Từ những năm học 1996-1997 tất cả các trường tiểu học trong cả nước triển khai công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đây cũng là dịp thuận lợi cơ bản giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên của ngành đổi mới cách dạy , cách học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, phù hợp với xu thế phát triển đất nước. Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của giáo dục tiểu học, cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học phải có đủ những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
Trong những năm gần đây thực hiện sự chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo huyện Tiên Yên, sở giáo dục và đào tạo Quảng Ninh. Trường tiểu học Tiên Lãng đã có cố gắng bằng nhiều giải pháp tích cực để triển khai có chất lượng công tác dạy học và chương trình sách giáo khoa mới.
Đặc biệt là năm học 2006-2007 là năm học đầu tiên toàn ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động: " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Mỗi thầy giáo, cô giáo hãy thực sự là tấm gương sáng về đạo đức và tự học, hãy dạy thực chất học thực chất, góp phần chuẩn bị tốt kiến thức và kỹ năng giúp học sinh học tập tốt những năng tiếp theo. Tất cả giáo viên toàn ngành nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng đều nhận thức được nhiệm vụ quan trọng này và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, song trường tiểu học cần phải xác định và phấn đấu: Dạy thực chất học thực chất để tạo điều kiện tốt cho các em nắm chắc kiến thức, đảm bảo cho học sinh đều đạt được yêu cầu cơ bản chuẩn về kiến thức và kỹ năng. Muốn thực hiện tốt công tác dạy và học theo hướng đổi mới, việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và chỉ đạo trường tiểu học đạt trường chuẩn quốc gia là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Một số kinh nghiệm chỉ đạo trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia".
A/ Phần mở đầu I/ Lý do chọn đề tài: Từ những năm học 1996-1997 tất cả các trường tiểu học trong cả nước triển khai công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đây cũng là dịp thuận lợi cơ bản giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên của ngành đổi mới cách dạy , cách học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, phù hợp với xu thế phát triển đất nước. Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của giáo dục tiểu học, cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học phải có đủ những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây thực hiện sự chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo huyện Tiên Yên, sở giáo dục và đào tạo Quảng Ninh. Trường tiểu học Tiên Lãng đã có cố gắng bằng nhiều giải pháp tích cực để triển khai có chất lượng công tác dạy học và chương trình sách giáo khoa mới. Đặc biệt là năm học 2006-2007 là năm học đầu tiên toàn ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động: " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Mỗi thầy giáo, cô giáo hãy thực sự là tấm gương sáng về đạo đức và tự học, hãy dạy thực chất học thực chất, góp phần chuẩn bị tốt kiến thức và kỹ năng giúp học sinh học tập tốt những năng tiếp theo. Tất cả giáo viên toàn ngành nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng đều nhận thức được nhiệm vụ quan trọng này và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, song trường tiểu học cần phải xác định và phấn đấu: Dạy thực chất học thực chất để tạo điều kiện tốt cho các em nắm chắc kiến thức, đảm bảo cho học sinh đều đạt được yêu cầu cơ bản chuẩn về kiến thức và kỹ năng. Muốn thực hiện tốt công tác dạy và học theo hướng đổi mới, việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và chỉ đạo trường tiểu học đạt trường chuẩn quốc gia là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Một số kinh nghiệm chỉ đạo trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia". II/ Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu: Để tạo cho học sinh có thói quen, nề nếp học tập, chăm chỉ tự giác tích cực học tập. Từ đó giúp cho các em tư duy tốt, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt: kiên chì , cần cù hăng say học tập. Bên cạnh đó huy động được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội với việc học tập của học sinh. Tạo điều kiện cho người giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, trao dồi nghiệp vụ, phát huy khả năng chuyên môn. III/ Đối tượng nghiên cứu: 1. Học sinh trường tiểu học Tiên Lãng 2. Hoạt động của giáo viên và học sinh 3. Hoạt động của phụ huynh, các đoàn thể, chính quyền địa phương. B/ Nội Dung I/ Cơ sở lý luận: 1. Thực hiện quyết định số 1366/GD ĐT, ngày 26 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc " quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000. 