Chủ đề- Thời gian Nội dung Tài liệu tham khảo/Tài liệu hỗ trợ
Thư viện thân thiện
60 phút a. Thư viện thân thiện là gì?
b. Trách nhiệm của GV đối với thư viện Tài liệu phát tay
Tiết đọc thư viện là gì
80 phút a. Tiết đọc thư viện là gì
b. Mục đích của TDTV
c. Mối liên hệ giữa Thói quen đọc và Kỹ năng đọc
d. Quy tắc 05 ngón tay
e. Vì sao phải sử dụng quy tắc 05 ngón tay Tài liệu phát tay
Dạy học sinh về các hoạt động hàng ngày của thư viện
80 phút a. Nội quy thư viện- các bước dạy học sinh
b. Phân loại sách theo trình độ đọc- vì sao phải phân loại sách theo trình độ đọc, các bước hướng dẫn học sinh chọn sách theo mã màu
c. Quy trình mượn trả sách- các bước dạy học sinh khối 1-2 và khối 3-5
d. Bảo quản sách -Các bước cơ bản
-Tài liệu phát tay
Chương trình tập huấn chuyên môn cho giáo viên tại trường về Tiết đọc thư viện Tập huấn chuyên môn cho giáo viên tại trường về Tiết đọc thư viện Ngày tổ chức tập huấn: Hai ngày Chủ đề- Thời gian Nội dung Tài liệu tham khảo/Tài liệu hỗ trợ Thư viện thân thiện 60 phút Thư viện thân thiện là gì? Trách nhiệm của GV đối với thư viện Tài liệu phát tay Tiết đọc thư viện là gì 80 phút Tiết đọc thư viện là gì Mục đích của TDTV Mối liên hệ giữa Thói quen đọc và Kỹ năng đọc Quy tắc 05 ngón tay Vì sao phải sử dụng quy tắc 05 ngón tay Tài liệu phát tay Dạy học sinh về các hoạt động hàng ngày của thư viện 80 phút Nội quy thư viện- các bước dạy học sinh Phân loại sách theo trình độ đọc- vì sao phải phân loại sách theo trình độ đọc, các bước hướng dẫn học sinh chọn sách theo mã màu Quy trình mượn trả sách- các bước dạy học sinh khối 1-2 và khối 3-5 Bảo quản sách -Các bước cơ bản -Tài liệu phát tay Các hoạt động đọc và hoạt động mở rộng Đọc to nghe chung 90 phút Mục đích Các bước: Trước, Trong, và Sau khi đọc. Những việc nên làm/Những việc không nên làm Các bước cơ bản/Hướng dẫn hoạt động Tài liệu phát tay Cùng đọc 90 phút Mục đích Các bước: Trước, Trong, và Sau khi đọc Những việc nên làm/Những việc không nên làm Các bước cơ bản/Hướng dẫn hoạt động -Tài liệu phát tay Đọc cặp đôi 90 phút Mục đích Các bước: Trước, Trong, và Sau khi đọc Những việc nên làm/Những việc không nên làm Các bước cơ bản/Hướng dẫn hoạt động Tài liệu phát tay Đọc cá nhân 90 phút Mục đích Các bước: Trước, Trong, và Sau khi đọc Những việc nên làm/Những việc không nên làm Các bước cơ bản/Hướng dẫn hoạt động Tài liệu phát tay Hoạt động mở rộng 90 phút Mục đích Các bước: Trước, Trong, và Sau khi đọc Những việc nên làm/Những việc không nên làm Các bước cơ bản Tài liệu phát tay Hỏi đáp 30 phút 1. Thư viện thân thiện là gì? (Xem thêm Cẩm nang Thiết lập và Quản lý thư viện, trang 7) Thư viện thân thiện gồm có các đặc điểm sau Cơ sở vật chất, hệ thống và hoạt động: Sách được phân loại theo trình độ đọc và trưng bày trên kệ. Học sinh có thể dễ dàng tìm sách phù hợp với trình độ đọc của mình và tự lấy được sách để đọc Tài liệu xây dựng môi trường văn bản được trưng bày phù hợp Trang thiết bị trong thư viện được sắp xếp hợp lý, học sinh di chuyển dễ dàng để chọn sách và vật phẩm giáo dục. Có đủ không gian để học sinh tham gia vào các hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm; có