Bồi dưỡng chuyên môn nội dung bắt buộc tháng 10

KỸ NĂNG RA ĐỀ KIỂM TRA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xét theo chuẩn nghề nghiệp hay dựa trên năng lực nghề của GV kỹ năng đánh giá được xem là một trong những kỹ năng rất quan trọng của người thầy.

Việc tính toán những kỹ thuật cơ bản của một đề thi cũng cực kỳ quan trọng. Một đề thi mà tất cả học sinh đều đạt điểm tối đa là một đề thi kém, một đề thi mà HS chỉ có nhớ và chép là một đề thi “chính tả” quá giản đơn. Những kỹ thuật về độ khó, độ phân cách, độ tin cậy. khi soạn thảo một đề thi là những yêu cầu tối thiểu.

Đề kiểm tra có vai trò hết sức quan trọng:

Đối với giáo viên: Giúp giáo viên tự đánh giá kết quả của công tác giảng dạy. Điều đó được thể hiện thông qua điểm số toàn bài và điểm số từng phần. Giáo viên nhận thấy các kiến thức mà học sinh thường bối rối hay thậm chí hiểu sai nếu nhiều em cùng sai ở một lỗi. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy.

Đối với học sinh: Học sinh tự đánh giá quá trình học tập. Qua sự trăn trở với những bài tập chưa làm được giúp các em khắc sâu kiến thức về sau. Nhận biết mặt mạnh và mặt còn yếu của bản thân qua quá trình học tập. Hoàn thiện dần kỹ năng làm bài kiểm tra. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình ôn tập, củng cố bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn bằng phương pháp tự học với hệ thống thao tác tư duy của chính mình.

 

