Đề tài Một số hoạt động gây hứng thú học toán cho cho học sinh lớp một thông qua các trò chơi học tập

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:

 Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và thầy cô giáo.Cùng tất cả các môn học khác, trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không phải đơn thuần là tính toán, mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành những nhà toán học, mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà trường hoặc ở cương vị nào trên bước đường mai sau.

 Vì vậy muốn các em học tốt môn toán trước hết phải tạo cho các em những say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả cao nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu kiến thức và kĩ năng toán học, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới các chương trình Tiểu học (môn Toán).

 Song phát triển trí tuệ cho trẻ em thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa, còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để cho các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgic,

 Như chúng ta đã biết lớp 1 là lớp đầu cấp học.Vì thế cần làm gì để dạy tốt tiết Toán giúp các em nắm vững kiến thức, không bị mất căn bản, lúng túng khi học lên các lớp trên, mà ngược lại các em cảm thấy rất thích thú khi được học môn toán và còn nhớ được bài học một cách lâu dài. Chính vì muốn đạt được những điều này, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, với những kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm dạy lớp một, cũng như học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè để tìm ra những phương pháp gây hứng thú học toán cho học sinh, chính là tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi thiết thực, hiệu quả, được đi song hành với việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đan xen trong từng tiết học Toán.

 Trên tinh thần “ học mà chơi - chơi mà học”, “ chơi vui học càng vui” nhằm thoả mãn được nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là những phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không rập khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích, cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 1 tôi mạnh dạn chọn viết đề tài “ Một số hoạt động gây hứng thú học toán cho cho học sinh lớp một thông qua các trò chơi học tập”.

 

doc 35 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số hoạt động gây hứng thú học toán cho cho học sinh lớp một thông qua các trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học, phép toán,
 -Một trò chơi phải có luật chơi, tức là có thắng có thua.
 -Căn cứ để thiết kế trò chơi học tập trong môn toán chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức. Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn toán trong chương trình tiểu học.
 -Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau đây:
 +Mục đích: nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào.
 *Ví dụ: Củng cố kĩ năng sử dụng phép cộng, trừ,
 Mục đích của trò chơi quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
 +Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi.
 +Đồ dùng, đồ chơi: mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi.
*Ví dụ: xúc sắc, bàn cờ, hình, lá cờ,
 +Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia trò chơi, những trò chơi có thể tổ chức cho nhiều người chơi, chẳng hạn 2 hoặc 4 người cần được chỉ rõ.
 +Cách phát triển trò chơi: chỉ ra số cách biến thể trò chơi. Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có sẵn, ta có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung 
kiến thức củng cố ôn luyện.
 b. Cách tổ chức trò chơi:
 -Các trò được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút.
 Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ tìm (quy trình, bìa giấy cũ được dán, mẫu dây thép, sợi dây, bông hoa giấy, hình,)
 -Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để thời gian chơi quá dài ảnh hưởng đến giờ học.
 -Một chương trình học tập thường được tiến hành.
 +Giới thiệu chương trình:
 *Nêu tên chương trình.
 *Hướng dẫn cách chơi. Vừa mô tả vừa thực hành.
 *Phân nhóm chơi.
 -Chơi thử ( nhiều trường hợp có thể bỏ qua)
 -Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi lầm thường gặp ở phần chơi thử.
 -Chơi thật, xử “phạt” những người vi phạm luật chơi.
 -Người chủ trò: người tổ chức trò chơi được gọi là người “chủ trò” hoặc người “đầu trò”. Trò chơi học tập thường do giáo viên làm chủ trò, khi học sinh đã chơi qua thì giáo viên có thể giao cho học sinh.
 -Người tổ chức chương trình cần:
 +Hăng hái, gây hứng thú cho mọi người.
 +Có khả năng lôi kéo thu hút.
 +Kiên nhẫn, nói rõ ràng, vui vẽ.
 -Thưởng - phạt
 +Thưởng phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
 +Thưởng những học sinh, nhóm học sinh tham gia nhiệt tình đúng luật và 
“ thắng” trong cuộc chơi.
 +Phạt những học sinh vi phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản: chào các bạn thắng cuộc, kể chuyện vui, hát một bài (câu) hoặc múa, nhảy lò cò,
 c. Để trò chơi học tập đạt hiệu quả cao:
 -Trò chơi phải có mục đích học tập.
 -Trò chơi học tập phải nhằm đạt được mục đích học tập gì cho học sinh: củng cố, bổ sung kiến thức gì? ( số, tính toán, giải toán, vẽ, đọc, đếm, cắt, ghép)
 -Trò chơi phải được chuẩn bị tốt.
 Chuẩn bị tốt có nghĩa là nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để hướng mọi người hoạt động phục vụ cho mục đích yêu cầu ấy. Phải chuẩn bị tốt các phương tiện (Sân bãi, dụng cụ, vật liệu, mẫu vật đồ chơi). Phục vụ cho trò chơi, phải có kế hoạch được thực hiện ở bài soạn.
 -Trò chơi phải thu hút được học sinh tham gia.
 Mọi học sinh tham gia trò chơi học tập cần:
 +Nhiệt tình, tích cực, hào hứng,
 +Nghiêm chỉnh, chấp hành luật chơi. 
 +Cố gắng vươn lên để “thắng”.
 +Luôn giữ vững tính đoàn kết, thân ái dù thắng hay thua.
 -Nếu thấy học sinh thờ ơ không tham gia trò chơi. Giáo viên cần xem lại cách tổ chức hoặc trò chơi không hấp dẫn.
 -Ở đây, ưu thế của trò chơi chính là trẻ trung hoạt động mọi sức lực của mình một cách hào hứng, tự nguyện nên không tạo ra áp lực tâm lý, người chơi cảm thấy rất tự do, khám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Bên cạnh đó, tiến hành các hành động chơi là nắm lấy các phương thức hành động chung, điển hình, khái quát của những hành động thân thể hay tâm lý cụ thể. Những phương thức đó vừa là công cụ, phương tiện giúp trẻ chinh phục thế giới xung quanh, vừa là cơ sở để trẻ học được cách điều khiển hành vi, cách bắt hành vi tuân theo một nhiệm vụ nhất định. Tức là rèn luyện để có tính chủ định, một trong những cấu tạo tâm lý. Nhờ vậy, được phát huy và phát triển hết khả năng của mình. Hơn thế nữa, khi say xưa và sống hết mình cho trò chơi, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui sướng thật sự và được sống trong thế giới của cảm giác dạt dào dấu ấn của những cuộc chơi. 
 Vì vậy, lắng đọng mãi trong tâm trí trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Với sức mạnh như vậy trò chơi luôn luôn là một phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đặc điểm mong muốn của học sinh tiểu học. 
MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP MỘT
I. Các biểu tượng ban đầu:
 -Nhằm củng cố các biểu tượng về trước, sau, phải, trái, cao, thấp.
II. Số học và yếu tố đại số:
 1. Các số đến 10, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
 -Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn).
 -Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. Sử dụng các dấu = (bằng), (lớn hơn).
 -Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng.
 -Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
 -Bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
 -Giới thiệu bước đầu về tính chất giao hoán của phép cộng trừ.
 2. Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100:
 -Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệu cấu tạo số. Giới thiệu tia số.
 -Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết.
 -Tính số có đến hai dấu phép tính như cộng, trừ (các trường hợp đơn giản).
III. Đại lượng và đo đại lượng:
 -Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị đo xăng-ti-mét. Tập đo và ước lượng độ dài.
 -Giới thiệu đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Làm quen bước đầu với đọc lịch (loại lịch hằng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim dài chỉ vào số 12).
IV. Yếu tố hình học:
 -Giới thiệu bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
 -Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, đoạn thẳng, điểm ở 
giữa. Tập vẽ đoạn thẳng. 
 -Thực hành vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, cắt, hình.
V. Giải các bài toán:
 -Giới thiệu bài toán đơn.
 -Giải các bài toán đơn về phép tính cộng và trừ, chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.
 CÁC TRÒ CHƠI
I. Những trò chơi về biểu tượng ban đầu:
 1. Trò chơi thứ nhất “CON VOI”
 -Mục đích:
 Trò chơi dân gian nhằm củng cố các biểu tượng về trước, sau, phải, trái.
 -Chuẩn bị:
 Nơi chơi đủ rộng để nhiều tổ cùng chơi.
 -Cách chơi:
 Toàn tổ xếp thành vòng tròn. Một em tách ra khỏi vòng, vào khoảng trống trong vòng, vừa giả làm con voi. Các bạn vỗ tay cùng hát:
 Hát rằng: Con vỏi, con voi
 Cái vòi đi trước
 Hai chân trước đi trước 
 Hai chân sau đi sau
 Còn cái đuôi đi sau rốt 
 Tôi xin kể nốt 
 Câu chuyện con voi
 Em vừa hát vừa cuối lom khom giả làm con voi. Khi hát câu: “ cái vòi đi trước”,‏ﻌﻌ em đưa tay phải lên mũi và xoè ra, giả làm cái vòi. Khi hát câu: “ hai chân trước đi trước”, em thõng đôi tay, giả làm hai chân trước. Khi hát câu: “ hai chân sau đi sau”, em dậm hai chân xuống đất, giả làm đôi chân sau. Khi hát câu: “còn cái đuôi đi sau rốt”, em chụm tay trái lại đưa về đằng sau vẫy vẫy, giả làm cái đuôi. Sau khi hát xong em trở về chỗ. Một em khác thay và cứ tiếp tục như vậy, hết em này đến em khác.
 Trò chơi sẽ thú vị hơn nếu hai, ba hoặc cả tổ cùng vừa hát vừa giả làm con voi, thi xem nhóm nào làm voi đều hơn.
 2/ Trò chơi thứ 2: “ XẾP HÀNG”
 -Mục đích :
 Luyện tập để củng cố các biểu tượng: cao, thấp, trước, sau, bên phải, bên trái, ở giữa.
 -Chuẩn bị:
 Một số bông hoa (có thể là hoa giấy hoặc lá cờ); nơi chơi đủ rộng cho ba tổ cùng chơi.
 -Cách chơi:
 Mỗi tổ cử ra 3 người chơi có chiều cao khác nhau, đứng thành một nhóm. Các nhóm đứng không xa nhau trước mặt giáo viên.
 Giáo viên ra lệnh: xếp hàng dọc, thấp đứng trước, cao đứng sau.
 Các nhóm nhanh chóng xếp hàng theo hiệu lệnh. Nhóm nào xếp đúng lệnh và xong trước thì được thưởng hai bông hoa (hoặc 2 lá cờ); nhóm nào xếp sai lệnh thì không được thưởng.
 Sau đó 3 em về chỗ, và mỗi tổ cử 3 em khác ra chơi. Cách chơi tương tự, nhưng với các lệnh khác, ví dụ như:
 -Xếp hàng dọc, thấp nhất đứng ở giữa, cao nhất đứng sau cùng.
 -Xếp hàng ngang, thấp đứng ở giữa, cao nhất đứng bên trái em thấp nhất.
 -Tổ nào được thưởng nhiều bông hoa (hay lá cờ) hơn thì thắng cuộc.
II. Những trò củng cố nội dung số học và yếu tố đại số:
 1/Trò chơi thứ 3: “THI ĐẾM”
 -Mục đích:
 Luyện đếm các số theo thứ tự
 -Chuẩn bị:
 Trò chơi này không cần chuẩn bị trước.
 -Cách tiến hành:
 Học sinh đứng vòng tròn. Một học sinh bắt đầu đếm : 1, theo chiều quay kim đồng hồ, học sinh tiếp theo đếm 2, học sinh tiếp theo đếm 3,cứ như vậy cho đến hết. Giáo viên có thể bắt đầu ở số nào đó để học sinh tập đếm. Theo ngược chiều quay kim đồng hồ, học sinh đếm theo thứ tự giảm dần cho đến khi có lệnh dừng lại đến số 0 thì lại đổi chiều đếm. Học sinh nào đếm sai phải nhảy lò cò 1 vòng để rồi trở lải chỗ cũ.
 *Lưu ý: Có thể đổi trò chơi thành đếm cách 2,3.
 Ví dụ: học sinh lần lượt đếm: 2,4,6,hoặc: 3,6,9,12,
 2/Trò chơi thứ 4: “ĐÚNG - SAI”
 -Mục đích:
 Giúp học sinh ghi nhớ các bản tính đã học.
 Tạo không khí thoải mái sau giờ học.
 -Cách chơi:
 Cứ hai đội mỗi đội 5 em chơi tiếp sức. Hai đội sẽ phải nhanh chóng ghi đúng, sai vào các phép tính mà giáo viên đã ghi trên bảng phụ.
 -Luật chơi:
 Đội nào làm nhanh, đúng sẽ thắng.
