Chuyên đề Vận dụng một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới vào dạy học các môn học ở Tiểu học - Trường Tiểu học Sơn Bình

C. Nội dung, biện pháp:

I. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học:

* Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.

- Nhóm trưởng: Tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.

- Thư kí: Ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm.

- Báo cáo viên: Thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động.

- Các thành viên: Trao đổi, bàn bạc, chia sẻ, đóng góp, thống nhất chung ý kiến về nhiệm vụ được giao.

Tiến trình hoạt động nhóm được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài

 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đó nắm vững được yêu cầu bài chưa?

 Bước 3: Hoạt động cá nhân - Cặp đôi

 Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm trao đổi, thống nhất kết quả

 Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động với giáo viên.

 

doc 13 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 598Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới vào dạy học các môn học ở Tiểu học - Trường Tiểu học Sơn Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên chưa mạnh dạn đổi mới, còn mang nặng cách dạy học truyền thống, chậm đổi mới.. chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của người học.
B. Mục tiêu: 
1. Giúp học sinh tự rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở làm việc hợp tác.
2. Giúp học sinh được tự chủ trong hoạt động học, độc lập trong suy nghĩ, trong tổ chức các hoạt động học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Tạo cơ sở để phát triển năng lực phẩm chất ở các em một cách toàn diện.
	C. Nội dung, biện pháp:
I. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học:
* Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
- Nhóm trưởng: Tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
- Thư kí: Ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm.
- Báo cáo viên: Thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động.
- Các thành viên: Trao đổi, bàn bạc, chia sẻ, đóng góp, thống nhất chung ý kiến về nhiệm vụ được giao.
Tiến trình hoạt động nhóm được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài
           Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đó nắm vững được yêu cầu bài chưa? 
          Bước 3: Hoạt động cá nhân - Cặp đôi
            Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm trao đổi, thống nhất kết quả
            Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động với giáo viên.
 a- Chia nhóm:
- Từ việc nắm chắc nội dung, đối tượng học sinh trong lớp, đồ dùng dạy học mình có, giáo viên chọn cách chia nhóm sao cho phù hợp:
+ Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên.
+ Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ nên chia nhóm cùng trình độ.
+ Khi nội dung đơn vị kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập thì nên chia nhóm tương trợ
b. Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
 Trong quá trình tổ chức học nhóm thông thường mỗi nhóm được giáo viên giao một nhiệm vụ khác nhau hoặc 2-3 nhóm cùng một nhiệm vụ Giáo viên cần làm cho tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của nhóm cũng như nhiệm vụ của bản thân. Nên giao việc sau khi đã chia xong nhóm. Có thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm chung ở giữa lớp, việc này có ưu điểm là nhóm nào cũng biết được nhiệm vụ của nhóm khác để có thể tự tham khảo thêm và sẽ bổ sung cho nhóm bạn dễ dàng hơn. Hoặc giao nhiệm vụ dưới dạng phiếu giao việc cho từng nhóm.
c.  Hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
