Đề tài Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học toán cho học sinh lớp 4

Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đạo tạo con người phát triển toàn diện về mọi mặt. Ngoài sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội thì toán học cũng đóng vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và bậc tiểu học nói riêng, dạy học toán chúng ta phải làm cho học sinh biết tiếp xúc với khoa học giúp học sinh phát triển tư duy, phát triển trí tuệ giáo dục đạo đức tính cần cù chịu khó, biết vận dụng vào cuộc sống làm việc có khoa học.

Nhiệm vụ của môn học toán là học sinh làm quen với các con số và các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) các bài toán giải. Ngoài ra cho học sinh biết làm những bài toán đòi hỏi óc thông minh, sáng tạo lô gíc, bài toán có mối quan hệ lẫn nhau. Qua đó rèn cho các em cách làm việc có tư duy sáng tạo linh hoạt, làm tiền đề cho các môn học khác và cho các em phát triển lên các lớp học trên, muốn khẳng định được vấn đề này thì trong quá trình dạy học chúng ta phải thực hiện phương pháp dạy học mới.

 

doc 9 trang Người đăng phuquy Lượt xem 4261Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học toán cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Toán
cho học sinh lớp 4
I- Đặt vấn đề.
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đạo tạo con người phát triển toàn diện về mọi mặt. Ngoài sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội thì toán học cũng đóng vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và bậc tiểu học nói riêng, dạy học toán chúng ta phải làm cho học sinh biết tiếp xúc với khoa học giúp học sinh phát triển tư duy, phát triển trí tuệ giáo dục đạo đức tính cần cù chịu khó, biết vận dụng vào cuộc sống làm việc có khoa học.
Nhiệm vụ của môn học toán là học sinh làm quen với các con số và các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) các bài toán giải. Ngoài ra cho học sinh biết làm những bài toán đòi hỏi óc thông minh, sáng tạo lô gíc, bài toán có mối quan hệ lẫn nhau. Qua đó rèn cho các em cách làm việc có tư duy sáng tạo linh hoạt, làm tiền đề cho các môn học khác và cho các em phát triển lên các lớp học trên, muốn khẳng định được vấn đề này thì trong quá trình dạy học chúng ta phải thực hiện phương pháp dạy học mới.
Mục tiêu hàng đầu đặt ra của ngành giáo dục nói chung song việc đổi mới phương pháp gây hứng thú cho học sinh học toán cũng là một vấn đề. Bài viết của tôi cùng các bạn đọc đưa ra để góp thành tiếng nói chung trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
II- Thực trạng về việc hứng thú của học sinh trong giờ học toán.
Năm học 2006- 2007 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4, bản Đồn Boọng với tổng số học sinh là 16 em. Trong đó có 10 nữ và 6 nam. Nhìn chung tình trạng học sinh ham học và học tốt môn toán còn chiếm tỉ lệ thấp.
a) Cấu trúc chương trình môn toán lớp 4 gồm có: 
Mỗi năm học có : 	175 tiết
	Trong đó có:	4 tiết kiểm tra
	27 tiết ôn tập
b) Thực trạng việc học môn toán của học sinh.
+ ưu điểm:
 Hầu hết học sinh nắm được kiến thức cơ bản về môn toán ở lớp dưới. Một số em trình bày đẹp, đúng các dạng toán như tìm x và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong một số biểu thức, các bài toán có câu lời giải.
+ Nhược điểm:
 Nhiều em diễn đạt câu lời văn còn vụng về, có đôi khi nhiều em đọc đề toán chưa kỹ dẫn tới làm câu lời giải còn lệch lạc, chưa gửi gắm những suy nghĩ tập trung vào điểm cốt lõi của bài toán.
Nhiều em làm bài còn hời hợt, qua loa, đại khái miễn sao xong bài là được. Không chú ý đến kết quả đúng hay sai.
Một số em kiến thức cơ bản về môn toán ở lớp dưới còn mập mò dẫn đến khi gặp phần kiến thức mới có liên quan đến việc kiến thức cũ, các em có thể làm ngơ có khi không hứng thú học toán làm bài tập còn hiểu một cách lơ mơ.
Việc học toán ở các em chưa cao, khả năng nhận thức và lĩnh hội kiến thức còn hạn chế, chưa có sự tò mò, tìm tòi, suy luận hay máy móc.
c) Thực trạng việc dạy học môn toán của giáo viên là:
* ưu điểm: 
Hầu hết giáo viên đã truyền thụ hết kiến thức cho học sinh những kiến thức cơ bản về môn toán.
- Lên lớp phải có hồ sơ bài soạn, giáo án, sách giáo khoa
- Khi dạy có bám theo yêu cầu của bài.
- Có đổi mới phương pháp: Cho trò hoạt động nhiều hơn
* Hạn chế:
- Chưa đưa ra những bài toán vui
- Chưa đưa ra những trò chơi học toán
III- Một số giải pháp gây hứng thú học toán cho học sinh.
Thật vậy để đạt được kết quả cao của việc dạy học toán thì trước hết người giáo viên có cách nhìn toàn diện, có hệ thống và tìm ra được nguồn kiến thức toán học dồi dào để đem đến cho học sinh.
“Học mà chơi, chơi mà học” trước khi tiến hành nghiên cứu tôi đã đi sâu tìm hiểu điều tra chất lượng để thấy được khả năng của các em bằng biện pháp cụ thể qua các tiết kiểm tra đầu năm về môn toán, thu được kết quả như sau:
Số học sinh kiểm tra
Giỏi
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Yếu
Tỷ lệ %
16
0
0%
1
6,25
11
68,7
4
25
Từ kết quả trên cho thấy chất lượng của các em còn quá thấp, nguyên nhân chính ở đây có thể là do các em trong độ tuổi còn hạn chế, còn ham chơi chưa thật sự hứng thú trong học toán, chưa thấy được tầm quan trọng của việc nắm vững bài học nó không phải như môn Tiếng việt mà nó đòi hỏi phải chính xác cụ thể.
Do vậy ngay từ đầu năm học các em phải làm quen với các phép tính cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia. Đặc biệt là giải các bài toán hợp có nhiều phép tính . Và một số loại toán khác với kiến thức như thế này. Vì vậy ngoài việc hướng dẫn cho học sinh theo quy trình SGK giáo viên phải gây sự ham muốn học tập cho học sinh bằng cách cấu tạo tình huống từ ví dụ thực tế để các em dần dần làm quen và có sự hứng thú học toán. Chính vì thế ngay từ đầu năm tôi đã tìm mọi cách để gây hứng thú trong quá trình lên lớp, gợi ra sự tò mò, ham hiểu biết thích tìm hiểu, nắm được cái mới, cái lạ mà giờ học toán sẽ đem lại cho các em.
ở phần này tôi xin đề cập 4 biện pháp mà tôi đã áp dụng trên lớp, có thể gây hứng thú cho các em học như sau:
Biện pháp 1: Vào đề khi giảng nội dung “ở môn toán cũng như các môn khác” muốn học sinh chú ý học tập thì người giáo viên gây được cho học sinh từ những giây phút ban đầu. Đây là một việc làm rất cần thiết mà ngay từ đầu giờ lên lớp tôi đã thu được từ học sinh, dẫn dắt học sinh tự giác tìm hiểu nội dung mới, tập trung chú ý nghe giảng.
Chẳng hạn: Khi ôn tập về thực hiện tính giá trị của biểu thức, trong phần ôn tập các số đếm 100 000.
VD: ở bài ôn tập các số đếm 100 000 (tiếp)
Phép tính (70 850 – 50 230) x 3
Có 2 học sinh A và B cùng thực hiện phép tính được kết quả như sau:
Bạn A tính được kết quả: 	61 860
Bạn B tình được kết quả:	79 840
Tại sao lại như vậy ai đúng? ai sai?
Lúc đó giáo viên mới hướng dẫn học sinh “Chỗ nào có dấu ngoặc thì cứ việc thực hiện ở trong ngoặc trước rồi mới thực hiện tiếp”. Và nói rằng cách thực hiện như bạn A là đúng. Rồi tiếp tục ra bài toán khác tương tự cho bạn B thực hiện cách làm như bạn A khi bạn B thực hiện xong thì cho cả lớp nhận xét đúng thì cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay.
