Câu hỏi phần thi tìm hiểu An toàn giao thông - Trường Tiểu học Cấp Dẫn

Câu 13 : Em hãy nêu đặc điểm của đường sắt và những quy định khi đi trên đường bộ có đường sắt chạy qua.

* Đặc điểm của đường sắt : Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả, tàu hoả chạy nhanh, chở hàng nặng nên khó dừng, tàu chỉ dừng lại ở nhà ga để lên xuống và chở hàng hoá.

* Quy định khi đi trên đường bộ có đường sắt chạy qua.

 Đường sắt đi qua nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, cắt ngang đường bộ nên thường dễ xảy ra tai nạn nên chúng ta phải chú ý :

- Khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang ta phải quan sát kỹ.

- Nơi không có rào chắn phải đứng cách đường ray ngoài cùng 5m.

- Nơi có rào chắn thì đứng cách rào chắn 1m.

- Không cố vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặc rào chắn đã đã đóng.

- Không chạy, chơi trên đường sắt.

- Không ném đất đá lên tàu.

Câu 14 : Em hãy cho biết biển báo giao thông là gì và đặc điểm của biển báo nguy hiểm.

- Biển báo giao thông là hiểu lệnh cảnh báo và chỉ dẫn giao thông trên đường, người giao thông cần biết để đảm bảo an toàn giao thông.

- Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, ở giữa có hình vẽ màu đen biểu thị sự nguy hiểm cần biết.