đủ không gian phục vụ việc mượn trả sách Có thời khóa biểu tiết đọc thư viện của tất cả các lớp. Tiết đọc thư viện được triển khai đúng thời khóa biểu. Có lịch mượn trả cho tất cả các khối lớp Có hệ thống hướng dẫn việc quản lý và sử dụng thư viện rõ ràng Có cán bộ thư viện chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được tập huấn kỹ thuật để quản lý thư viện Giáo viên được tập huấn về kỹ thuật dạy tiết đọc thư viện trước khi triển khai hoạt động này Thái độ: Cán bộ thư viện và giáo viên giúp học sinh tìm sách phù hợp với trình độ đọc, làm mẫu thế nào là đọc tốt/hay và thể hiện sự thích thú khi đọc sách Học sinh được khuyến khích tham gia vào các hoạt động quản lý thư viện Ban giám hiệu tích cực khuyến khích việc sử dụng thư viện, hỗ trợ các hoạt động quản lý thư viện và đảm bảo môi trường học tập tích cực trong thư viện Ban giám hiệu và giáo viên chủ động trao đổi với phụ huynh và cộng đồng nhằm giúp họ hiểu rõ về mục đích và cách sử dụng thư viện Cán bộ thư viện và giáo viên chủ động khuyến khích và hỗ trợ tất cả học sinh đọc sách, không phân biệt trình độ đọc của các em Cán bộ thư viện và giáo viên khích lệ tất cả học sinh ở mọi trình độ đọc, giúp các em cảm thấy thư viện là một nơi thoải mái và không bị áp lực khi đọc 2. Trách nhiệm của giáo viên đối với thư viện thân thiện (Xem thêm Cẩm nang Thiết lập và Quản lý thư viện, trang 9) Hướng dẫn nội quy thư viện, tìm sách theo trình độ đọc, bảo quản sách, và quy trình mượn trả sách cho học sinh lớp mình phụ trách. Sử dụng quy tắc năm ngón tay để giúp học sinh xác định trình độ đọc của mình. Dạy bốn tiết đọc thư viện mỗi tháng bao gồm hoạt động đọc và hoạt động mở rộng cho học sinh lớp mình phụ trách. Tiết dạy được tổ chức theo thời khóa biểu của trường. Đăng ký vào Sổ đăng ký tiết đọc thư viện khi tiết đọc được tổ chức trong thư viện. Hỗ trợ cán bộ thư viện trong việc nhắc nhở học sinh trả sách đúng hạn. Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, những giáo viên đã được Room to Read tập huấn về tiết đọc thư viện tiến hành tập huấn lại cho những giáo viên khác chưa được tập huấn. Hỗ trợ hiệu trưởng tổ chức các hoạt động huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng. 3. Tiết đọc thư viện là gì? Tiết đọc thư viện được đưa vào thời khóa biểu của trường, thời gian dành cho một tiết đọc thư viện tương đương với thời dành cho một tiết của các môn học khác. Tiết đọc thư viện được giáo viên đã được tập huấn thực hiện. Tiết đọc thư viện nên được tổ chức ở thư viện. Nếu trường có số lớp đông và không thể tổ chức toàn bộ tiết đọc trong thư viện thì tiết đọc thư viện có thể diễn ra ở lớp học. Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng đọc 4. Mối liên hệ giữa Thói quen đọc và Kỹ năng đọc Việc phát triển kỹ năng đọc và thói quen đọc là cần thiết để giúp trẻ trở thành một người đọc độc lập. Nếu một học sinh có thói quen đọc và đọc nhiều, học sinh đó sẽ có các kỹ năng đọc tốt. Một học sinh có kỹ năng đọc tốt sẽ đọc nhiều hơn và đọc thường xuyên hơn. Đọc bao gồm kỹ năng đọc và thói quen đọc. Học sinh phát triển kỹ năng đọc thông qua các giờ học ngôn ngữ ở