Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4,5

Câu 1: Tiếng hót của chim ko – púc là:

a. Lanh lảnh như tiếng sáo.

b. Nhẹ nhàng như tiếng đàn.

c. Vi vu như tiếng sáo.

d. Lanh lảnh như tiếng đàn.

Câu 2: Các chú chim piêu có bộ lông màu gì?

a. Màu vàng óng

b. Màu đỏ chót

c. Màu trắng muốt

d. Màu xanh lục

Câu 3: Giống như những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây là loài chim gì?

a. Chim ko – púc

b. Chim piêu

c. Chim vếch – ka

d. Chim sa – tan

Câu 4 : Âm thanh vi vu vi vút trên nền trời xanh thẳm được phát ra từ đâu?

a. Tiếng đàn

b. Tiếng sáo diều

c. Tiếng gió thổi

d. Tiếng vỗ cánh của đại bàng

 

doc 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4,5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TIẾNG VIỆT
I/ Đọc thầm
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI 
 Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
- Ơ chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
Theo TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
Đánh dấu x trước câu trả lời đúng:
1. Hoa hỏi gió và sương điều gì?
a. Bạn có thích bài hát của tôi không?              b. Bạn có thích hát cùng tôi không?
c. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ?                         d. Cả a, b, c đều sai.
2. Bông hoa lạ ở bên bìa rừng được miêu tả như thế nào?
a. Năm cánh mịn như nhung 
b. Bông hoa tỏa hương thơm ngát 
c. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn
d. Cả a, b, c đều đúng
3. Khi mặt trời mỉm cười với hoa, hoa đã làm gì?
a. Bông hoa rủ sương cùng cất tiếng hát          b. Bông hoa cất tiếng hát
c. Bông hoa gọi gió về                                 d. Bông hoa cười lại với ông mặt trời
4. Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?
a. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.
b. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.
c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
d. Vì mỗi vật không biết nhường nhịn nhau.
5. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?(1 điểm)
a. Hãy biết cách khen bạn cho bạn vui.
b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu nhau
c. Loài nào cũng biết ca hát
d. Hãy biết chia sẻ cùng nhau
6. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát mọi vật?
a.Thị giác, thính giác c.Thính giác, cảm giác.
b.Khướu giác,cảm giác d.Vị giác, thị giác
7. Nếu em là hoa em sẽ nói gì sau khi nghe bác gác rừng giải thích?(1 điểm)
8. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?(1 điểm)
 Gió ngạc nhiên:
- Ơ chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
9.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: (1 điểm)
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
ĐÁP ÁN
Câu 1 : a
 Câu 2 :d
 câu 3 b
câu 4 c
câu 5 b
Câu 6 : a
Câu 7. Nếu em là hoa em sẽ nói gì sau khi nghe bác gác rừng giải thích?(1 điểm)
Sau khi nghe bác gác rừng giải thích, là hoa em sẽ cám ơn bác gác rừng và hứa với mọi người sẽ biết lắng nghe và đoàn kết cùng nhau.
câu 8Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng bắt đầu lời nói của nhân vật gió.
Câu 9.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: (1 điểm)
Rạng đông, mặt trời /tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
 CN VN
ĐỌC HIỂU
Chim rừng Tây Nguyên 
Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I – rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội,... Những con chim ko – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông màu vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn...
Khoanh vào các chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Tiếng hót của chim ko – púc là:
Lanh lảnh như tiếng sáo.
Nhẹ nhàng như tiếng đàn.
Vi vu như tiếng sáo.
Lanh lảnh như tiếng đàn.
Câu 2: Các chú chim piêu có bộ lông màu gì?
Màu vàng óng
Màu đỏ chót
Màu trắng muốt
Màu xanh lục
Câu 3: Giống như những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây là loài chim gì?
Chim ko – púc
Chim piêu
Chim vếch – ka
Chim sa – tan
Câu 4 : Âm thanh vi vu vi vút trên nền trời xanh thẳm được phát ra từ đâu?
Tiếng đàn
Tiếng sáo diều
Tiếng gió thổi
Tiếng vỗ cánh của đại bàng 
Câu 5: Tác giả tả con chim đại bàng trong trạng thái nào?
Đang đậu trên cành.
Đang rướn cặp mỏ lên hót.
Đang bay.
Đang mải mê chải chuốt bộ lông của mình.
Câu 6: Bài văn miêu tả mấy loại chim? Em hãy kể tên các loại chim đó?
Câu 7: Theo em đoạn văn trên muốn nói lên điều gì?
Nói về các loài chim ở Tây Nguyên.
Nói về các kiểu hót của các loài chim ở Tây Nguyên.
Nói về các hoạt động của các loài chim ở Tây Nguyên.
Nói về sự đa dạng cũng như những đặc điểm nổi bật của các loài chim ở Tây Nguyên.
Câu 8: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu sau:
Những con chim ko – puc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt.
................................................................................................................................................- Thuộc kiểu câu:...................................................................................................................
Câu 9: Hãy sử dụng từ “ Đại bàng” để đặt câu theo mẫu câu kể Ai là gì?
................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
Câu 1 : a
 Câu 2 :d
 câu 3 b
câu 4 d
câu 5 c
 câu 6 :Có 7 loài chim. Đó là chim đại bàng, bầy thiên nga, chim ko – puc, chim piêu, chim vêch – ka, chim câu xanh, chim sa – tan.
Câu 7: a
I.ĐỌC THẦM:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
 Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:
Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?
Không kjp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?
Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
Cốc nhỏ sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước có hình dạng không cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể : khí, lỏng, rắn. Ở thể rắn, nước tồn tại ở dạng đóng bang, ở thể khí, nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
 Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú nhìn nhau gật gù:
Ồ! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Đọc thầm câu chuyện trên và đánh dấu X vào ý đúng
Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
a.Tác dụng của nước
b.Hình dáng của nước
c. Mùi vị của nước
d.Màu sắc của nước
Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
a.nước có hình chiếc cốc
b.Nước có hình cái bát
c.Nước có hình như vật chứa nó.
d. Nước có hình cái chai
Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp 3 bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
a.Nước không có hình dạng cố định.
 b.Nước có hình dạng giống với vật chứa đựng nó.
 c. Nước có hình dạng cố định.
 d. Nước tồn tại ở thể rắn , lỏng và khí
Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi gay gắt?
a.Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
b.Các bạn không nhìn sự việc dưới góc nhìn của người khác.
c.Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về vấn đề đang được bàn luận.
d. Cả ba ý trên
Cuộc nói chuyện giữa các đồ dùng trong bếp xảy ra vào lúc nào?
a.Bình minh
b.Hoàng hôn
c.Buổi trưa
d.Ban đêm
Câu chuyện diễn ra ở đâu?
a.Trong phòng khách.
b.Trong phòng ăn
c.Trong Căn- tin
d.Trong nhà bếp
Câu chuyện trên có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào?
Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: 
Trong nhà bếp, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ về hình dạng của nước.
Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào?
Đáp án: 
1
2
3
4
5
6
b
C
a
d
d
b
9. Trong nhà bếp, anh Đũa Kều /hỏi bác Tủ Gỗ về hình dạng của nước.
 CN VN
ĐỌC THẦM:
Bánh giầy bánh chưng 
Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho các con bèn cho mời các hoàng tử lại, bảo rằng: “Vào ngày đầu xuân, con nào tìm được thức ăn ngon lành, có ý nghĩa nhất thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.
Thế là, các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con thứ 18 của vua Hùng Vương là Lang Liêu thì lo lắng không biết làm thế nào vì mẹ chàng đã mất sớm. Tuy rất nghèo nhưng chàng được mọi người quý mến vì tính tình chàng hiền hậu.
Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, tượng trưng cho cha mẹ sinh thành”.
Tỉnh dậy, chàng làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông, còn gọi là bánh chưng; giã xôi làm bánh tròn, còn gọi là bánh giầy. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, có đủ sơn hào hải vị, rất nhiều món ngon lành. Còn hoàng tử Lang Liêu chỉ có mỗi bánh giầy và bánh chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi. Lang Liêu bèn đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh giầy bánh chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi cho chàng.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, dân chúng làm bánh chưng và bánh giầy để dâng cúng tổ tiên và trời đất.
Dựa theo nội dung bài đọc-Em hãy đánh dấu X vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất :
Câu 1: Vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho các con vào lúc nào? (M1)
 	a. Sau khi dẹp xong giặc Ân. 
 	 b. Vào ngày đầu xuân.
 	 c. Vào ngày chúc thọ của vua.
 	 d. Vào ngày cuối năm.
Câu 2 : Tại sao các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha?(M2)
Vì ai cũng giàu có.
Vì ai cũng muốn được thể hiện lòng thành kính với vua cha.
Vì ai cũng hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Vì các hoàng tử cho rằng đó là thứ quý nhất trên đới.
Câu 3. Nhà vua yêu cầu các Hoàng tử làm công việc trên để làm gì?(M3)
a. Tìm người tài đức cho đất nước để truyền ngôi. 
b. Tìm ra món ăn ngon lành nhất nước.
c. Tìm ra người biết kiếm món ăn ngon, có ý nghĩa.
d. Tìm người hiếu thảo với nhà vua.
Câu 4: Tại sao Thần lại báo mộng cho Lang Liêu?(M2)
a. Vì chàng rất nghèo. 
b. Vì mẹ chàng đã mất sớm.
c. Vì chàng rất hiền lành và được mọi người quý mến.
d. Vì chàng rất thông minh.
Câu 5: Hoàng tử Lang Liêu đã dâng lên vua cha những món gì?(M1)
Voi chín ngà.
Gà chín cựa.
Các loại hải sản quý.
Bánh giầy và bánh chưng. 
Câu 6: Hình ảnh bánh giầy bánh chưng muốn nói lên điều gì ?(M3)
a. Đó là hai thứ bánh ngon của người Việt Nam. 
b. Đó là tấm lòng tôn kính tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ.
c. Đó là hạt gạo là vật quý trong trời đất.
d. Đó là thứ bánh truyền thống của người Việt Nam.
Câu 7:Người đứng đầu nước Văn lang là ai?(M3) 
.
Câu 8: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau(M3)
“Các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ”.
.
Câu 9: Tìm 1 từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài hoặc trong tâm hồn, tính cách của con người. Đặt câu với từ vừa tìm được.(M4)
.
Đáp án : 1- a ; 2 - c ; 3 - c ; 4 – c; 5 – d ; 6 – b ; 7 – Hùng Vương ; 
I. Đọc hiểu 
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC - LỚP 4.5
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.
 Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp 
	Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất:
Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? (0,5 điểm)M1
A. Bảy tuổi trở xuống.
B. Sáu tuổi trở xuống.
C. Bốn tuổi trở xuống.
Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?(0,5 điểm)M1
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? (0,5 điểm)M2
A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.
C. Nói dối rằng tôi không biết tuổi của cả hai đứa.
Câu 4. Câu chuyện trên xẩy ra vào thời gian nào ? (0,5 điểm)M2
Buối sáng.
Buổi trưa.
Buổi chiều.
Buổi tối.
Câu 5. Câu chuyện trên gồm có mấy nhân vật? (0,5 điểm)M3
3 nhân vật
4 nhân vật
5 nhân vật 
6 nhân vật
Câu 6: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)M3
A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.
B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng.
C. Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.
Câu 7: 
Câu 5. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy ?
A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.
B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn.
C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn.
Câu 5: Trong đoạn văn sau các dấu gạch ngang có tác dụng gì?(1 điểm)M4
Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
 - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7. Câu : EM hãy tìm một câu thuộc dang câu kể Ai thế nào trong câu chuyện trên? (1 điểm)M3
................................................................................................................................
..
CHÍNH TẢ:
	Cơn mưa mùa hạ
 Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa đến một con phố, trời nổi going quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ. Rồi sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt.Tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn,
Chiều trên quê hương
Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.
Hồ Xuân Hương
	 Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt. Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt.
1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: “Sầu riêng”. Tiếng Việt 4 – Tập 2, trang 34 (Từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm đến tháng năm ta.) trong khoảng thời gian 15 phút.
II/ Tập làm văn
Đề Hãy tả một cây ăn quả (hoặc một cây bóng mát) mà em yêu thích.
Đề: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích.
Đề : Em hãy miêu tả một loài cây ăn quả mà em yêu thích.
III/ Đọc thành tiếng
Bài : Bốn anh tài ( sgk/4)
Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào ?
Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
Bài : Trống đồng Đông Sơn (sgk/17)
Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
Bài : Sầu riêng (sgk/34)
Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
Bài: Hoa học trò (sgk/43)
Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
Bài : Vẽ về cuộc sống an toàn (sgk/55)
Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
ĐỌC THÀNH TIẾNG
Bốn anh tài ( SGK / 13)
Câu 1: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
Câu 2: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa ( SGK / 21)
Câu 1: Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
Câu 2: Theo em, nhờ đâu mà ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
Chợ Tết ( SGK/ 38)
Câu 1: Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
Câu 2: Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( SGK/ 48)
Câu 1: Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con?
Câu 2: Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
Đoàn thuyền đánh cá (SGK / 59)
Câu 1: Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?
Câu 2: Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
II. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. 
Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27, SGK Tiếng Việt 4, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 3 điểm, trả lời câu hỏi 01 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_CUOI_KI_2.doc