thực hiện lại.
- Giáo viên cho học sinh xung phong trình bày bài hát.
- Giáo viên nhận xét và sửa chổ sai cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ phách. Giáo viên làm mẫu và cho học sinh thực hiện lại :
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x x x
 Đều chân ta cùng bước . . .
 x x x x 
- Giáo viên chỉ định từng tổ thực hiện lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca. 
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x x x x
 Đều chân ta cùng bước . .
 x x x x x
- Giáo viên chỉ định nhóm thực hiện lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đứng hát, chân bước đều tại chổ , tay đánh như động tác đi đều.
- Giáo viên nhận xét và sửa chổ sai cho học sinh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài hát , của ai ?
- Giáo viên nêu ý nghĩa giáo dục : mỗi người chúng ta đều phải có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Các em còn nhỏ thì nhiệm vụ của các em là phải học cho thật giỏi để mai sau phục vụ và bảo vệ tổ quốc.
- Giáo viên cho học sinh trình bày bài hát theo từng tổ , nhóm kết hợp gõ phách.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà tiếp tục ôn lại bài hát để hát tự nhiên và thuần thục hơn.
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn.
- Học sinh ôn lại bài cũ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh nghe hát mẫu.
- Học sinh tập đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tập đọc từng câu theo hướng dẫn của giáo viên. Chú ý hát rõ lời , tròn tiếng , thể hiện tính chất vui tươi.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh hát cả bài.
- Học sinh trình bày bài hát theo tổ và nhóm.
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát và hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời : Bài Chiến sĩ tí hon , nhạc của Đinh Nhu , lời mới Việt Anh..
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chú ý lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Kiểm duyệt 
Tuần 14
Ngày dạy :
TIẾT 14
- Ôn tập bài hát : Chiến sĩ tí hon
 - Tập đọc thơ theo tiết tấu (Bỏ)
I ) MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ .đơn giản .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy nghe , băng đĩa.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Sưu tầm các bài thơ 5 chữ.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1 :
Ôn bài hát Chiến sĩ tí hon
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Giáo viên đặt câu hỏi : Bài hát vừa học có tên là gì ? Ai là tác giả ?
- Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát và hát nhẩm theo.
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài cũ.
- Giáo viên cho học sinh xung phong lên biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên nhận xét , đánh giá.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bài hát theo trình tự hát tập thể và hát theo từng nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp sử dụng các loại nhạc cụ gõ đệm theo nhịp , phách và tiết tấu lời ca.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Giáo viên chỉ định từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên đệm đàn học sinh trình bày lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và tiết tấu lời ca và vận động phụ họa.
- Giáo viên nhận xét , đánh giá.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà ôn lại bài hát để hát thuần thục và tự nhiên 
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn đúng tư thế.
- Học sinh trả lời : Bài Chiến sĩ tí hon, nhạc của Đinh Nhu , lời mới Việt Anh.
- Học sinh lắng nghe và hát nhẩm theo.
- Học sinh hát lại bài cũ.
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh hát tập thể theo nhịp đàn.
- Học sinh luyện hát theo từng nhóm , tổ.
- Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và tiết tấu lời ca.
- Học sinh hát kết hợp vận động theo nhạc : đứng hát dậm chân tại chổ , đánh tay nhịp nhàng.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tập gõ mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh hát kết hợp làm động tác như đang thổi kèn , đánh trống , đánh đàn . 
- Học sinh lên biểu diễn thi đua theo từng nhóm.
- Học sinh lắng nghe, thực hiện.
Tuần 15
Ngày dạy
TIẾT 15
 Ôn tập 3 bài hát : 
 Chúc mừng sinh nhật , Cộc cách tùng cheng , Chiến sĩ tí hon
I ) MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy nghe , băng đĩa.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Tranh ảnh minh họa của bài hát.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1 :
Ôn bài hát Chúc mừng sinh nhật
Hoạt động 2 :
Ôn bài hát Cộc cách tùng cheng
Hoạt động 3 :
Ôn bài hát Chiến sĩ tí hon
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Kết hợp trong quá trình ôn tập vài hát.
- Giáo viên cho học sinh nghe giai điệu của bài hát và hỏi học sinh tên bài hát là gì ? Nhạc của nước nào ? Bài hát viết ở nhịp 2/4 hay 3/4 ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bài hát bằng nhiều hình thức : hát tập thể, hát theo dãy nhóm và hát cá nhân.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn hát kết hợp sử dung các loại nhạc cụ gõ đệm theo nhịp , phách.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài hát nào đã học có tên các loại nhạc cụ gõ ? Tác giả bài hát là ai ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bài hát theo trình tự :
 + Đệm đàn và bắt nhịp cho học sinh hát.
 + Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp tham gia trò chơi gõ nhạc cụ.
- Giáo viên mời nhóm học sinh lên biểu diễn trước lớp.
* Tương tự hai bài trên 
- Giáo viên mời học sinh nhận xét và đánh giá chung.
- Giáo viên cho học sinh ôn lại một trong các bài hát đã học kết hợp gõ đệm theo phách.
- Giáo viên nhận xét chung , nhắc nhở học sinh về nhà ôn lại các bài hát để hát thuần thục và tự nhiên hơn.
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn đúng tư thế.
- Học sinh nghe và trả lời : 
 + Bài hát Chúc mừng sinh nhật ( Nhạc Anh ).
 + Bài hát viết ở nhịp 2/4.
- Học sinh ôn bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.
 + Hát đồng thanh.
 + Hát theo dãy , nhóm.
 + Hát cá nhân.
- Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
- Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa.
- Học sinh trả lời : Bài Cộc cách tùng cheng của nhạc sĩ Phan Trần Bảng.
- Học sinh ôn bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh nhận xét và lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ôn bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Kiểm duyệt:
Tuần 16
Ngày dạy :
TIẾT 16
Kể chuyện âm nhạc 
Nghe nhạc
I) MỤC TIÊU :
- Biết Mô –da là nhạc sĩ người nước ngoài .
- Tập biểu diễn bài hát .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Đọc diễn cảm câu chuyện Mô da – thần đồng âm nhạc.
- Aûnh nhạc sĩ Mô-da , bản đồ nước Aùo.
- Băng nhạc bài hát của Mô-da.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
1) Kể chuyện âm nhạc : 
Mô-da – thần đồng âmnhạc
_Giới thiệu bài hát
2) Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu của bài hát cũ.
- Giáo viên cho học sinh hát lại bài theo đàn.
- Giáo viên chỉ định học sinh xung phong lên biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên đọc chậm và diễn cảm câu chuyện Mô-da – thần đồng âm nhạc.
- Giáo viên cho học sinh xem ảnh nhạc sĩ Mô-da , chỉ trên bản đồ thế giới vị trí nước Aùo cho học sinh biết.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
 + Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào ?
 + Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông ?
 + Khi xảy ra câu chuyện này , Mô-da được mấy tuổi ?
- Giáo viên đọc lại câu chuyện và giúp học sinh ghi nhớ các chi tiết chính về Mô-da.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh nghe một ca khúc của Mô-da.
- Giáo viên đặt câu hỏi :
 + Bản nhạc vui tươi, sôi nổi hay nhẹ nhàng , êm dịu ?
 + Bài hát nói về điều gì ?
- Giáo viên nhận xét ca khúc vừa nghe.
- Giáo viên cho học sinh nghe lần nữa để học sinh cảm nhận giai điệu , tình cảm của bản nhạc.
- Giáo viên cho học sinh đứng thành vòng tròn quanh lớp. Một học sinh sẽ đi tìm đồ vật ra ngoài lớp. Giáo viên đưa một đồ vật cho học sinh khác giữ kín. Cả lớp cùng hát một bài.
Học sinh tìm đồ vật vào lớp và bắt đầu tìm bạn giữ đồ vật theo tiếng hát đã được quy định : lại gần hát nto , ở xa thì hát nhỏ. Khi đã tìm được học sinh giấu đồ vật , giáo viên mời học sinh khác tiếp tục trò chơi. 
- Giáo viên cho học sinh nêu lại những chi tiết chính trong câu chuyện Mô-da.
- Giáo viên nhận xét , khen ngợi những học sinh hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tích cực cần cố gắng hơn trong tiết học sau. Dặn dò học sinh ôn lại các bài hát cho tiết sau.
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh hát lại bài cũ.
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh trả lời :
 + Người nước Aùo.
 + Mô-da đã viết lại một bản nhạc khác.
 + Mô-da được 6 tuổi.
- Học sinh nghe và ghi nhớ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe hướng dẫn và tham gia trò chơi.
- Học sinh tích cực tham gia trò chơi.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Kiểm duyệt:
Tuần 17
Ngày dạy :
TIẾT 17 ( Bỏ )
Tập biểu diễn 3 bài hát đã học : Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon
( Dành cho địa phương )
I) MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Tập bài hát lớp 2.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Máy nghe, băng nhạc.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1 :
Tập biểu diễn 3 bài

Tài liệu đính kèm:

  • docAm nhac lop 2 tuan 1 den 28.doc