I- Trắc nghiệm ( 2 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
a. Giai cấp địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính của:
A. Xã hội chiến hữu nô lệ.
B. Xã hội nguyên thủy
C. Xã hội phong kiến
D. Xã hội tư bản.
b. Nhà Hồ được thành lập vào năm:
A. 1400 B. 1401
C. 1402 D. 1403
Câu 2 ( 1 điểm) Chọn cụm từ trong ngoặc điền vào chố chấm để thể hiện đúng đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông ( Sớm, Muộn, Công xã nông thôn)
- Ở phương Đông, xã hội phong kiến hình thành sớm và kết thúc (1) hơn so với phương Tây. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu bó hẹp trong (2)
Phòng gd&đt xín mần đề thi học kì i năm học 2010-2011 Môn: lịch sử Lớp 7 Thời gian: 45 phút. I- Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 ( 1 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. a. Giai cấp địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính của: A. Xã hội chiến hữu nô lệ. B. Xã hội nguyên thủy C. Xã hội phong kiến D. Xã hội tư bản. b. Nhà Hồ được thành lập vào năm: A. 1400 B. 1401 C. 1402 D. 1403 Câu 2 ( 1 điểm) Chọn cụm từ trong ngoặc điền vào chố chấm để thể hiện đúng đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông ( Sớm, Muộn, Công xã nông thôn) - ở phương Đông, xã hội phong kiến hình thành sớm và kết thúc (1)hơn so với phương Tây. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu bó hẹp trong (2) II- Tự luận (8 điểm) Câu 1 ( 5 điểm) Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ? Câu 2 ( 3 điểm) Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV lâm vào hoàn cảnh như thế nào ? Tại sao lại lâm vào hoàn cảnh như vậy? Hướng dẫn chấm môn lịch sử 7 I- Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 ( 1 điểm) B a. ( 0,5) A b. ( 0,5) Câu 2 ( 1 điểm) ( 1) Muộn ( 0,5) (2) Công xã nông thôn ( 0,5) II- Tự luận (8 điểm) Câu 1 ( 5 điểm) * Nguyên nhân thắng lợi: - Trong ba lần kháng chiến tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều nhiệt tình tham gia. (0,5) - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, tăng cường xây dựng sự đoàn kết giữa triều đình với nhần dân. (0,5) - Có người lãnh đạo sáng suốt, tài ba. (0,5) - Quân đội và nhân dân có tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng cao. (0,5) - Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. (0,5) * ý ngĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của Đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. (0,5) - Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam(0,5) - Góp phần xay đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam(0,5) - Củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (0,5) - Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam. (0,5) Câu 2 ( 3 điểm) - Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV: + Kinh tế sa sút nghiêm trọng, nhiều năm bị mất mùa, đói kém. (0,5) + Đời sống nhân dân bấp bênh, khổ cực. (0,5) - Vì: + Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đề điều, các công trình thủy lợi.(1) + Vương hầu, quý tộc, địa chủchiếm đoạt ruộng đất công làng xã.(0,5) + Thuế khóa nặng nề. (0,5) Phòng gd&đt xín mần đề thi học kì i năm học 2010-2011 Môn: lịch sử Lớp 8 Thời gian: 45 phút. I- Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 ( 1 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. a. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là: A. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. B. Cách mạng Anh thế kỉ XVII C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII D. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. b. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ vào năm: A. 1929 B. 1931 C. 1930 D. 1933 Câu 2 ( 1 điểm) Chọn cụm từ trong ngoặc điền vào chố chấm để thể hiện đúng bản chất của các nước đế quốc. ( Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến; Chủ nghĩa đế quốc thực dân; Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi) Lê-nin gọi: - Chủ nghĩ đế quốc Anh là (1) “” - Chủ nghĩ đế quốc Pháp là (2) “” II- Tự luận (8 điểm) Câu 1 ( 4 điểm) Vì sao Nhật Bản phải tiến hành cuộc Duy tân Minh trị? Nội dung cơ bản và kết quả của cuộc Duy tân Minh trị là gì? Câu 2 ( 4 điểm) Em hãy cho biết tình hình nước Nga xô viết sau chiến tranh ? Nội dung và tác dụng của Chính sách kinh tế mới là gì ? Hướng dẫn chấm môn lịch sử 8 I- Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 ( 1 điểm) A a. ( 0,5) A b. ( 0,5) Câu 2 ( 1 điểm) ( 1) “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” ( 0,5) (2) “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” ( 0,5) II- Tự luận (8 điểm) Câu 1 ( 4 điểm) * Vì đất nước Nhật Bản đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, trong khi chế độ phong kiến lại suy yếu, mục nát.(0.75) - Tháng 1-1868 Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu: (0.75) * Nội dung: - Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. (0.5) - Về chính trị, xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học-kĩ thuật...( 1) - Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ, chú trọng sản xuất vũ khí(0.5) * Kết quả: Đến cuối thế kỉ XIX-Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. (0. 5) Câu 2 ( 4 điểm) Sau chiến tranh nước Nga xô viết lâm vào hoàn cảnh khó khăn: (0,5) + Kinh tế bị tàn phá nặng nề; dịch bệnh, nạn đói trầm trọng. (0,5) + Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn nhiều nơi. (0,5) - Nước Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới với nội dung cụ thể sau: + Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay bằng thu thuế lương thực. (0,5) + Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ. (0,5) + Cho phép tư nhân mở xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. (0,5) * Tác dụng: Giúp cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện.(1) Phòng gd&đt xín mần đề thi học kì i năm học 2010-2011 Môn: lịch sử Lớp 6 Thời gian: 45 phút. I- Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. a. Các quốc gia cổ đại phương Tây là: A. Lưỡng Hà, ấn Độ B. Hi lạp, Rô-ma C. Hi lạp, Trung Quốc D. ấn Độ, Rô-ma b. Nhà nước Văn Lang ra đời vào: A. Khoảng thế kỉ V TCN. B. Khoảng thế kỉ VI TCN. C. Khoảng thế kỉ VII TCN. D. Khoảng thế kỉ VIII TCN. c. Cây lương thực chính của cư dân Văn Lang là: A. Cây cam B. Cây ngô. C. Cây sắn. D. Cây lúa. d. Thuật luyện kim ra đời nhờ: A. Sự phát triển của nghề làm gốm. B. Sự phát triển của nghề trồng lúa nước. C. Sự phát triển của nghề trồng trọt D. Sự phát triển của nghề đánh cá. II- Tự luận (8 điểm) Câu 1 ( 4 điểm) Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức của Nhà nước Văn Lang? Câu 2 ( 4 điểm) Em hãy cho biết những thay đổi cơ bản của đất nước thời Âu Lạc? Hướng dẫn chấm môn lịch sử 6 I- Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) B a. ( 0,5) C D b. ( 0,5) a. ( 0,5) A b. ( 0,5) II- Tự luận (8 điểm) Câu 1 ( 4 điểm) . - Nhà nước Văn Lang tổ chức thành ba cấp: Trung ương; Bộ; Chiềng, chạ ( 1) + Đứng đầu Nhà nước ( cấp trung ương) là vua Hùng. Vua nắm mọi quyền hành trong nước. Giúp việc cho vua là Lạc hầu, Lạc tướng. ( 1) + Bộ ( 15 bộ) do lạc tướng đứng đầu. ( 0.5) + Chiềng, chạ do Bồ chính đứng đầu. ( 0.5) - Nhận xét: Tổ chức bộ máy Nhà nước văn Lang còn sơ khai, đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội. ( 1) Câu 2 ( 4 điểm) . - Đất nước thời Âu Lạc có những thay đổi tiến bộ đáng kể. ( 1) + Trong nông nghiệp: Lưỡi cày đồng được cải tiến và dùng phổ biến (0.5) Trồng trọt đạt năng suất cao (0.5) Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển. (0.5) + Nghề thủ công: Làm gốm, dệtđều tiến bộ. (0.5) + Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. (0.5) + Dân số tăng lên, xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc (0.5)
Tài liệu đính kèm: