Đề kiểm tra Học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 4

 Câu 1: Xếp các từ sau thành 3 nhóm : Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy:

 Nóng nảy, thật thà, nồng nàn, lạnh toát, ngay ngắn, chân thật, lành lặn, đi đưng, mặt mũi, rổ rá, lạnh giá, ngay thẳng, thật lòng, nắng nôi, nứt nẻ, nơm nớp, lạnh lẽo, lành lạnh, lạnh tanh, thành thật.

 Câu 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:

 Trước mật Minh đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen.Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.

 Câu 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu văn sau:

 a, Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.

 b, Đã tan tác những bóng thù hắc ám.

 c. Dưới bóng trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

 d. Tiếng suối chảy róc rách.

 

doc 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 789Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra 
Môn T.VIệT - HSG4 -
Họ và tên : ....................................................
___________________________________________________________________
 Câu 1: Cho các từ sau:
 Nắng nôi, nứt nẻ, nơm nớp, lạnh lẽo, lành lạnh, lạnh tanh,lành lặn, đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đứng đắn, rổ rá, lạnh giá, ngay thẳng,lạnh nhạt, ngay thật, chân thật, thật lòng.
 Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hơp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy.
 Câu 2: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau:
 Biển luôn thay đổi tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
 Câu 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
 a, Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
 b, Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
 c. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
 d, Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
 Câu 4: a, Em hãy viết một đoạn văn ngắn( 5 đến 6 câu) tả một con vật nuôi mà em yêu thích trong đó có sử dụng một số từ láy, từ ghép.
 b, Em hãy gạch chân dưới các tư láy và từ ghép có trong đoạn văn.
 Câu 5: Trong bài Viêt Nam thân yêu, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
 “Việt Nam đất nước ta ơi
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả rập rờn
 Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam.
 Câu 6: Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện về người con hiếu thảo dựa vào tóm tắt cốt truyện dưới đây:
 Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon. Người con ra đi, vượt qua bao núi cao rừng sâu, cuối cùng anh đã mang được trái táo trở về biếu mẹ.
đề kiểm tra 
Môn T.VIệT - HSG4 - 
Họ và tên : ....................................................
___________________________________________________________________
 Câu 1: Xếp các từ sau thành 3 nhóm : Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy:
 Nóng nảy, thật thà, nồng nàn, lạnh toát, ngay ngắn, chân thật, lành lặn, đi đưng, mặt mũi, rổ rá, lạnh giá, ngay thẳng, thật lòng, nắng nôi, nứt nẻ, nơm nớp, lạnh lẽo, lành lạnh, lạnh tanh, thành thật.
 Câu 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Trước mật Minh đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen.Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
 Câu 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu văn sau:
 a, Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.
 b, Đã tan tác những bóng thù hắc ám.
 c. Dưới bóng trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
 d. Tiếng suối chảy róc rách.
 Câu 4: a, Viết một đoạn văn ngắn( 5 đến 6 câu)tả một đồ chơi mà em yêu thích.
 b, Hãy gạch chân dưới các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn.
 Câu 5: Trong bài Lũy tre của nhà thơ Nguyễn Công Dương có đoạn :
 “ Mỗi sớm mai thức dậy
 Lũy tre xanh rì rào
 Ngọn tre cong gọng vó
 Kéo mặt trời lên cao”
 Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh thơ nào? Vì sao em thích.
 Câu 6: Viết một bài văn tả một cây có bóng mát ở sân trường( hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.
 trường tiểu học
đề kiểm tra 
Môn T.VIệT - HSG4 
Họ và tên : ....................................................
___________________________________________________________________
 Câu 1: Cho các từ sau:
 Học tập, học đòi, học hành, học gạo, mềm mại, học lỏm, học hỏi, học vẹt, bạn học, anh em, anh cả, nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lành lạnh, lạnh ngắt, lạnh giá.
 Xếp các từ trên thành 3 nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy.
 Câu 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. 
 Câu 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu văn sau:
 a, Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
 b, Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng mọi người gọi nhau í ới.
 c, Mấy con dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.
 d, Đẹp vô cùng đất nước của chungd ta.
 Câu 4: a, Viết một đoạn văn ngắn( 5 đến 6 câu) tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
 b, Hãy gạch chân dưới các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn.
 Câu 5: Trong bài Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa, có đoạn;
 “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
 Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
 Thân dừa bạc phéch tháng năm
 Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
 Đêm hè hoa nở cùng sao
 Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh”
 Theo em phép nhân hóa được thể hiện trong những từ ngữ nào ở đoạn thơ trên? Em hãy nêu cái hay của phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ.
 Câu 6: Một hôm em ra vườn sớm và tình cờ nghe được cuộc chuyện trò của một cây non bị bẻ gãy ngọn, không được chăm sóc với một chú sẻ nhỏ. Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc chuyện trò ấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_giai_luu_TV_lop_4.doc