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi phần thi tìm hiểu An toàn giao thông - Trường Tiểu học Cấp Dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi phần thi tìm hiểu
an toàn giao thông.
Câu 1 : Thế nào là đi đường an toàn ?
- Đi bộ trên vỉa hè, đi qua đường phải đi cùng người lớn, luôn nắm tay người lớn để đảm bảo an toàn.
- Khi đi học, đi chơi quần áo, mũ, cặp sách gọn gàng là an toàn.
- Ngồi trên xe máy nhớ đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn là an toàn.
Câu 2 : Để tránh những nguy hiểm trên đường phố chúng ta phải làm gì ?
- Không vui chơi ở vỉa hè, lòng đường, không đi dưới lòng đường. Không đứng gần ô tô, xe máy.
- Không ngồi sau xe đạp do bạn nhỏ ( dưới 12 tuổi ) đèo trên đường phố.
Câu 3 : Thế nào là đường phố sạch đẹp, an toàn ?
- Đường phố có lòng đường cho xe đi lại, có vỉa hè rộng, có cây xanh, có đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu giao thông là đường phố đẹp và an toàn.
- Đường đi một chiều có vỉa hè, có đèn tín hiệu, có biển báo hiệu giao thông, người và xe đi lại trật tự là đường phố đẹp và an toàn.
Câu 4 : Thế nào là đường phố chưa an toàn ? 
- Đường phố hẹp, đi hai chiều, nhiều người và xe đi lại vỉa hè hẹp lại có nhiều vật cản là đường phố chưa an toàn.
- Đường ngõ hẹp, không có vỉa hè, người và xe đi lại không có trật tự.
Câu 5 : Cảnh sát giao thông là những người như thế nào ?
- Cảng sát giao thông là người chỉ huy, điều khiển người và các loại xe đi lại trên đường phố trật tự, an toàn.
- Cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh bằng tay, cờ, còi, gậy chỉ huy để chỉ huy giao thông.
- Khi cảnh sát giao thông dang hai tay thì người và xe phía trước mặt và sau lưng dừng lại, người và xe bên phải, bên trái cảnh sát giao thông được đi.
- Khi cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng thì tất cả người và xe dừng lại.
Câu 6 : Biển báo hiệu giao thông là gì ?
- Biển báo giao thông là hiệu lệnh, là chỉ dẫn giao thông.
- Các biển báo giao thông thường đặt bên phải đường.
Câu 7 : Các biển báo cấm.
* Biển đường cấp có đặc điểm gì ?
- Hình tròn, viền đỏ, nền mầu trắng không có hình vẽ.
* Biển cấm người đi bộ có đặc điểm gì ?
- Hình tròn, viền mầu đỏ, nền trắng có hình vẽ người đi bộ màu đen.
* Biển cấm đi ngược chiều có đặc điểm gì ?
- Hình tròn, không có viền, nền mầu đỏ có vạch ngang mầu trắng.
Câu 8 : Thế nào là đi bộ an toàn ?
- Đi bộ phải đi trên hè phố và nắm tay người lớn.
- Khi qua đường phải theo tín hiệu đèn, đi trên vạch đi bộ qua đường.
- Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có nhiều vật cản, người đi bộ phải đi sát mép đường, 
chú ý tránh các loại xe.
- ở nơi không có vạch đi bộ qua đường thì phải dừng lại bên đường, quan sát hai phía, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy, suy nghĩ và chọn thời điểm thích hợp có ít xe qua
 lại để sang đường. 
Câu 9 : Thế nào là đi qua đường không an toàn.
- Qua đường ở phía trước hoặc phía sau xe ô tô đang đỗ là không an toàn.
- Trèo qua dải phân cách qua đường là không an toàn.
- Qua đường khi đang có nhiều phương tiện giao thông đang lưu thông là không an toàn.
Câu 10 : Phương tiện giao thông đường bộ là gì ?
- Phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe để chở người hoặc hàng hoá.
- Xe máy, xe ô tô các loại gọi là xe cơ giới. Ô tô, xe máy chạy nhanh nên rất nguy hiểm.
- Xe cứu thương, xe cứu hoả, xe cảnh sát....là xe được ưu tiên khi đi trên đường.
- Xe đạp, xe xích lô, xe đạp lôi, xe súc vật kéo là xe thô sơ.
Câu 11 : Thế nào là ngồi an toàn trên xe đạp xe máy ?
- Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía bên trái.
- Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi trước hoặc yên xe đối với xe đạp.