 Bảng phụ
 9 – 4 = 4 1 + 6 = 9
 7 + 1 = 8 3 – 2 = 1
 6 + 1 = 7 6 – 3 = 3 
 3/Trò chơi thứ 5: “BUỘC DÂY CHO BÓNG”
 -Mục đích:
 Củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ trong phạm vi 5.
 -Chuẩn bị:
4 tờ bìa có hình vẽ, gồm hai phần:
Phần trên: vẽ hình các quả bóng bay, trên mỗi quả có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5.
Phần dưới: vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên.
 -Cách chơi:
Học sinh nối bóng với ô ghi kết quả thích hợp ở dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối một lần và chuyển cho bạn khác nối tiếp. Tổ nào xong trước, nối đúng là tổ đó
 thắng cuộc.
 1+4 3+2 5-1 5-2 5+0
 3 5 4 5 5
4/Trò chơi thứ 6: “GỬI THƯ NHANH”
 -Mục đích:
 Củng cố kĩ năng cộng trừ nhẩm các số tròn chục
 -Chuẩn bị:
 Các phép tính viết vào giấy có dạng phong bì thư.
 Các số (là kết quả của các phép tính) viết vào giấy có dạng ngôi nhà.
 -Luật chơi:
 Làm theo đúng lệnh xuất phát của giáo viên.
 -Cách tiến hành:
 Giáo viên nói: Có 3 ngôi nhà trên đó gắn các số nhà và một số lá thư cần gửi đến các ngôi nhà đó (giáo viên vừa nói vừa gắn nhà và các phong thư như hình vẽ)
 40+30 50 90-20
 80+10 70 60+30
 80-30 90 40+10
 Muốn gửi được thư đến đúng số nhà các bác đưa thư phải thực hiện các phép tính trên đó và kết quả chính là số nhà mà các em sẽ nối.
 Để xem trong lớp mình ai là người đưa thư giỏi nhất.
 Trò chơi này giáo viện cử 2 em đại điện lên thi đua. Ai làm đúng nối nhanh thì được khen.
 5/Trò chơi thứ 7: “THI VIẾT KẾT QUẢ ĐÚNG”
 -Mục đích:
 Củng cố kĩ năng cộng nhẩm các số tròn chục nhanh, đúng.
 Hiểu được: khi đổi chỗ hai số của phép cộng, kết quả không thay đổi (tính giao hoán của phép cộng).
 Luyện tập so sánh hai số tròn chục.
 -Chuẩn bị:
 Bảng sắt và các tấm viết có gắn nam châm.
 -Luật chơi:
 Chỉ được suy nghĩ nhanh trong khoảng thời gian nhất định.
 -Cách tiến hành:
 Có vẽ sẵn
 + 10 20 30 
 10 
 20
 20
 Giáo viên hướng dẫn cách chơi và có gợi ý.
 Giáo viên nói: cột dọc và hàng ngang cô đều có các số tròn chục, cô sẽ lấy bất kì một số ở hàng ngang cộng một số bất kì ở hàng dọc.
 Ví dụ: lấy 10 +10 = 20 (viết 20 vào ô vuông tương ứng).
 Sau đó yêu cầu học sinh viết lại kết quả một phép tính bất kì và đọc phép tính đó.
 Giáo viên nói: cô có kết quả bằng 40. hãy viết kết quả đó sao cho có kết quả đúng, sau đó học sinh tự điền kết quả vào các ô trống còn lại. Khi học sinh thành thạo cô có thể kẻ hai ô với các phép tính khác nhau để các em có thể thi đua.
 Tuỳ theo yêu cầu từng bài dạy cụ thể mà giáo viên có thể thay đổi số hạng của phép tính.
 Dạng toán này làm các em rất sôi nổi và hào hứng, trong một thời gian ngắn có thể luyện tập về phép tính cộng.
 6/ Trò chơi thứ 8: “LÀM TOÁN TIẾP SỨC”
 -Mục đích:
 Củng cố kĩ năng cộng các số trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
 Luyện tác phong nhanh nhẹn.
 -Chuẩn bị:
 Các phép tính được viết sẵn trên hai bảng phụ.
 -Cách tiến hành:
 Giáo viên treo bảng đã viết sẵn các phép tính:
 a) b)
 Phổ biến cách chơi:
 Trò chơi làm “Làm toán tiếp sức” gồm 6 bạn chia thành hai nhóm, mỗi nhóm cầm một viên phấn. Khi có hiệu lệnh bắt đầu bạn nào cầm phấn phải điền thật nhanh làm bài thứ nhất sau đó sau đó đưa cho bạn kế làm tiếp. Cứ như vậy đến hết.
