Đề Kiểm Tra Năng Lực Giáo Viên Dạy Giỏi Trường TH Kim Đồng

Giáo viên được quyền sử dụng tài liệu :

Phần I. Trắc nghiệm- Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng? (5đ)

Câu 1/ (0.25đ) Một học sinh lớp 4 được xếp loại cuối năm : Hạnh kiểm: “Thực hiện đầy đủ” , các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại: Hoàn Thành(A) và có điểm kiểm tra định kì cuối năm các môn còn lại như sau: “Toán : 10 điểm ; Tiếng Việt 10 điểm; Khoa học : 8 điểm ; LS-ĐL : 9 điểm ; Tin học : 5 điểm ” vậy em này được xếp loại giáo dục là :

a. Giỏi. b. Khá c. TB d. Yếu

Câu 2/ (0.25đ) Một giáo viên lớp 5 cuối năm vào học bạ các môn học được đánh giá bằng nhận xét như ở bảng bên dưới. Theo thầy (cô) thì giáo viên đó vào học bạ môn nào đúng ?

 

doc 8 trang Người đăng honganh Lượt xem 1526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề Kiểm Tra Năng Lực Giáo Viên Dạy Giỏi Trường TH Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD HUYỆN XUYÊN MỘC
TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG	
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
 NĂM HỌC 2012 – 2013
Thời gian : 90 phút 
 Điểm:
Chữ ký giám thị:
Chữ ký giám khảo:
Giáo viên được quyền sử dụng tài liệu :
Phần I. Trắc nghiệm- Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng? (5đ)
Câu 1/ (0.25đ) Một học sinh lớp 4 được xếp loại cuối năm : Hạnh kiểm: “Thực hiện đầy đủ” , các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại: Hoàn Thành(A) và có điểm kiểm tra định kì cuối năm các môn còn lại như sau: “Toán : 10 điểm ; Tiếng Việt 10 điểm; Khoa học : 8 điểm ; LS-ĐL : 9 điểm ; Tin học : 5 điểm ” vậy em này được xếp loại giáo dục là : 
a. Giỏi.	 b. Khá 	 c. TB 	 d. Yếu
Câu 2/ (0.25đ) Một giáo viên lớp 5 cuối năm vào học bạ các môn học được đánh giá bằng nhận xét như ở bảng bên dưới. Theo thầy (cô) thì giáo viên đó vào học bạ môn nào đúng ?
MÔN HỌC
XẾP LOẠI HỌC LỰC
Kết quả kiểm tra đánh giá lại
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
HK I
HK II
CN
Đ
HLM
Đ
HLM
HLM
K I
K II
ĐẠO ĐỨC
A+
A+
KHOA HỌC
4
A+
8
A+
A
MỸ THUẬT
2
A+
8
A+
THỂ DỤC
5
A+
10
A+
a. ĐẠO ĐỨC	 	b. KHOA HỌC	 c. MỸ THUẬT 	 d. THỂ DỤC 
Câu 3/ (0.25đ) Chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học là :
a. Có bằng tốt nghiệp trung cấp.	b. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng.
c. Có bằng tốt nghiệp Đại học.	d. Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm.
Câu 4/ (0.25đ) Mức độ tích hợp nội dung “Tiết kiệm năng lượng” vào các bài học là : 
a. Tích hợp ở mức độ toàn phần.	b. Tích hợp ở mức độ bộ phận.
c. Tích hợp ở mức độ liên hệ. 	d. Cả 3 mức tích hợp trên.
Câu 5/ (0.25đ) Trong thông tư 21/2010/BGDĐT thì đối tượng tham dự hội thi hội giảng cấp trường cần có một trong những điều kiện nào dưới đây: 
a. Thực hành giảng dạy 2 tiết và 1 bài kiểm tra năng lực.
b. Thực hành giảng dạy 2 tiết , 1 bài kiểm tra năng lực, 1 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm đã được các cấp công nhận.
c. Thực hành giảng dạy 2 tiết, 1 bài kiểm tra năng lực, 1 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm đã được nhà trường công nhận và xếp loại.
d. Thực hành giảng dạy 2 tiết là đủ.
Câu 6/ (0.25đ) Điều lệ trường Tiểu học quy định độ tuổi của học sinh tiểu học là : 
a. Từ 6 đến 11 tuổi (tính theo năm).	b. Từ 6 đến 12 tuổi (tính theo năm).
c. Từ 6 đến 13 tuổi (tính theo năm).	d. Từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm).
Câu 7/ (0.25đ) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét trình tự để giáo viên đánh giá được học lực môn của học sinh là :
a. Thu thập các nhận xét và chứng cứ mà học sinh đạt được – Xác định xem học sinh đã đủ tất cả chứng cứ hay chưa – Căn cứ vào các chứng cứ để xếp loại học lực môn cho từng học sinh.
b. Thu thập các chứng cứ mà học sinh đạt được qua các giờ học – Quyết định xem mỗi học sinh đã có đủ chứng cứ để đạt một nhận xét chưa – Căn cứ vào các nhận xét để xếp loại học lực môn cho từng học sinh.
c. Ra đề kiểm tra (thường xuyên và định kì) để xác định điểm của học sinh đã đạt – Căn cứ vào điểm thường xuyên và điểm kiểm tra định kì để xếp loại học lực môn cho từng học sinh.
d. Không quan trọng đến các chứng cứ, nhận xét, điểm số mà chỉ cần căn cứ vào điểm kiểm tra cuối năm để xếp loại học lực môn cho từng học sinh.
Câu 8/ (0.25đ) Điều 8, nghị định số 34/2011/NĐ-CP, quy định các hình thức kỉ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo là : 
a. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
b. Hạ bậc lương, buộc thôi việc, giáng chức.
c. hạ bậc lương, buộc thôi việc, cách chức.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 9/ (0.25đ) Địa chỉ website để học tiểu học thi môn Toán qua internet là :
a. 	b. 
c. 	d. 
Câu 10/ (0.25đ) Theo thông tư 41/2010/TT-BCDĐT khi nào thì học sinh có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học?
a. Khi học sinh đó là học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về.
b. Học sinh vượt quá số tuổi do bộ giáo dục qui định tuổi học sinh vào bậc tiểu học.
c. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ. 
d. Không có ý nào đúng.
Câu 11/ (0.25đ) Theo thông tư 28 /2009/TT-BGDĐT Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là :
a- 37 tuần, trong đó: 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
 b- 40 tuần, trong đó: 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 
 c- 42 tuần, trong đó: 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
d- 42 tuần, trong đó : 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Câu 12/ (0.25đ) Theo thông tư 28 /2009/TT-BGDĐT Thời gian nghỉ phép của giáo viên tiểu học trong năm học là :
a. Nghỉ trong dịp hè 2 tháng liên tục.
b. Nghỉ 2 tháng nhưng thời gian nghỉ tùy theo sự sắp xếp của hiệu trưởng.
c. Nghỉ phép khi giáo viên có nhu cầu cần nghỉ.
d. Không có thời gian nghỉ phép mà chỉ có thời gian nghỉ hè.
Câu 13/ (0.25đ) Theo thông tư 32/2009/TT-BGDĐT về qui định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học thì môn Toán là một môn học được đánh giá bằng:
a. Bằng nhận xét
b. Bằng điểm
c. Bằng điểm kết hợp với nhận xét
d. Không câu nào đúng.
Câu 14/ (0.25đ) Theo thông tư 32/2009/TT-BGDĐT về qui định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học thì học sinh xếp loại Khá là:
a. Những học sinh có HLM.N của các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Khá và HLM.N của các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại hoàn thành (A).
b. Những học sinh được xếp hạnh kiểm loại THĐĐ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại loại Giỏi và HLM.N của các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại hoàn thành (A). 
c. Những học sinh được xếp hạnh kiểm loại THĐĐ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại loại Khá trong đó có ít nhất một môn Toán hay tiếng Việt đạt loại Giỏi và HLM.N của các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại hoàn thành (A).
d. Những học sinh được xếp hạnh kiểm loại THĐĐ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Khá và HLM.N của các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại hoàn thành (A).
Câu 15/ (0.25đ) Theo Thầy (cô) khi dạy học có những nội dung chương trình không thống nhất nhau thì cần phải xem đâu là pháp lệnh để chúng ta thực hiện theo: 
a. Sách giáo khoa.
b. Chuẩn kiến thức kĩ năng.
c. Phân phối chương trình.
d. Sách giáo viên.