- Không bỏ hai tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái.
- Đi và ngồi sau xe máy nên đội mũ bảo hiểm, đi giày, dép có cài khoá.
Câu 12 : Em hãy kể tên các loại đường bộ ở nước ta.
Mạng lưới giao thông đường bộ nước ta gồm :
- Đường quốc lộ là trục chính của mạng lưới đường bộ.
- Đường tỉnh là đường chính trong một tỉnh, thành phố.
- Đường huyện là đường nối các xã trong huyện.
- Đường xã là đường nối các thôn xóm trong xã.
- Đường đô thị là đường trong thành phố, thị xã.
Câu 13 : Em hãy nêu đặc điểm của đường sắt và những quy định khi đi trên đường bộ có đường sắt chạy qua.
* Đặc điểm của đường sắt : Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả, tàu hoả chạy nhanh, chở hàng nặng nên khó dừng, tàu chỉ dừng lại ở nhà ga để lên xuống và chở hàng hoá.
* Quy định khi đi trên đường bộ có đường sắt chạy qua.
 Đường sắt đi qua nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, cắt ngang đường bộ nên thường dễ xảy ra tai nạn nên chúng ta phải chú ý :
- Khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang ta phải quan sát kỹ.
- Nơi không có rào chắn phải đứng cách đường ray ngoài cùng 5m.
- Nơi có rào chắn thì đứng cách rào chắn 1m.
- Không cố vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặc rào chắn đã đã đóng.
- Không chạy, chơi trên đường sắt.
- Không ném đất đá lên tàu.
Câu 14 : Em hãy cho biết biển báo giao thông là gì và đặc điểm của biển báo nguy hiểm.
- Biển báo giao thông là hiểu lệnh cảnh báo và chỉ dẫn giao thông trên đường, người giao thông cần biết để đảm bảo an toàn giao thông.
- Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, ở giữa có hình vẽ màu đen biểu thị sự nguy hiểm cần biết.
Câu 15 : Thế nào là biển chỉ dẫn và đặc điểm của biểt chỉ dẫn.
- Biển chỉ dẫn là để thông tin cần thiết cho người điều khiển phương tiện giao thông trên đường.
- Biển chỉ dẫn là biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.
Câu 16 : Thế nào là con đường an toàn.
- Là đường có mặt đường phẳng, trải nhựa hoặc bê tông, đường thẳng, ít khúc quanh, mặt đường có vạch kẻ phân làn xe chạy, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, có vạch dành cho người đi bộ qua đường, vỉa hè rộng không bị lấn chiếm, có đèn chiếu sáng.
Câu 17 : Thế nào là an toàn khi đi ô tô xe buýt.
- Ngồi đợi ở bến xe buýt hoặc điểm đỗ xe buýt.
- Chờ cho xe dừng hẳn mới lên xe.
- Khi lên và xuống ô tô, xe buýt phải lên từng người, bám vịn chắc chắn vào thành xe rồi mới lên hoặc xuống, khi đi cùng người lớn phải nhờ người lớn giúp đỡ.
- Không đi lại đùa nghịch trong xe, không thò đầu, thò tay ra ra ngoài cửa xe, không ném đồ vật ra ngoài cửa xe. 
Câu 18 : Em hãy cho biết vạch kẻ đường là gì ? vạch kẻ đường gồm mấy loại.
- Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức, điều khiển giao thong nhằm đảm bảo an toàn và khả năng thông xe.
- Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu giao thông hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
- Vạch kẻ đường bao gồm cả các vạch kẻ, mũi tên và các chữ viết, vạch kẻ đường chialàm hai loại.
+ Vạch nằm ngang( vạch kẻ trên mặt đường )
+ Vạch đứng ( Vạch kẻ trên thành vỉa hè và một số bộ phận khác của đường )
Câu hỏi phần thi tìm hiểu
an toàn giao thông.
Câu 18: Biển báo cấm và biển báo hiệu lệnh giống nhau ở đặc điểm nào ?
A) Hình dạng	B) Màu sắc	C) Đều có viền
Câu 19: Khi đi xe đạp trên đường, muốn chuyển hướng em cần phải làm gì ?
Giơ tay xin đường rồi chuyển hướng
Quan sát kỹ, giơ tay xin đường rồi từ từ chuyển hướng
Quan sát kỹ, từ từ chuyển hướng rồi giơ tay xin đường
Câu 20: Khi được người lớn đưa đi học bằng xe máy, em ngồi như thế nào là an toàn ?
Ngồi ngay ngắn, hai tay ôm chặt cặp sách
Ngồi ngay ngắn, tay bám chặt vào người ngồi trước hoặc yên xe
Ngồi ngay ngắn, tay bám chặt vào người ngồi trước
Câu 21: Người đi xe đạp từ đường phụ ra đường chính phải đi như thế nào ?
	A) Báo cho người đi từ hai phía chú ý và nhường đường cho mình
	B) Đi chậm, quan sát kỹ hai phía, nhường đường cho người và phương tiện đang đi trên đường chính 
	C) Cả hai ý trên
Câu 22: Biển báo hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ, có gạch chéo nghiêng từ trái sang phải, có vẽ chiếc xe đạp màu đen ở giữa là biển báo gì ?
Đường dành cho người đi xe đạp
Đường cấm đi xe đạp
Đường cấm xe đạp rẽ trái
Câu 23: Khi đi xe đạp thì:
	A) Được sử dụng ô	B) Chỉ người ngồi sau được sử dụng ô
	C) Không được sử dụng ô
Câu 24: Người lái xe ôm có đội mũ bảo hiểm chở một người khách không đội mũ bảo hiểm. Ai đã vi phạm luật giao thông ?
	A) Người lái xe ôm	B) Người khách đi xe	C) Cả 2 người
Câu 25: Khi đang đi trên đường gặp biển báo có đặc điểm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng thì:
	A) Được phép đi tiếp	B) Không được phép đi tiếp
	C) Được phép đi tiếp nhưng phải đi thật chậm
Câu 26 : Biển báo hình tròn , nền màu trắng,viền màu đỏ,có gạch chéo nghiêng màu đỏ từ trái sang phải, có hình vẽ chiếc xe đạp màu đen ở giữa là biển báo gì?
A) Cấm đi bộ.	B) Cấm xe thô sơ.	C) Cấm đi xe đạp.
Câu 27 : Biển báo hình tròn, nền màu xanh vẽ người đi bộ ở giữa màu trắng là biển báo gì??
	A .Biển báo đường cấm người đi bộ.
	B . Biển báo đường u tiên.
	C. Biển báo đường dành cho người đi bộ.
Câu 28: Biển báo hình tròn , màu xanh lam , có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị hiệu lệnh là loại biển báo gì?
A .Biển hiệu lệnh.	B .Biển báo nguy hiểm	C .Biển phụ
Câu 29 : Ai phải nhường đường cho ai ?
	A) Người đi xe cơ giới phải nhường đường cho người đi bộ và người đi xe đạp
	B) Người đi từ đường nhỏ ra đường lớn phải nhường đường cho người đang đi trên đường lớn
	C) Những người khác phải nhường đường cho người chở hàng cồng kềnh
Câu 30: Trẻ em từ bao nhiêu tuổi trở lên thì được phép đi xe đạp của người lớn ?
	A) 10 tuổi	B) 12 tuổi	C) 14 tuổi
Câu 31: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè em cần đi như thế nào ? 
	A) Đi sát lề đường bên trái.
	B) Đi sát lề đường bên phải và chú ý tránh xe cộ đi lại trên đường.
	C) Đi ở giữa đường.
Câu 32: Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì ?
	A) Hình tròn, có viền	B) Hình tròn, màu xanh	C) Cả 2 ý trên
Câu 33: Học sinh tiểu học đi xe đạp như thế nào là an toàn?
A) Nếu trời nắng to hoặc có mưa thì phải che ô để không bị ốm
B) Đi xe đạp dành cho trẻ em và đi sát lề đường bên phải.
C) Cả hai ý trên
Câu 34 : Phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của ai?
	A) Mọi người trong xã hội.
	B) Những người tham gia giao thông.
	C) Học sinh và công an .
Câu 35 : Khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang, có rào chắn phải đứng cách rào chắn ít nhất mấy mét khi có tàu hoả chạy qua?
A) 1 mét.	B) 3 mét	C) 5 mét 
Câu 35: Biển báo giao thông đường bộ gồm có mấy nhóm ?
	A) 4 nhóm	B) 5 nhóm	C) 6 nhóm
Câu 36 : Điều nào không nên làm khi đi xe đạp? 
A .Đi sát lề đường bên phải, đi đúng phần đường dành cho xe thô sơ.
B .Đội mũ bảo hiểm để được an toàn.
C .Đi xe đạp của ngời lớn, đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên.
Câu 37 : Khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang, không có rào chắn phải đứng cách đường ray ít nhất mấy mét khi có tàu hoả chạy qua?
A .5 mét.	B .3 mét	C .7 mét.
Câu 38: Tình huống nào sau đây vi phạm luật an toàn giao thông?
A .Khi có tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ thì mới được phép qua đường ở nơi có vạch đi bộ qua đường.
B . Đi vào đường có biển báo cấm đi ngược chiều.