trường. Room to Read sẽ cùng với nhà trường phát triển thói quen đọc sách cho học sinh thông qua các hoạt động của dự án. Thời gian đọc trong thư viện là khoảng thời gian giúp học sinh hình thành thói quen đọc sách – học sinh cảm thấy thích thú với việc đọc sách. Việc phát triển thói quen đọc và kỹ năng đọc sẽ giúp học sinh trở thành những người đọc độc lập. 5. Quy tắc 05 ngón tay - Vì sao phải sử dụng quy tắc 05 ngón tay? Quy tắc 5 ngón tay giúp giáo viên xác định được số lỗi học sinh gặp phải/không đọc được khi đọc sách, từ đó giúp học sinh tìm được quyển sách phù hợp với trình độ đọc của mình. Cách thực hiện như sau: Cho học sinh tự chọn một quyển sách và đọc 5 câu liên tục bất kỳ Nếu học sinh mắc 0 – 1 lỗi trong 5 câu này: quyển sách đó thấp hơn trình độ đọc của học sinh. Giáo viên khuyến khích học sinh đọc ở mã màu cao hơn. Nếu học sinh mắc 2 – 4 lỗi trong 5 câu này: quyển sách đó phù hợp với trình độ đọc của học sinh. Nếu học sinh mắc 5 lỗi trong 5 câu này: quyển sách đó cao hơn trình độ đọc của học sinh. Giáo viên khuyến khích học sinh đọc ở mã màu thấp hơn 6. Tại sao phải phân loại sách theo trình độ đọc? Giúp học sinh dễ tìm được cuốn sách phù hợp với trình độ đọc của mình; giúp các em hiểu được những quyển sách các em có thể đọc được giữ tại cùng một nơi trong thư viện. Khi học sinh đọc một cuốn sách ở trình độ thấp hơn so với trình độ đọc của mình, các em có thể lựa chọn cuốn sách khác ở trình độ đọc cao hơn. 7. Những việc nên làm, không nên làm khi tổ chức các hoạt động đọc và hoạt động mở rộng Đọc to nghe chung NÊN KHÔNG NÊN Đọc diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể; Hệ thống câu hỏi cho các mục đích khác nhau được chuẩn bị trước. Giải thích từ/tranh; Nói với học sinh là câu trả lời của học sinh không đúng, yêu cầu học sinh đứng lên khi trả lời câu hỏi. Cùng đọc NÊN KHÔNG NÊN Đọc diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể; Mời học sinh cùng đọc và thực hiện những hành động/âm thanh thú vị. Giải thích từ/tranh; Bắt buộc học sinh đọc hoặc giáo viên đọc từng câu sau đó yêu cầu học sinh đọc lại. Đọc cặp đôi NÊN KHÔNG NÊN Hai học sinh đọc cùng nhau; Giáo viên hỗ trợ học sinh và sử dụng quy tắc 05 ngón tay để kiểm tra trình độ đọc của học sinh. Sắp một học sinh đọc tốt cặp đôi với một học sinh yếu (nếu học sinh tự chọn cặp đôi thì được); Nói với học sinh đọc chưa tốt là học sinh đó đọc không tốt. Đọc cá nhân NÊN KHÔNG NÊN Tất cả học sinh đọc sách; Giáo viên hỗ trợ học sinh và sử dụng quy tắc 05 ngón tay để kiểm tra trình độ đọc của học sinh. Vỗ tay khen ngợi từng học sinh; Nói với học sinh đọc chưa tốt là học sinh đó đọc không tốt. Hoạt động mở rộng NÊN KHÔNG NÊN Hoạt động mở rộng liên quan với nội dung câu chuyện mà học sinh vừa đọc hoặc được nghe giáo viên đọc, phát triển sự sáng tạo của học sinh; Chuẩn bị đơn giản, tất cả học sinh được tham gia. Chỉ chọn sản phẩm đẹp nhất để trưng bày hoặc so sánh sản phẩm của học sinh với nhau; Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiều hoạt động mở rộng cùng một lúc (ví dụ: vừa tổ chức viết, vẽ, vừa tổ chức sắm vai trong cùng một hoạt động mở rộng).
Tài liệu đính kèm: