Đề kiểm tra định kỳ Giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Tr'hy

Câu 1: Ba cô gái xinh đẹp như thế nào?

A. Đẹp như nhành liễu.

B. Đẹp như mặt trăng.

C. Đẹp như tiên.

D. Đẹp như hoa hậu.

Câu 2: Khi bà mẹ ốm nặng, ai là người đến báo tin cho các con gái của bà?

A. Sóc Nâu

B. Gấu trắng

C. Chim sẻ

D. Chuột đồng

Câu 3: Câu: “Chị muốn về ngay, nhưng chị còn phài cọ sạch hai cái chậu này đã.”, thuộc loại câu gì?

A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu phủ định. D. Câu khẳng định.

Câu 4: Vì sao cô cả và cô hai biến thành con rùa và con nhện? ( M2)

A. Vì hai cô chỉ nghĩ đến bản thân mình, chưa quan tâm và yêu quý mẹ.

B. Vì hai cô luôn nghĩ đến công việc trong gia đình của mình .

C. Vì hai cô là người tính tham lam, lười biếng trong cuộc sống và gia đình.

D. Vì hai cô rất siêng năng và chăm chỉ trong công việc của gia đình mình.

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 854Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ Giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Tr'hy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PTDTBT Tiểu học Tr’hy
Lớp : 5/ 
Họ và tên :.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ 1.
Năm học: 2016 - 2017
Môn : Tiếng Việt 5- Khối 5
Điểm
Nhận xét
 Bằng số Bằng chữ
KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm) 40 phút
ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 3 điểm)
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TÂP( 7 điểm)
BA CÔ GÁI
	Ngày xưa, có một bà mẹ sinh được ba cô gái sinh đẹp như mặt trăng. Bà phải làm lụng vất vả mới nuôi nổi con. Lớn lên, các con đều đi lấy chồng xa.
Năm đó, bà mẹ ốm nặng. Bà nhờ Sóc Nâu đến báo tin cho các con bà biết.
	Biết tin mẹ ốm, người con cả thở dài, nói:
 Ôi ! Chị muốn về ngay, nhưng chị còn phải cọ sạch hai cái chậu này đã. 
Sóc Nâu giận giữ kêu lên: “ Cọ hai cái chậu này đã ! Vậy thì chị cứ ở trong hai cái chậu ấy mà cọ suốt đời nhé!” Vừa dứt lời, hai cái chậu đã úp lấy cô chị cả. Cô ta hóa thành con rùa.
	Sóc Nâu lại đến nhà của người con gái thứ hai. Cô này nói:
 Chị còn phải dệt vải đem đi chợ bán !
 Vậy thì chị sẽ dệt vải suốt đời nhé!
Sóc Nâu vừa dứt lời, cô ta biến ngay thành con nhện.
Khi Sóc Nâu đến gần nhà con gái út thì cô ta đang nhào bột. Không kịp nói một lời, không kịp rửa tay, cô vội vàng chạy về thăm mẹ. Sóc Nâu âu yếm nói:
 Chị và con cháu sẽ được mọi người yêu mến!
 Đúng như lời chúc, cô gái út được sống lâu, được mọi người yêu mến và khi chết biến thành con ong. Suốt mùa hè, ong đi hút mật. Đến mùa đông giá lạnh, ong yên tâm ở trong tổ ấm áp, đầy mật thơm ngon.
Truyện cổ Péc - ta
 Đọc thầm bài tập đọc “ Vì muôn dân” và trả lời các câu hỏi sau:
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trử lời đúng:
Câu 1: Ba cô gái xinh đẹp như thế nào?
Đẹp như nhành liễu.
Đẹp như mặt trăng.
Đẹp như tiên.
Đẹp như hoa hậu.
Câu 2: Khi bà mẹ ốm nặng, ai là người đến báo tin cho các con gái của bà?
Sóc Nâu
 Gấu trắng
Chim sẻ
Chuột đồng
Câu 3: Câu: “Chị muốn về ngay, nhưng chị còn phài cọ sạch hai cái chậu này đã.”, thuộc loại câu gì?
Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu phủ định. D. Câu khẳng định.
Câu 4: Vì sao cô cả và cô hai biến thành con rùa và con nhện? ( M2)
Vì hai cô chỉ nghĩ đến bản thân mình, chưa quan tâm và yêu quý mẹ.
Vì hai cô luôn nghĩ đến công việc trong gia đình của mình .
Vì hai cô là người tính tham lam, lười biếng trong cuộc sống và gia đình.
Vì hai cô rất siêng năng và chăm chỉ trong công việc của gia đình mình. 
Câu 5: Câu chuyện khuyên em điều gì?
 Phải biết yêu thương và quan tâm đến các con vật trong gia đình.
Phải cần cù, trung thực và nhiệt tình trong công việc của gia đình.
Phải siêng năng, nhiệt tình trong công việc của gia đình.
Phải biết yêu thương và quan tâm đến mọi người trong gia đình.
Câu 6: Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa ở cột B cho thích hợp.
Truyền thống
Truyền tụng
Có nghĩa là trao lại cho người khác.
Có thể nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
Có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
Câu 7: Viết hai câu tục ngữ nói về truyền thống đoàn kết?
.
Câu 8: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh nhận xét dưới đây? (M3)
Qua ., . , lời nói của các nhân vật trong câu chuyện nói lên tính cách của nhân vật ấy.
Câu 9: Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ.
Câu 10: Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 3-4 câu thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ, trong đó có sử dụng quan hệ từ. 
KIỂM TRA VIẾT:
Chính tả ( nghe – viết): Phong cảnh dền Hùng
Tập làm văn:
Em hãy tả một cây hoa ( hoa hồng, hoa mai, hoa phượng,) mà em thích nhất.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA GHKII LỚP 5
A.KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng:
- Giáo viên ghi số trang, tên bài và đoạn đọc vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn.
- Cách đánh giá và cho điểm:
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ rang; toocss độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đoạc đúng tiếng, đúng từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II.Đọc thầm và làm bài tập:
Đọc thầm bài “ Ba cô gái” và trả lời các câu hỏi sau.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Đáp án
B
A
B
A
D
...
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Có nghĩa là trao lại cho người khác.
Có thể nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
Có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
Câu 6: Học sinh nối đúng mỗi từ được 0,5 điểm.
Truyền thống
Truyền ngôi
Câu 7: Viết được mỗi câu tục ngữ được 0,5 điểm.
Gợi ý: môi hở răng lạnh, Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu 8: Học sinh viết được các từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm được 0,5 điểm.( hành động, cử chỉ )
Câu 9: Học sinh viết đúng câu ghép có sử dụng các quan hệ từ đã học được 1 điểm.
Câu 10: Học sinh viết được đoạn văn ngắn khoảng 3-4 câu thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ, trong đó có sử dụng quan hệ từ.
 Gợi ý: Mẹ em làm việc rất vả. Tuy làm nhiều công việc trong gia đình nhưng mẹ luôn dành nhiều thời gian để chăm lo cho em. Em rất yêu quý mẹ.
KIỂM TRA VIẾT:
Chính tả ( nghe viết):
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài chính tả “ Phong cảnh đền Hùng” SGK TV5, tập 2, trang 68 từ đầu đến về trấn giữ núi cao.
Cách hướng dẫn và cho điểm:
+ Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sach, đẹp: 1 điểm. ( Sai 1 nội dung trừ 0,5 điểm; sai 2 nôi dung được 0 điểm)
+ Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi) tối đa được 1 điểm; từ 6- 10 lỗi được 0,5 điểm; 10 lỗi trở lên được 0 điểm.
Tập làm văn
Em hãy tả một cây hoa ( hoa hồng, hoa mai, hoa phượng,) mà em thích nhất.
Hướng dẫn chấm: 
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1,5
1
0,5
0
1
Mở bài ( 1,5 điểm)
2a
Thân bài
Nội dung (1,5 điểm)
2a
Kĩ năng (1,5 điểm)
2c
Cảm xúc (1 điểm)
3
Kết bài ( 1 điểm)
4
Chữ viết, chính tả ( 0,5 điểm)
5
Dùng từ, đặt câu ( 0,5 điểm)
6
Sáng tạo ( 0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêng Việt GKII lớp 5.doc
  • docmA TRẬN tIÊNG vIỆT GHKII lớp 5.doc