C .Đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường nơi không có vỉa hè.
Câu 39: Biển báo cấm đi ngược chiều có đặc điểm gì ?
	A) Hình tròn, viền đỏ	B) Hình tròn, nền đỏ	C) Cả 2 ý trên
Câu 40: Đi con đường nào là an toàn ?
 A) Có chợ họp ở lề đường .
B) Có nhiều người đi lại.
C) Thẳng và bằng phẳng, có vỉa hè, có biển báo hiệu, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy.
Câu 41: Xe đạp nào là an toàn và phù hợp với học sinh tiểu học ?
A .Khi ngồi trên yên xe chân phải chống được xuống đất. Xe chắc chắn, có phanh tốt.
B .Có đèn phản quang và đèn chiếu sáng.
C .Cả 2 ý trên.
Câu 42 : Cách sắp xếp các từ: Nghe, nhìn, đi qua, đứng lại để thành cách đi qua chỗ đường sắt cắt ngang đường bộ an toàn là:
	A) Nghe - Đi qua - Đứng lại – Nhìn
	B) Nhìn – Nghe - Đi qua - Đứng lại
C) Đứng lại – Nghe – Nhìn - Đi qua
Câu 43: Vạch sọc ngang màu trắng liền nhau trên mặt đường có tác dụng gì ?
	A) Báo hiệu ô tô, xe máy đi chậm lại
	B) Để phân làn xe
	C) Để dành cho người đi bộ
Câu 44: Khi ngồi trên xe máy, để đảm bảo an toàn em cần phải làm gì?
A) Ngồi đằng trước người lái.
B) Đội mũ bảo hiểm và bám chặt hai tay vào người ngồi đằng trước.
	C) Ngồi ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm, hai tay để trên đầu gối.
Câu 45: Biển hình tam giác màu vàng, có viền đỏ là biển gì ?
	A) Báo nguy hiểm có thể xảy ra	B) Báo giao nhau với đường ưu tiên
	C) Báo giao nhau không có đèn tín hiệu
Câu 46 : Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc?
A .Đi về bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định.
B .Chấp hành hệ thống biển báo hiệu trên đường.
C .Cả 2 ý trên.
Phần thi xử lý tình huống 1
Tình huống 1: Chủ nhật vừa qua, bố Mai dùng xe máy đưa Mai về thăm ông bà nội. Bố Mai đội mũ bảo hiểm xe máy và đưa cho Mai một chiếc mũ vải. Bố nói: con đội mũ vào kẻo nắng. Thế rồi hai bố con Mai về quê. Nếu là Mai, lúc ấy em sẽ nói gì với bố ?
Tình huống 2: Trên một con đường vắng không có người qua lại, ba bạn Việt, Nam, Hoà đi học về bằng xe đạp. Ba bạn đi dàn hàng ngang, vừa đi vừa nói chuyện rất vui vẻ. Theo em, các bạn đi như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Tình huống 3: Đoạn đường trước nhà em có rất nhiều ổ gà lại có nhiều người và phương tiện qua lại. Một hôm đi học về, em thấy bố đang phơi rơm rạ ra đường. Lúc đó em sẽ làm gì ?
Tình huống 4: Nhà Lan ở Thị trấn Thanh Ba. Năm nay Lan 6 tuổi và học lớp 1. Ngày nào, sau khi tan học, Lan cũng sang đường chờ mẹ đón. Lan sang đường như vậy có đúng không ? Vì sao ?
đáp án Bộ đề số I:
Tình huống 1: Nếu là Mai, em cần nói với bố các ý sau: 
	- Để đảm bảo an toàn, Mai cũng cần đội mũ bảo hiểm; (1,25 đ)
	- Ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật GT; (1,25đ).
Tình huống 2: 
	- Ba bạn đi như vậy là sai	. (0,5 đ)
 Vì: - Theo quy định thì đi xe đạp chỉ được đi hàng một và phải đi vào phần đường dành cho xe thô sơ. (1 đ)
	- Đi dàn hàng ngang sẽ lấn sang phần đường xe khác, dễ gây cản trở cho phương tiện khác, nếu có tình huống bất ngờ thì dễ xảy ra tai nạn. (1 đ).
Tình huống 3: - Em sẽ nói với bố: "Bố đừng phơi rơm rạ ra đường, làm như vậy là vi phạm luật GT (1 đ), gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại (1 đ)"
	- Giúp bố thu hết số rơm rạ đã phơi trên đường. (0,5 đ)
Tình huống 4: - Lan sang đường như thế là sai ( 1 đ ). Vì: Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt (1,5 đ )
Phần thi xử lý tình huống 2
Tình huống 1: Trên đường đi học về, em thấy hai người đang tranh cãi. Chuyện là thế này: Bác An đi xe máy kẹp phải con chó nhà chú Toàn chạy ngang qua đường và bị ngã, hỏng xe. Còn con chó nhà chú Toàn bị chết. Chú Toàn yêu cầu bác An phải đền tiền vì đã kẹp chết chó. Bác An lại đòi chú Toàn phải đền tiền để bác sửa xe. Cả hai người đều là người quen của em và nhờ em phân giải, em sẽ tham gia như thế nào ?
