ĐỀ 2
Câu 1: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm và chỉ ra nghĩa chung
của từng nhóm :
a. Chọn, lựa, .
b. To, lớn, .
Câu 2: Em hãy tìm:
- Năm từ ghép tổng hợp là danh từ
- Năm từ ghép tổng hợp là đông từ
- Năm từ ghép tổng hợp là tính từ
Câu 3: Tìm từ “lạc” trong mỗi nhóm từ sau:
a. Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, non sông, non nước.
b. Quê hương, quê cha đất tổ, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn.
Câu 4:
“Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.”
(Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu )
Câu 5: Em hãy tả lại cạnh sum họp của gia đình em cho các bạn cùng lớp nghe.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ 1 Câu 1: Cho các kết hợp hai tiếng sau: Xe đạp, xe cộ, xe kéo, xe đẩy, đạp xe, đẩy xe, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, bánh kẹo, luộc khoai, bánh nướng, nướng bánh, nướng khoai. a. Những kết hợp nào là từ ghép? b. Những kết hợp nào là hai từ đơn ? Câu 2: Cho các tiếng: mong, lo, buồn, tươi, nhạt. Em hãy tạo thành các tùa từ láy và từ ghép. Câu 3: Xác định từ “đứng” thành hai loại nghĩa gốc và nghĩa chuyển: - Hãy đứng lên - Người đứng đầu nhà nước - Đứng ra bảo lãnh - Trời đứng gió - Công nhân một lúc đứng năm máy - Dốc dựng đứng Câu 4: “Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa” (Rừng mơ – Trần Lê Văn) Em hãy nêu cảm xúc của mình khi đọc những câu thơ trên. Câu 5: Em hãy tả lại dòng sông vào một đêm trăng. ĐỀ 2 Câu 1: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm : a. Chọn, lựa, .. b. To, lớn, ... Câu 2: Em hãy tìm: - Năm từ ghép tổng hợp là danh từ - Năm từ ghép tổng hợp là đông từ - Năm từ ghép tổng hợp là tính từ Câu 3: Tìm từ “lạc” trong mỗi nhóm từ sau: a. Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, non sông, non nước. b. Quê hương, quê cha đất tổ, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn. Câu 4: “Về thăm nhà Bác làng sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Có con bướm trắng lượn vòng Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.” (Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu ) Câu 5: Em hãy tả lại cạnh sum họp của gia đình em cho các bạn cùng lớp nghe. ĐỀ 3 Câu 1: Điền các quan hệ từ (với, hoặc, của, mà) thích hợp vào mỗi câu dưới đây: a. Nói không làm. b. Tối nay ngày mai rồi sẽ có. c. Đây là thước kẻ tôi. d. Hai bạn như hình . bóng. Câu 2: Xác định nghĩa của từ “ăn” trong mỗi câu sau: a. Xe của cậu ăn xăng lắm ! b. Mỗi bữa tớ ăn ba bát. c. Một đồng đôla ăn mấy đồng Việt Nam. Câu 3: Tìm đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ : Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó Cướp nước tao cắt cổ dân tao Tao già không sức cầm dao Giết bay đã có con tao trăm vùng.” Câu 4: “Cánh cò bay lả bay la Lũy tre đầu xóm; cây đa giữa đồng Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh; quả bòng đung đưa.” (Nghệ nhân Bát Tràng – Hồ Minh Hà) Hãy nêu hình ảnh của quê hương được nhắc đến trong đoạn thơ trên và những hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì? Câu 5: Em hãy tả lại một người bạn học cùng lớp với em mà có nhiều nết đẹp. Đề 4 Câu 1: Trong các từ in nghiêng dưới đây từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: a. Vàng: - Giá vàng trong nước tăng đột biến. - Tấm lòng vàng. - Ông tôi mua một bộ lưới vàng để chuẩn bị cho cuộc đánh bắt thủy sản. b. Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây tường nhanh thoăn thoắt. - Đạn bay rào rào. - Chiếc áo này đã bay màu . Câu 2: Trong câu tục ngữ “chết trong còn hơn sống đục” có những cặp từ trái nghĩa nào? Có thể thay từ “trong”, “đục” bằng từ nào mà nghĩa cơ bản vẫn không thay đổi. Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau: Hoan hô anh giải phóng quân Kính chào anh, con người đẹp nhất Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Câu 4: Trong bài “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu có viết: “Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” Theo em, trăm có bằng “ 99 + 1” và ngàn có bằng “ 999 + 1” không ? Vì sao? Câu 5: Gia đình em có một vườn rau hay ở một nơi nào đó mà em rất thích. Hãy tả lại vườn rau đó cho các bạn cùng nghe. ĐỀ 5 Câu 1: Xác định chức năng ngữ pháp (chủ ngữ , vị ngữ , bổ ngữ , định ngữ) của đại từ “tôi” trong các câu dưới đây : a. Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại. b. Đây là quyển sách của tôi. c. Cả nhà rất yêu quý tôi. d. Tôi đang học bài thì Nam đến. Chú ý: Bổ ngữ là bộ phận phụ của câu, dùng để bổ nghĩa cho đông từ và tính từ chính của câu. Định ngữ là bộ phận phụ của câu , dùng để bổ nghĩa cho danh từ chính của câu. Câu 2: Tìm từ thay thế cho từ “mũi” trong các câu sau: - Mũi thuyền - Mũi súng - Mũi đất - Tiêm ba mũi Câu 3: Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ in nghiêng. a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng mây. b. Tháng tám mùa thu xanh thắm. c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. Câu 4: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa.” (Theo dấu chân Bác – Tố Hữu) Theo em, đoạn thơ trên có hình ảnh nào gây xúc động nhất? Vì sao? Câu 5: Em hãy tả lại một cánh đồng lúa chín vào buổi ban mai mà em có dịp quan sát.
Tài liệu đính kèm: