Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học - Hồ Thị Tố Hoa

***Vị trí, vai trò của người GVCN :

- GVCN là người được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo. GVCN vừa đóng vai trò quản lý hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.

 - GVCN là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS lớp mình chủ nhiệm

 - GVCN là cầu nối giữa lớp với các GV bộ môn, Ban giám hiệu, Tổ CM, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công ) và Cha mẹ học sinh

- GVCN là người tổ chức các HĐGD trong lớp, các HĐTT và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác GD ĐT, lối sống và chuẩn KTKN cần đạt của lớp mình được quy định tại QĐ số 16/ QQD- BGD ĐT ngày 5/ 5/ 2006 của BGD và Đt về việc ban hành chương trình GDPT

- GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

 

doc 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học - Hồ Thị Tố Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÂY TH
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
“CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
(Modun TH34)
***Vị trí, vai trò của người GVCN :
- GVCN là người được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo. GVCN vừa đóng vai trò quản lý hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.
 	- GVCN là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS lớp mình chủ nhiệm
 - GVCN là cầu nối giữa lớp với các GV bộ môn, Ban giám hiệu, Tổ CM, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công) và Cha mẹ học sinh
- GVCN là người tổ chức các HĐGD trong lớp, các HĐTT và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác GD ĐT, lối sống và chuẩn KTKN cần đạt của lớp mình được quy định tại QĐ số 16/ QQD- BGD ĐT ngày 5/ 5/ 2006 của BGD và Đt về việc ban hành chương trình GDPT
- GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
1. Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:
1.1. Nhiệm vụ , chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học:
a. Nhiệm vụ
 - Dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo (học tập, rèn luyện) trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và năm học.
     - Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với nhà trường vào cuối mỗi tháng.
 - Liên hệ với gia đình HS để phối hợp giáo dục HS khi cần thiết.
 - Ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề thuộc về quản lý hành chính Nhà nước trong phạm vị hoạt động của lớp (như các đơn từ của HS, các báo cáo của lớp )
 - Kết thúc thời gian năm học, chủ nhiệm lớp phải bàn giao hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ văn phòng và bàn giao tình hình lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.
b.Chức năng
 - Phát hiện, bồi dưỡng và cử đội ngũ cán bộ lớp và phân công nhiệm vụ nhằm giúp các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, của trường.
 - Định hướng, tư vấn và giúp các em tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp
 - Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Trường về công tác giáo dục, rèn luyện của HS.
 - Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của HS; phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá HS trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội.
c. Quyền hạn
 - Được mời dự họp hoặc là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề về HS của lớp mình phụ trách.
 - Được liên hệ với các giáo viên bộ môn, Tổ trưởng tổ chuyên môn, BGH, ĐTN, Ban đại diện CMHS để phản ánh tình hình giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập, rèn luyện của HS và bảo vệ quyền lợi chính đáng của HS lớp mình phụ trách.
 - Được quyền cho học sinh nghỉ học (khi HS có đơn với lý do chính đáng) một ngày trong phạm vi gần trường (25 km).
 - Được gọi HS cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục HS.
 - Được mời phụ huynh HS đến trường để phối hợp giáo dục khi cần thiết.Giáo viên chủ nhiệm là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS..
Ngoài các nhiệm vụ như giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm còn có những chức năng, nhiệm vụ sau đây:
1) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
2) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
3) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, HĐGD và RLHS do nhà trường tổ chức.
4) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;	
5) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
6) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng, hoặc phó hiệu trưởng khi được uỷ quyền.
7) Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, thường xuyên hướng dẫn học sinh tạo dựng môi trường thân thiện trong mỗi lớp học; là thành viên tích cực trong phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. 
 Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.Vì vậy đề nghị các giáo viên chủ nhiệm nêu cao tinh thần trách nhiệm, với mục đích “ Tất cả vì học sinh thân yêu” tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, góp phần giáo dục nhân cách học sinh có hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
1.2.Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục địa phương trong giai đoạn hiện nay:
- Về đạo đức nghề nghiệp.
- GVCN cần quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
- Thu thập và xử lý thông tin đa dạng về lớp CN...
- GVCN phải biết lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn
- Xây dựng tập thể HS lớp CN
- Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng
- Phát hiện kịp thời và ngăn ngừa những xung đột trong lớp.
- Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các mặt giáo dục
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
- Cập nhật hồ sơ công tác GVCN và hồ sơ học sinh
 Hiện có những thay đổi và tác động của môi trường kinh tế xã hội cũng như môi trường giáo dục đối với nhà trường phổ thông và các hoạt động GD trong nhà trường, trong đó có các hoạt động thuộc công tác GV chủ nhiệm lớp. Theo đó, cần thiết phải chú trọng hơn nữa đến công tác GV chủ nhiệm lớp và đề cao vai trò của GV chủ nhiệm lớp.
 Ngoài việc tực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GV chủ nhiệm trước hết phải là nhà GD, là người tổ chức hoạt động GD, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Đồng thời, người GV chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của HS. Mặt khác, họ còn là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức – xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng GD. Người GV chủ nhiệm lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS, bảo vệ HS về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh trung thành mọi nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của HS với Ban giám hiệu nhà trường, với các GV bộ môn, với gia đình HS, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội khác.
 Trên cơ sở xác định phẩm chất và năng lực của GV chủ nhiệm lớp, cần chú ý đến các điều kiện để người GV có thể làm công tác chủ nhiệm hiệu quả. Các điều kiện này rất đa dạng. Bên cạnh đó, trong quá trình lao động nghề nghiệp, GV phải được bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp với nội dung như: phương pháp xây dựng hồ sơ công tác chủ nhiệm, kỹ năng làm công tác chủ nhiệm, kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội
Kinh nghiệm của các GV chủ nhiệm lớp cũng chỉ rõ: Thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào người GV chủ nhiệm lớp. Điều này khẳng định, hơn những GV khác, người GV chủ nhiệm lớp không chỉ nắm vững mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” mà còn thuần thục trong phương pháp triển khai phong trào thi đua này, có kỹ năng tích hợp nội dung của phong trào thi đua với nội dung của công tác chủ nhiệm lớp.
1.3. Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với BGH, Đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng:
* Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với BGH:
Mối quan hệ giữa GVCN lớp với BGH và HĐGD nhà trường là mối quan hệ của người bị quản lý đối với lãnh đạo, vì thể nó cần thiết phải thực hiện những công việc sau:
 Tiếp nhận chủ trương, kế hoạch và những định hướng cho từng hoạt động cụ thể của BGH và HĐGD nhà trường.
 Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch, nếu xuất hiện những khó khăn hoặc những tình huống đột biến không thể hoặc không thuộc quyền xử lý thì cần báo cáo kịp thời với BGH và HĐGD để lấy ý kiến chỉ đạo, bổ xung, điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tận dụng sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của cấp trên.
 Báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp theo định kỳ (cuối học kỳ, cuối năm học) hoặc đột xuất nếu có với BGH và HĐGD theo hướng dẫn chung của nhà trường (đánh giá, xếp loại học tập, rèn luyện đạo đức và các mặt hoạt động khác của từng học sinh và của cả lớp).
 Đề đạt nguyện vọng chính đáng của học sinh lớp chủ nhiệm với BGH và HĐGD nhà trường, đề xuất các phương án giải quyết với sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng.
 Phản ánh những ý kiến nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay phản bác đối với những chủ trương, quy định của trường trong các mặt hoạt động giáo dục để cấp trên có sự xem xét, giải đáp hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế. 
* Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Đồng nghiệp:
 - Trong nhà trường các em được học tốt tất cả các môn theo qui định. Ngoài công tác chủ nhiệm, GVCN còn phải phụ trách các bộ môn chuyên môn vì thế viếc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết. 
- Phối hợp với các lực lượng khác như: bảo vệ, thư viện, y tế, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể và bộ phận giám thị để giáo dục học sinh. GVCN cần phản ánh nguyện vọng của học sinh, đề xuất yêu cầu và đề nghị các lực lượng này cùng phối hợp tác động tới học sinh, hỗ trợ các hoạt động của lớp khi cần thiết.
 * Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng:
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại, liên lạc trực tiếp).
Vậy khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở người giáo viên chủ nhiệm? Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta. Hãy đến nhà của các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình một cách chính xác nhất, đừng ngồi chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến, khi thấy sự việc là cần thiết!
	2. Hồ sơ về công tác chủ nhiệm lớp:
- Sổ chủ nhiệm lớp.
- Kế hoạch công tác chủ nhiệm hàng tháng.
- Sổ ghi các nội dung thu chi quỹ lớp và các khoản thu khác.
- Sổ liên lạc với gia đình học sinh.
- Nội quy của học sinh.
- Sổ thi đua của lớp.
- Các văn bản liên quan đến công tác chủ nhiệm.
+ Sổ theo dõi kết quả học tập của HS để phối hợp với GV dạy lớp lên kế hoạch nâng HS kém hoặc bồi dưỡng HS giỏi, Sổ điểm.
+ Giáo án lên lớp tiết chủ nhiệm và sinh hoạt dưới cờ: dùng thuật ngữ giáo án để thể hiện tính nghiêm túc về mặt trách nhiệm chứ thật ra sự cần thiết ở đây chính là phải chắt lọc thông tin rõ ràng khúc chiết và tuyệt đối không được cháy giáo án.
+ Các bài kiểm tra chuyên môn.
+ Các bài báo cáo, bài tập về nhà để kiểm tra.
+ Sổ cập nhật những thông tin khẩn cấp.
+ Sổ họp phụ huynh học sinh, Biên bản các cuộc họp phụ huynh học sinh.
+ Sổ theo dõi những các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chương trình phụ đạo và bồi dưỡng HS giỏi...
***KẾT LUẬN:
Khác với trung học, giáo viên (GV) dạy các môn học ở tiểu học cũng là GV chủ nhiệm. Chính vì tập trung đầu tư công sức vào bài dạy của nhiều môn mà đa số thầy cô ở tiểu học gần như chỉ thực hiện công tác chủ nhiệm trên sổ chủ nhiệm và sổ liên lạc theo quy định.
Thực tế, công tác chủ nhiệm ở tiểu học rất quan trọng, nếu làm tốt, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thầy cô trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh (HS). GV tiểu học thường có thời gian gần gũi các em rất nhiều, một số trường hợp thầy cô tiếp xúc với HS còn nhiều hơn cha mẹ. Vì vậy, thầy cô chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy HS nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. Làm tốt công tác chủ nhiệm, GV có thể ngăn chặn được trẻ bỏ học, trẻ chán học, trẻ trầm uất vì gia đình, trẻ bỏ nhà đi hoang, trẻ giải quyết bất đồng bằng bạo lực đồng thời phát huy được những năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em cũng thích đi học và thích học hơn.
Thầy cô chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy HS nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. 
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, việc đầu tiên khi nhận lớp, GV phải nắm được thông tin cá nhân từng em. Lưu ý các trường hợp HS mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ làm ăn xa (hoặc lý do khác) phải ở với người thân, gia đình quá khó khăn về kinh tế, bản thân các em bị bệnh mãn tính, bệnh phải điều trị dài hạn Kế tiếp là các em được phụ huynh quá cưng chiều, các em học yếu, các em thường nghịch phá chọc ghẹo bạn bè. Các trường hợp này thường nảy sinh nhiều vấn đề trong năm học, bởi ở tuổi tiểu học, trẻ rất nhạy cảm, hành động theo bản năng, dễ bi quan trước những điều không tốt đẹp từ gia đình hay từ bạn bè trường lớp. Từ những thông tin này, GV nên gần gũi trò chuyện tiếp xúc các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó, thầy cô hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm, các hành vi không hay hướng các em vào điều tốt đẹp, lạc quan hơn.
Quan hệ mật thiết với phụ huynh HS cũng là điều hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Đừng đợi đến các kì họp phụ huynh hay khi các em vi phạm nội quy trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi. GV có thể thăm hỏi chuyện gia đình, trao đổi cách dạy dỗ con em khi có dịp gặp mặt nhau như lúc phụ huynh đưa đón con em. Thầy cô cũng đừng để các cuộc họp phụ huynh là lúc phê phán, chê bai việc học tập, hạnh kiểm của HS. Hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa người giáo dục trẻ em được đào tạo bài bản ở trường sư phạm và những người giáo dục trẻ theo bản năng, theo vốn hiểu biết của bản thân. Cả hai bên đều học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Làm được như thế, chắc chắn các thầy cô sẽ được sự tin yêu ở phụ huynh và họ sẵn sàng hỗ trợ cho GV trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt mà GV đề ra, cũng như dễ dàng cung cấp mọi thông tin về trẻ ở gia đình.
Ngoài ra, công tác chủ nhiệm còn phải làm cho lớp học đoàn kết, yêu thương nhau, luôn quan tâm gắn bó với nhau. Để tạo được một lớp học như thế, người GV cần phải tạo điều kiện cho HS thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp, chẳng hạn như cho các em tự làm thiệp chúc mừng bạn trong lớp nhân ngày sinh nhật, bạn trai làm thiệp chúc mừng bạn gái nhân ngày 8-3, thăm các bạn bị bệnh, viết nhật ký lớp (mỗi HS viết 1 ngày, nêu tất cả những vui buồn của lớp trong ngày mà mình cảm nhận được), động viên các em tham gia tất cả các phong trào của trường, của đội, nhất là các phong trào đòi hỏi sự tham gia tập thể
Có thể nói để vừa phải đảm bảo tốt việc truyền thụ kiến thức văn hóa ở nhiều môn học cho HS, vừa phải làm tốt công tác chủ nhiệm, đó là việc không dễ dàng nhưng “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng” – theo John O’brien. Mong rằng các thầy cô giáo tiểu học đừng quên điều đó.
	*********************
	* ** ĐÂY CHỈ LÀ BÀI TẬP ĐỂ THAM KHẢO, ĐỒNG NGHIỆP NÀO CÓ BÀI TẬP HAY HƠN XIN ĐƯA LÊN DÙM ... CÁM ƠN ! ( KHỦNG LONG VOI)

Tài liệu đính kèm:

  • docModun_TH34.doc