doc 7 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng chuyên môn nội dung bắt buộc tháng 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NỘI DUNG BẮT BUỘC THÁNG 10
KỸ NĂNG RA ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xét theo chuẩn nghề nghiệp hay dựa trên năng lực nghề của GV kỹ năng đánh giá được xem là một trong những kỹ năng rất quan trọng của người thầy.
Việc tính toán những kỹ thuật cơ bản của một đề thi cũng cực kỳ quan trọng. Một đề thi mà tất cả học sinh đều đạt điểm tối đa là một đề thi kém, một đề thi mà HS chỉ có nhớ và chép là một đề thi “chính tả” quá giản đơn. Những kỹ thuật về độ khó, độ phân cách, độ tin cậy... khi soạn thảo một đề thi là những yêu cầu tối thiểu.
Đề kiểm tra có vai trò hết sức quan trọng:
Đối với giáo viên: Giúp giáo viên tự đánh giá kết quả của công tác giảng dạy.  Điều đó được thể hiện thông qua điểm số toàn bài và điểm số từng phần. Giáo viên nhận thấy các kiến thức mà học sinh thường bối rối hay thậm chí hiểu sai nếu nhiều em cùng sai ở một lỗi. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy.
Đối với học sinh: Học sinh tự đánh giá quá trình học tập. Qua sự trăn trở với những bài tập chưa làm được giúp các em khắc sâu kiến thức về sau. Nhận biết mặt mạnh và mặt còn yếu của bản thân qua quá trình học tập. Hoàn thiện dần kỹ năng làm bài kiểm tra. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình ôn tập, củng cố bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn bằng phương pháp tự học với hệ thống thao tác tư duy của chính mình.
Chính vì vậy mỗi giáo viên cần phải có kỹ năng ra đề kiểm tra.
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
	- Trực tiếp - Thực hành
	- Gián tiếp
C. NỘI DUNG
I. Các loại hình và yêu cầu cần đạt đối với công tác làm đề kiểm tra.
1.Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này thường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi, và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).
Yêu cầu cần đạt: 
Câu trắc nghiệm khách quan loại này có thể dùng thẩm định năng lực nhận thức ở hiểu, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi soạn câu hỏi loại này cần lưu ý:
• Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một cách không tranh cãi được (không có điểm sai và những chỗ tối nghĩa), còn các câu nhiễu đều phải có vẻ hợp lí.
•  Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút các học sinh kém hơn.
•  Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D, E. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên.
•  Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng một vấn đề hay nên mang trọn ý nghĩa. Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không liên hệ nhau được sắp chung một chỗ.
•  Các câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn lựa phải đồng nhất với nhau. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là động từ, tính từ hay danh từ.
•  Nếu có 4 hoặc 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít hơn thì yếu tố may rủi  tăng lên. Ngược lại, nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó tìm được câu nhiễu hay và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
•  Nên ít  hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi. Không nên hai thể phủ định liên tiếp trong một câu hỏi.
2. Tự luận 
Yêu cầu cần đạt: 
- Bảo đảm tính khách quan, chính xác: Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. 
- Bảo đảm tính toàn diện: Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.
 - Bảo đảm tính hệ thống: Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.
 - Đảm bảo tính công khai và tính phát triển : Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.
 - Đảm bảo tính công bằng : Đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được kết quả đánh giá như nhau. 
 3.  Hỗn hợp trắc nghiệm và tự luận
Đề kiểm tra kết hợp cả  hai hình thức trên: có cả câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (Cần kết hợp một cách hợp lí sao cho phù hợp với nội dung KT và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả KT, đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn). 
- Tỉ lệ các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan phù hợp với bộ môn (có thể chọn tỉ lệ trắc nghiệm khoảng 20-30%; tự luận khoảng 70-80%). 
II. Các tiêu chí ra đề thi
- Phản ánh được mục tiêu giáo dục. 
- Phạm vi kiến thức, kĩ năng: nằm trong chương trình giáo dục phổ thông. Không sử dụng kiến thức, kĩ năng xa lạ để ra đề kiểm tra.
- Định lượng đề kiểm tra: Số câu hỏi đủ để có thể bao quát được các chủ đề đã học, phù hợp với thời gian kiểm tra và trình độ của HS. Không nên ra nhiều câu hỏi ở một nội dung. 
- Tính chính xác, khoa học: Không có sai sót, diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, truyền tải hết yêu cầu tới HS, các câu hỏi đảm bảo đơn nghĩa. 
- Có tác dụng phân hóa: Có các câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau (50% mức độ thông hiểu và vận dụng).
 - Có giá trị phản hồi: Có tình huống để HS bộc lộ điểm mạnh, yếu về nhận thức và năng lực.
 - Độ tin cậy: Hạn chế tính chủ quan của người ra đề và người chấm bài kiểm tra. Đáp án biểu điểm chính xác để mọi GV và HS vận dụng cho kết quả giống nhau.
 - Tính khả thi: Câu hỏi phù hợp với trình độ, thời gian làm bài của HS, có tính đến thực tiễn của địa phương.
III.    Ưu và nhược điểm của các hình thức kiểm tra
1. Hình thức: Tự luận    
+ Ưu điểm:    
- Tránh đoán mò, phản ánh được quá trình tư duy.
- Phản ánh khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề một cách có hệ thống và mạch lạc.     
+ Khuyết điểm: 
- Tốn nhiều thời gian, công sức để chấm bài.
- Đôi khi không được khách quan.
- Quay cóp tài liệu.
- Học tủ, học vẹt ...
2. Hình thức: Trắc nghiệm   
+ Ưu điểm:    
 - Thời gian chấm bài nhanh và chính xác.
- Tránh chấm cảm tính, chấm ẩu.
- Các câu hỏi hay có thể được lưu giữ trong ngân hàng đề. 
- Ngăn chặn học lệnh, học tủ.    
+ Khuyết điểm: 
- Khó khăn và tốn kém để có những đề bài có chất lượng.
- Không đánh giá hết được mức độ kiến thức của thí sinh.
- Thí sinh có thể đoán mò hay hỏi kết quả của nhau. 
3. Hình thức: Vấn đáp    
+ Ưu điểm:    
- Tránh gian lận, quay cóp.
- Kiểm tra được kiến thức cùng với khả năng vận dụng, suy nghĩ nhanh. 
- Kết quả công bố nhanh, phản ánh tương đối chính xác.     
+ Khuyết điểm: 
- Có thể không kiểm tra chính xác được trình độ của thí sinh.
- Khối lượng kiểm tra ít, khó bao quát.
IV. Quy trình xây dựng ma trận đề kiểm tra 
Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một lớp học, một cấp học. Để ra được một đề kiểm tra đạt yêu cầu cần đảm bảo được quy trình 5 bước sau đây:
* Bước 1: Xác định mục tiêu, phạm vi, mô tả yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra  theo các cấp độ (từ dễ đến khó).
GV phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kỹ năng được qui định trong Chương trình GDPT của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các cấp độ của tư duy. Đó là các kiến thức khoa học và cả phương pháp nhận thức chúng, các kỹ năng và khả năng vận dụng vào thực tế, những thái độ, tình cảm đối với khoa học và xã hội.
- Cấp độ 1: (Cấp độ “biết”) Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt ở mức độ bắt chước làm được một việc đã học, có thái độ tiếp nhận. HS học xếp loại lực yếu dễ dàng đạt được điểm tối đa trong phần này.
Nội dung thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung.
Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 1 có thể quy về nhóm động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được, ...
- Cấp độ 2: ( Cấp độ “hiểu”)Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc đã học, có thái độ đúng mực. HS xếp loại học lực trung bình dễ dàng đạt được điểm tối đa trong phần này.
Nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các nguyên 
nhân, dự đoán các hệ quả.
Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, trình bày được, mô tả được, diễn giải được,...
- Cấp độ 3: ( Cấp độ “ Vận dụng”) Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cơ bản, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng. HS xếp loại học lực khá dễ dàng đạt được điểm tối đa trong phần này.
Nội dung thể hiện ở việc sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học.
Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận dụng được, giải thích được, giải được bài tập, làm được...
- Cấp độ 4: (cấp độ “vận dụng ở mức độ cao hơn”). Đó là những câu hỏi về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng nâng cao, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân HS đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng. HS xếp loại học lực giỏi dễ dàng đạt được điểm tối đa trong phần này.
Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể hiện ở việc so sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo.
Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 4 có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh được, giải thích được, giải được bài tập, suy luận được, thiết kế được...
Sự phân loại các cấp độ là tương đối, phụ thuộc vào đặc trưng của từng môn học và đối tượng HS. Đó là các mức độ yêu cầu về kiến thưc, kỹ năng cần đạt của chương trình GDPT. 