2. Thực hiện quyết định số 32/ 2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005. Quyết định về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. II/ Cơ sở thực tiễn: 1. Khái quát về tình hình nhà trường: Trường tiểu học Tiên Lãng luôn duy trì được nề nếp dạy và học. Các em học sinh luôn có ý thức tự học tự rèn. Giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Trường luôn duy trì được đội ngũ giáo viên giỏi và học sinh giỏi, phụ huynh học sinh thường xuyên quan tâm, theo dõi việc học tập và rèn luyện của con em mình. Đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn 100%, trình độ trên chuẩn 34%, trình độ tay nghề của giáo viên được nâng lên sau từng năm học tạo cơ sở tốt cho việc đổi mới chương trình. 2. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu: a. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu đề tài này tôi có suy nghĩ làm thế nào để hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng và kiến thức cơ bản. Nhiệm vụ của giáo viên dạy cho học sinh đạt yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và kỹ năng. Nhiệm vụ của phụ huynh, nhân dân và xã hội là phải quan tâm đến chất lượng, điều kiện cơ sở vật chất và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. b. Phương pháp nghiên cứu: * Chỉ đạo chuyên môn: Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo chương trình, sách giáo khoa các môn. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên mỗi tuần phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp, từ đó giúp giáo viên chủ động chuẩn bị tài liệu, đồ dùng dạy học, thời gian, giáo án. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình qua báo cáo hàng tháng qua kiểm tra chuyên môn. * Chỉ đạo soạn giảng: Đối với giáo viên phần chuẩn bị bài soạn, giáo án phải thể hiện được rõ các hoạt động của thầy và trò, nghiên cứu sách giáo khoa xác định mục tiêu bài dạy để ra phương án tiến hành. Tham khảo thêm các tài liệu, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp thể hiện những kiến thức trọng tâm cần khắc sâu và giáo dục thái độ tình cảm cho học sinh. Giờ lên lớp giáo viên lựa chọn phương pháp hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Phương pháp dạy học phát huy được tính chủ động, sáng tạo và khả năng tự khám phá của các em. Việc sử dụng phương pháp và các hình thức dạy học cần theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. * Tổ chức các phòng trào thi đua: Hàng tháng tổ chức các đợt thi đua theo chủ điểm trong năm học. Sau mỗi đợt thi đua đều có sơ, tổng kết tuyên dương những học sinh đạt thành tích trong đợt thi đua. Mục đích khen thưởng nhằm động viên khuyến khích học sinh học tập tốt đồng thời uốn nắm những sai sót về kiến thức và kỹ năng của học sinh. Cần nhắc nhở, tránh phê bình nhiều gây tiêu cực cho các em học sinh, các em sẽ không hứng thú trong học tập. * Kết quả đạt được. Về dạy học 100% giáo viên của trường đã nắm vững nội dung, chương trình, phương pháp và cách đánh giá học tập của học sinh. Giáo viên đã biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức dạy học đa dạng tạo nên một tiết học nhẹ nhàng sôi nổi, giáo viên tâm huyết với phương pháp dạy học mới thầy chỉ đạo, trò chủ động. Về học tập học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái tự nhiên, các em đã được rèn luyện nhiều về kiến thức thực hành. Học sinh đã có ý thức học tập và thực hiện nề nếp tốt, tự nhiện chủ động hơn trong việc học tập của mình. Các em nhận thức được các môn học đều rất quan trong chứ không phải chỉ có hai môn Toán, Tiếng Việt. Qua các đợt kiểm tra giữa kì và cuối kì đã thể hiện sự cố gắng của giáo viên và học sinh. Chất lượng học lưc: Yếu có giảm đi, Khá tăng lên. Hạnh kiểm: 100% thực hiện đủ bốn yêu cầu của học sinh tiểu học * Công tác xã hội hoá giáo dục: Tham mưu với đảng uỷ và chính quyền địa phương, hàng năm tổ chức tốt đại hội cơ sở giáo dục. Nhà trường đã phối hợp với cộng đồng thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra trong từng nhiệm kỳ. Nhà trường đóng vai trò nòng cốt trong hội đồng giáo dục cấp cơ sở, thường xuyên chủ động đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch do đại hội giáo dục đề ra. Hàng năm nhà trường đã tổ chức các hội nghị cha mẹ học sinh theo định kỳ trên năm. Hội cha mẹ học sinh đã đề ra các biện pháp, chương trình hành động cụ thể giúp nhà trường thực hiện tốt một số hoạt động giáo dục. Tổ chức hội phụ huynh học sinh đã giúp nhà trường quan tâm đến cơ sở vật chất như sửa chữa nhỏ đầu năm: Chống dột, sửa bàn ghế, trang trí các lớp học. Hội phụ huynh học sinh đã xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng cho giáo viên giỏi và học sinh giỏi hàng năm hơn 10 triệu đồng. Hội xây dựng quỹ để xây dựng nhà để xe, hàng rào trường, sân trường, mỗi năm gần 10 triệu đồng. Tham mưu với cấp uỷ đảng về công tác giáo dục của nhà trường, địa phương luôn quan tâm hàng năm hỗ trợ số tiền 2 triệu đồng/năm cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Nhà trường luôn hợp tác với hội cha mẹ học sinh, trao đổi, thông tin các vấn đề liên quan đến học sinh và gia đình nhằm phát huy sự nhiệt tình và ý thức trách nhiệm của phụ huynh học sinh vận động hội cha mẹ học sinh quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường. Do có sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương nên các hoạt động của nhà trường đã có chất lượng