Tình huống 2: Giờ tan học, các bạn học sinh ùa ra cổng trường rất đông. bạn Hiếu lấy xe đạp vừa đi rất nhanh vừa hô to: "Dẹp vào ! Xe máy đây !". Các bạn không để ý gì, vẫn cười nói và đi tiếp. Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì ?
Tình huống 3: ở gần nhà em có đường sắt cắt ngang đường bộ, hàng ngày có rất nhiều người qua lại. Nhưng tại điểm đó không có người gác và rào chắn. Khi có tiếng còi báo tàu sắp chạy qua đoạn đường đó thì có một cụ già do không nghe tiếng còi tàu nên vẫn tiếp tục đi về hướng đường sắt. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?
Tình huống 4: Nam được mẹ chở đến trường bằng xe máy. Nam ngồi sau mẹ, một tay cầm cặp, tay kia cầm bánh mỳ. Nếu là em, em có làm như vậy không ? Vì sao ?
đáp án Bộ đề số II:
Tình huống 1: - Làm dịu tình hình: Khuyên hai người bình tĩnh lại ( 0,5 đ )
	 - Chỉ rõ cho chú Toàn thấy: Thả rông súc vật ra đường là vi phạm luật GT vì gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. (1,5 đ)
	 - Vì thế, chú Toàn là người phải bồi thường (0,5 đ)
Tình huống 2: - Chạy lại chỗ bạn Hiếu giơ tay yêu cầu bạn dừng lại, khuyên bạn phải đi chậm nơi đông người và giải thích cho bạn: Đi xe như thế là vi phạm luật ATGT và rất dễ xảy ra tai nạn; ( 1 đ )
	- Yêu cầu các bạn khác đi gọn vào sát lề đường bên phải để không gây cản trở cho người khác khi tham gia giao thông; ( 1 đ )
	- Hôm sau viết thư nêu sự việc và ý kiến của em về vấn đề này bỏ vào hộp thư "Điều em muốn nói" của nhà trường ( 0,5 đ )
Tình huống 3: - Em chạy đến giữ cụ dừng lại ở khoảng cách an toàn (cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m). ( 1,25 đ )
	 - Giải thích cho cụ biết là sắp có tàu chạy qua, đi tiếp rất nguy hiểm ( 1,25 đ )
Tình huống 4: - Em sẽ không làm như vậy ( 1 đ ). Vì: Khi ngồi sau xe máy, để đảm bảo an toàn thì hai tay phải bám chặt vào người ngồi trước ( 1,5 đ ).
Phần thi xử lý tình huống 3
Tình huống 1: Bạn em đi xe đạp đến cổng trường giơ tay xin đường rồi rẽ vào ngay. Một bác đi cùng chiều đâm phải. Gặp tình huống trên em sẽ làm gì?
Đáp án:
	+Tham gia sơ cứu và gọi người hỗ trợ nếu có người bị thương(1đ)
	+ Chỉ cho bạn thấy trước khi sang đường phải quan sát trước sau. Nếu thấy an toàn mới được sang đường.(1,5đ)
Tình huống 2: Trên đường đi học về em cùng Nam đi bộ đến đường sắt và đường bộ giao nhau có rào chắn. Lúc này tàu chưa đến nhưng bác gác đường đã hạ rào chắn xuống. Nam tranh thủ chui qua rào để chạy qua đường sắt. Em sẽ làm gì ?
Đáp án:
+) Ngăn Nam lại, không cho Nam làm như vậy ( 1 đ)
Giải thích cho Nam hiểu làm như vậy sẽ:
+) Nguy hiểm đến tính mạng chính bản thân (0,75đ)
+) Vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt (0,75đ)
Tình huống 3:
Tan học về, các bạn đi xe đạp hàng đôi, hàng ba, các bạn bỏ cả tay cười nói rất vui vẻ. Một số bạn còn cổ vũ bạn, khen bạn giỏi quá. Các bạn đã vi phạm những gì?
Đáp án:
 +) Không được đi xe đạp hàng ba trên đường. (1đ)
+) Khi đi xe đạp phải lái bằng hai tay, chú ý quan sát trên đường. (0,5đ)
+) Không được hưởng ứng những hành vi vi phạm luật giao thông (1đ)
Tình huống 4 : Trên đường tới trường, Nam trồ xe phải một em nhỏ 6 tuổi và làm em bị ngã nhưng rất may là em bé không bị thương. Nếu là Nam em sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án:
+) Đỡ em dậy, phủi sạch quần áo cho em, dỗ em nín nếu em khóc ( 0,5 đ )
+) Đưa em về nhà và nhắc nhở gia đình không được để em đi 1 mình ra đường ( 0,5 đ )
+) Tự nhắc nhở mình khi tham gia giao thông phải luôn tập trung chú ý.(1đ)
+) Khi đến trường, báo cáo với cô giáo lý do đi học muộn ( 0,5 đ )
Phần thi xử lý tình huống 4
Tình huống 1:
Hải và Nam đang cùng nhau đi ở phần đường của mình. Bỗng Hải nhìn thấy lề đường bên kia đường có một nhóm bạn đang chơi bi, Hải vội chạy sang để cùng tham gia. Nếu em là Nam em sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án:
+) Giữ ngay bạn lại và nhắc bạn khi sang đường phải chú ý, quan sát nếu an toàn mới được sang. (1,5đ)
+) Sang nhắc nhở các bạn không được chơi ở lòng đường, lề đường. (1 đ)
Tình huống 2: Đầu lớp 2, Mai được bố mua cho một chiếc xe đạp mini rất đẹp để tập đi khi có (Bố) mẹ đi kèm . Nhưng Mai lại rất thích tự đi một mình. Biết chuyện đó, là người anh (chị) của Mai thì em khuyên Mai như thế nào?
Đáp án:
+ Giúp Mai hiểu, em chưa đến tuổi được đi xe một mình trên đường, như thế sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và những người đi đường.(1,5đ)
+ Khuyên Mai tập đi xe ở những nơi vắng người khi nào em lên 8 tuổi và đã đi thạo mới được đi xe ra đường (1đ)
Tình huống 3:
Hùng mượn được một chiếc xe đạp để đi nhưng phanh xe đã bị hỏng. Là người có mặt ở đó thì em khuyên bạn như thế nào?
Đáp án:
+ Ngăn bạn không nên mượn chiếc xe đó vì không đảm bảo an toàn và rất dễ gây tai nạn(1,5đ)
+ Chỉ rõ cho bạn thấy luật giao thông đường bộ qui định không được lưu thông những phương tiện không đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật.(1đ)
Tình huống 4: Người bạn thân của mình có một mái tóc rất đẹp. Một lần bạn ấy phàn nàn với mình về việc cứ mỗi lần chở bạn ấy (bằng xe máy) đi đâu là mẹ bạn ấy lại bắt bạn ấy đội mũ bảo hiểm, thật chẳng đẹp chút nào mà lại vướng víu nữa. Mình phải làm sao đây ? Các bạn giúp mình với !
Đáp án:
+ Khen bạn đội mũ bảo hiểm cũng rất đẹp mà lại không bị rối tóc ( 0,5 đ )
+ Nói với bạn: 
	- Để đảm bảo an toàn, khi ngồi trên xe máy cần đội mũ bảo hiểm ( 1 đ )
 - Người ngồi trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật GT ( 1 đ)
Phần thi xử lý tình huống 5
Tình huống 1:
Một buổi chiều Hải và Phong cùng chăn trâu. Hải nhìn thấy một biển báo GT bên lề đường cạnh đó. Hải bèn nghĩ ra trò nghịch " lên bóc phần chỉ dẫn" . Nếu em là Phong thì em sẽ làm gì.
Đáp án:
+) Em sẽ ngăn Hải không được nghịch như vậy.(1đ)
+) Em sẽ nói rõ cho Hải tác dụng của biển báo chỉ dẫn đó đối với người tham gia giao thông.(1,5đ)
Tình huống 2
Sau một đêm mưa bão, đoạn đường cua khuất gần nhà em bị sạt lở chỉ còn một lối đi rất nhỏ. Thấy vậy em sẽ làm gì ?
+ ) Em phải thật cẩn thận khi đi qua đoạn đường đó ( 1,25 đ )
+ ) Nếu có người đang đến gần, báo ngay để người ấy biết và đi cẩn thận ( 0,75 đ )
+ ) Gọi người ở gần đó giúp làm một tấm biển hoặc một tín hiệu nào đó để cảnh báo cho người đi đường. ( 0,5 đ )
Tình huống 3 : Nhà bạn Toàn ở gần đường, trước cửa nhà Toàn là vỉa hè rất rộng lại có bóng mát. Mẹ Toàn nói sẽ bày hàng tạp hoá ở vỉa hè để bán. Nếu là Toàn, em có đồng tình với mẹ không ? Vì sao ?
Đáp án: - Em không đồng tình với mẹ	( 0,5 đ )
	 Vì: + Vỉa hè được dành cho người đi bộ ( 1 đ )
	+ Nếu bày hàng ra vỉa hè để bán là vi phạm luật giao thông ( 1 đ )
Tình huống 4 An đi học về gặp anh Tuấn ở gần nhà đi xe máy cùng dường với An. Anh Tuấn bảo: Em bám một tay vào anh để anh kéo đi cho nhanh. Theo em, bạn An nên làm như thế nào ? Vì sao ? 
Đáp án: - An nên từ chối	( 0,5 đ)
	 - Nói với anh Tuấn: Làm như vậy là vi phạm luật GT ( 1 đ )
	 - Vì: + Làm như vậy là rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn ( 1 đ )
Tình huống 5 Tuấn gặp Quang đang đi xe đạp, lập tức Tuấn đuổi theo, Quang thấy thế đạp xe phá chạy. Theo em bạn nào đã sai? Hãychỉ rõ cái sai của bạn!
Đáp án:
+ Cả 2 bạn đều sai.(1đ)
+ Tuấn đuổi theo gây nguy hiểm cho cả Quang và bản thân mình.(1đ)
+ Quang sai vì đi nhanh và dễ xảy ra tai nạn.(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_thi_ATGT_tieu_hoc.doc