Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy học các bảng chia cho học sinh lớp 2

Trong chương trình Toán lớp 2 có một phần kiến thức rất quan trọng, phần kiến thức đó thuộc mạch kiến thức Số học. Đó là các bảng nhân và bảng chia (từ 2 đến 5). Đây là bước tiến hơn lớp 1 và là nền tảng vững chắc để các em học tiếp nhân, chia của các lớp trên. Cũng chính vì vậy các giáo viên (GV) dạy khối lớp 2 thường rất chú trọng vào các bài dạy về bảng nhân và bảng chia. Tuy nhiên, một số GV chỉ chú trọng vào dạy các bảng nhân mà xem nhẹ các bảng chia. Do đó học sinh (HS) thường làm tính nhân tốt hơn tính chia. Cụ thể là, trong bài kiểm tra cuối năm học 2015 – 2016, có rất ít HS (khối lớp 2 của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc) làm đúng hoàn toàn các bài tập liên quan đến phép chia.

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 690Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy học các bảng chia cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2016 – 2017
Mã số
05
I. Sơ lược bản thân
Họ và tên: ĐẶNG HOÀI HẬN. Năm sinh: 1983
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành Giáo dục tiểu học
Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp
Đơn vị: Trường TH – THSC An Lạc
II. Nội dung
1. Thực trạng, nguyên nhân 
1.1. Thực trạng 
Trong chương trình Toán lớp 2 có một phần kiến thức rất quan trọng, phần kiến thức đó thuộc mạch kiến thức Số học. Đó là các bảng nhân và bảng chia (từ 2 đến 5). Đây là bước tiến hơn lớp 1 và là nền tảng vững chắc để các em học tiếp nhân, chia của các lớp trên. Cũng chính vì vậy các giáo viên (GV) dạy khối lớp 2 thường rất chú trọng vào các bài dạy về bảng nhân và bảng chia. Tuy nhiên, một số GV chỉ chú trọng vào dạy các bảng nhân mà xem nhẹ các bảng chia. Do đó học sinh (HS) thường làm tính nhân tốt hơn tính chia. Cụ thể là, trong bài kiểm tra cuối năm học 2015 – 2106, có rất ít HS (khối lớp 2 của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc) làm đúng hoàn toàn các bài tập liên quan đến phép chia.
Bảng 1. Thống kê thực trạng làm tính chia
Lớp/ Khối
Tổng số HS
Số bài làm đúng hoàn toàn các bài tập liên quan đến phép chia(*)
Tỉ lệ (%)
Ghi chú
2A
25
17
68,00
2B
26
19
73,06
2C
27
15
55,56
Thấp nhất
Khối 2
78
51
65,38
(*) Dựa theo bài kiểm tra cuối năm, năm học 2015-2016
Trong năm học 2016 – 2017, tôi dược Ban giám hiệu phân công dạy khối lớp 2. Đây là năm đầu tiên trong đời tôi được dạy khối lớp 2, nên tôi gặp rất nhiều khó khăn trong giảng dạy vì thiếu kinh nghiệm giảng dạy khối lớp 2. Chính vì vậy tôi phải nỗ lực rất nhiều để nghiên cứu chương trình, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Từ thực trạng trên tôi tìm tòi để làm sao cho lớp mình học tốt hơn về phép chia. Từ thực tiễn góp nhặt được, tôi tổng hợp lại viết thành sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp dạy học các bảng chia cho học sinh lớp 2”.
1.2. Nguyên nhân
* Về phía giáo viên
- GV thường chỉ chú trọng vào dạy các bảng nhân cho HS mà quên đi các bảng chia.
- GV chưa dạy có trọng tâm, chưa dạy cho HS cách liên hệ từ phép nhân sang phép chia.
- GV chưa thường xuyên ôn tập các bảng chia chon HS.
* Về phía học sinh
- HS còn chưa chịu khó học bảng chia.
- HS hay quên bảng chia, thông thường chỉ nhớ bảng nhân.
- HS chưa nắm được đặc điểm các bảng chia để dễ dàng ghi nhớ, để học thuộc mau và khó quên.
* Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là tư duy và tâm lí của HS tiểu học, hầu hết HS thường cho rằng phép nhân dễ thuộc và dễ nhớ hơn phép chia.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
2.1. Tên sáng kiến
Giải pháp dạy học các bảng chia cho học sinh lớp 2.
2.2. Lĩnh vực áp dụng
Dạy học các bảng chia trong Toán lớp 2.
3. Nội dung của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)
3.1. Dạy thật kĩ các bảng nhân
Bảng nhân là nền tảng, là cơ sở để hình thành nên bảng chia. Muốn lập được bảng chia phải dựa vào bảng nhân. Khi quên bảng chia phải dựa vào bảng nhân để nhớ lại. Do đó, muốn giúp cho HS học tốt các bảng chia thì bước đầu tiên là phải giúp các em phải thuộc và hiểu được đặc trưng từng bảng nhân: 2, 3, 4, và 5.
3.2. Dạy cho học sinh kĩ năng chuyển phép nhân thành phép chia qua bài Phép chia (trang 107 – Toán 2)
Theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học – Lớp 2, thì mục tiêu của bài Phép chia (trang 107 – Toán 2) như sau:
- Nhận biết được phép chia.
- Biết quan hệ của phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
Thế nhưng trong quá trình giảng dạy hầu hết các giáo viên khối lớp 2 chỉ chú trọng vào mục tiêu giúp HS: “Nhận biết được phép chia” còn mục tiêu “Biết quan hệ của phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia” thì bị xem nhẹ và hay dạy qua loa hoặc để HS tự thực hành làm theo mẫu. Do đó, HS chưa hiểu hết mối quan hệ của phép nhân và phép chia nên gặp nhiều khó khăn khi chuyển từ phép nhân thành hai phép chia. Cũng chính vì vậy sau này HS học không tốt các bảng chia và khi quên bảng chia cũng không biết cách dựa vào bảng nhân để nhớ lại.
Theo tôi khi dạy tới bài Phép chia thì GV phải dạy thật kĩ phần này: “từ phép nhân viết thành hai phép chia”. GV phải dạy thật chậm, dùng lời kết hợp với tranh ảnh minh họa để HS biết cách làm và hiểu vấn đề.
Ví dụ: Từ phép nhân 3 x 2 = 6 viết thành 2 phép chia 6 : 2 = 3 và 6 : 3 = 2
	6 : 2 = 3
3 x 2 = 6 
	 	6 : 3 = 2	
 Thì GV phải dùng lời kết hợp với hình sau:
- Có 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau, vậy mỗi phần có 3 ô vuông.
- Có 6 ô vuông, chia mỗi phần đều có 3 ô vuông, vậy số phần là 2.
3.3. Dạy các bảng chia theo quy trình và chú trọng bước học thuộc lòng 
Khi dạy các bài bảng chia, theo tôi phải làm sao dạy cho học sinh theo một quy trình cố định. GV phải giúp cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức, rồi tổ chức cho các em học thuộc lòng với các mức độ, hình thức khác nhau. Sau đó cho các em luyện tập, thực hành để khắc sâu bảng chia hơn. Sau đây tôi xin đưa ra các bước dạy cụ thể phần Dạy học bài mới của bài Bảng chia 2:
BẢNG CHIA 2
Dạy học bài mới:
 * Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài Bảng chia 2.
* Lập bảng chia 2 và học thuộc:
- Yêu cầu cả lớp lấy trong bộ đồ dùng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. (HS thao tác)
- Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn (như SGK). (HS quan sát)
- Hỏi: Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn? Vì sao em biết? (8 chấm tròn vì 2 được lấy 4 lần, em lấy 2 x 4 = 8)
- Ghi phép nhân lên bảng, gọi HS đọc. (Đọc)
- Hỏi: Có 8 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn ta được mấy tấm bìa? (4 tấm bìa)
- Hãy viết phép chia vào bảng con? (8 : 2 = 4)
- Gọi HS đọc phép chia vừa viết được. (tám chia hai bằng bốn)
- Ghi bảng, gọi HS đọc lại. (tám chia hai bằng bốn)
- Đính bảng chia 2, vừa chỉ vừa nói: 8 : 2 = 4 là một phép tính trong bảng chia 2. (quan sát)
- Đính bảng nhân 2 nói: Các em hãy dựa vào bảng nhân 2 để lập bảng chia 2, mình cùng nhau lập 3 phép tính đầu nhé. (quan sát)
- Gọi HS nêu phép chia 2 : 2 = (nêu 2 x 1 = 2 Vậy 2 : 2 = 1)
- Gọi HS nêu phép chia 4 : 2 = (nêu 2 x 2 = 4 Vậy 4 : 2 = 2)
- Gọi HS nêu phép chia 6 : 2 = (nêu 2 x 3= 6 Vậy 6 : 2 = 3)
- Chúng mình vừa lập được 4 phép tính đầu, bây giờ mình tiếp tục lập các phép tính còn lại, mời các em mở sách cùng thực hiện (2 phút).