và đạt kết quả tốt. Trong nhiều năm qua trường luôn duy trì được đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi, tham gia các phong trào thi đua, các hội thi học sinh giỏi, viết chữ đẹp đều đạt giải thưởng. Trường luôn duy trì được danh hiệu trường tiên tiến nhiều năm liền, được công nhận truờng đạt chuẩn quốc gia năm học 2002-2003. * Công tác môi trường giáo dục và cảnh quan sư phạm: Nhà trường đã xây dựng môi trường giáo dục, cảnh quan sư phạm. Có đủ phòng học, phòng chức năng, phòng hội đồng sư phạm. Bàn ghế đủ cho giáo viên và học sinh sử dụng, diện tích phòng học đúng quy cách, đảm bảo ánh sáng, có hệ thống quạt điện, đèn sáng, bục giảng, trang trí phòng học đẹp sáng sủa. Trường ở nơi yên tĩnh cao ráo, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học. Diện tích khuôn viên trường rộng rãi, sân chơi bãi tập sạch sẽ, có cây xanh bóng mát, có bồn hoa, đảm bảo đáp ứng với yêu cầu giáo dục của học sinh. Thư viện trường học được trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục chuẩn của bộ giáo dục: Mô hình, vật mẫu, tranh vẽ. Trường có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên và học sinh đúng quy cách. Có khu để xe, có tường rào bao quanh, môi trường xung quanh khu vực trường xanh sạch đẹp. * Công tác quản lý: Nhà trường luôn xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, tháng, tuần có biện pháp chỉ đạo thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, thực hiện đúng tiến độ chương trình. Luôn quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học. Lưu trữ đầy đủ các loại hồ sở sổ sách, phục vụ công tác quản lý theo đúng quy định. c/ Kết luận 1/ Kết luận chung: Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của trường tiểu học Tiên Lãng luôn được đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Các đoàn thể địa phương đã có nhiều hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường. Các cấp quản lý giáo dục ở địa phương đều nhận thức đúng đắn công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, cán bộ quản lý nhà trường đều có trình độ chính trị và trình độ quản lý trường học. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đầy đủ, đúng quy định, đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học. Năm học 2007-2008 tổng kết 10 năm triển khai trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tôi nhận thấy muốn duy trì danh hiệu trường tiểu học đạt huẩn quốc gia và tiến tới phấn đấu đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 cần phải: Giáo viên cần trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh có hệ thống và liên thông trong mỗi tiết học, các môn học. Đổi mới phuơng pháp dạy học là vận dụng một cách khéo léo phù hợp, linh hoạt. nhẹ nhàng thoải mái. Ngoài việc thức hiện tốt nội dung và phương pháp giáo viên cần phải nhiệt tình tâm huyết hết lòng vì học sinh. Đội ngũ quản lý phải có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn của chuyên môn phòng giáo dục, sở giáo dục. Kiểm tra đánh giá, giám sát kịp thời các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Mở các chuyên đề để thống nhất nội dung phương pháp vận dụng phương pháp mới. Phải có mối quan hệ tốt với hội cha mẹ học sinh, tham mưu đầy đủ kế hoạch hoạt động của nhà trưòng, quan hệ rộng rãi với các cơ quan ban ngành, các đoàn thể xã hội để giúp nhà trường thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. Nhà trường phải thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý, người hiệu trưởng phải thực hiện tốt nhiệm vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý trường học. Nhà trường thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng, chấp hành sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương và phòng giáo dục đạo tạo. Đội ngũ giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, đạt chuẩn và trên chuẩn có tinh thần trách nhiệm tâm huyết với nghề nghiệp. 2/ Bài học kinh nghiệm: Phải xây dựng được nề nếp kỷ cương trong việc thực hiện nội dung chương trình, việc sử dụng thiết bị dạy học, công tác kiểm tra đánh giá. Phát huy vai trò những giáo viên nòng cốt trong nhà trường tạo nên sức mạnh đoàn kết, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong năm học. Phát huy vai trò của hội cha mẹ hoc sinh để tạo nên sự đồng bộ giữa nhà trường và gia đình. Quan hệ tốt với cộng đồng. 3/ Những kiến nghị và đế xuất: * Đối với phòng giáo dục: Tăng cường tổ chức các chuyên đề, giờ dạy mẫu cho giáo viên các đơn vị trường để học tập kinh nghiệm. Cung cấp các tài liệu, văn bản hưỡng dẫn chuyên môn tiểu học, chuyên đề giáo dục, tập san tiểu học để giáo viên được tham khảo nhiều hơn. * Đối với sở giáo dục: Tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý thường xuyên tham quan học hỏi kinh nghiệm, phương pháp chỉ đạo, quản lý trường chuẩn quốc gia. Trên đây là một số suy nghĩ, kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhằm thực hiện tốt công tác dạy và học, công tác giáo dục học sinh. Tiên Yên ngày 30-9-2007 Người thực hiện Phùng Thị Hạnh Liên Nhận xét của phòng giáo dục Nhận xét của nhà trường
Tài liệu đính kèm: