Đề thi Bồi dưỡng thường xuyên - Module QLTH 2, 4, 9, 13

Câu 8. Việc tăng thời lượng dạy học buổi 2 cần được thực hiện theo tinh thần:

 A. Tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng khiếu hướng tới phát triển năng lực tập thể.

 B. Tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng, vui vẻ, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, bồi dưỡng kỹ năng hợp tác trong công việc và hướng tới phát triển năng lực cá nhân.

 C. Tổ chức các hoạt động vui chơi là chủ yếu cho học sinh, bồi dưỡng kỹ năng hợp tác trong công việc và hướng tới phát triển năng lực cá nhân.

 .

Câu 9. Năm học 2016 – 2017 tỉnh Phú Thọ có số trường, số lớp và số giáo viên là:

 A. 310 trường với 4165 lớp, tổng số giáo viên là 6435.

 B. 325 trường với 4355 lớp, tổng số giáo viên là 6352.

 C. 305 trường với 4465 lớp, tổng số giáo viên là 6452.

Câu 10. Tổ chức dạy học cả ngày ngoài điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn các điều kiện khác là những điều kiện nào?

 A. Công tác quản lý, cha mẹ học sinh và cộng đồng, tổ chức bán trú, kinh phí.

 B. Cha mẹ học sinh và cộng đồng, đội ngũ giáo viên.

 C. Cộng đồng, tổ chức bán trú, kinh phí.

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Bồi dưỡng thường xuyên - Module QLTH 2, 4, 9, 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MODULE: QL- TH 2.
MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC
DẠY HỌC CẢ NGÀY(PDS) THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI CẤP TIỂU HỌC
Câu 1. Dạy học 2 buổi/ ngày là:
 A. Dạy học 7 buổi/ tuần. 
 B. Dạy học 7- 8 buổi/ tuần 
 C. Dạy học 9 - 10 buổi/ tuần
Câu 2. Có mấy nguyên tắc tổ chức dạy học cả ngày?
 A. 5 nguyên tắc. 
 B. 4 nguyên tắc. 
 C. 3 nguyên tắc . 
Câu 3. Một trong những nguyên tắc tổ chức dạy học cả ngày là:
 A. Đảm bảo kiến thức cho học sinh. 
 B. Đảm bảo cho sự phát triển hài hòa nhân cách học sinh. 
 C. Đảm bảo sự thoải mái cho học sinh.
Câu 4. Thời lượng tiết học/ngày tối đa là:
 A. 7 tiết học/ngày.
 B. 8 tiết học/ngày.
 C. 9 tiết học/ngày.
Câu 5. Khi sắp xếp thời khóa biểu cho từng phần các môn học và các hoạt động giáo dục của buổi 2 nên:
 A. Sắp xếp môn toán, tiếng Việt còn không sắp xếp các hoạt động giáo dục khác ( Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) .
 B. Cố định thời khóa biểu theo tuần để có thể tổ chức các hoạt động giáo dục ( Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) cho phù hợp, hiệu quả.
 C. Linh hoạt, không nhất thiết cố định thời khóa biểu theo tuần để có thể tổ chức các hoạt động giáo dục ( Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) cho phù hợp, hiệu quả.
Câu 6. Có mấy nội dung dạy học buổi 2?
 A. 5 nội dung.
 B. 4 nội dung.
 C. 3 nội dung.
Câu 7. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cần huy động sự vào cuộc của những ai?
 A. Cần huy động sự vào cuộc của toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội để tổ chức hoạt động bổ ích cho học sinh.
 B. Cần huy động sự vào cuộc của toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, để tổ chức hoạt động bổ ích cho học sinh.
 C. Cần huy động sự vào cuộc của các bậc cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội để tổ chức hoạt động bổ ích cho học sinh.
Câu 8. Việc tăng thời lượng dạy học buổi 2 cần được thực hiện theo tinh thần:
 A. Tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng khiếu hướng tới phát triển năng lực tập thể.
 B. Tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng, vui vẻ, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, bồi dưỡng kỹ năng hợp tác trong công việc và hướng tới phát triển năng lực cá nhân.
 C. Tổ chức các hoạt động vui chơi là chủ yếu cho học sinh, bồi dưỡng kỹ năng hợp tác trong công việc và hướng tới phát triển năng lực cá nhân.
 .
Câu 9. Năm học 2016 – 2017 tỉnh Phú Thọ có số trường, số lớp và số giáo viên là:
 A. 310 trường với 4165 lớp, tổng số giáo viên là 6435.
 B. 325 trường với 4355 lớp, tổng số giáo viên là 6352.
 C. 305 trường với 4465 lớp, tổng số giáo viên là 6452.
Câu 10. Tổ chức dạy học cả ngày ngoài điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn các điều kiện khác là những điều kiện nào?
 A. Công tác quản lý, cha mẹ học sinh và cộng đồng, tổ chức bán trú, kinh phí.	
 B. Cha mẹ học sinh và cộng đồng, đội ngũ giáo viên.
 C. Cộng đồng, tổ chức bán trú, kinh phí.
MODULE: QL- TH 4. 
NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 
THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CẤP TIỂU HỌC THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC CẢ NGÀY
Câu 1. Một trong những mục tiêu của năng lực lập kế hoạch hoạt động của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp Tiểu học và dạy học cả ngày là:
 A. Biết tổ chức, thực hiện hoạt động học của nhà trường và hoạt động ngoại khóa để hướng dẫn dạy học cả ngày.
 B. Biết phối hợp, lồng ghép tiến trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường theo yêu cầu đổi mới và dạy học cả ngày.
 C. Biết cải tạo và thực hiện kế hoạch tổ chức HĐNGLL của nhà trường theo yêu cầu đổi mới và dạy học cả ngày.
Câu 2. Khái niệm về “ Kế hoạch” là:
 A. Toàn bộ những hồ sơ, sổ sách để nghiên cứu và những hoạt động cần ưu tiên và cần tập trung giải quyết ưu tiên đó có thời hạn tiến hành.
 B. Toàn bộ những công việc những hoạt động cần ưu tiên và cần tập trung giải quyết ưu tiên trong thời hạn tiến hành. 
 C. Toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành. 
Câu 3. “Kế hoạch hoạt động” là:
 A. Là một tập hợp các hoạt động cần hoàn thành để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra.
 B. Là một số hoạt động đã làm nhưng chưa hoàn thành mà chỉ tiêu đã đặt ra. 
 C. Là một hoạt động cần xây dựng và hoàn thành để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Câu 4. Việc “xây dựng kế hoạch hoạt động” có mấy ý nghĩa?
 A. 7 ý nghĩa.
 B. 8 ý nghĩa.
 C. 9 ý nghĩa.
Câu 5. Đây không phải là một trong những ý nghĩa được xác định trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động?
 A. Giúp nhà trường xác định những nội dung hoạt động cần thực hiện, cần đạt trong một thời gian nhất định.
 B. Góp phần đảm bảo tính ổn định trong mọi hoạt động của nhà trường.
 C. Giúp đề xuất được các biện pháp và thực hiện tổ chức hoạt động dạy học .
Câu 6. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động cần đảm bảo mấy yêu cầu?
 A. 6 yêu cầu.
 B. 7 yêu cầu.
 C. 8 yêu cầu.
Câu 7. Tiến trình xây dựng kế hoạch hoạt động trong trường tiểu học gồm các bước theo thứ tự là:
 A. Xác định hoạt động cần thực hiện; thu thập, xử lý thông tin; xác định mục tiêu của kế hoạch hoạt động; xác định nội dung hoạt động, thời gian và nguồn lực thực hiện; xác định các biện pháp thực hiện; dự thảo và thông qua kế hoạch hoạt động.
 B. Xác định hoạt động cần thực hiện; xác định nội dung hoạt động, thời gian và nguồn lực thực hiện; xác định các biện pháp thực hiện; dự thảo và thông qua kế hoạch hoạt động; thu thập, xử lý thông tin; xác định mục tiêu của kế hoạch hoạt động.
 C. Xác định nội dung hoạt động, thời gian và nguồn lực thực hiện; xác định các biện pháp thực hiện; xác định hoạt động cần thực hiện; dự thảo và thông qua kế hoạch hoạt động; thu thập, xử lý thông tin; xác định mục tiêu của kế hoạch hoạt động.
Câu 8. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục và dạy học cả ngày theo mấy bước?
 A. 3 bước.
 B. 4 bước. 
 C. 5 bước.
Câu 9. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cần đảm bảo mấy yêu cầu?
 A. 5 yêu cầu .
 B. 6 yêu cầu.
 C. 7 yêu cầu.
Câu 10. Các bước đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo trình tự là:
 A. Phân tích số liệu; xây dựng tiêu chí đánh giá; đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm.	 	
 B. Xây dựng tiêu chí đánh giá; phân tích số liệu; đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm.
 C. Xây dựng tiêu chí đánh giá; đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm; phân tích số liệu .
MODULE: QL-TH 9.
 NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
 THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Câu 1. Có các khái niệm về chương trình giáo dục là:
 A. 2 khái niệm: Chương trình giáo dục phổ thông; Chương trình tổng thể ;Chương trình môn học. 
 B. 3 khái niệm: Chương trình giáo dục phổ thông; Chương trình tổng thể ;Chương trình môn học. 
 C. 4 khái niệm: Chương trình giáo dục phổ thông; Chương trình tổng thể ;Chương trình môn học, Chương trình lớp học. 
Câu 2. Đây không phải là một trong những vấn đề cơ bản về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông?
 A. Yêu cầu đổi mới nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông; Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. 
 B. Yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; Dạy học tích hợp, phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông. 