 Giáo viên tổng kết nhóm nào làm nhanh, tìm kết quả đúng, viết ngay ngắn, đẹp thì thắng cuộc.
 7/ Trò chơi thứ 9: “THÀNH LẬP PHÉP TÍNH” 
 -Mục đích:
 Học sinh tự thành lập được một phép tính đúng từ các số và dấu đã cho.
 Củng cố về so sánh số
 -Chuẩn bị:
 Các số, bảng nam châm
 -Cách tiến hành:
 Giáo viên treo bảng đã được gắn các số và dấu không theo thứ tự nhất định 
 -Vậy phần ô trống còn lại thay bằng dấu gì? Tại sao?
 -Điền dấu > vì 40 + 30 = 70 . 70 lớn hơn 60
III. Những trò chơi củng cố nội dung hình học:
 8/ Trò chơi thứ 10: “HÌNH GÌ BIẾN MẤT” 
 -Mục đích:
 Củng cố về việc nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
 -Chuẩn bị:
 Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác ( màu sắc khác nhau), có thể thêm các hình quen thuộc như bông hoa, ngôi sao, cắt bằng giấy màu.
 -Cách tiến hành:
 Học sinh ngồi tại chỗ. Giáo viên cầm các hình vừa gắn lên bảng vừa hỏi học sinh: “Đố các em cô có những hình gì?”. Giáo viên xếp đến hình nào học sinh nêu hình đấy. Giáo viên hỏi tiếp: “Bây giờ các em nhắm mắt lại xem hình gì biến mất nhé?”.
 Cách 1: Giáo viên gọi một học sinh lên nhắm mắt. Giáo viên giấu đi một hình. Các em khác theo dõi. Giáo viên nói: “ Xong” thì em đó mở mắt xem hình gì biến mất.
 Cách 2: Hai học sinh lên nhắm mắt. Giáo viên giấu đi một hình, xem ai nói đúng, nhanh.
 Cách 3: Một học sinh lên nhắm mắt. Giáo viên giấu hai hình.
 Cách 4: cả lớp cùng nhắm mắt. Giáo viên giấu đi 1 rồi 2 hình Ai đoán nhanh nhất thì thắng cuộc.
 9/ Trò chơi thứ 11: “GHÉP HÌNH”
 -Mục tiêu: 
 Học sinh biết ghép hình mà giáo viên yêu cầu từ các hình cho trước 
 -Chuẩn bị:
 Các hình vuông có trong hộp đồ dùng học toán 
 -Cách tiến hành:
 Học sinh lấy 4 hình vuông nhỏ ghép thành 1 hình vuông lớn thế là học sinh vô cùng thích thú xếp hình theo yêu cầu sao cho thật nhanh và đúng. Các em sẽ xếp được ngay, có em sau một thời gian loay hoay mới xếp được hình vuông và cả những em chậm cũng hài lòng với kết quả lao động của mình. chắc chắn qua trò chơi này không có em nào nhằm hình vuông với hình khác.
Ví dụ: Khi dạy bài tập 2 trang 10 có thể chuyển thành trò chơi
 - Giáo viên vẽ sẵn các hình vào giấy gắn từng hình vào giấy và đưa ra hiệu lệnh.
-Các em thi đua ghép hình từ những hình vuông và hình tam giác để ghép được những hình sau:
 a/
 b/ c/
 -Giáo viên khen ngợi các em xếp đúng và nhanh nhất, các bạn vỗ tay hoan nghênh.
 -Giáo viên cũng nên động viên các em ghép được thêm nhiều hình mới ngoài các hình theo yêu cầu a, b, c trong sách giáo khoa.
 VD:
IV. Những trò chơi rèn luyện kỹ năng giải toán và ứng dụng trong cuộc sống:
 * Các câu đố vui:
 -Mục tiêu chung:
 Nhằm củng cố cách đọc, cách viết, nhận dạng và phân biệt các số tự nhiên. Ngoài ra còn củng cố một số tính chất của số tự nhiên và có một chút hài hước đối với trẻ. 
 Đố em
 Câu 1: Số nào tròn trịa
 Như quả trứng gà?
 Câu 2: Số nào giống gậy
 Ông già hay mang?
 Câu 3: Số nào giống ngỗng giống ngan
 Ai đạt điểm đó chẳng ngoan chút nào?
 Câu 4: Đố em biết được số nào
 Điểm thi được nó thở phào thật may!
 Số đó - viết ngược, lạ thay
 Cả lớp khen giỏi vỗ tay rào rào?
 Câu 5: Hai o xinh xắn 
 Xếp chồng lên nhau
 Em hãy đoán mau
 Đó là số mấy?
 Câu 6: Mẹ đi chợ mua cho Hà 4 hòn bi màu đỏ và màu xanh. Biết rằng số bi đỏ nhiều hơn bi xanh. Hỏi mẹ đã mua mấy hòn bi màu xanh và mấy hòn bi màu đỏ?
 Câu 7: Bạn Hà hái được 6 bông hoa, Bạn Hà hái hơn bạn Huệ 2 bông hoa. Hỏi bạn Huệ hái được mấy bông hoa? 
 Câu 8: Nam và Việt rủ nhau đi hái mận. Việt hái được 15 quả mận Nam hái được hơn 10 quả mận, nhưng chắc chắn ít hơn Việt. Đố bạn đoán được Nam có thể hái được bao nhiêu quả mận ? 
 Câu 9 : Trên cây có 5 con chim, nguời thợ săn bắn trúng 1 con chim làm nó rơi xuống đất. Hỏi trên cây còn lại mấy con chim ?
 -Ngoài những trò chơi “Vui học toán”. Toán học còn chứa biết bao điều bí mật và kì diệu.
 -Sau đây là số trò “ảo thuật toán học”
V. Biến hình :
 1. Nghịch lý với những đoạn thẳng :
 -Mục đích :
Nhằm củng cố học sinh đếm số đoạn thẳng
 -Chuẩn bị :
 Một tờ giấy hình chữ nhật có kẻ 10 đoạn thẳng đứng song song cách đềucó cùng độ dài là một đường chéo bằng hình chấm chấm (như hình vẽ)
 -Cách tiến hành :
 Giáo viên (lúc này đóng vai trò là người ảo thuật) yêu cầu học sinh đếm lại các đoạn thẳng có trong hình chữ nhật.
 Giáo viên nói : bây giờ từ 10 đoạn thẳng này cô sẽ làm biến đi hai đoạn thẳng,cả lớp cùng quan sát xem đoạn thẳng đó ở đâu ?
 Cô cắt tờ giấy theo đường chéo chấm chấm và đẩy nửa dưới sang bên trái như hình sau :
 Giáo viên yêu cầu học sinh đếm lại số đoạn thẳng đứng. Bây giờ chỉ còn 8 đoạn. Cô hỏi vậy đoạn nào biến mất và biến đi đâu ?
 Giáo viên đẩy phần nửa dưới trở về chỗ cũ thì đoạn thẳng biến mất lại xuất hiện.
 2. Đoán số nghĩ trước trên mặt đồng hồ :
 -Chuẩn bị:
 Mô hình đồng hồ các số từ 1 đến 12 như hình vẽ.
 12
 11 1
 10 2 
 9 3
 8 4
 6 
 -Cách tiến hành:
 Học sinh nghĩ trước một số nào đó từ 1 đến 12. Giáo viên bắt đầu chỉ đầu bút chì lướt qua những con số trên mặt đồng hồ theo thứ tự hoàn toàn tuỳ thích. Trong khi đó học sinh đọc nhẩm trong óc bắt đầu từ số mình nghĩ cho đến số 20 sao cho mỗi khi giáo viên chỉ đến một số mới thì học sinh cũng chỉ đọc thêm một số. Đến số 20 học sinh đọc là “dừng” và một trùng hợp “lạ kỳ” bút chì lúc đó cũng chỉ đúng vào con số khán giả đã nghĩ.
 -Giải thích : Tám lần chỉ đầu tiên giáo viên chỉ hoàn toàn không theo thứ tự nhất định nhưng lần thứ chín cô phải chỉ vào số 12 và từ đó phải theo thứ tự nghiêm ngặt giảm dần theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Khi học sinh đọc tiếng “dừng” thì đầu bút chỉ đúng vào số cần thiết.	 
 DẠY THỰC NGHIỆM
I. Mục đích của thực nghiệm :
 Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đề tài, nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học Toán ở lớp 1 thông qua các trò chơi thấy được những thuận lợi và khó khăn cơ bản. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, sự hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Chẳng hạn
 -Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học : “lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá các kiến thức mới.