 Khi chia nhóm đối với học sinh tiểu học, mỗi nhóm nên chỉ từ 4 – 6 học sinh là tốt nhất. Các chức danh nhóm trưởng và thư kí (đối với lớp 4-5) nên luân phiên. Khi bắt đầu làm việc, nhóm trưởng phải phân công các thành viên trong nhóm, mỗi người một việc, sau đó cá nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa ra ý kiến để thảo luận trong nhóm. Ý kiến thống nhất được ghi nhận để chuẩn bị trình bày trước lớp. Người trình bày cũng nên luân phiên để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được rèn luyện kĩ năng. Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học, tránh thảo luận tùy hứng dẫn đến nguy cơ đi lệch yêu cầu hoặc giáo viên gợi mở thêm nhằm mở rộng kiến thức và giáo dục kỹ năng sống cho các em.
d.  Tổ chức báo cáo:
 Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả lớp tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện. Quá trình báo cáo kết quả thảo luận nếu điều hành tốt thì sẽ giúp học sinh rút thêm kinh nghiệm khi điều hành thảo luận trong nhóm sau này và kĩ năng hợp tác nhóm của học sinh sẽ ngày một cao hơn.
đ. Đánh gía nhận xét quá trình học nhóm:
 Giáo viên cần dự kiến trước các tình huống trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt các kết luận. Ví dụ: Chuẩn bị câu hỏi gợi mở để làm rõ vấn đề hơn, hoặc liên hệ thực tế để giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nếu kết quả làm việc nhóm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì có thể sử dụng để hệ thống thành bài học. Điều này sẽ làm tăng sự thích thú làm việc của học sinh bởi vì các em rất tự hào khi tự mình có thể hình thành được bài học cho cả lớp, đồng thời giảm bớt sự can thiệp của giáo viên trong quá trình học.
Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có:
- Sự luân phiên trong nhóm.
- Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp.
* Lưu ý: Cần khen ngợi những học sinh biết lắng nghe và đưa ra những câu hỏi thắc mắc phù hợp.
II.Phương pháp dạy học.
1. Đổi mới soạn giáo án.
     Chúng ta đều biết rằng: quá trình giáo dục là quá trình nhà giáo tổ chức cho trẻ em thực hiện quá trình tự giáo dục, với quan điểm T thiết kế - H thi công.Vì vậy việc đổi mới soạn giáo án là hết sức cần thiết.
Căn cứ trên giáo án có thể thấy rõ quan niệm, nhận thức của GV về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, TBDH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.
 - Giáo án của một số tiết dạy phù hợp được thiết kế theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tự học, học tập theo nhóm.
- T. tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, tư vấn, giúp đỡ, động viên, khuyến khích để H tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức trên cơ sở sách giáo khoa hiện hành.
- T tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm một cách phù hợp, hiệu quả.
- H tự học cá nhân, học tập theo nhóm một cách phù hợp, hiệu quả; chia sẻ thông tin trong nhóm, trước lớp; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 Ví dụ: Môn Toán – lớp 2 (Tiết 19): 8 cộng với một số: 8 +5
I. Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 , lập được bảng cộng dạng 8 + 5, lập được bảng 8 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng 
- Biết giải toán bằng 1 phép cộng
II. Đồ dùng dạy học: 13 que tính, bảng cài
III. Hoạt đông dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Gọi 3 em lên bảng đặt tính và tính : 72 +19; 81+ 9; 74 + 9 
Học sinh làm vào bảng con ( Tổ 1: phép tính thứ nhất; tổ 2: phép tính thứ 2; tổ 3: phép tính thứ 3)
GV nhận xét, củng cố lại cách đặt tính và kĩ năng cộng có nhớ.
B. Dạy học bài mới :
1. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng: 8 + 5 (Hoạt động cả lớp) – 8 phút
 GV: Có 8 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có mấy que tính? 
- Học sinh thực hành thao tác trên que tính tìm kết quả. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm. GV hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính: 
 8
	 + 
	 5
	 13
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn lập bảng cộng 8 cộng với một số (Hoạt động cả lớp) (7’ )
 - Bước 1: Giáo viên ghi phép tính học sinh tìm nhanh kết quả - GV nhận xét, ghi bảng :
	8 + 3 = 	8 + 4 = 	8 + 5 = 8 + 9 = 
 8 + 6 =	 8 + 7 = 8 + 8 =
 - Bước 2: - Học sinh học thuộc bảng cộng theo cá nhân, nhóm.
 - Bước 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả về hoạt động của nhóm.
3. Hoạt động 3 : Thực hành: ( 15’)
Bài 1: Tính nhẩm ( Hoạt động cá nhân)
 8 + 3 = 8 + 4 = 8 + 6 = 8 + 7 = 8 + 9 =
 3 + 8 = 4 + 8 = 6 + 8 = 7 + 8 = 9 + 8 =
Trò chơi tiếp sức: Cho học sinh 3 tổ tiếp sức viết nhanh kết quả
Cả lớp nhận xét - tuyên dương tổ nhanh nhẹn, xuất sắc.
Bài 2: Tính ( Hoạt động cá nhân)
 8 8 8 4 6 8
 + + + + + +
 3 7 9 8 8 8
 - Bước 1. Gọi 1-2 học sinh nêu cách làm.
. - Bước 2. Học sinh tự làm việc cá nhân, hoàn thành vào vở, trao đổi, thảo luận và chia sẻ với bạn cùng bàn về kết quả của mình.
 ( GV theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở và hỗ trợ cho học sinh)
 - Bước 3. Báo cáo kết quả trước lớp ( GV gọi một số HS nêu kết quả)
 - GV nhận xét, chữa bài .
Bài 4 ( Hoạt động nhóm)
 - Bước 1. Học sinh làm việc cá nhân tự đọc bài toán để trả lời các câu hỏi:
 + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
 + Muốn tìm số tem cả hai bạn có ta làm phép tính gì?
 - Bước 2. Học sinh tự hoàn thành vào vở, trao đổi, thảo luận và chia sẻ với bạn cùng bàn về kết quả của mình; 1 học sinh làm bài ở bảng phụ.
 - Bước 3. Trao đổi, chia sẻ kết quả với các bạn trong tổ; thống nhất kết quả.
 ( GV theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở và hỗ trợ cho học sinh)
 - Bước 4. Báo cáo kết quả trước lớp ( một số học sinh nêu cách làm, kết quả)
 - Giáo viên chấm một số bài, nhận xét.
 - Cả lớp chấm bài của học sinh ở bảng phụ:
Bài giải
Số tem cả hai bạn có là:
8 + 7 = 15 ( tem)
Đáp số: 15 tem
Hoạt động 4 :. Củng cố dặn dò: ( 2’ ) Hoạt động cả lớp
Lớp trưởng nêu câu hỏi: Đố bạn hôm nay lớp ta học bài gì? 
Bạn có thể đọc lại bảng 8 cộng với một số không? Giáo viên nhận xét giờ học
2. Đổi mới phương pháp và hình thức dạy – học.
2.1 Đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra bài cũ.
Thay vì GV kiểm tra bài cũ của HS , GV giao cho lớp trưởng, lớp phó học tập tự điều hành việc kiểm tra bài cũ của bạn hoặc nhóm bạn thông qua các hoạt động chơi trò chơi: Truyền điện; Ai nhanh ai đúng; Giải toán giùm bạn; ... ( Đối với môn Toán). Còn đối với các môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn thì HS ngồi theo nhóm, nhóm trưởng kiểm tra rồi báo cáo kết quả với GV. Riêng đối với phân môn Luyện từ và câu thì tôi tổ chức cho HS thi đua như: Ai là người giàu vốn từ nhất? ( Đối với các bài mở rộng vốn từ). Hay đối với những bài đặt câu theo mẫu thì GV tổ chức cho Các nhóm chơi trò chơi Tiếp sức mỗi bạn trong nhóm sẽ đặt một câu, nhóm nào có nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc. 
Đối với môn TNXH đòi hỏi kiến thức thực tế thì yêu cầu mỗi HS trình bày trước lớp kết quả thí nghiệm mà em đã làm.
2.2 Đổi mới phương pháp dạy học bài mới.
Thay vì thầy truyền giảng lí thuyết – HS lắng nghe, ghi chép và vận dụng làm bài tập thì GV tổ chức cho HS tự tìm hiểu bài, tự chiếm lĩnh kiến thức mới với các đồ dùng, mô hình, vật thật, tranh ảnh dưới các hình thức học: CN – CĐ – thảo luận nhóm.
 - HS tự học cá nhân, học tập theo nhóm một cách phù hợp, hiệu quả; chia sẻ thông tin trong nhóm, trước lớp; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn theo các bước sau:
* Bước 1. Học sinh tự làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV.
* Bước 2. Trao đổi, thảo luận và chia sẻ với bạn về kết quả của mình.
* Bước 3. Trao đổi, chia sẻ kết quả trong nhóm; thống nhất kết quả.
* Bước 4. Báo cáo kết quả trước lớp.
* .Đối với môn Toán
 	Ví dụ: dạy bài “Diện tích hình bình hành –Toán 4”, giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho HS tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức theo các bước:
* GV nêu tình huống: Làm thế nào để tính được diện tích hình bình hành ?
* GV tổ chức cho từng em HS bộc lộ ý tưởng của mình, đưa ra các phương án để tính (theo suy nghĩ ban đầu của các em).
* GV tổ chức, gợi ý cho HS thực hành cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật để tính diện tích.
* GV tổ chức cho HS rút ra quy tắc và công thức tính.
- Phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn: được thiết kế dưới dạng các bài tập vì vậy giáo viên áp dụng cách làm như sau:
Bước 1: Trước hết lớp trưởng điều hành giúp cả lớp nắm được yêu cầu của bài. 
Bước 2: Làm bài: cá nhân – cặp đôi – báo cáo kết quả trước lớp- các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả cho nhau. 
Bước 3: Giáo viên kết luận.
Qua quá trình học như vậy học sinh được tự học thông qua tương tác với sách giáo khoa ( học cá nhân, đọc và suy ngẫm), thảo luận cặp đôi và thảo luận trong lớp và thảo luận với giáo viên để tự lĩnh hội kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm chất và năng lực. 
- Phân môn Kể chuyện:
 Giáo viên cho học sinh nắm vững yêu cầu kể chuyện, quan sát tranh và tập kể theo hình thức: cá nhân – cặp đôi – kể trong nhóm – giáo viên gọi đại diện các nhóm thi kể trước lớp sau đó học sinh nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất. Đến phần kể chuyện theo vai thì chia các nhóm tương đương với số vai, các nhóm tự phân vai và luyện tập theo nhóm – tổ chức cho các nhóm thi kể - các nhóm bình chọn nhóm kể hay, nhập vai tốt. 
 	Thông qua các hoạt động học tập này học sinh ngày càng tự tin và sáng tạo hơn trong học tập. Các em được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tự tin hơn trong học tập.
 * Đối với môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học: 
 - Bước 1: Giáo viên cho các nhóm thảo luận đưa ra các dự đoán của nhóm mình - các nhóm trình bày trước lớp.
 - Bước 2: Các nhóm quan sát tranh, thảo luận và chiếm lĩnh tri thức mới – Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 3: Giáo viên kết luận. 
Ví dụ: dạy bài “Hoạt động công nghiệp, thương mại – TN&XH lớp 3”, Hoạt động 1 – Quan sát và trả lời.
- Bước 1. Học sinh tự làm việc cá nhân: Quan sát các hình và trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Bước 2. Trao đổi, thảo luận và chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh. 
- Bước 3. Trao đổi, chia sẻ kết quả trong nhóm; thống nhất câu trả lời.
- Bước 4. Báo cáo kết quả trước lớp.
 Với cách dạy- học này học sinh ngày càng tự tin chủ động trong việc tiếp thu bài học. Các em có khả năng hiểu biết thực tế về cuộc sống xung quanh nhiều hơn và có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống “học đi đôi với hành”.
 III. Tăng cường vai trò tự quản của học sinh
- Học sinh tự xây dựng nội quy lớp học (những điều nên làm, không nên làm) và nhắc nhau thực hiện đúng nội quy.
- Cán bộ lớp, tổ chỉ đạo các bạn trao đổi, thảo luận, đánh giá trong quá trình học tập và hoạt động của lớp mình.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể để rèn các kỹ năng cho học sinh
 - Giáo viên cần mạnh dạn giao cho ban cán sự lớp thực hiện các nhiệm vụ quản lý lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; lao động vệ sinh trường lớp hàng ngày; khuyến khích các em tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng ký tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết.
	Ví dụ: Lớp trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động của lớp. Luôn theo dõi, nhắc nhở các lớp phó, tổ trưởng, nhóm trưởng quản lý các bạn trong việc làm trực nhật, chăm sóc bồn hoa của lớp. Nếu tổ nào, nhóm nào chưa hoàn thành nhiệm vụ thì lớp trưởng sẻ nhắc tổ trưởng, tổ trưởng sẻ nhắc bạn trực tiếp khu vực được phân công. Hoặc trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ ban cán sự lớp sẽ kiểm tra việc học bài và làm bài ở nhà của các bạn trong tổ, nhóm mình nếu có bạn nào chưa làm, hay không hiểu bài thì lớp phó phụ trách học tập sẽ trực tiếp giảng giải cho bạn. ...
	Với cách làm như vậy học sinh sẽ dần hình thành được năng lực tự quản, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. Đồng thời phát triển cac phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; đoàn kết, yêu thương. 
 IV. Sử dụng một số công cụ lớp học.
Công cụ lớp học: hộp thư vui, nội quy lớp học, Bảng trưng bày sản phẩn của học sinh. Cần sử dụng các công cụ này một cách thiết thực, tránh hình thức để bố trí trong lớp học nhằm tạo ra không gian lớp học gần gũi, thân thiện và tiện sử dụng để phát huy tốt vai trò của các công cụ theo gợi ý sau:
4.1. Đối với Hộp thư vui: 
Mục đích: Hộp thư vui tạo cơ hội cho GV và HS trong lớp được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ; hình thành cho học sinh thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện học sinh biết tôn trọng sự riêng tư của bạn; góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng việt của các em. Công cụ này còn là cách để giáo viên động viên, khích lệ học sinh, hiểu được học sinh.
 Cách sử dụng: GV cùng trao đổi với HS về tác dụng của hộp thư vui; giải thích cho mỗi học sinh thấy mỗi cá nhân trong lớp đều có một hộp thư riêng nên bất cứ điều gì học sinh muốn chia sẻ , trao đổi với bạn hoặc cô giáo, các em có thể viết thư và bỏ vào hộp thư riêng của bạn/ cô giáo. Các em có thể đề tên của mình trong thư hoặc không. GV nên sử dụng hộp thư vui để khích lệ, động viên, góp ý với HS mà không làm các em xấu hổ trước lớp. GV có thể bỏ vào hộp thư cá nhân của các em những bài toán, câu đố tăng thêm hứng thú học tập cho các 
em.
4.2. Hộp thư “ Điều em muốn nói”: 
Mục đích: Đây là công cụ giúp học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của học sinh có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất cứ điều gì mà các em muốn nói về thầy cô, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi, mà các em không thể mà chưa dám nói trực tiếp. Qua hộp thư này, người lớn ( thầy cô, cha mẹ ) sẽ có điều kiện hiểu các em hơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, hộp thư này còn có ý nghĩa giúp các em nhận biết mình là một thành vieencuar nhà trường và quyền cơ bản của trẻ em được tạo điều kiện thể hiện ( quyền được học tập, quyền được vui chơi, quyền được tham gia ý kiến ). Từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em.
 - Cách sử dụng: GV giải thích cho HS về mục đích của hộp thư. Khuyến khích các em sử dụng hộp thư này để giúp cho tình hình và điều kiện của lớp học, trường học được cải thiện tốt hơn. GV nên nhấn mạnh tới việc học sinh không cần thiết đề tên mình trong thư nếu muốn. GV mở hộp thư hàng ngày hoặc hàng tuần để ghi nhận, trả lời những ý kiến của HS cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp, trong trường. Tốt nhất nên mở hộp thư hàng ngày để đảm bảo cập nhật và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh. GV lưu ý, những vấn đề mang tính cá nhân thì trao đổi với cá nhân HS, những vấn đề mang tính chất tập thể thì cần có sự trao đổi, bàn bạc trước lớp để tìm ra phương án giải quyết.
 - Cách quản lí: GV có thể giao cho một ban phụ trách việc bảo quản hộp thư và phát hiện những hư hỏng để cùng sửa chữa. Tuy nhiên GV cần cho HS hiểu rằng tất cả tài sản của  trường học đều do từng cá nhân HS có ý thức bảo quản và giữ gìn.
 4.3. Góc thư viện: nên áp dụng cho những lớp có phòng học đảm bảo diện tích, những trường chưa có thư viện thân thiện, thư viện xanh.
 4..4. Góc sinh nhật: 
Mục đích: Tạo sự vui tươi trong lớp học. Giúp cho HS biết cách quan tâm đến bạn bè, biết cách tổ chức những buổi lễ kỉ niệm nho nhỏ tạo sự gắn kết của các thành viên trong lớp.
 - Cách sử dụng: Góc sinh nhật giúp cả lớp cùng biết được sắp đến sinh nhật của bạn nào. Một ban sẽ phụ trách phần tổ chức sinh nhật cho các bạn trong tháng (hoặc có thể tổ chức đơn lẻ cho từng bạn). Cũng có thể dùng hình thức luân phiên các ban tổ chức hoặc nhóm các bạn có sinh nhật vào tháng này sẽ tổ chức chonhóm các bạn sinh nhật vào tháng khác. Việc tổ chức không cần cầu kì. Các HS có thể lên kịch bản cho một chương trình văn nghệ, trò chơi, GV hãy để cho các HS 
trong lớp chúc mừng bạn mình và nên gợi ý học sinh sử dụng các công cụ khác (ví dụ: hộp thư vui, những lời yêu thương ) để thể hiện tình cảm với bạn mình trong ngày sinh nhật của các em. Giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh 
được mừng sinh nhật nói về bản thân mình, về những thay đổi khi một tuổi mới đến với em. Đây là một công cụ thú vị và bổ ích trong việc giáo dục cho học sinh nhiều phẩm chất như chia sẻ, tôn trọng, tin yêu, đồng cảm,Vì vậy, GV dụng công cụ này để tổ chức thường xuyên, nhẹ nhàng, tạo cảm xúc tốt cho học sinh trong mỗi lần đến ngày sinh nhật của mình và của bạn.
 V. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá:
*Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống.
- Tổ chức dạy học ngoài lớp học, dạy học gắn với di sản.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh như: trải nghiệm với làng nghề truyền thống; tham gia vào một số công đoạn trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh; tổ chức hội chợ; đến thăm các địa chỉ đỏ như Nga Ba Đồng Lộc, các khu lưu niệm, doanh trại bộ đội,...
*. Sự tham gia của cộng đồng: 
Tăng cường các hoạt động xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự hỗ trợ của phụ huynh, cộng đồng trong các hoạt động giáo dục để học sinh được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với các hoạt động kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa của địa phương.
Ví dụ: cùng với phụ huynh, các lực lượng xã hội tổ chức cho học “Vui Tết trung thu”; tổ chức hội chợ cho học sinh; mời các nghệ nhân, nhạc sĩ, nhà thơ, cựu chiến binh, tham gia các hoạt động giáo dục như Câu lạc bộ dân ca ví – giặm, ngày Hội đọc sách, tri ân các liệt sĩ; đến thăm những gia đình chính sách, người già neo đơn, người tàn tật,
* Tăng cường các hoạt động ứng dụng.
Điều đặc biệt của dạy – học theo Mô hình trường học mới là trong nội dung bài học có Hoạt động ứng dụng yêu cầu sự giúp đỡ của bố mẹ, người thân. Điều này đã tạo điều kiện cho phụ huynh kiểm tra việc học tập của con, em mình, đồng thời cũng tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá kết quả học tập của con em mình. Vì vậy tôi đã vận dụng Hoạt động ứng dụng như sau: 
Với môn Toán: Khi học bài Ki – lô – gam, Đề - xi- mét tôi yêu cầu HS về nhà thực hành cân, đo anh,em hoặc chị em và cho biết ai cân nặng ( cao) hơn. Cân nặng hơn bao nhiêu ki- lô- gam ( bao nhiêu dm ) ,.
Với môn Tiếng việt yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã học cho bố mẹ, ông bà, anh chị em nghe. . 
Với môn Tự nhiên và xã hội hướng dẫn HS cách vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống thường ngày như Tập thể dục vào buổi sáng. Giữ vệ sinh cá nhân,  
Tóm lại mỗi bài học đều có phần yêu cầu HS vận dụng hoặc tìm hiểu kiến thức từ thực tế địa phương, gia đình. Để từ đó các em mạnh dạn tìm hiểu, học hỏi từ người khác thì mới đạt kế

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de.doc