 C. Đổi mới đề xuất được các biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương . 
Câu 3. Những phẩm chất và năng lực cần hình thành đối với học sinh tiểu học (theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016) là:
 A. 4 phẩm chất, 3 năng lực. 
 B. 3 phẩm chất, 3 năng lực. 
 C. 4 phẩm chất, 2 năng lực. 
Câu 4. Để đáp ứng giai đoạn giáo dục cơ bản, nội dung của chương trình tiểu học gồm số lĩnh vực là:
 A. 7 lĩnh vực.
 B. 8 lĩnh vực.
 C. 9 lĩnh vực.
Câu 5. Các lĩnh vực giáo dục được chia thành các môn học là:
 A. Môn học bắt buộc, tự chọn 1, sáng tạo, tự học.
 B. Tự học có hướng dẫn, môn học bắt buộc, tự chọn có định hướng.
 C. Môn học bắt buộc, tự chọn 1, tự chọn 3, tự học có hướng dẫn.
Câu 6. Đây không phải là các môn học bắt buộc?
 A. Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu xã hội.
 B. Kỹ thuật, Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc.
 C. Giáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu xã hội, Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục.
Câu 7. Thời lượng giáo dục một năm học có số tuần là:
 A. 35 tuần.
 B. 34 tuần.
 C. 32 tuần.
Câu 8. Việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo mấy yêu cầu?
 A. 2 yêu cầu.
 B. 3 yêu cầu.
 C. 4 yêu cầu.
Câu 9. Đây không phải là một trong những yêu cầu của việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ?
 A. Giao quyền tự chủ trên cơ sở đúng việc, đúng người, đúng chức năng, đúng thẩm quyền.
 B. Phân công, phân nhiệm hợp lý và từng bước bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình mới.
 C. Thực hiện theo chương trình khung và không có sự điều chỉnh về nội dung và thời lượng.
Câu 10. Có mấy nguyên tắc xây dựng KHGD theo định hướng phát triển năng lực học sinh?
 A. 6 nguyên tắc. 	 	
 B. 7 nguyên tắc.
 C. 8 nguyên tắc.
MODULE: QL – TH 13 
NĂNG LỰC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ 
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI CẤP TIỂU HỌC
Câu 1. Một trong những tầm quan trọng của hoạt động đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh là:
 A. Tạo cơ hội cho các em có kĩ năng thực hành, giúp các em được trải nghiệm, thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn. 
 B. Tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn.
 C. Tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, có kĩ năng tự kiểm tra, thúc đẩy việc học tập. 
Câu 2. Đây không phải là Định hướng đổi mới đánh giá học sinh:
 A. Đánh giá cần phải dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học, hoạt động giáo dục từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh của cấp học.
 B. Cần có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy - học.
 C. Thấy được mức độ đạt được và chưa đạt được có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. 
Câu 3. Có mấy nguyên tắc đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh?
 A. 4 nguyên tắc. 
 B. 5 nguyên tắc. 
 C. 6 nguyên tắc.
Câu 4. Đây không phải là một trong những nội dung đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
 A. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.
 B. Đánh giá theo chủ quan của thầy cô về đạo đức và học lực của học sinh.
 C. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác.
Câu 5. Các hình thức đánh giá học sinh là:
 A. Đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh.
 B. Đánh giá giữa kỳ và cuối năm học.
 C. Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ.
Câu 6. Văn bản đánh giá học sinh hiện hành là:
 A. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014.
 B. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 Sửa đổi.
 C. Thông tư số 32/2009/ TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009.
Câu 7. Đánh giá định kỳ về học tập vào thời điểm nào?
 A. Giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học.
 B. Giữa học kì I, giữa học kì II và cuối năm học.
 C. Giữa học kì I, cuối học kì I và cuối năm học.
Câu 8. Đề kiểm tra định kỳ thiết kế theo mấy mức?
 A. 3 mức 
 B. 4 mức
 C. 5 mức
Câu 9. Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất theo các mức nào?
 A. Hoàn thành; chưa hoàn thành.
 B. Đạt; Hoàn thành; Cần cố gắng.
 C. Tốt; Đạt; Cần cố gắng.
Câu 10. Có mấy biện pháp cơ bản để quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục?
 A. 3 biện pháp.	 	
 B. 4 biện pháp.
 C. 5 biện pháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_DBTX_CBQL.doc