Chú ý: Những câu hỏi liên quan đến các kiến thức về lý thuyết thường ở cấp độ 1, cấp độ 2. Những câu hỏi liên quan đến bài tập, thực hành thường ở cấp độ 3, cấp độ 4. Những câu hỏi, bài tập ở cấp độ 4 thường liên quan đến sự vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng tổng hợp trong phạm vi kiểm tra chẳng hạn như những câu hỏi cần vận dụng các mức cao của tư duy để xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, những câu hỏi vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn như các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành, kỹ năng giải thích các sự vật hiện tượng cũng như ứng dụng trong thế giới tự nhiên, những câu hỏi liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai  (tùy theo môn học)
* Bước 2: Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra
- Tổ chuyên môn (hoặc người ra đề) căn cứ vào sự mô tả yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong phạm vi cần kiểm tra trong chương trình GDPT ở bước 1 để đưa vào ma trận. 
- Căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đối tượng HS và tỉ lệ lượng kiến thức, kỹ năng ở các cấp độ để quyết định điểm số và thời gian kiểm tra cho mỗi cấp độ sao cho đảm bảo phân hóa được các đối tượng HS trong quá trình đánh giá. Tránh ra nhiều các câu hỏi quá dễ (HS nào cũng làm được), những câu hỏi quá khó (không HS nào làm được). GV có thể sử dụng nhiều thang điểm (chẳng hạn thang 100 điểm, thang 50 điểm,...), nhưng khi chấm xong bài kiểm tra được quy đổi ra thang 10 điểm theo nguyên tắc làm tròn qui định trong quy chế. Dưới đây là một số gợi ý chỉ để GV tham khảo (độ khó của đề tăng theo các mức):
Căn cứ vào điểm số, thời gian kiểm tra để quyết định số câu hỏi cần kiểm tra cho mỗi cấp độ. Số lượng câu hỏi và thời gian phụ thuộc vào đối tượng HS và chất lượng câu hỏi.
- Mỗi một phương án kiểm tra (chẳng hạn như tự luận, trắc nghiệm khách quan, hay phối hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan) thì xây dựng được một khung ma trận đề kiểm tra.
Bước 3: Biên soạn thư viện câu hỏi và ra đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kỹ năng
- Ở bước này GV, tổ chuyên môn (người ra đề) cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra để biên soạn câu hỏi. Số lượng câu hỏi ở mỗi cấp độ phải đảm bảo phủ kín kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra. Các câu hỏi trong mỗi cấp độ là tương đương nhau về điểm số.
GV cần tập trung biên soạn đầy đủ các câu hỏi ở các cấp độ cao (như cấp độ 3, cấp độ 4) nhằm kiểm tra được sự vận dụng sáng tạo của HS. Đây chính là các câu hỏi thuộc nội dung ôn tập.
Tùy theo đặc trưng của môn học mà tổ chức biên soạn câu hỏi dạng tự luận hay trắc nghiệm. GV cần căn cứ vào lượng kiến thức, kỹ năng trong câu hỏi, mức độ tư duy cũng như độ khó của câu hỏi (so với HS trung bình) để xác định thời gian thực hiện trung bình của câu hỏi.
- Căn cứ vào khung ma trận đề kiểm tra và số lượng các dạng câu hỏi ở các cấp độ khác nhau được chọn ở bước 2 người ra đề (hoặc cho máy tính bốc ngẫu nhiên) tuyển lựa câu hỏi trong Thư viện câu hỏi.
- Ứng với mỗi phương án và mỗi cách tuyển lựa ta có một đề kiểm tra. Nếu Thư viện càng nhiều câu hỏi thì ta thu được nhiều bài kiểm tra có chất lượng tương đương. Khi ra đề cần tránh kiểm tra quá nhiều nội dung trong một thời lượng quá ít.
- Biên soạn và hoàn thiện đề kiểm tra về thể thức cũng như nội dung.
Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra
- Căn cứ vào đề kiểm tra và ma trận đề kiểm tra để xây dựng đáp án và biểu điểm. Tùy theo dạng đề và loại hình mà quy định điểm cho mỗi câu hỏi. Đối với câu tự luận, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra để chia thành các ý cho thích hợp.
- Thang điểm là 10 điểm cho toàn bài. Có thể có thang điểm khác nhưng khi chấm xong đều phải qui đổi ra thang điểm 10.
- Cần chú ý đến nguyên tắc làm tròn số khi cho điểm toàn bài. Thang đánh giá gồm 10 bậc: 1, 2, ..., 10 điểm, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra, (làm tròn 0,5 thành 1) theo quy chế của Bộ GDĐT (Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Chú ý: Phân phối điểm cho mỗi phần: 
- Nhận biết: 30% ; Thông hiểu: 30% ; Vận dụng: 40%
Bước 5: Thẩm định và niêm phong đề kiểm tra, đáp án
- Tùy theo tính chất và mục tiêu kiểm tra mà có tổ chức đọc rà soát hoặc thẩm định đề kiểm tra, đáp án.
- Hoàn thiện, niêm phong và bảo quản đề kiểm tra, đáp án.
Việc đọc phản biện, thẩm định, niêm phong, bảo quản đề kiểm tra phải tuân theo các qui định hiện hành về thi cử.
C. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG
- Giáo viên vận dụng để ra đề kiểm tra chất lượng hàng tháng, kiểm tra định kì, các hội thi.
D. ĐỀ XUẤT
- Tăng cường công tác kiểm tra kỹ năng ra đề của giáo viên các thời điểm: Giữa học kỳ , cuối học kỳ.
	- Kiểm tra việc ra đề các hội thi như: Hội thi Hoa Trạng Nguyên, Toán Tuổi thơ,...
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề giáo dục tiểu học.
2. Tài liệu trên mạng.
3. Trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach boi duong chuyen mon.doc