Tiếp tục giáo viên ra bài với dạng tương tự gọi những học sinh yếu hơn lên làm và động viên các em bằng những con điểm khuyến khích. Làm được như vậy thì mới gây được sự hứng thú cho học sinh.
Biện pháp 2: Khi dạy giáo viên xem những câu đố toán học vui để giảm sự căng thẳng cho các em.
Ví dụ: Một cái bàn có 4 góc vuông, bác thợ cất đi một góc còn lại 3 góc, có học sinh trả lời còn 5 góc. Sau đó giáo viên cho các em tự lý giải để đi đến kết luận của câu đố.
Đây là một việc rất quan trọng, cần thiết trong các giờ học toán để phát huy tính thông minh óc sáng tạo và khả năng suy luận toán học ở học sinh gây sự hứng thú trong toán học.
Biện pháp 3: Kể những câu chuyện học hấp dẫn để làm tăng hiệu quả học tập cho học sinh tránh được những giờ lên lớp khô khan “Căng thẳng đồng thời gây được không khí phấn khởi trong việc tiếp thu kiến thức mới.
Ví dụ: “Trong phòng kín có một con mèo ngồi, ngồi trước mặt con mèo ngồi, có con mèo ngồi. Ngồi trên đuôi mèo ngồi có con mèo ngồi. Hỏi trong phòng có mấy con mèo ngồi”. Đây là một câu chuyện vui yêu cầu học sinh tìm số con mèo trong căn phòng đó.
Câu đố sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh để học sinh thấy được cái hay, cái lý thú khi học toán.
Biện pháp 4: Là biện pháp cuối cùng tôi trình bày ở đây là việc tổ chức trò chơi trong giờ học toán.
Đây cũng là một việc làm mà giáo viên chúng ta cần áp dụng khi dạy toán, vừa chơi vừa học mà lại có hiệu quả.
Ví dụ: Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt” bằng phiếu. Bạn nào lấy nhanh và đúng sẽ dành được phần thắng ở bảng sau:
Tổng hai số
72
120
45
Tỷ số của hai số
1/5
1/7
2/3
Số bé
Số lớn
Phiếu: 	12, 15, 18
Thẻ:	60, 105, 27
Từ 4 vấn đề trên tôi muốn nói rằng để dạy môn toán có hiệu quả nhất thiết giáo viên tổ chức cho học sinh xen lẫn trong tiết học để phương pháp linh hoạt và thực tế với nội dung bài học những kinh nghiệm trên tôi áp dụng thường xuyên đồng thời nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh trong việc rèn các em học ở nhà. Qua thời gian dạy học phương pháp trên tôi đã thu được kết quả khả quan hơn.
Kết quả đạt được:
Số học sinh kiểm tra
Giỏi
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Yếu
Tỷ lệ %
16
0
0%
1
6,25
13
81,25
2
12,5
Như vậy bước đầu cho thấy chất lượng học và hiểu bài của học sinh có nhiều chuyển biến đi lên, hết hợp việc gây hứng thú trong học tập, tiến hành hoạt động song phương giữa cô và trò thì chắc chắn môn toán sẽ đạt kết quả cao, các em thính thú học tập hơn.
Cho đến nay chất lượng của lớp tôi đã có nhiều chuyển biến hơn so với đầu năm, tuy chưa cao nhưng đã có chiều hướng đi lên. Đây là công việc thường xuyên đòi hỏi người giáo viên căn cứ vào tình hình của từng lớp, từng đối tượng học sinh để làm ra những biện pháp phù hợp cho việc giảng dạy và kết hợp chặt chẽ các phương pháp, cộng với sự hăng say nhiệt tình trong công việc dạy học, xác định dạy học môn toán sẽ được nâng cao hơn.
IV- Kết luận.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy và thấy có hiệu quả nhưng vốn kinh nghiệm này, thực sự là bản thân tôi đã có nhiều trăn trở nhưng cái vốn có của bản thân tôi còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi sự tồn đọng. Tôi hi vọng rằng sẽ được các đồng nghiệp và Hội đồng khoa học góp ý chân thành để tôi hoàn thiện bài viết hơn.
Xin thân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI TOAN 4.doc