- Gọi HS nêu kết quả phép tính theo thứ tự, viết kết quả vào bảng chia. (HS nêu)
- Yêu cầu HS quan sát bảng chia 2, nêu nhận xét. (HS nêu nhận xét)
- Yêu cầu HS đọc thầm bảng chia 2. (Đọc thầm)
- Yêu cầu HS đọc lại cả bảng chia nhiều lần. (Đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh)
- Yêu cầu HS đọc ngược từ dưới lên. (Đọc ngược)
- Che bớt vài số trong bảng chia 2, gọi HS đọc. (Đọc)
- Gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp. (Đọc)
- GV nêu: Nếu quên kết quả thì các em hãy dựa vào phép nhân để nhớ lại. (Lắng nghe)
=> Chuyển ý: Bây giờ các em hãy vận dụng để làm tính và giải toán, chúng ta cùng chuyển sang luyện tập. (Lắng nghe)
* Luyện tập
+ Bài tập 1: Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu (Tính nhẩm)
- Yêu cầu HS làm vào sách giáo khoa – 2 phút. (Viết vào sách)
- Gọi HS nêu kết quả. (HS nêu: 6 : 2 = 3; 4 : 2 = 3; : 10 : 2 = 5; )
=> Câu chuyển: Vậy là mình vừa được củng cố lại bảng chia 2, nhưng các phép tính không theo thứ tự. Bây giờ, chúng ta hãy vận dụng để giải toán nhé! Mình chuyển qua bài tập 2.
+ Bài tập 2: Bài toán
- Gọi HS đọc đề bài toán. (Đọc)
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn)
- Hỏi: Bài toán hỏi gì? (Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo)
- Giải thích cho HS hiểu từ “chia đều” trong bài toán. (Lắng nghe)
- Hãy giải bài toán vào vở thời gian 3 phút (1 HS giải bảng phụ) (Làm bài)
- Yêu cầu HS đính bảng phụ sửa bài. (Đính, đọc bài giải)
- Nhận xét, chốt lại, tuyên dương. (Lắng nghe)
- Em nào có lời giải khác với bạn? (HS nêu)
- GV chốt lại: Khi viết câu lời giải, chúng ta cần viết đủ ý, tròn câu.
- Khi gặp những bài toán có từ “chia đều” thường mình sẽ giải bằng phép tính chia.
+ Bài tập 3: Khuyến khích em nào còn thời gian nên làm. 
3.4. Tăng cường và thường xuyên ôn luyện các bảng chia
- Học tính quan trọng là phải thực hành, luyện tập nhiều. Chính nhờ qua quá trình luyện tập mà học sinh thuần tục việc xử lý các con số, thoát ly được việc nhẩm các bảng tính chia cho mỗi lần thực hiện phép tính. Để củng cố kiến thức về bảng chia, GV cần phải cho HS tự làm nhiều dạng bài tập khác nhau trong các tiết Luyện tập và Luyện tập chung. Qua đó, HS có thể luyện tập để các em nắm vững cấu tạo, nguồn gốc hình thành của phép chia cũng như mối quan hệ giữa phép tính nhân và phép tính chia.
Ví dụ: Bài tập 2, trang 120, Toán 2
4 x 3 = 	4 x 2 =	4 x 1 = 	4 x 4 = 
12 : 4 =	8 : 4 = 	4 : 4 =	16 : 4 =
12 : 3 = 	8 : 2 =	4 : 1 =
- Ngoài ra, GV phải tích cực thường xuyên ôn lại cho HS các bảng chia bằng các hình thức khác nhau. Chẳng hạn như: yêu cầu HS đọc hoặc viết các bảng chia vào đầu giờ các buổi học, hoặc tổ chức cho các em thi đố nhau mỗi khi còn thời gian.
3.5. Tạo hứng thú cho học sinh qua các trò chơi học tập
Do tính đặc thù của môn toán là môn học hơi khô khan chỉ xoay quanh những con số và làm tính nên dễ gây ra sự nhàm chán cho người học nên GV phải tạo ra cho lớp học có một không khí học tập vui tươi, thoả mái, kích thích các em học tập, để làm được điều này thì cử chỉ, điệu bộ, lời nói phải mềm dẻo nhưng phải đảm bảo tính khoa học. Trong bài giảng GV cần xen kẽ các trò chơi toán học, phù hợp với từng nội dung bài dạy, kích thích sự hưng phấn của HS, tạo cho các em tiếp thu bài một cách vững chắc và có cơ hội ôn lại để nhớ bảng chia. Chẳng hạn, khi dạy xong bảng chia, GV có thể tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng hoặc tổ chức cho các em đố nhau về các phép tính trong bảng chia hoặc GV soạn những trên máy vi tính để tổ chức cho các em chơi trò chơi Ô cửa bí mật,
Ví dụ: Trò chơi Ô cửa bí mật áp dụng cho phần củng cố bài Bảng chia 5. GV thiết kế 4 ô cửa với 4 màu rồi gọi đại diện mỗi tổ chọn màu, khi ô cửa được mở tất cả HS phải thực hiện yêu cầu vào bảng con trong một thời gian nhất định.
25 : 5 = 
Số bị chia: 40
Số chia: 5
Thương:.
Có 35 học sinh chia đều vào 5 tổ. Vậy mỗi tổ có số học sinh là:.
45 :  = 9
* Ngoài ra để giúp các em có hứng thú và say mê với môn học GV phải thường xuyên kiểm tra để biết các em có tiến bộ nhiều hay không? Qua đó sẽ có những lời động viên hoặc tuyên dương kịp thời bằng những lời khen trong các buổi học và trong giờ sinh hoạt. Bên cạnh đó GV cần kết hợp với gia đình, giúp các em có đủ điều kiện về thời gian, sức khỏe để học tập sao cho đạt kết quả cao nhất.
4. Hiệu quả
Khi áp dụng các giải pháp này vào giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng dạy học phép chia lớp 2C có sự tiến bộ rõ rệt hơn so với năm học trước. Cụ thể là năm học 2016 – 2017, lớp 2C có 32 HS nhưng đến kiểm tra tuần 28 lớp 2C có 23 HS (tức là có đến 71,88% HS) làm đúng hoàn toàn các bài tập liên quan đến phép chia. Trong khi năm học 2015 – 2016, đến cuối năm mà chỉ có 55,56% HS làm đúng hoàn toàn các bài tập liên quan đến phép chia. Sau đây tôi xin đưa ra bảng thống kê chất lượng HS làm đúng hoàn toàn các bài tập liên quan đến phép chia của khối 2.
Bảng 2. Thống kê thực trạng làm tính chia
Lớp/ Khối
Tổng số HS
Số bài làm đúng hoàn toàn các bài tập liên quan đến phép chia(*)
Tỉ lệ (%)
Ghi chú
2A
30
18
60,00
2B
32
22
68,75
2C
32
23
71,88
Có tiến bộ
Khối 2
94
63
67,02
(*) Dựa theo bài kiểm tra tuần 28, năm học 2016-2017
5. Khả năng vận dụng
Các giải pháp mà tôi nêu ra trong đề tài có tính khả thi rất cao. Không cần phải vận dụng công nghệ thông tin nhiều cũng như không cần trang bị thêm cơ sở vật chất gì nhiều. Chỉ cần GV chịu khó, tích cực nghiên cứu thật kĩ chương trình và dạy học phù hợp. Chính vì vậy, theo tôi thì đề tài này có thể áp dụng được rộng rãi vì nó phù hợp với tất cả các lớp 2.
	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy học các bảng chia cho học sinh lớp 2 của tôi đã được vận dụng và có hiệu quả cao đối với lớp 2C, của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc. Cụ thể là chất lượng dạy học các bảng chia lớp 2C nâng lên rõ rệt (16,32%). Do phạm vi áp dụng còn hạn hẹp, chỉ có lớp 2C của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc nên khả năng áp dụng còn khiêm tốn. Tôi dự định trong năm học 2017 – 2018, sẽ xin ý kiến Ban giám hiệu để triển khai áp dụng tất cả các lớp 2 của trường.
	Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn chắc hẳn sẽ có những thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
An Lạc, ngày 14 tháng 4 năm 2017
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
 Người viết
 Đặng Hoài Hận

Tài liệu đính kèm:

  • docday_hoc_bang_chia_cho_hoc_sinh_lop_2.doc