 -Giáo viên có thể lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cũng như các trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình nhằm đạt yêu cầu.
II. Nội dung thực nghiệm :
 -Tôi đã tiến hành dạy hai tiết
 -Tiết 1 : Bài số 6 - Tiết 16
 -Tiết 2 : Bài : Phép cộng trong phạm vi 5 - Tiết 29
III. Hình thức - phương pháp tổ chức dạy học thực nghiệm :
 *Trong hai giờ thực nghiệm dạy học, tôi đã sử dụng các hình thức, phương pháp tổ chức sau đây :
 -Phương pháp trực quan
 -Phương pháp vấn đáp - gợi mở 
 -Phương pháp kiểm tra đánh giá 
 -Phương pháp thực hành - luyện tập
 * Các hình thức tổ chức dạy học đã được sử dụng :
 -Dạy học theo lớp 
 -Dạy học theo nhóm
 -Dạy học cá nhân
 -Dạy học bằng phiếu bài tập
 -Dạy học bằng tổ chức trò chơi học tập
IV. Thời gian và địa điểm thực nghiệm :
 -Tiết 1 ngày 15 / 09 / 2011
 -Tiết 2 ngày 11 / 10 / 2011
 -Tại trường tiểu học Vĩnh Tân
V. Kết quả thực nghiệm :
 Với cùng một đề bài kết quả như sau :
Lớp
TS
 Loại
Tiết dạy
Điểm 9-10
SB TL 
Điểm 7-8
SB TL
Điểm 5-6
SB TL 
Điểm dưới 5
SB TL
 1A
35
 Tiết 1
27 77,1%
8 22,9%
 0 
 0
 1B
33
 Tiêt 2
24 72,7% 
9 27,3%
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 1
 Môn : toán
 Bài  : Số 6
I. MỤC TIÊU :
 -Biết 5 thêm 1 được, viết được số 6, đọc, đếm được từ 1 đến 6.
 -So sánh các số trong phạm vi 6.
 -Biết được vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh, các chấm, tròn que tính, 
 -Bảng con, que tính, vở tập toán, hộp đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV hỏi: Tiết trước em học bài gì? 
 HS lên bảng đọc các số đã học
 1 HS đếm xuôi 
 1HS đếm ngược
-GV nhận xét bài của HS sửa sai
3. Dạy học bài mới:
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 -GV giới thiệu rút ra tên bài “Số 6”
 -GV viết bảng HS đọc cá nhân, cả lớp
 *Hoạt động 2: Lập số 6
 -GV treo tranh nêu câu hỏi
 +Có mấy bạn đang chơi trò chơi?
 +Có mấy bạn đang đi tới?
 +Có 5 bạn thêm 1 bạn. Được mấy bạn?
-GV yêu cầu HS lấy ra 5 que tính, rồi lấy thêm 1 que tính hỏi. Em có tất cả bao nhiêu que tính?
 -GV yêu cầu HS quan sát các chấm tròn hỏi:
 +Cô có mấy chấm tròn?
 +Cô thêm mấy chấm tròn?
 +Cô có tất cả mấy chấm tròn?
*Hoạt động 2: -Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết.
 -Để biểu diễn số lượng là 6 người ta dùng chữ số 6. GV đưa chữ số 6. Đây là chữ số 6
 -GV chỉ mẫu chữ số 6 và yêu cầu HS đọc
 -GV cho HS ghép số 6 ở bộ toán 1.
 -GV HD HS cách viết chữ số 6. (Từ điểm đặt bút đến lúc kết thúc)
 -GV viết số 6.
*Hoạt động 3: HD HS nhận biết thứ tự của chữ số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5
 -HD HS đếm bằng que tính
 -Đếm xuôi 
 -Đếm ngược
-GV hỏi:
 +Số 6 đứng sau số nào?
 +Số nào đứng trước số 6?
 +Những số nào đứng trước số 6?
-GV cho 1 hS đếm xuôi, 1 HS đếm ngược.Hỏi
 +Trong các số từ 1 đến 6 số nào bé nhất?
 +Trong các số từ 1 đến 6 số nào lớn nhất?
*Hoạt động 4: Luyện tập
 Bài 1:Viết số 6
 -Yêu cầu HS viết số 6 
 -GV nhận xét 
Bài 2: Viết ( viết theo mẫu)
 -GV NX 
Bài 3

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Toan 1.doc