Câu 16/ (0.25đ) Quyết định Số: /14/2007QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thì giáo viên vi phạm những điều kiện nào dưới đây sẽ bị xếp loại kém dù ba lĩnh vực trên đều tốt :
a. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;
b. Không dự giờ đúng qui định, đủ 18 tiết trong năm học;
c. Không bảo đảm ngày giờ công lên lớp;
d. Soạn giáo án không theo qui định;
Câu 17/ (0.25đ) Quyết định Số: 14/2007QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thì nhà trường tổ chức dự giờ để đánh giá giáo viên gồm:
a. 2 tiết, trong đó có một tiết Toán hay Tiếng Việt và một tiết giáo viên tự chọn.
b. 2 tiết, trong đó có một tiết Toán và một tiết Tiếng Việt.
c. 3 tiết, trong đó có một tiết Toán, một tiết Tiếng Việt và một tiết giáo viên tự chọn trong các môn còn lại.
d. 3 tiết, trong đó có một tiết Toán, một tiết Tiếng Việt và một tiết chọn trong các môn còn lại không đạt yêu cầu.
Câu 18/ (0.25đ) Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tuần có ít nhất 2 tiết sinh hoạt tập thể là để:
a.
Chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện cuối tuần
b.
Tổ chức các phong trào thi đua học tập
c.
Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp
d.
Sinh hoạt lớp, Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, Sinh hoạt toàn trường
Câu 19: (0.25đ) Điều lệ trường tiểu học quy định Tổ chuyên môn có tổ phó khi Tổ có:
a.
Từ 5 thành viên trở lên b. Từ 6 thành viên trở lên
c.
Từ 7 thành viên trở lên d. Từ 8 thành viên trở lên
Câu 20: (0.25đ) Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, khen thưởng học sinh có các danh hiệu sau:
a.
Học sinh Xuất sắc; Học sinh Tiên tiến b. Học sinh Giỏi, Học sinh Khá
c.
Học sinh Giỏi; Học sinh Tiên tiến d. Học sinh Xuất sắc; Học sinh Khá
II/ Phần tự luận :
Câu 1: (1đ) Theo thầy (cô) giảng dạy nội dung các môn học theo sách giáo khoa thì cần tích hợp, lồng ghép thêm những nội dung nào vào trong giảng dạy ở tiểu học? 
Câu 2: (1đ) Thầy (cô) hãy nêu một số biện pháp rèn học sinh yếu ở lớp mình? 
 Câu 3: (1đ) Theo thầy (cô) để trở thành giáo viên dạy giỏi thì người giáo viên cần có những yếu tố hay phẩm chất nào? 
Câu 4: (1đ) Trong giờ học môn khoa học, khi cô giáo vừa giới thiệu về Trái đất, bỗng em Hà đứng lên hỏi: “Thưa cô, Làm sao người ta đo được chiều dài đường xích đạo?”. Với tư cách giáo viên dang dạy lớp, bạn sẽ trả lời như thế nào ? 
Câu 5: (1đ) Bạn là giáo viên chủ nhiệm đang cùng một số em học sinh cán bộ lớp đến thăm nhà một em học sinh nghỉ học mấy ngày, đến ngõ thì nghe phụ huynh học sinh nói vọng ra: Thầy (cô) nào dạy mày mà mày ngu thế ?
Bạn xử lý tình huống trên như thế nào ?
Phần 3/ KIẾN THỨC TIỂU HỌC :
Bài 1/ Hãy phân tích các bộ phận chính và phụ (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ) trong câu văn dưới đây :
 Trên cánh hoa hồng, sáng long lanh những giọt sương mai.
Bài 2/ Viết một đoạn văn (5 câu) tả cảnh sân trường thầy (cô) đang công tác trong đó có một câu mở hoặc một câu kết đoạn.
Bài 3/ Xác định từ loại của những từ được gạch chân:
a, Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm. 
b, Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn.
c, Trong trận bóng đá chiều nay, đội lớp 5A đã chiến thắng giòn giã. 
d, Sự chiến thắng của đội lớp 5A, có công đóng góp của cả trường.
Bài 4/ Hãy viết tất cả các phân số bằng phân số mà tử số và mẫu số mỗi phân số đó đều có hai chữ số.
Bài 5/ Có bao nhiêu số có 3 chữ số được viết từ các chữ số : 0, 2, 4, 6, 8.
Bài 6/ Bạn Hải thực hiện một phép nhân một số tự nhiên với 9 có kết quả đúng nhưng do sơ ý đã để nhòe mất một chữ số của tích. Bạn hãy tìm xem kết quả của phép tính đó.
Biết phép nhân đó có dạng : A x 9 = 178­5 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi nang luc hoi giang truong 1213.doc